Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

mai trung tĩnh [ 1937- maryland 2002], nhà thơ tự do / bài viết: hồ nam

100 khuôn mặt văn nghệ sĩ-
Hồ Nam+ Vũ uyên Giang, USA 2006.

                                  mai trung tĩnh, nhà thơ thơ tự do 
                               bài viết: hồ nam

Mai trung Tĩnh- Nguyễn thiệu Hùng làm thơ rất sớm, từ đầu thập niên 50, thế kỷ XX- lúc còn học trung học ở Hà nội. Ban đầu Mai trung Tĩnh NTH ký bút hiệu Hương Giang.  Xin quí vị bạn đọc chú ý giùm, mặc dầu tên khai sinh Mai trung Tĩnh là Nguyễn thiệu Hùng, nhưng, không hề có huyết thống gì với [giáo sư] kiêm nhà sử học  Nguyễn thiệu Lâu , như Hoàng hải Thủy 'ba chớp ba nhoáng', nói khơi khơi : Nguyễn thiệu Hùng là con trai trưởng Nguyễn thiệu Lâu- khiến cho Mai trung Tĩnh điên lên, cải chính mệt nghỉ.

Năm 1954 di cư vào Nam, Mai trung Tĩnh đã chạy theo phong trào thơ tự do, như một cây viết năng nổ nhất. Năm 1956, tạp chí Sáng tạo ra đời, Mai Thảo đã đăng thơ tự do của Mai trung Tĩnh, cùng số báo, với thơ Tô thùy Yên-  nhưng, người đọc thích thơ Tô thùy Yên, dù thơ Mai trung Tĩnh+ Tô thùy Yên hồi đó đã [chịu] ảnh hưởng thơ tây hơi nhiều.

Mặc dầu thơ Mai trung Tĩnh không hay, và, không được người đọc thích bằng thơ TTYên , nhưng, Mai trung Tĩnh lại in thơ thành tập trước TTYên , và 'ẵm' Giải thưởng văn chương toàn quốc. ( dù VNCH lúc đó, [ranh giới] chỉ từ sông bến Hải tới mũi Cà mau).  Người ta bảo, tất cả chuyện này đều do 'nhà thơ một mắt' Vương đức Lệ, thích bon chen chủ xướng,  thực ra con người MTTĩnh luôn an phận, thủ thường-  bởi vì,  ngay khi tốt nghiệp trường đại học Sư phạm, với bằng cử nhân anh văn,  MTTĩnh đã về dạy trường Cao Thắng, yên phận với nghề 'gõ đầu trẻ'.  MTTĩnh không bon chen ngược xuôi, đi làm thông dịch viên, hay làm sở Mỹ.  Bị động viên, vào học trường Võ bị Thủ đức xong, về ngành 'chiến tranh chính trị' , được [trung tá Phạm Hậu- thi sĩ Nhất Tuấn], khi đó làm quản đốc, dùng làm phụ tá- MTTĩnh đã ở đài [Tiếng nói quân đội] tới ngày' bể chén tan hàng'. 

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 xảy ra, MTTĩnh cũng như 'sếp Văn Quang'* [bị] kẹt lại, 'đi học tập cải tạo, mút mùa' cả chục năm mới được về với vợ con, sau đó đi H.O.-  [chỉ vì]  ham vui, nghe lời rủ rê  của  nhà thơ Vương đức Lệ, tham gia Cao trào Nhân bản, bị nhốt thêm 3 năm .  Ra tù lần 2, MTTĩnh  đi H.O. , tới bến bờ tự do nước Mỹ, tiếp tục làm thơ-  nhưng nội lực MTTĩnh [lúc này] kém, dù [cố gắng] bao nhiêu , cũng không vượt được cái bóng của mình. - trong khi Tô thùy Yên không những 'định vị', còn vượt lên.
---
 *  trung tá Phạm Hậu được thăng tiến chức vụ: tổng giám đốc Việt nam thông tấn xã- trung tá Nguyễn quang Tuyến [1933-   ] làm quản đốc đài Tiếng nói quân đội tới ngày cuối cùng,30-4-1975. (BT

Đúng lúc MTTĩnh cựa quậy để vươn lên, thì một khối u mọc trong óc, MTTĩnh phải hoá trị, xạ trị để cố gắng chống chọi với tử thần.  Và, [Mai trung Tĩnh] dùng thơ  như võ khí để chiến đấu, nhờ cậy 'nàng Thơ'  để làm chỗ tựa cho sự sống.   Cuộc vật lộn giữa MTTĩnh và bệnh ung thư, đã cho đời những vần thơ lạ, nhưng cũng làm cho MTTĩnh ngày một tồi tệ thêm, và, cuối cùng nhắm mắt xuôi tay [vào ngày 20-2-2002 tại Maryland.]

Cái bến bở tự do Mỹ quốc không ngờ, cũng lại là nơi tác quái của căn bệnh ung thư, đã cướp đi của văn chương Việtnam  ở hải ngoại, những Nguyên Sa, Mai trung Tĩnh, Trần thúc Vũ ...

