Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014

hỡi linh hồn tôi ... truyện vừa / thế phong - 1



                                                          THẾ PHONG





                                                  Hỡi linh hồn tôi
                                                           TRUYỆN VỪA




                                                           SAIGON 2014


                                                -----------------------------------



      Cầm cuốn kinh thánh Tân ước của chồng lấy ở phòng điều  hành xe buýt về, Khuê chợt nhớ ra từ lâu không đến Hội thánh Báp tít thờ phượng và nói với chồng :

                    -  Mai chủ nhật, gia đình nhà mình đi thờ phượng đi anh?
                    -  Ừ, chiều nay anh nhìn thấy cuốn tân ước Ghi-đê-ôn bỏ lỏng chỏng đầy bụi bặm, anh nhớ tới em nên cầm về.  Vậy thì mai nghỉ một buổi bán nón, cả nhà đi thờ phượng Chúa em ạ.

     Đồ nhớ ngay đến ngày này của  mười năm trước, hôn lễ của hai người tổ chức ở  Đà-lạt - khi ấy Khuê đã là thuộc viên của Hội thánh Báp- tít Đà -lạt.  Từ ngày gặp lại cho đến ngày cưới chỉ trong vòng hai tháng.

    Từ Vũng tầu, theo máy bay C130 chở khóa sinh mãn khóa về Đà-lạt, anh đang lang thang trên đường đến cà phê Tùng, gặp ngay Duật, sinh viên đại học Sư phạm ở Sài Gòn lên học, đem theo cả vợ, cô Tâm và con gái nhỏ theo.  Duật là sinh viên ' cụ' , khác hẳn sinh viên cùng tuổi.  Gặp Đỗ, bạn quen, bởi Duật là nhà văn trẻ viết chung với Đỗ trong  một tạp chí văn nghệ, mà, chủ nhiệm là bạn chung cả hai người.  Duật vồn vã cho biết vợ anh mới gặp cô sinh viên học Dược xưa ở Sài Gòn, hiện đang ở Đà-lạt, khi nhắc tới Đỗ, cô Khuê ấy nói có biết từ trước , khi còn  ở Nghĩa lộ.

    Đỗ là con ông giáo còn là đồng nghiệp với bố Khuê, từng là hiệu trưởng trường tiểu học Đa nghĩa- Đà-lạt trước năm 1954.  Duật cho Đỗ biết địa chỉ riêng ở Phan đình Phùng, và Đỗ nhớ ngay rằng sau 1954 vào Nam, anh đăng báo tìm người nhà trên báo Ngôn luận, là, tìm ông bà giáo Nguyễn quốc Bảo vào Nam năm 1952 và dạy học ở Đà-lạt.  Đỗ rời quán cà phê Tùng, đi thẳng xuống đường Minh Mạng tìm Khuê.  Anh nhìn thấy Khuê ,với chiếc băng-đô đỏ trên mái tóc dài mượt mà, khuôn mặt chữ điền, với tà áo dài tha thướt, ngồi trước bàn làm việc , thật duyên dáng.  Đỗ chưa vào ngay, anh còn ngắm cô bé trên mười năm ở Nghĩa lộ, ở tuổi 13, lúc anh ở tạm nhà cô một thời gian, chờ bác Bảo xin phép cho Đỗ về Hà nội học.  Khuê có nét duyên dáng của một cô gái học thức, đoan trang, và dưới mắt Đỗ khi ấy, đây là ' cú sét tình yêu'  mất rồi.  Mãi sau, Đỗ mới mạnh dạn bước vào, hỏi :

    - Thưa cô, cô có phải là con bác giáo Bảo xưa kia ở Nghĩa lộ?
    - Vâng,  anh có phải là anh Đỗ ?

    Trao đổi vài câu chuyện xã giao, Đỗ trở về khách sạn, lòng lâng lâng vui mừng, mong chiều tối đến sớm, để thăm hai bác.  Đỗ nhớ lại, ngáy, trước khi về Hà nội học, bác Bảo trai cho ở nhờ nhà bác, qua thư mẹ Đỗ gửi gắm. Và Khuê , khi ấy mới là cô bé 13 tuổi, ngoài giờ học ra, ra chợ phụ giúp bác Bảo gái bán hàng.  Hình ảnh Khuê mờ xa trong trí nhớ Đỗ 18 tuổi, với mái tóc đuôi gà đỏm dáng, thì, nay khác hẳn :  một thiếu nữ chững chạc, duyên dáng.  Và cô gái này, khi lập gia đình sẽ 'vượng phu ích tử ', và, ước mong, giá được cô gái này để ý tới, tất sự  sung sướng tăng gấp bội phần.

