nguyễn thị hoàng: nhà văn của ' vòng tay học trò' / bài viết: hồ nam
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ-
hồ nam + vũ uyên giang, usa 2006.
nguyễn thị hoàng:
nhà văn của 'vòng tay học trò
bài viết: hồ nam
hàng 1 - bên trái: Nguyễn thị Hoàng ( ảnh chụp vào thập niên 1960)
+ phác họa chân dung nữ văn sĩ Nguyễn thị Thụy Vũ.
hàng 2 : bên tar1 + bên phải: Nguyễn thị Hoàng .
(chụp lại trên mạng Google. search/ Images)
Nguyễn thị Hoàng vào đời với bút hiệu Hoàng đông Phương, và, nổi tiếng ngay với tác phẩm đầu tay 'Vòng tay học trò'. Tác phẩm này khởi đầu được đăng báo nhiều kỳ trên tạp chí Bách khoa , (tờ báo nổi tiếng nghiêm chỉnh, đạo mạo thời ấy) vào những năm đầu thập kỷ 60, thế kỷ XX. 'Vòng tay học trò' là câu chuyện thầy yêu trò, mà , thầy trong truyện này là một cô giáo, nên dư luận đã xôn xao, đàm tiếu khá nhiều, nhất là dư luận ở thanh phố Nha trang, nơi Nguyễn thị Hoàng sinh sống. Theo dân thành phố Nha trang, một tỉnh nhỏ ven biển, thì, câu chuyện thầy yêu học trò, đã có lúc làm dư luận sôi sùng sục ở trường trung học Võ Tánh - nơi Nguyễn thị Hoàng đang theo học- và, có một mối tình vụng trộm với thầy giáo của mình, đó là nhà văn viết tiểu thuyết bằng pháp ngữ, từng được Viện Hàn lâm văn học Pháp tặng giải thưởng lớn . Ông [giáo sư văn sĩ đó] tên Cung giũ Nguyên, thầy dạy môn pháp văn, bậc tú tài.
Với cai vốn liếng tình yêu này, Nguyễn thị Hoàng đã viết thành tiểu thuyết 'Vòng tay học tro' nổi tiếng, dựa vào chuyện có thật xảy ra trong đời Nguyễn thị Hoàng và Cung giũ Nguyên- chỉ đổi nhân vật nam thành học trò, nhân vật nữ thành cô giáo. Tiểu thuyết 'Vòng tay học trò' của Nguyễn thị Hoàng ra đời đã như một hiện tượng văn học, làm cho sinh hoạt văn học ở Saigon , vốn làm dáng nghiêm chỉnh, đạo mạo- bỗng dưng xuồng sã bởi tình yêu thầy trò, vốn là điều cấm kỵ rong vòng ảnh hưởng của luân lý, đạo đức nho giáo thời bấy giờ. Những chuyện ẩn ức đạo đức, những chuyện xôn xao thịt da trước đó thường bị che đậy, giấu diếm, 'húy kỵ'- nay, đột nhiên được một bậc nữ lưu, có học vị 'cô giáo', nói toạc ra một cách nhẹ nhàng. (dù không sỗ sàng, trắng trợn như các cây bút nữ tiếp theo sau Nguyễn thị Hoàng.) Không cần mầu mè, che đậy gì cả. [Một tay đặc công] nằm vùng, là Vũ Hạnh, một cây bút chủ lực của tờ Bách khoa bấy giờ, nhân cơ hội này , lập Ủy ban chống văn hoá đồi trụy la lối om xòm, kết án ỏm tỏi Nguyễn thị Hoàng đủ điều. Tuy nhiên, cái Ủy ban chống văn hóa đồi trụy của Vũ Hạnh càng la lối bao nhiêu, thì Nguyễn thị Hoàng càng nổi tiếng bấy nhiêu, tiểu thuyết viết ra, in liên tiếp, tái bản liên miên. Nguyễn thị Hoàng được người đọc tôn vinh là nhà văn nữ viết về tình yêu [đứng hàng đầu] thời ấy. Thực chất, tình yêu và tình dục trong văn chương Nguyễn thị Hoàng, tuy có bạo một chút, trắng trợn một chút, nhưng, so sánh với tác giả nữ nước ngoài , Francoise Sagan chẳng hạn, thì, chỉ đáng là học trò hạng xoàng. Đã thế, chỉ sau khi Nguyễn thị Hoàng xuất hiện một khoảng thời gian ngắn, thì, Nguyễn thị Thụy Vũ, Trùng Dương [Nguyễn thị Thái], Lệ Hằng xuất hiện trên văn đàn, bị họ qua mặt Nguyễn thị Hoàng, với thứ văn chương cồn cào của thịt da, , mê cuồng tình dục xác thịt. Vi, sự xuất hiện lớp nhà văn nữ lớp mới 'bạo liệt' hơn về thái độ, sống thực hơn về ngôn ngữ, cử chỉ trong văn chương- nên , Nguyễn thị Hoàng phải xoay trở ngòi bút, viết suy tư hơn, mầu mè hơn , và, thái độ này đã làm người đọc của Nguyễn thị Hoàng xa lánh Nguyễn thị Hoàng.
