Thứ Ba, 17 tháng 12, 2019

hỡi linh hồn tôi/ truyện vừa: thế phong -- nguồn: https://t-van.net/?p=3760



hỡi linh hồn tôi

thế phong


 kỳ 2




Đỗ nhìn Mai A năm trên giường, mắt nhắm như ngủ -- một ý tưởng nẩy trong óc, bây giờ anh cứ ôm nàng hôn lên mắt lên môi; rồi sau đó đóng cửa lại, thì căn nhà thuê chỉ còn anh với Mai A quấn quít bên nhau. Và có thể trên 90%, Mai A không phản đối.  Cả một thứ 7 hôm qua, anh đã cùng một cô gái được rủ đến làm tình; để mai này người tình đến, anh sẽ không làm hại đời cô. Đó là biện pháp anh thường áp dụng đối với nhu cầu sinh lý đòi hỏi ở tuổi thanh niên. Có lần đi chơi với người khác phái  trong nhiều tiếng đồng hồ, khi về nhà cơn đau phản đối dưới bụng như lên cơn hành hạ; anh phải tới tìm cô  quen trong xóm hoa để hoá giải.  Và anh từng được chứng kiến vợ người bạn ghen tuông tình ái trăng hoa của chồng; thì thường bắt chồng vào phòng the âu yếm xong mới thả cổ cho đi. Còn giờ này đây Mai A đang  vít cổ anh xuống, hẳn rằng khó tránh nụ hôn. Anh tự nhích mông ra phía ngoài, và anh ngã xuống đất. Mai A ngoái cổ nhìn theo, hỏi:

-Anh có sao không?

-Không.

Và anh nhìn đồng, thì đã gần 6 giờ chiều, anh nói tiếp:

- Tối nay đến quán Thăng Long ăn chả cá nhé. 



Quán này ở Đa kao, chủ là vợ nhà văn Hoàng Đạo, trong Tự Lực văn đoàn. Đỗ thường đến đây một mình; hoặc đi với ai đó, thì chỉ có Mai A mà thôi. Và anh luôn gặp Lý Thắng, nhà báo có viết truyện dài đăng báo từng kỳ  trên một tờ nhật báo nào đó, anh ta đáng quấn quýt bên người tình bậc chị-- như là để săn sóc người anh nghĩa tử qua đời đã từ lâu.  Khi anh và Mai A đến quán, ở quầy thu tiền là bà chù ngồi, bên cạnh cô con gái gật đầu chào Mai A (bạn học cũ thời trung học) -- và chàng nhà báo nói giỏi hơn là viết vẫn đang lăng xăng bên bà chị. 

Chọn một bàn có 2 chỗ ở cuối phòng, bữa nay chắc anh sẽ phải dốc cạn bầu tâm sư ấp ủ cho cô hiểu hết; vì tuần tới cô ấy sẽ về thăm bố và dì ghẻ ở Ban Mê Thuộc-- rồi sau đó cô  ra trường nhận công tác. 

Đỗ nói chuyện rất cởi mở, vì lần này không bộc lộ hết; tất sẽ không bao giờ còn có cơ hội thứ 2 nữa. Chẳng hạn bắt đầu bằng chuyện lý do tại sao anh viết thư gửi bao đảm cho bố cô.  Trong thư có đoạn:

