Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2022

bài đọc thêm: Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại chuẩn bị đại hội lần thứ 10 ' Linh Nguyễn / báo Người Việt ( Mỹ ) -- August 20, 2016.

 Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại chuẩn bị đại hội lần thứ 10

Linh Nguyễn/Người Việt

GARDEN GROVE, California (NV) – Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại chuẩn bị tổ chức đại hội lần thứ 10 vào lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, 18 Tháng Chín, tại nhà hàng Seafood Place, 12181 Brookhurst St., Garden Grove, CA 92840. Mục đích của đại hội là để giới thiệu các thi hữu hội viên và tuyển tập thơ “Cụm Hoa Tình Yêu” 2016.

“Đại hội lần này rất đặc biệt là vì sẽ có sự góp mặt của nhiều thi sĩ ngoại quốc tham dự, vì yêu thi văn mà chúng tôi ngồi lại với nhau, không phân biệt tuổi tác, ngôn ngữ và địa vị trong xã hội,” Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng, 77 tuổi, một trong ba sáng lập viên, nói với báo Người Việt.

“Người xưa nói ‘dĩ văn hội hữu’ thật đúng với chủ trương của hội chúng tôi. Qua thi văn chúng tôi kết bạn với nhau. Nói như thế, tuy chúng tôi nói chuyện văn chương nhưng luôn liên quan đến tinh thần dân tộc,” giáo sư nói thêm.

“Điểm đặc biệt nữa là tinh thần chia sẻ với các thi hữu trong nền văn hóa khác. Mỗi lần phát hành tuyển tập ‘Cụm Hoa Tình Yêu’ là mỗi lần có những bài thơ được dịch ra ba ngôn ngữ. Lần này sẽ là tuyển tập thứ 20,” giáo sư nói.

Một sáng lập viên khác là ông Lê Quang Sinh, 87 tuổi, hiện sinh sống ở Dallas, Texas, hiện là hội trưởng.

“Năm nay chúng tôi có những thi hữu hội viên đến từ Phi Châu, Âu Châu, Á Châu và từ nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Tôi đề nghị địa điểm hội ngộ tại Little Saigon để đồng hương người Việt tại đây có thể tham gia,” vị hội trưởng nói.

Về chương trình buổi dạ tiệc hội ngộ, ông Sinh cho biết: “Chúng tôi có hai diễn giả là Giáo Sư Đàm Trung Pháp và Giáo Sư Phạm Thị Huê, cố vấn, sẽ thuyết trình hai đề tài văn học. Sau đó là phần giới thiệu tuyển tập ‘Cụm Hoa Tình Yêu 20’ và tiếp theo là phần văn nghệ, ngâm thơ.”

Ông hội trưởng cho biết tuyển tập lần này gồm có tác phẩm của khoảng 65 thi sĩ đóng góp.

Hội viên vui vẻ tiệc tùng. (Hình: Facebook)
Hội viên vui vẻ khi gặp lại nhau.[ Như Hoa- Lê Quang Sinh ( hàng thứ  3, từ trái qua ) ] --  (Hình: Facebook)

Ông cho biết, tuy tuổi đã già, trong quá khứ ông và bốn năm thi hữu sang tận Âu Châu bốn lần để quảng bá hội và ra mắt tuyển tập “Cụm Hoa Tình Yêu.”

“Năm 2000, tôi hướng dẫn phái đoàn 46 người, trong đó có ba người Mỹ, ra mắt tuyển tập tại Paris. Hôm ấy có đến 300 người tham dự. Họ ngồi ‘im re’ thưởng thức, chứ không ồn ào như chúng ta,” ông kể.

“Trước đó, năm 1997, khi tuyển tập số 3 được ra mắt tại Paris, tôi gặp được những thi hữu tại đây tỏ vẻ thích và tham gia hội. Đó là ông Lê Mộng Nguyên và ông Đỗ Bình. Tôi còn nhớ lần đầu ra mắt ở Washington, DC, tuyển tập số 1 chỉ có 17 tác giả. Sau đó cuốn số 2, số tác giả tăng lên là 45 người,” ông Sinh nói.

Kể lại những kỷ niệm những ngày đầu của hội thơ, ông hội trưởng kể: “Tôi học đại học ba năm ở Sacramento, California. Nơi đây tôi gặp nhà thơ Thái Luân Nguyễn Phúc Song Hương, tôi đề nghị ‘Cụm Hoa Tình Yêu’ và sau gặp nhà thơ Triệu Dương Nguyễn Lý Tưởng ở Orange County, chúng tôi thành lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại, một hội bất vụ lợi vào mùa Thu năm 1994, trụ sở đặt tại Sacramento.”

