VIRGIL GHEORGHIU

Thứ Tư, 30 tháng 11, 2022

' Trần Thiện Hiệp [ 1934- / Mỹ ' / bài viết: Ngô Quốc Sĩ -- trích : Trần Thiện Hiệp gửi --

 1 trong tổng số 12.383

In tất cả
Trong cửa sổ mới

THĂM ANH CHĨ

Hộp thư đến

tran-thien hiep

07:02, Th 4, 30 thg 11 (20 giờ trước)
đến tôi
Dear anh Thế Phong,
Anh chị vẫn vui-khỏe đấy chứ? Tôi rất nhớ bạn bè và Saigon quá lắm nhưng chưa về thăm được,
Bên này không bạn đến chơi, ngồi buồn lướt net bất chợt thấy bài viết về thơ tth* mà mình không quen biết người viết. Đọc tới lui mấy lần, nhân thấy người viết soi    rọi đươc mấy điều khá hay vào thơ mình nên copy gởi anh đọc chơi và xin cho biết ý kiến thế nào.
Trướt đây Hoàng Vũ Đông Sơn có viết cho tôi một bài mà anh chỉ gỏi cho tôi phần 
một còn thiếu phần hai. Nếu còn trong máy xin anh vui lòng gởi lại đầy đủ bài cho tôi, cảm ơn anh thật nhiều.

Tình thận
tth*


               TRẦN THIỆN HIỆP THAO THỨC 

                    MỞ LỐI VÀO THIỀN

   
                                               NGÔ QUỐC SĨ
                                             

     

Trần Thiện Hiệp Sinh quán tại Biên Hòa, thời thơ ấu sống ở Di Linh, Đồng Nai Thượng, sau tản cư về Phan Thiết, Bình Thuận.
 Ra hải ngoại, ông sống tại Hoa Kỳ và Canada. 
Trần Thiện Hiệp đã cho xuất bản nhiều Tác phẩm như: Cây Lá Phận Người, Mặt Trời Lưu Vong, Đỉnh Mây Qua, Đá Mọc Rêu Xanh, Tuyển tập Thơ Trần Thiện Hiệp, Tiếng Đất Gọi Người...

Qua thơ Trần Thiện Hiệp, độc giả có cảm tưởng như lạc vào rừng ngôn ngữ của thơ, của triết và thiền, với những thao thức về người đời và đời người. Thơ ông chuyên chở tình yêu da diết, tình quê đậm đà, tình nước thiết tha và tình người nồng thắm và tình mình xót xa.

Trước hết là tình yêu. Trần Thiện Hiệp đã trải vào thơ những lời tình thiết tha nghe như tiếng thỏ thẻ của con tim nồng cháy. Ai bảo rằng, yêu là chết ở trong lòng một ít, còn Trần Thiện Hiệp thì luôn vẫn thấy tình yêu đẹp như hoa:

Em tượng thời thiên cổ
Xiêm y một vầng trăng
Thơ ta mềm dải lụa
Đón em về hoa đăng

Em là vầng trăng, nên chỉ ước được mãi ghì siết em trong vòng tay nồng ấm:

Em về cho gót chân son
Cho môi hạt lựu, cho tròn vòng tay

Tiếp đến là tình bạn. Trần Thiện Hiệp đã dành cho bạn những thân tình gắn bó như thể anh em ruột thịt :

Tạ ơn các bạn gần xa
Hằng ngày chia sẻ cùng ta đủ điều…
Thăm hỏi bạn, biết rằng người còn đó
Nỗi mừng vui tràn ngập cõi lòng tôi
Cuộc đời này bao sóng gió, nổi trôi
Vui được biết, bạn bình an vui sống

Tình yêu tha thiết, tình bạn gắn bó, đến như tình quê hương thì phải nói là qúa đậm đà. Tình quê đã kết tinh thành khối sầu nhớ trong hồn người xa xứ:

Xứ người cơm áo buồn nẫu ruột
Lấy chữ kết tình bạn gần xa
Rượu rót một mình, sầu một khối
Nhớ thương chất ngất nỗi quê nhà

Mất quê hương là mất tất cả. Từ nghìn trùng xa cách, nhà thơ cảm thấy phận mình như chiếc lá thu bay, trôi dạt trong không gian vô định:

Bây giờ trôi dạt nơi đây
Nhìn thu lá đổ lòng đầy nỗi ta
Nỗi ta trôi với nỗi nhà
Nỗi non nước ấy đã xa nghìn trùng
Ngồi với chiều nay ngang đỉnh gió
Ta mong nắng gọi bước em về
Ngâm bài thơ cổ ngàn xưa ấy
Thấy nỗi nghìn trùng ta nhớ quê