     Có tiếng điện thoại từ tiếp tân khách sạn ,  báo có khách, Đỗ gặp Duật cùng Tâm đến.  Tâm nói ngay :

    - Phải khao bà mối mới được.  Gặp cô sinh viên trường Dược xưa  mê tít rồi phải không ?  Khi tôi  làm thư ký đại học Dược khoa,  anh có nhớ thời kỳ này ở đường Norodom Shianouk, sau đổi tên Thống nhất.  Tôi báo cho ông biết là có nhiều khách dòm ngó người đẹp thư viện Báp- tit lắm đấy .

     Đỗ nhìn đồng hồ, cũng sắp tới cơm chiều, bèn, mời vợ chồng Duật đến quán ăn Bắc Hương  ăn cơm.  Bỗng, Tâm nảy ra ý kiến, hay là cùng đến nhà  Khuê , rồi, mời nàng đến Cà phê Tùng trước.

    Bản nhạc Green Field từ bữa ấy, có Khuê có Khuê nâng ly cà-phê đen, cùng ngắm tranh Nghệ sĩ với cây đàn của Vị Ý.  Đỗ còn nhớ rõ,  chính anh đem từ Sài Gòn lên bằng xe đò , vào tháng 11 năm 1962.  Đoạn đời gắn bó với Đà-lạt, như khúc phim, hiện dần trong trí nhớ.  Trước năm 63, thời đệ nhất Cộng hòa, tổng thống Ngô đình Diệm trị vì , Đỗ bị coi như là phần tử chống đối, nhà văn bất kham, được in trên báo Tiếng dân, 2 cột trang 1 , chung với nghệ sĩ cải lương Năm Châu :

    ' Kịch sĩ Năm Châu và nhà văn Thế Phong được đưa đi tẩy não ...'

    - theo bản tin của đài phát thanh Sài Gòn loan đi vào lúc 7 giờ 15 sáng 21- 3-1963,  cả bản tin Việtnam Press Pháp ngữ, số 4019 ngày 23-3-1963 :

    ' D ' après le journal [Tiếng dân] lancé la nouvelle que l' essayiste saigonnaise Thế Phong est actuellement détenu par les autorité Vietnamiennes pour lavage de cerveau... Les mensonges des communistes ont fait long feu.   Tiếng dân souligne que le monde peut voir Thế Phong dans ses promenades journalières rues Lê Lợi et Tự Do ...'

     Khoảng 4 giờ chiều, Đỗ ngủ dậy, lúc này thuê nhà ở  xóm đạo Tân sa châu, l do linh mục Khuê làm  cha xứ, nghe giọng một em bè bán báo rao lanh lảnh :

     ' mua báo mới đi, nhà văn Thế Phong và kịch sĩ Năm... bị bắt, đưa đi Vĩnh long tẩy... ' 

     Cầm 2 đồng bạc mua tờ báo, do trung tá Nguyễn văn Châu chủ nhiệm, và nha Chiến tranh tâm lý ấn hành, báo đăng tin, để cải chính tin từ hội nghị ở Le Caire do đoàn văn công Giải phóng miền Nam phóng ra, thế là từ nay,  phải lo cắt đuôi bọn theo dõi, để bảo đảm sinh mạng cho một già Năm Châu  thầy tuồng và một trẻ viết văn Thế Phong.