Theo tài liệu phổ biến, hội có mục đích quy tụ những người yêu thơ và làm thơ tại Hoa Kỳ, Hải Ngoại, và Việt Nam cùng đứng chung trong một tuyển tập mang tên Cụm Hoa Tình Yêu, nói lên tình cảm yêu thương của mình đối với người yêu, bạn bè, gia đình, tổ quốc. Trong đó có nỗi xót xa, trăn trở của người tỵ nạn xa lìa quê hương, mong mỏi một ngày trở về quê cha đất tổ trong ánh sáng tự do, hạnh phúc với đồng bào ruột thịt. Ngoài ra, Hội còn có mục tiêu nhắm vào sự phát huy và bảo vệ ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam tại hải ngoại, nhất là đối với các thế hệ trẻ cần giữ gìn tiếng Việt cho mai sau.

Ngoài những chuỗi sinh hoạt văn học trong cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại, Hội Thơ Tài Tử Việt Nam còn tiếp cận với cộng đồng người Mỹ và các sắc dân khác, để giới thiệu ngôn ngữ và văn hoá Việt Nam qua thi ca và âm nhạc cổ truyền, với tiếng sáo trúc, đàn tranh, đàn bầu cùng với giọng ngâm thơ độc đáo của người Việt Nam trong các buổi đọc thơ tiếng Việt và tiếng Anh tại các trường Trung học và Đại học Mỹ. Các nhóm thơ khác sinh hoạt tại các quán cà phê, tiệm sách, các trụ sở và tụ điểm văn hóa Mỹ; tham dự các Đại Hội Thơ (Poetry Festival) do người Mỹ tổ chức tại Sacramento, California.

Trong dịp Tết Nguyên Đán năm 2000, 2003, và 2004, hội tổ chức thi thơ cho thanh thiếu niên từ 12 đến 29 tuổi, gồm người Mỹ, Việt Nam và các sắc dân khác để bảo toàn văn hóa nghệ thuật dân tộc và khám phá tài năng của lớp trẻ.

Theo ông hội trưởng, hội và một số cá nhân nhận được nhiều bản tưởng lục và giấy khen của nhiều tổ chức thi ca quốc tế, trong đó có The Sacramento International Poetry Hall of Fame, và tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Lưỡng Niên, Sacramento.

Mọi chi tiết về dạ tiệc hội ngộ, xin liên lạc ban tổ chức (469) 366-6667, hay (763) 354-9396, hoặc Giáo Sư Nguyễn Lý Tưởng (714) 653-5125.

—-------
Liên lạc tác giả: LinhNguyen@nguoi-viet.com

" nhà văn - nhà thơ Thế Phong & mối tình ' Nếu anh có em là vợ" " / Như Hoa- Lê Quang Sinh / Mỹ - - tản mạn văn chương / thế phong : 17/ 12/ 2013.

 


Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

                  




 nguồn: tạp chí Bút Tre ( Mỹ  ) tháng 7 / 2006
                  < www. buttre.org >




                             "  nhà văn - nhà thơ
                    Thế phong
                             &
                    mối tình
          ' Nếu anh có em là vợ' "

                       NHƯ HOA - LÊ QUANG SINH



    Chúng tôi  xin hân hạnh giới thiệu cùng quý độc giả, bài viết về mối tình lãng mạn của nhà văn Thế Phong ( hiện đang sống tại Saigon ) do phóng viên Thanh Hải ghi theo lời kể của nhà văn Thế Phong. 

 Tài liệu này, chúng tôi vừa nhận được từ quê nhà gởi sang.
 ( báo Pháp Luật [ Tp. HCM], tháng 4 - 2006).

    Thế Phong sinh ngày 10-07-1932 tại  Yên Bái.  Ông viết văn, làm thơ từ hồi còn rất trè.   Năm 20 tuổi, ông viết truyện ngắn đầu tiên ,  ' Đời Học Sinh' , ký bút hiệu Tương Huyền, đăng trên nhật báo Tia Sáng ở Hànội ( 17- 11- 1952 ). 

  Truyện dài đầu tiên  in ở Saigon  năm 1954 : ' Tình sơn nữ'.  