Sau ngày 30 tháng tư 1975, Nguyễn thị Hoàng bị 'kẹt' lại , tuy không bị đưa đi trại cải tạo, như nữ văn sĩ Nhã Ca, nhưng, đã học tập cải tạo tại chỗ cùng với Nguyễn thị Thụy Vũ ( không cứng đầu như NTThụy Vũ, dám nói thẳng ( ... ) : tác phẩm của NTThụyVũ là những đứa con tinh thần của nàng, nếu con nàng bị thiên hạ chê bai, thì, người mẹ có bổn phận phải yêu thương, chăm bẳm con, càng hơn, [Dám mạnh miệng] vì , NTThụy Vũ có thân nhân là VC chống lưng, ỷ lại .)
Nguyễn thị Hoàng viết thu hoạch học tập cải tạo, đã nhận khuyết điểm- và hứa khắc phục- khoảng cuối năm 1980, nhờ ['văn nghệ được cởi trói'], tác phẩm Nguyễn thị Hoàng được 'đầu nậu' cho tái bản, bán khá chạy , và, các đầu nậu tranh nhau tái bản sách Nguyễn thị Hoàng, [ã từng xảy ra] chuyện 'đâm đá' nhau, tranh giành in ấn. [ Nhờ vậy] Nguyễn thị Hoàng đã nghỉ bán bún bó giò heo, để viết sách tiếp, bán cho bọn 'đầu nậu'. Nhưng tiếc rằng, 'nội lực văn chương' chữ nghĩa của Nguyễn thị Hoàng chẳng có bao nhiêu nữa, khi phong trào tiểu thuyết dịch tác phẩm nữ văn sĩ Quỳnh Dao (Đài loan) rộ lên - và, [truyện kiếm hiệp] Kim Dung ra đời, khiến Nguyễn thị Hoàng bị 'chìm' luôn.
Tóm lại, sự nghiệp văn chương của Nguyễn thị Hoàng là sự nghiệp không 'vượt qua' được cái bóng của chính mình, [ấy là] cuốn tiểu thuyết đầu tay 'Vòng tay học trò', tác giả nữ này càng viết thì càng ' lộ ra sự làm dáng văn chương, càng viết càng cho thấy cái bóng của Cung giũ Nguyên nó quẩn quanh đâu đó, nó lảng vảng cả trong giấc mơ '- dù sau này Nguyễn thị Hoàng đã có một ông chồng dạy triết, nhưng cái bóng của ông thầy dạy tiếng pháp, người yêu dấu của đời văn vẫn bám riết không thôi, và, là nỗi ám ảnh không cùng cuộc đời Nguyễn thị Hoàng. []
hồ nam
< 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ/ Hồ Nam + Vũ uyên Giang - USA, 2006)
1 Nhận xét:
Bài viết rất nhiều điều sai sót. Cung Giũ Nguyên hoàn toàn không có bóng dáng gì trong VTHT. Nhân vật Minh trong truyện là 1 nhân vật cũng từ đời that và là học trò that của NTH.
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