"... Từ nay tôi sẽ hoàn trả con gái của ông vẫn còn hoàn toàn trinh nguyên; kể cả một nụ hôn -- hẳn là ông rất hài lòng v điều từng ước muốn. Tôi chưa là người cha như ông có cô con gái  lớn đến tuổi gả chồng-- và ông thì nhất định không gả cho tôi, một nhà văn trẻ không thể nuôi sống bản thân bằng ngòi bút, chỉ sống nhờ vào các bài báo lẻ đăng báo . Chỉ mới đây thôi, tôi viết cho tạp chí 'Văn hoá Á châu' , thì một trang  in được trả 200 đồng+ 1.500 đồng phụ trách thêm vai thầy cò sửa mo-rát (correcteur) . Một tháng chỉ cần viết 2 bài, trên dưới 30 trang, hàng tháng kiếm được gần 10 ngàn đồng.  Tôi ăn cơm ở 'tiệm cơm xã hội'  300 đồng/ bữa (chính phủ trợ cấp cho cửa hàng vài tạ gạo ) chủ chỉ cần mua thức ăn -- treo bảng" tiệm cơm xã hội " dành cho giới lao động+ sinh viên, học sinh ăn bữa trưa hàng ngày.

 Đó là chuyện của tháng trước khi tôi chưa bị"thôi việc ở báo " "Văn hoá Á châu"--  báo và " Hội Nghiên cứu liên lạc văn hoá Á châu"  được "Asia Foundation" của Mỹ tài trợ cho một nhóm giáo sư đại học+ trí thức miền Nam làm văn hoá, chịu sự điều động của Sở Thông Tin Hoa Kỳ, đứng đầu là giáo sư Nguyễn Đăng Thục.

 Và tôi từng được nghe giáo sư Thục ca tụng nhà thơ Mỹ W. Whitman, tác giả tập thơ "Lá Cỏ" :

"... Anh cầm dương vật anh
cứng như chiếc đinh sắt
rót vào em ngàn năm tương lai ... "

thì chủ nhiệm tạp chí ' Văn hoá Á châu' cho rằng đây là những vần thơ tuyt tác của nhà thơ Huê Kỳ. Còn nói về thi ca Việt Nam chúng ta, theo ông ấy, chưa có tm vóc cao và lớn; hay và đậm đà dân tộc tính.  Vậy thì từ nay (ông quay sang Lê Xuân Khoa, thư ký toà soạn" Văn hoá Á châu' ), tạp chí chỉ nên dịch thơ của thi sĩ Mỹ; chớ vội vàng đăng thơ trong nước làm gì cho tốn giấy mực; mà nhất nhất là phải dịch thơ các nhà thơ Hoa Kỳ, tầm cỡ như Whitman . 

Đỗ nghe tới đây  nóng mắt, trả lời ngay rằng : "nếu dịch và đăng thơ "porno"  kiểu Mỹ trên tạp chí" Văn hoá Á châu' ; theo tôi cũng cần phải "trả tiền như đăng  quảng cáo" vậy. "

Giáo sư Thục hếch mũi lên, đỏ mặt, trả lời đốp chát; cứ như đã ngửi thấy mùi đô-la Mỹ sẽ không rót viện trợ vào Hội Nghiên cứu Liên lạc Văn hoá Á châu nữa",giáo sư cảnh báo 
" nên  ăn nói cẩn thận, tai vách mạch rừng, đến tai Cố vấn Mỹ thì khốn đấy!  Các ông có nhớ không 1 đô la ăn 3500 VNđ kia đấy!". 

Thưa ông Cao Phương,

Sở dĩ đem chuyện này kể với ông, thân sinh bạn gái mà tôi hết lòng yêu dấu-- vậy thì nếu tôi là ông; thì cũng chẳng gả con gái cho "thằng nhà báo viết văn trẻ tuổi chẳng có nghề ngỗng gì ra hồn" -- dầu con gái ông có yêu" hắn" đến mấy đi nữa ?!-- nhất là bây giờ "hắn" ta đã bị nghỉ việc;  và thư ký toà soạn cùng cánh với" hăn"đã bị giáo sư Lê Thành Trị mới tốt nghiệp xã hội học ở Bỉ về, có chân trong đảng" Cần lao"  thay thế, ông Trị sẽ làm chủ bút tạp chí "Văn hoá Á châu", cùng với giáo sư Nguyễn Đăng Thục vẫn là chủ nhiệm.