     Ngày này,  Đỗ mới thôi làm cho tạp chí Văn hóa Á châu, giáo sư Thục chủ nhiệm, chẳng biết lây đâu 300 đồng  trả tiền thuê căn nhà cho chủ đây.  Nỗi lo ấy lớn hơn cả việc báo  loan tin được đưa đi tẩy não. Đỗ nhớ lại, ngay ngày hôm tin ấy loan ra, mà anh chưa hay, khi đến bộ Canh nông tìm giám đốc Thức, người bạn vong niên cưu mang tiền chi tiêu, tiền ăn sáng; kh anh không chịu nổi cơn đói dày vò.   Giám đốc Thức chưa tới, chỉ có anh tùy phái, mà,  hôm nay, sao anh này lại lễ phép với anh cách bất thường.   Đành đi tìm gặp kỹ sư  thi sĩ Huy Lực, phụ tá giám đốc Thức, anh này đưa đi ăn sáng, uống cà phê đỡ lòng vậy.   Kỹ sư Lực đưa anh xuống căn-tin, và cho biết, anh tùy phái sáng nay đọc báo, hỏi anh ' có phải ông thường đến tìm gặp giám đốc, là ông được báo và đài phát thanh loan tin không ?'  Thì ra, sự lễ phép khác thường này có lý do, từ nơi bác tùy phái, thường ra không mấy coi trọng người bạn trẻ của giám đốc.

     Còn kỹ sư  thi sĩ Huy Lực, tác giả tập thơ đầu tay, từ nay trở thành bạn của Đỗ không mấy khó khăn, vì, trong giới trường văn trận bút, muốn làm quen với anh chàng này, chẳng dễ dàng gì ?  Và anh, được  giới văn nghễ coi như kẻ khó tính,  cao ngạo.  Thời kỳ này, tác giả trẻ tuổi Du Tử Lê ra tập  thơ đầu tay Thơ Du Tử Lê, muốn có lời vào đề của Đỗ, đã phải cậy nhờ Trần tuấn Kiệt đưa trước bản thảo cho Đỗ, với, lời rào đón thật kỹ càng, để, sau này tập thơ đầu tay Du Tử ra mắt- có 2 câu thơ vào đề của Đỗ - khiến cho tác giả trẻ tuổi  này, trong một cuốn sách  viết về văn nghệ sĩ,  chàng này đã mất ngủ đôi  lần, chỉ , vì sợ Đỗ không viết tựa - rồi, lại rêu rao :' thơ cậu ta được hồi lại, với cái lắc đầu , từ chối viết tựa'.  

     Và, trong lúc bị bao vây kinh tế, thì lấy đâu trả tiền ăn hiệu, tiền thuê nhà - nên - Đỗ mua gạo  tự nấu ăn ở nhà trọ.

     Vào một ngày chủ nhật, chỉ đôi khi thôi, người tình Mai A đến thăm, cả 2 nấu ăn, suốt 1 ngày dài, chờ anh tỏ tình, như xin cưới chẳng  hạn - vì-  cô sáp tốt nghiệp cán sự xã hội. Cô này cũng biết trước rằng, nếu Đỗ cho người dạm hỏi, chưa chắc gì ông cụ đã gả con gái cho,

    ' thằng vô nghề nghiệp, viết văn, viết báo lăng nhăng, lại kiêu ngạo. ' Nó là cái gì, chẳng lẽ tao  phải rước nó về, cơm bưng,  nước rót, như với mẹ mày ngồi trên bàn thờ ấy à ? ' .

    Đỗ nhìn Mai A nằm trên giường, mắt nhắm như ngủ, một ý tưởng nẩy ra trong óc, bây giờ anh cứ ôm đại lấy nàng, hộn lên mắt, lên môi; rồi, sau đó đóng cửa lại, kéo màn gió - thì căn nhà thuê chỉ còn có anh và Mai A  quấn quít bên nhau.  Và có thề, trên 90%, Mai A không phản đối.

    Cả 1 thứ bảy, hôm qua, trên giường này, anh đã cùng một cô gái, được rủ đến làm tình, để ngày mai này, người tình đến, anh sẽ không làm hại đời cô .  Đó là biện pháp anh thường áp dụng , đôi với nhu cầu sinh lý đòi hỏi, ở tuổi thanh niên.  Có lần, đi chơi với người khác phái nhiều tiếng đồng hồ, khi về nhà, cơn đau phần dưới bụng như lên cơn hành hạ; anh phải  đi tìm cô gái quen trong xóm hoa hóa giải.  Và anh, từng được chứng kiến vợ người bạn ghen tuông tình ái, trăng hoa của chồng, thì, thuồng bắt chồng vào phòng the âu yếm xong, mới thả cổ cho đi.