     Tổng số  có trên 50 tác phẩm, đủ thể loại: thơ, truyện, phê bình, khảo luận, và dịch thuật, đã có nhiều tác phẩm được chuyển dịch sang Anh và Pháp ngữ.  

Những sách ông viết vào thập niên  90 và gần đây nhất, gồm có 'T.T.KH  Nàng là ai ?' ( ký Thế Nhật ).

 -   Nếu anh có em là vợ '
 -  Cuộc đời viết văn làm báo : Tam Lang- Tôi kéo xe ' 
 -  Chiêu niệm 4 nhà văn  Saigon , 
-  Hà Nội 40 năm xa
 - Hàn Mặc Tử, nhà thơ siêu thoát. 

      Ông chủ trương nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến ở Saigon
 từ 1959 đến 4- 1975. 

Và,  đăng truyện ngắn Les Immondices dans la banlieue 
 trên báo Le Monde Diplomatique ( tháng 12/ 1970), 

      &  đăng thơ trên tạp chí TENGGARA  từ 1968 đến 1973.

 Năm 1971, thơ ông đã được in thành sách:

 ' Asian Morning Western Music,  Đàm Xuân Cận chuyển dịch Anh ngữ, giáo sư Lloyd Fernando  viết tựa, Saigon 1971 .
         ( tạp chí TENGGARA giữ bản quyền. )
 
     Bút danh thường ký trên các tác phẩm 

                     -  Tương Huyền
                     -  Đường Bá Bổn,
                    -  Đinh Bạch Dân. 

   Tên tuổi tác giả đã  được đưa vào các sách :

    Introduction à la littérature Vietnamienne của M.M. Durand 
& Nguyen Tran Huân ( Collection UNESCO, Nxb  La Rose, Paris 1969)
 &   ' Who's  Who in Vietnam '  ( Vietnam Press, Saigon 1974).

       Sau 1975, 2 cuốn sách  Thế Phong in ở Hoa Kỳ: 

- Hồi ký ngoài văn chương ( Nxb Văn Nghệ , Cali., 1996) 

- 'Thư viết ở Saigon ' ( Nxb Văn Uyển, San Jose, Cali, 2000 ).
  
        Chúng tôi  được làm quen với ông  Thế Phong từ năm 2000, qua sự giới thiệu của nhà văn, nhà báo  Thanh Thương Hoàng ở San Jose. 

  Và từ đó, ông đã tham gia thi tập ' Cụm Hoa Tinh Yêu'  do Hội Thơ  Tài tử Việt Nam Hải Ngoại xuất bản  hàng năm cho tới nay .  

  Đáng lẽ ông đã đến Hoa Kỳ để tham dự Đại Hội Thơ Quốc Tế vào ngày 17 tháng 9 năm 2006, theo lời mời của chúng tôi, nhưng lãnh sự quán Hoa  Kỳ ở Saigon đã từ chối cấp chiếu khán cho ông và phu nhân Nguyện Thị Khê, với lý do rất đơn giản :

..." có khả năng không trở lại Việt nam, hay, nói cách , là  họ ngại vợ chồng ông sẽ tìm cách ở lại Mỹ luôn !  "

       Chúng tôi không tin như vậy. 
 
     Thế Phong là một con người khá đặc biệt.

 Học giả Hoàng Xuân Việt, nhà văn Hoàng Lại Giang, nhà văn Tạ Tỵ đã nói nhiều về cá tính của ông. 

 Ông có lối viết bộc trực như cách sống của ông.  Tuy nhiên, dù thuộc thành phần ưa  ông hay ghét ông, độc giả vẫn bị cuốn hút bởi những chuyện ông kể.

  Ông có lối sống ' bạt mạng ' , như chính ông cũng tự nhận mình la ' con ngựa bất kham '.   Người ta  nói,' có tật, có tài'. 

 Nhưng, đối với  Thê Phong, chúng tôi xin nói ngược lại, 
 ông là người' có tài, có tật '.


         NHƯ HOA LÊ QUANG SINH




  Mười ba tuổi , khi đang học phổ thông, tôi đã cảm một cô bé  học cùng lớp.  Cô bé có đôi má ửng hồng, rất xinh.  

  Tôi viết vào vở cô ấy một câu tiếng Pháp:
       ' Je t'aime ' / Anh yêu em )"

.  Cô bé  đem quyển vở nộp cho cha tôi là hiệu trưởng  trường.
  Ông bắt tôi xin lỗi cô ấy;  về nhà  Rồi ông cho tôi một trận no đòn.