Và, thưa với ông bố vợ "hờ":

- cứ cho con rể "hụt" của ông  có thể nhịn đói 3 ngày, nhưng con tôi (có giữa với con gái ông)  thì không thể nhịn sữa trong vài giờ. Vì thế,nên tôi đã phải giải giới "cái vật cứng như đinh sắt" (thơ đại thi hào Mỹ , Whitman) ấy là:- "trước khi hẹn hò với con gái ông ở nhà tôi thuê ở xóm đạo Tân sa châu vào buổi chủ nhật  hôm sau-- dầu tôi có  muốn "làm cái việc kia" với con gái ông -- tôi đành" hãm phanh" lại-- kể cả nụ hôn hiến dâng tự nguyện của con gái ông với tôi , cũng là vậy. 

Có một điều tôi phải cảm ơn ông - là con gái ông đã cho tôi mượn hồn thơ cao thượng, để có nguồn rung cảm sáng tác. 

"Cái ngày chủ nhật cuối cùng ấy",  con gái ông dành cho  tôi trọn ngày. Cô  nấu bữa cơm trưa tại nhà tôi  xóm đạo Tân sa châu, ăn xong cô nằm nghỉ trên giường tôi thường nằm, cô vít cổ tôi xuống , tôi đành ngoảnh mặt quay đi, lòng đau như ướp muối. Có thể  người con gái này cũng không thể khác hơn bất cứ ai, yêu nhau đã 5, 6 năm; người tình không hề đòi ôm người yêu vào lòng; hoặc một nụ hôn tình ái, dù nhiều lần sẵn cơ hội. 

Chẳng hạn lần đi xem phim 'Orfeu Negro' chẳng hạn.  Có thể nào người tình của con gái ông tuy là đàn ông thật;  nhưng lại lãnh cảm chăng?   Hay là" cái để người ta phân biệt được là đàn ông" đã mất công năng sử dụng? Và ,người được gọi là" người tình của con gái ông"  khi còn ở Tây Bắc, khoảng đâu trên 10 tuổi vẫn thường xuống sui, nước trong vắt để tắm chung với các cô gái Thái trần truồng, váy áo tốc lên để trên mái tóc.  Khi các cô gái Thái thấy bạn trai con gái ông đòi tắm chung, thì lên tiếng phản đối:".. ai cho mày xuống suối tắm chung với tụi tao?" --" Sao chúng mày không cho tao tắm chung?" -- Bởi mày là con trai, sao tắm chung với con gái cho được?" -- một cô gái Thái vừa cười vừa  đuổi , không cho tắm chung. 

- vậy thì , bạn trai con gái ông không vừa gì, cầm "vật chưa cứng như dinh sắt" (thơ Whitman/ Hoa Kỳ)  kéo ra phía sau, trông cũng giống hệt" cái của các cô gái Thái" .  Thế là tiếng cười nhất loạt của các cô gái Thái vang, lên, sau đó  im lặng như đồng tình cho bạn trai con gái ông tắm chung.   Tất nhiên phải nói đó là" tiến thời kỳ" trước khi quen con gái ông,đâu đó khoảng  trên mươi năm . 

Có một điều hơi lạ về cách đặt tên con cái trong gia tộc của ông. Tên mỗi cô ,cậu được gọi Ở GIỮA, như lối "middle name" Hoa Kỳ-- chẳng hạn con gái ông là Cao MỴ Nhân, tên gọi chính Ở GIỮA.   Hình như ông có  đứa bé trai, ông đặt tên  Cao VĂN Nhân lại không sống được tới tuổi trưởng thành; nên hiện nay con gái ông có bạn trai là một"văn nhân", khiến ông ghét cay đắng -- nhất định không gả, nếu" hắn" ngỏ lời xin dạm hỏi. 