    Còn giờ này đây, Mai A đang vít  cổ anh xuống,  hẳn rằng khó tránh khỏi nụ hôn. Anh tự nhích mông ra phía ngoài, và anh ngã xuống  sàn nhà.  Mai A ngoái cổ nhìn theo, hỏi :

     ' Anh có sao không ?'
     ' Không '
 
     Và anh nhìn đồng hồ, gần 6 giờ chiều, anh nói tiếp:
    ' Tối nay đến  quán Thăng Long ăn chả cá nhé.'

    Quán ăn này  ở Đa-kao, chủ là vợ nhà văn Hoàng Đạo.  Đỗ thường đến đây một mình, hoặc, đi với ai đó, nếu nữ thì chỉ có Mai A.  và anh luôn gặp Lý Thắng, nhà bao, có viết truyện dài đăng báo từng kỳ, quấn quít bên người tình bậc chị, như, săn sóc thay người anh nghĩa tử qua đời  đã lâu.  Khi anh và Mai A đến quán, ở quầy thu tiền, bà chủ ngồi, bên cạnh là  cô con gái, cô này gật đầu chào Mai A [bạn học cũ thời trung học] - và - chàng nhà báo nói giỏi hơn viết ,đang lăng xăng bên  bà chị.  Chọn một bàn có hai chỗ ở cuối phòng, bữa nay anh phải tâm sự hết thắc mắc cho cô hiểu, vì tuần tới, cô về thăm bố và dì ghẻ ở Ban mê thuột, rồi sau đó nhận công tác ra trường.  Đỗ nói chuyện rất cởi mở, lần này không bộc lộ hết, tất  sẽ không bao giờ còn có cơ hội nữa.  Từ chuyện anh viết thư cho ba của Mai A :

    '... Từ nay  tôi sẽ hoan trả con gái yêu của ông hoàn toàn trinh nguyên, kể cả không nụ hôn; hẳn là ông hài lòng với điều ước muốn .  Tôi chưa là người cha như ông có cô con gái lớn  [không thuộc loại đẹp, nhưng, với tôi, cô thật duyên dáng + tâm hồn đẹp]  đến tuổi gả chồng., nhất định không gả cho tôi, một nhà văn trẻ không thể nuôi sống bản thân bằng ngòi bút, sống bằng cách viết báo tài tử.   Chỉ mới đây thôi, tôi viết cho tạp chí ' Văn hóa Á châu' , một trang in được trả 200 đồng, phụ trách thêm vài thầy cò, mỗi tháng được trả thêm 1 nghìn 5 trăm đồng nữa. Một tháng tôi viết 2 bài, trên dưới 30 trang, như vậy  hàng tháng kiếm  được gần 10.000 đồng.  Tôi ăn cơm xã hội, mỗi bữa 300 đồng, tiền thuê nhà 300 đồng.  Nhưng đó, là của ngày tháng, chưa thôi việc, bởi tạp chí này được' Asia Foundation '  của Mỹ tài trợ cho nhóm giáo sư đại học, trí thức miền Nam làm văn hóa, chịu sự điều khiển của  Sở thông tin báo chí Mỹ.  Như nhà thơ W. Whitman, tác giả tập thơ' lá cỏ' , có vài câu thế này :

                                                  '... Anh cầm dương vật của anh
                                                       cũng như chiếc đinh sắt
                                                       rót vào em
                                                       ngàn năm tương lai ...'

    thì chủ nhiệm tạp chí, giáo sư Nguyễn đăng Thục  cho rằng : đây là vần thơ tuyệt tác của nhà thơ Huê Kỳ.  Còn thi ca của chúng ta, theo ông ấy, chưa có tầm vóc cao và lớn, hay và  đậm đà, vậy thì, từ giờ đây [quay sang Lê xuân Khoa, thư ký tòa soạn] tạp chí nên  dịch thơ, chưa vội đăng thơ của nhà thơ trong nước làm gì cho tốn giấy mực, mà phải, dịch thơ Mỹ, tầm cỡ Whitman ấy nhé !

     Đỗ nghe đến đây, nóng mặt, trả lời  ngay.  Rằng ' nếu dịch và đăng thơ ' porno' kiểu Mỹ trên tạp chí Việtnam, theo tôi cũng phải trả tiền như đăng quảng cáo vậy'.