Hình bóng đất nước tang tóc luôn luôn làm tác giả thao thức đúng như Trần Tuấn Kiệt diễn tả : « Những nhịp điệu lập đi lập lại nỗi ta, nỗi nhà, nỗi non nước ấy gợi cho lòng người dấy lên một nỗi buồn căm, một sự cô độc của một người tha hương đi khắp nơi, càng ngày càng thấy xa xăm biền biệt về cội nguồn, về đất nước ».
Thật vậy, xa cách đã mấy mươi năm, tình yêu đất nước đã kết thành khối, nặng chĩu đôi vai người lính già tha hương:

Hai mươi lăm năm dài hai thế kỷ
Xa cội nguồn sét rỉ mộng đời trai
Người lính già còn nặng trên vai

Nguyên khối tình sông núi

Nặng mang khối tình sông núi trên vai, người Việt tha hương chỉ còn biết nhỏ lệ cho quê hương với tiếng thở dài trong làn gió thoảng:

Con đường khuya em khóc
Hạt lệ mềm trên tay
Ngày chia lìa Tổ Quốc
Lời nào cho đắng cay
Con đường từ luân lạc
Hai mươi năm tàn phai
Sầu sóng dâng Đông Hải
Đêm nghe gió thở dài…

Thương em, thương quê rồi thương nước, Trần Thiện Hiệp còn trải rộng con tim vào cõi nhân sinh. Nhìn thấy cuộc đời nổi trôi vô thường, tác giả đã theo bước người xưa tìm quên trong men ruợu:

Tí tách tàn bay
Tan vào bóng tối
Rượu thấm men cay
Quên đời trôi nổi..

Tưởng quên đời nổi trôi khi thấm hơi men, nhưng oái oăn thay, hiện thực cuộc đời lại hiển hiện trước mắt làm tác giả thổn thức:

Rượu cạn tưởng rồi quên nỗi nhớ
Hai mươi năm cũ, mới ngày qua
Đã đi mòn gót đường thiên hạ
Về nhánh sông gầy soi bóng ta

Trở về nhánh sông gầy để soi thấy bóng mình, thơ Trần Thiện Hiệp bỗng nhiên khoác mùi triết lý. Nhà thơ hóa thân thành triết nhân, thấy đời như một cõi hiện sinh bi đát, với nước đóng băng, trăng chết, hồn lạnh , sói gào..

Vũng nước đóng băng. Trăng chết lạnh
Vũng hồn trăng lạnh cũng thành băng
Chợt đâu tiếng sói gào trăng muộn
Vang dội rừng sâu. Động cánh bằng

Đời là thế!Tất cả chỉ là phù vân ảo ảnh như một cơn say dưới cái nhìn của một triết nhân phảng phất tư tưởng Lão Trang

Năm mươi năm nhìn lại
Tuổi dài như mây bay
năm mươi năm thành bại
Gẫm đời một cơn say

Trong cơn say triết lý, tác giả đã thực hiện cuộc trở về tìm lại chính mình. Nhưng tìm chẳng thấy gì! Tất cả hiện lên thành câu hỏi như một tra vấn bất tận, làm cho tác giả lại càng hoài nghi thêm:

Nghiêng-đời-nửa-bóng tìm ta mãi
Truy vấn càn khôn một nỗi mình
Đêm vây tôi giữa trùng trùng
Tôi vây tôi giữa vô cùng hoài nghi
Lượng đời bàng bạc tà huy
Núi nghiêng bóng núi mãi truy vấn mình

Tắc nghẽn trong tư duy triết lý, nhà thơ đành mở cửa thiền để tìm về chân tướng của vũ trụ và chân ngã của chính mình:

Từng bước chậm lên đồi nghe gió hát
Gặp mặt trời đỏ rực ở trên vai
Ta nghĩ đến kẻ thiền sư tìm đạo
Đạo vô bờ giữa trần thế chông gai

Và may mắn thay! Hình như tác giả đã tìm thấy chân lý cuộc đời sau cánh cửa thiền. Đời là cõi sinh diệt tuần hoàn, là vô thường, nhưng cõi bất diệt đã hé lộ sau cửa thiền. Đó cũng chính là cõi thơ, là khúc thiên ca, là nguồn thiện mỹ giữa muôn hoa:

Cõi sinh diệt đời đời thơ lồng lộng
Nhật nguyệt tròn-vòng-nối khúc thiên ca
Kẻ thiền sư tìm chân nguyên đường ngộ
Ta tìm nguồn thiện mỹ giữa muôn hoa

Lúc này Trần Thiện Hiệp đã tìm thấy Đạo. Nhà thi vào vô ngôn sống thật sự hạnh phúc, đúng là thứ hạnh phúc của một thi sĩ, quên mình, quên đời, tĩnh lặng để hòa nhập vào cỏ hoa:

Hạnh phúc là suối mát cỏ hoa

Thế là tuyệt vời. Sống mà như thoát tục. Chân dù có bám đất, hồn vẫn níu đựợc trời vô biên:

Phù du còn lại nửa đời/Vẫn chân bám đất vẫn trời vô biên,

NQS, HS,MN xin hẹn gặp lại quí thính giả trong TCYN lần tời.