    Mười tám tuổi, tôi lại si  là vở của một anh dân tộc Thái là thượng sĩ của Pháp.

  Anh ta tức tôi, báo với quan đồn Pháp tôi là  Việt Minh.  Cha tôi lo lắng, bắt tôi nghỉ học, đem sang gửi ở nhà ông giáo Nguyễn Quốc Bảo (sau này  là bố vợ tôi ), nhờ thầy  lo giấy tờ cho tôi về Hà nội lánh nạn.


                                              MỐI TÌNH DANG DỞ

Về Hà Nội khắt khe của bà cô, nhưng, tính tôi ngang tàng, ưa phóng khoáng, nào có chịu ngồi một chỗ.  Bà cô mắng nhiều, vì tự ái, tôi bỏ đi lang thang, rồi, bắt đầu viết báo.

   Năm 1954, tôi vào  Sàigòn, bắt đầu cuộc đời viết văn, làm báo, và gặp Cao Mỵ Nhân, người phụ nữ để lại dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời tôi. 

 Từ chuyện làm thơ, viết báo,  chúng tôi  nhanh chóng sánh đôi ngay từ mới quen .  Trái tim lãng  đãng và nghệ sĩ trong đời tôi như đã tìm thấy
 ' nửa kia"  cho mình.


    Mỵ là con thứ trong gia đình khá giả.  mấy chị em gái đều tên  là Nhân : Thi Nhân, Mỹ Nhân, Mỵ Nhân, Văn Nhân . ]

  Cô sống rất có tâm hồn.  Khi tôi dự định  xin cưới Mỵ, cha cô phản đối mối tình với anh chàng nhà văn, không nghề nghiệp,   không nhà cửa như tôi.

   Tôi vừa giận ông, vừa buồn cho mối tình éo le của mình.

    Một buổi tối, tôi đến nhà Mỵ dõng dạc:
" . Thưa bác, tôi xin trả bác cô  con gái  còn nguyên si ạ !"

  Sau  đó , chúng tôi  chia tay -- cô ấy đi  lấy chồng .

  Tập thơ đầu tay Nếu anh có em là vợ ( năm 1959) ra đời, khi lòng tôi còn tan nát về mối tình ấy. 

 Sau đó, còn nhiều tập thơ tôi viết về Mỵ và mối tình dang dở của mình.


                                              GẶP LẠI CỐ NHÂN

    Tháng 11 năm 1965, tôi gặp Khê ở Đà- lạt. 

 Tôi mê ngay vẻ đẹp dịu dàng của con gái Tây Bắc. 

 Một tháng sau, tôi lên thăm nàng, rủ nàng ra đồi Cù chụp hình và chụp luôn 3 cuộn phim được hơn 200 kiểu.

    Về Saigon, tôi gửi thư và thiệp cưới có in hình tôi với Khê cho bố vợ tương lai, ghi rõ :' Cháu đã gửi thiệp cho bạn bè rồi, chỉ chờ ý kiến bác và Khê '

 Người cha của Khê giật mình, tính viết thư bảo tôi  thư thả, nhưng cũng không thể khác được. 

  Hôm sau, ở  Sài Gòn  các báo đăng tin tôi sắp làm đám cưới với Khê.
 Bạn bè vẫn bảo tôi bắt cóc vợ là vì thế .

 Vì từ khi gặp đến ngày cưới chỉ hơn 2 tháng, vỏn vẹn có  2  lần gặp.

 - còn Cao Mỵ Nhân ư ?   Mỵ lấy chồng trước tôi, đã có 4 con,  nhưng không hạnh phúc.

  Thỉnh thoảng, chúng tôi vẫn gặp nhau.

  Cô ấy vẫn  làm thơ tặng tôi, có thể điều này khiến  chồng cô rồi đi tìm vui nơi khung cửa khác, chăng? 

  Năm 1968, chúng tôi gặp lại ở Đà Nẵng, Mỵ tặng tôi một cuốn thơ viết cho tôi.  

 Còn tôi ư,  tôi đã lập gia đình sau Mỵ,  có 4 con, trai gái đủ cả; nhưng vẫn  nổi hứng làm thơ tặng lại nàng, thì phải ?

    Sau chuyến công tác ấy, tôi im lặng, không hề nửa lời với vợ về chuyện Mỵ, sợ nàng nổi nóng  chuyện tình cũ không rủ cũng tới của tôi, chăng ?