Vậy thì hôm nay đây, cùng với lá thư này gửi ông--"hắn" trả con gái của ông vẫn " nguyên 100 %  đấy" bố già" ạ" --  bố già có thấy giống kiểu bọn lính tráng bây giờ mỗi khi uống bia, rượu, cầm ly lên "100 % em ơi!" , rồi nốc cạn  -- hẳn 100% kia không còn nguyên 100% nữa-- khác hẳn với  tôi gửi trả con gái ông vẫn còn " nguyên 100 %' ". 

Trước khi gũi thư bảo đảm cho ông, thì cách đây vài ngày-- tôi đã vào Tân sơn nhất, đến khu Cư xá Hàng không dân sự, nơi nhà ông và gia đình ở khi xưa; để nhớ lại một đêm vào năm 1956, trung uý Nhảy dù Hoàng Ngọc Liên dẫn tôi vào nhà ông lần đầu  để gặp con gái ông. "Tay trung uý thi sĩ" chở tôi trên chiếc xe gắn máy Suzuki 12 vào sân bay, khi đến cổng Nhà Kiếng thì bị "ách" lại-- bởi  hôm sau tổng thống Ngô Đình Diệm sang New Dehli thăm nước bạn, an ninh được đặt lên hàng đầu kiểm soát.   Hoàng Ngọc Liên  trình "Thẻ nhà báo quân đội" cho quân cảnh, rồi mới được phép  cõng tôi lọt được qua cổng Nhà Kiếng,  vào Khu Cư xá hàng không dân sự. 

Và thư này đến ông, qua địa chỉ Nha Hàng không dân sự Ban Mê Thuộc-- trong thư tôi viết có lời nào làm khiến buồn phiền , mong ông rộng lòng tha thứ; thật tâm tôi không có ý làm ông phật lòng.  Và tôi cũng phải thưa với ông một điều thật cao thượng mà con gái ông đã  ' ban' cho tôi nhớ" đời". 

-Ấy là lần vào cận tết âm lịch, tôi tiễn cô ta vầ Ban mê Thuộc ở bến xe Ngã Bẩy. 

Cô ấy đưa cho tôi một phong bì gọi là chúc tân xuân; mà tôi  biết chắc chắn rằng có tin
"lì xì ở trỏng."  Một người con trai không muốn để cho bạn gái mình coi nhẹ, thì nhất nhất không được cầm "ngân ảnh" (chữ dùng thay" tiền") của "bạn tình, người nữ".  Tôi biết trong thư có tiền, sao cúi đầu đưa tay nhận ? Bởi, năm ấy tôi "khốn khó cùng đường vào ngày cận tết, nợ đòi" tám hướng" : tiền nhá trọ, tiền mua chịu gạo, nước mắm, than, củi..."  .Nhưng bề ngoải vẫn "phịa" chuyện" nay mai đi du học, vài năm sau về mới nói chuyện vợ con. Nhưng chỉ là nói "xạo" , nào là" tứ cố vô thân" , chẳng còn ai thân tình để gửi ảnh; thế là đem hết tập ảnh của tôi chụp nhiều năm  gửi con gái ông giữ hộ. 

Thưa ông bố vợ" hụt",

- tôi cảm ơn ông bà (mẹ bạn gái tôi đã qua đời)  sinh ta được cô  gái có phương danh MAI A, hồn thơ của tập thơ " Nếu anh có em làm vợ " của tôi ". (Đại Nam văn hiến xuất bản, Sài Gòn 1959)

Ký tên
ĐỖ



Đỗ nói hết cho Mai A nghe,  nàng gục đầu vào vai anh từ bao giờ.  Nàng không muốn trở về Trại Caritas, cô muốn trở lại căn nhà tôi thuê -- mà buổi trưa nàng nấu nướng cho 2 người-- nhưng Đỗ vẫn gọi tắc-xi, đẩy cô lên xe, cầm tiền đưa cho bác tài,:

- Còn thừa, anh giữ lấy, đưa cô ấy về 38 Tú Xương, Sài Gòn 1. 



                                                                                (Còn tiếp) 

t.p.







0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