     Giáo sư chủ nhiệm hếch mũi lên, trả lời đốp chát , như, cơ quan thính giác ngửi thấy mùi đồng đô-la, cứ một đô Mỹ đổi được 3 nghìn 5 trăm đồng đấy. 

    Và, thưa ông Cao văn Phương ,thân sinh bạn gái mà tôi hết lòng yêu dấu, nếu tôi là ông,  thì cũng chẳng gả con gái cho ' nhà văn , báo bổ chẳng nghể ngỗng gì ra hồn ' . Và nay, thỉ tôi đã được cho nghỉ việc, và thư ký tòa soạn, giáo sư Lê xuân Khoa đã bị thay thế.  Giáo sư Lê thành Trị mới tốt nghiệp xã hội học ở Bỉ, có chân trong đảng' Cần lao'  sẽ làm chủ bút; cùng với giáo sư Thục vẩn là chủ nhiệm.  Tờ tạp chí này phải thay đổi,  từ hính thức đến nội dung, nặng về phần chính trị, để giải quyết thân phận con người Việtnam hướng tới hòa đồng với thế  giới tự do, văn minh; chứ không nặng về văn nghệ, văn gừng nữa.

      Và thư ông ' bố vợ hờ' , tôi có  thể nhịn  đói 3 ngày, nhưng con chúng tôi [có giữa con gái ông] , không thể nhịn sữa  vài giờ.  Vì thế, nên tôi đã phải tự- giải- giới  ' vật cứng như đinh sắt  rót vào  em ' . nói theo thơ ' đại thi hào' nước Mỹ- trước khi hẹn hò với con gái ông, để dầu, tôi muốn làm liều trước sự đã rồi, còn có'  phanh ' hãm lại.  Tôi không dám đáp lại, cả nụ hôn dâng hiến tự nguyện, cũng là vì thế .  Có một điều, tôi phải cảm ơn ông, như đã cho tôi mượn hồn ngây thơ, cao thượng con gái ông, để có nguồn rung cảm sáng tạo.   Chủ nhật này,  con gái ông sẽ dành cho tôi trọn ngày.  Cô ta sẽ nấu cơm trưa tại nhà  mà tôi thuê, cô  ta sẽ nằm nghỉ trưa trên giường tôi thường nằm, cô ta sẽ vít cổ tôi xuống đòi hôn [không chừng vậy] , mà có thế thật tôi vẫn đành phải tảng lờ quay mặt đi.  Có thể, người con gái này cũng không thể khác hơn bất cứ ai,  yêu nhau đã 5, 6 năm, lại không hề đòi ôm người yêu vào lòng. hoặc, trao nụ hôn, dù nhiều lần sẵn cơ hội.  Trong bóng tối gần kề của rất nhiều lần ở rạp chiếu bóng, cảnh gợi cảm nhất, khi cô ngước nhìn người tình, để môi ngậm lưỡi, như trong phim ' Orfeu Négro'  chẳng hạn.  Hay, anh chàng  người tình của con gái ông, tuy  đàn ông thật, liệu có thể nào lãnh cảm giống như phụ nữ?  Hay là, cái để người ta phân biệt được, nó khác với cái của phụ nữ, không còn công năng sử dụng ?  Và, người được gọi là người tình của con gái ông, khi còn ở trên tây bắc, khoảng đâu trên 10 tuổi, thường nghịch ngợm xuống suối , nước trong vắt, chung tắm với các cô gái Thái tắm truồng, váy, áo để trên đầu.  Khi thấy bạn trai của con gái ông đòi tắm chung, nói :

                                      ' Ai cho mày tắm chung ?'
                                     '  Sao lại không cho tắm chung ?'
                                     '  Bởi mày là con trai'
    