   Còn Mỵ sau mấy năm sống với chồng , (hình như ) không mấy  hạnh phúc, họ  xa nhau -- có lẽ cũng một phần tại tôi; bởi lẽ   Mỵ có chồng, nhưng vẫn viết thơ tình cho tôi;  giống nàng T.T.KH.

   Tôi ngạc nhiên, khi thấy vợ  tôi chẳng  giận hờn, ghen tức, còn bông  đùa t :' Em sẽ tiếp sức cho anh đi '.

 Lúc ấy, tôi  chưa hiểu ý vợ, nên, vẫn thường xuyên gặp Mỵ. 

 Năm 1979, Mỵ bàn với tôi sang Mỹ sống cho mối tình đi đường vòng của 2 đứa. 

 Tôi mụ mị cả người, giữa một bên là cuộc sống khó khăn, vợ tôi 5 đứa con nhỏ, một bên là tình yêu với nàng thơ , với nửa tâm hồn

 Tôi băn khoăn;   lẽ sống phải lẽ là đâu đây ?!


                                              NGƯỜI VỢ TUYỆT VỜI

    Một sáng tinh mơ , tôi thức dậy, lặng lẽ xếp đồ, đi theo  tiếng gọi của trái tim.  Vợ tôi tưởng chồng dậy đi làm, nhét vội vào ví tôi 500 đồng đổ xăng. 

 Nhưng ông Trời công bằng thật, ít nhất là với vợ tôi. 

  Cuộc ra đi không thành, tôi thất thểu như mất sổ gạo, trở về nhà, lặng thinh.

    Thấy chồng về muộn, vợ tôi sốt sắng : ' Anh đi đâu mà chẳng nói, giờ mới về, em lo quá !' .

 Tôi sinh ra  cáu giận vô cớ, còn hạ cẳng tay với nàng.

  Vợ tôi  chắc cũng lờ mờ nhận ra nỗi lòng của chồng,bề ngoài vẫn dịu dàng.

    Một đêm, vợ tôi  thủ thỉ :

 - Nếu anh không muốn ở với em, thì cứ đi, để 5  đứa con cho em, em không trách anh đâu !'. 

Tự nhiên, tôi mủi lòng, thấy mình không phải với nàng.  Thương vợ con  quá ! 

 Sự nhẹ nhàng của người phụ nữ có sức mạnh ghê gớm thật !  Nó thức tỉnh con ngựa bất kham trong tôi.  Tôi ôm lấy vợ và kể hết mọi chuyện đi không thành cho cô ấy nghe như một đứa trẻ .

  Vợ tôi bảo : ' Đưa  xem thơ cô ấy tặng anh có hay không ?' 

 Tôi ngoan ngoãn đưa cho vợ, xem xong, vợ tôi vẫn dịu dàng, không ghen, không giận.

    Đầu những năm 90, Mỵ sang Mỹ sống.  Chúng tôi không còn nhiều dịp gặp như xưa, nhưng, vẫn có thơ dành tặng nhau về mối tình dang dở ấy . 

  Vợ tôi vẫn vui vẻ, làm như chẳng yêu chồng nên không ghen
  ( thế mới chết !)

.  Đến giờ, mối tình với Mỵ vẫn luôn là kỷ niệm đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời tôi.   Mỵ không còn ở Việt nam, nhưng, vài năm cô ấy vẫn về thăm chúng tôi, như một người bạn, hay, một người yêu , tùy theo cô ấy.

   Sau này, tôi còn có vài kỷ niệm riêng, khi vắng vợ, nhưng, tôi không bao giờ giấu vợ được điều gì. 

 Tôi viết cuốn  Hồi ký ngoài văn chương, trang đầu ghi:  
                ' Tặng riêng Khê, người vợ tuyệt vời của tôi ' .

Vợ tôi  bảo :

 '' Đối xử với vợ như vậy ;  chỉ một câu " tặng người vợ tuyệt vờ i "là xong đấy hẳn ?! ' 

    Tóc tôi đã điểm bạc, cháu nội ngoại đều có cả, nghĩ lại  cuộc đời mình có nhiều kỷ niệm để nhớ- trong đó  - có mối tình Nếu anh có em là  vợ  dành cho Mỵ -- và cả sự dịu dàng của người vợ luôn là sợi dây vô hình kéo tôi lại với cuộc sống bình yên của gia đình.
  

         THẾ PHONG 

       ( Bđd : tr  94- 95)


       NHƯ HOA- LÊ QUANG SINH
     (hội trưởng Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại).

       ======================