Cuộc đời nhà thơ Mai trung Tĩnh, làm thơ rất nhiều, nhưng in thơ chẳng bao nhiêu, chỉ có nửa tập in chung với Vương đức Lệ. * [?]  MTTĩnh xuất thân nhà giáo hiền từ, nếu không có ngày 30-4-75, chăc không biết mùi tù tội là gì. Cái đận MTTĩnh bị tù cải tạo lần 2, MTTĩnh ngồi chung xe với tôi [Hồ Nam], Doãn quốc Sỹ, và, Đoàn viết Hoạt-  khi chuyển trại, chàng ta luôn luôn phân trần với tôi và Hoạt rằng :  vụ này không dính líu gì với nữ sĩ Lê thị Ý, tác giả bài thơ nổi tiếng ' Ngày mai đi nhận xác chồng' cả -  [như] vợ [của]  Mai trung Tĩnh đổ thừa, cho rằng MTTĩnh dính líu vời Vương đức Lệ, vì, Lê thị Ý ghen 'sảng'.
---
*  Mai trung Tĩnh còn in nhiều tập thơ nữa, tập cuối cùng in vào năm 1970 :  'Thơ xuôi/ Mai trung Tĩnh' ( nxb Đại Ngã, Saigon 1970)- và, sau đó  Đại Nam văn hiến in ronéo Prose Poems / Mai trung Tĩnh- translated from vietnamese by Đàm xuân Cận.(TP) 

Thắp nén nhang tưởng niệm Mai trung Tĩnh, nhà thơ hạng nhì của phong trào thơ tự do, tôi  hi vọng một ngày nào đó, vợ của Mai trung Tĩnh sẽ cho in lại Nhưng bài thơ di cảo / Mai trung Tĩnh- vì phần thơ này khá quan trọng trong sự nghiệp thơ Mai trung Tĩnh .*

   hồ nam 
---
*  bà THAO VU (Vũ thị Thảo) cho biết, sau khi MAI TRUNG TĨNH qua đời- Vương đức Lệ + bạn hữu, bỏ tiền tái bản PROSE POEMS, bản dịch Đàm xuân Cận, mượn logo nxb Tiếng quê hương, xuất bản ở Hoa Kỳ. Mới đây,dịch giả Đàm xuân Cận cho biết: có ý định in lại PROSE POEMS/ THƠ XUÔI/ MAI TRUNG TĨNH (bilingual), nhưng không có bản tiếng việt THƠ XUÔI.(Đại Ngã xuất bản ở Saigon 1970.)  Tôi viết thư hỏi bà THAO VU, bà đồng ý cho phép, và đã gửi tập THƠ XUÔI/ Mai trung Tĩnh(Đại ngã xb,Saigon 1970)cho dịch giả Đàm xuân Cận,hiện ở Sydney. Nhưng, tới ngày 10 August,2014,dịch giả cho biết vẫn chưa nhận được.    (THẾ PHONG chú thích- 8/ 2014.)

- hồi 10 giờ sáng ngày 1st Sept,2014, tôi nhận được'cú'điện thoại hẹn trước, gọi từ Maryland,chị THAO VU cho biết, " ...trong lúc anh Mai Trung Tĩnh hôn mê,anh Vương đức Lệ + một số bạn văn, góp tiền in một cuốn thơ xuôi của Mai trung Tĩnh (tiếng việt),chứ không là bản anh ngữ PROSE POEMS do Đàm xuân Cận dịch, đã in ở Saigon trước 1975...."  Tiện thể, tôi báo tin cho chị, anh Đàn xuân Cận đã nhận được tập THƠ XUÔI (bản tiếng việt)gửi từ Maryland. Dịch giả gửi lời cảm ơn cố phu nhân thi sĩ Mai trung Tĩnh- cũng nhờ có bản tiếng việt THƠ XUÔI- dịch giả có thể dễ dàng chỉnh lại đôi chổ ở bản anh ngữ, nếu cần. Và,chưa thể tái bản PROSE POEMS có cả bản việt ngữ (bilingual) cùng một lần- như có  ý định trước đây.
     (THẾ PHONG chú thích-   1st Sept/2014)     

trích thơ Mai trung Tĩnh :

        NGƯỜI RỪNG

Chúng đưa ta khỏi ruộng đồng
Lên non tìm mãi vào rừng bụi sâu
Em xa rồi, chẳng thấy đâu
Có gần, chẳng nhận ra nhau lúc này 
Nhìn anh ghê gớm mặt mày
Tay cầm dao, cúi,luồn cây,Người Rừng
Ở đây không vợ không chồng
Không hơi thở ấm tình thương con người
Chỉ còn xao xác lá rơi 
Và âm u bóng núi đồi bủa vây
Chợt nghe chim lạ bên tai
Hoang vu tiền sử là đây khác nào.
  MAI TRUNG TĨNH

       <sách đã dẫn:  tr.187-188>

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