     Bạn trai của con gái ông  cũng không vừa gì,  cầm ' vật chưa cứng như cái đinh' của nhà thơ Huê Kỳ Whitman, kéo ra  phía sau, trông giống hệt như ' cái của cô gái Thái ' . Tiếng cười  nhất loạt của các cô gái Thái tắm suối cười vang vang, im lặng, như đồng tình cho bạn trai của con gái ông, tắm chung. Tất nhiên, phải nói đó là  ' tiền- thời-kỳ ', trước khi quen cô gái con ông, khoảng 10 năm.   Có một điều hơi lạ, về cách đặt tên ở giữa, như ' middle name '  nước Huê Kỳ .  Một rong số các con của ông, là đứa bé trai, tên  Cao Văn Nhân lại không sống được, thì giờ này đây, con gái ông có bạn trai , với nghề ' văn nhân ' ,nên, ông ghét cay đắng, nhất định không gả cho, nếu nó xin cưới.  Và nghề thì không có rồi,  ngỗng cũng rụt cổ; nó không dám ôm con gái ông vào lòng,  để, hôm nay là thời hạn cuối, không thể kéo dài hơn nữa, nó gửi thư bảo đảm, hoàn trả con gái cho  ông, còn  ' nguyên trăm phần trăm' - giống  hệt bọn lính tráng bây giờ, mỗi khi nốc rượu, thì,  nâng ly hò hét :'  một trăm phần trăm  em ơi !' .

    Nhưng, 2 cái này  có hơi khác nhau, trả con gái cho ông ' còn trăm phần trăm , đấy bố !' , và,  ' một trăm phần trăm' kia của lính tráng nốc, thì không  còn một giọt, nôm na, không còn nguyên vẹn .  Trước khi đi gửi thư  bảo  đảm cho ông, cách đây vài ngày- tôi đã vào trong sân bay Tân sơn nhất, đến khu nhà cư xá Hàng không dân sự, nơi ông và gia đình ở khi xưa - để- nhớ lại, một đêm vào 1956, trung úy Hoàng  Liên đưa tôi đến thăm con gái ông lần đầu.  Nó chở tôi trên chiếc xe gắn máy Suzuki  vào sân  bay, đấn cổng nhà Kiếng , bị ' ách' lại.   Bởi, ngáy hôm sau, tổng thống Ngô đình Diệm sang New Dehli thăm nước bạn, an ninh được đặt lên hàng đầu, kiểm soát gắt gao. Nó phải trình thẻ nhà báo quân đội. mới đủ bảo đảm được lọt vào sân bay, cõng thêm  tôi.    Và thư này đến tay ông, với địa chỉ : nha Hàng không dân sự Ban mê Thuột- khi nhận được - xin ông tha thứ cho, bởi có dòng nào, câu nào,  ý nào bất kính, bản thân người viết rất không có ý này.  

     Trong đời tôi không bao giờ quên được, có một lần, gần vào dịp tết âm lịch, tôi tiễn con gái ông về Ban mê thuột, ở bến xe ngã Bảy. Cơ ấy đưa cho tôi một phong bì chúc tết, mà tôi biết chắc chắn rằng, có tiền lì-xì ở trong.  Một người con trai không muốn để cho bạn gái  coi nhẹ, thì nhất nhất, không được cầm ' ngân ảnh' [nhà thơ, con gái ông dùng thay cho tiền]  của người nữ.   Vậy mà, tôi biết  trong đó có tiền, sao lại cắm đầu nhận ?  Bởi, năm ấy tôi khốn khó cùng đường, ngày cận tết, nợ đòi từ 8 hướng , tiền nhà  trọ, tiền mua chịu gạo, nước mắm, củi ... Và trước đó,  tôi cũng ' phịa' ra chuyện, nay mai đi du học, vài năm trở về mới nói đến chuyện vợ con.   Nhưng, chỉ là nói xạo, nào là  ' tứ cố vô thân ', chẳng còn ai giữ hình, lưu ảnh, nên đem hết gửi cho  con gái ông. 

      Thưa ông' bố vợ hờ', tôi cảm ơn ông bà [mặc dầu bà lớn qua đời] sinh ra được cô con gái có phương danh  Mai A  , đã là người tình của tôi suốt 6, 7 năm trời... '

    ký tên :  ĐỖ.

    Đỗ nói hết cho người tình nghe, nàng gục đầu vào vai anh từ bao giờ.  Mai A không muốn về trại Caritas,  hình như, cô muốn trở lại căn nhà buổi trưa,  cô nấu nương cho 2 người ăn. Nhưng, Đỗ nhất định  gọi tắc-xi, đẩy cô lên xe, cầm tiền đưa cho bác tài, nói như ra lệnh :

   ' Còn thừa, anh giữ lấy , và, đưa cô ấy về 38 Tú Xương '.

                                                                                                             [còn tiếp]

           thế phong
     

 


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