NGÔ QUỐC SĨ


nguồn: nhà thơ Trần Thiện Hiệp  gửi 


-----------------------



được đăng bởi khedo@outlook.com @ 13:00   0 Nhận xét

Thứ Ba, 29 tháng 11, 2022

' tuổi 90 đọc lại NHẬT KÝ VIẾT NĂM 83 "/ Thế Phong -- Virgil Gheorghiu 08/ 07/ 2015 -- ( bài đăng lại / November 30, 2022 >

 

VIRGIL GHEORGHIU


THỨ TƯ, 8 THÁNG 7, 2015





                     nhật ký nhà văn vào tuổi 83:
                 10 tháng 7 năm 2015


                                                    Thế Phong


                                                              Thế Phong
                                                                  qua nét vẽ Nhị Khê

                                     (courtesy : Nhị Khê MD)

                                         Thế Phong  
                                       (ảnh chụp 1994)

                                                         
                              
                                  Thế Phong /  Đỗ Mạnh Tường 
                                                     ( Google Image )
                                   
                                           


                                 -   bánh sinh nhật mừng Thế Phong  83 tuổi

                                              (ảnh: Thục Khê/ con gái tá c giả )
                                                                                
                                                                          -

8 tháng 7 năm 2015


"Thế là ta đã già thật rồi,  chỉ 2 ngày nữa  đã 83" --  Kinh Thánh từng chỉ ra, 

" Còn nếu mạnh khỏe thì đến 80 " ( Thi Thiên 90:  10 a ).
 
Trưởng nữ Thục Khê gọi điện thoại báo tin, tổ chức vào chiều ngày 8/7 là tiện nhất:

"... con cháu đều không bận công việc. chỉ anh Hai và gia đình ở Houston, không thể dự sinh nhật bố thôi. Nhớ lại năm 2012, gia đình anh chị ấy về Sàigòn, tổ chức sinh nhật cho bố lần thứ 80 ở Vũng Tàu, thật vui ..."

 Trưởng nữ không kể tiếp, tới 2013:  anh Ba ly dị vợ, cưới vợ mới năm 2013, thì 2014, đã có 1 cháu trai. 

Còn trưởng nữ ly dị chồng năm 2014, quả thật họa vô đon chí đối với đại gia đình họ Đỗ.  Từ này , tộc họ ĐỖ ở Saigon ( gốc  ở Việt Trì/ tỉnh Phú Thọ/ Băc Bộ)  dường như bị xóa sổ.

 Chẳng đúng vậy sao, cháu đích tôn (con trai của  KHE DO -- tên Việt: Đỗ Mạnh Tường Khê)  sinh ở Mỹ  -- 18 tuổi sẽ  sẽ là công dân thực thụ của Hợp Chủng Quốc rồi. 

ngoài cùng, bên phải:

                                    -  cháu đích tôn, 
                                                             Minh Quan Do William 

                                       


Tôi cũng thấy đôi chút bùi ngùi. Ba mẹ qua đời, đến nay tôi không còn nhớ mặt, không còn một tấm ảnh lưu.

 Ngày bà cô ruột Đỗ Thị Thảo còn ở Việt Nam, chưa đi định cư ở Mỹ -- có lần tôi yêu cầu bà cô tả khuôn mặt ba me tôi.  Bà kể ,  dáng bố tôi người cao, nét mặt nghiêm nghị, ít cười,  tốt nghiệp ban sư phạm Trường Bưởi từ đầu thế  kỷ XX, bị đổi lên mạn ngược,hết lưu đày ở huyện Than Uyên , về Nghĩa Lộ, ra Đại Lịch,  trở lại miền trung du , trường Động Lâm,  tỉnh Phú Thọ v.v...

   Mẹ tôi da trắng, dáng phụ nữ đẹp tiền chiến,vấn khăn,  khuôn mặt trái xoan, quê Phủ Quốc Oai,  lấy chồng, một ông giáo đổi về dạy học tại đó. ( bố tôi). Sinh được 5 mụn con, 4 trai, 1 gái-- chỉ một  đứa  thứ 3 còn sống sót.   (ấy là tôi bây giờ, đã ở tuổi  83).

                           -  bà cô ruột tôi ( Đỗ Thị Thảo)  kể:
                                     " dáng bố tôi người cao cao ... "

                                        (courtesy photo: DUONG DUNG)



                           -  bà Đỗ Thị Thảo thời xuân sắc
 
                                                     (tư liệu ảnh  : TP)


  Ba mẹ tôi qua đời, đều không nhìn thấy mặt con trai lần cuối, kể cả tôi đối với cha mẹ cũng vậy. 

Về Hà nội giữa năm 1950-- nhờ bố vợ tôi sau này -- thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo đã xin với quan tây, trưởng đồn Nghĩa Lộ thuận cho tôi được về Hà Nội đi học. ( tôi đã phạm tội 'chim vợ' một tên 'linh dõng' (partisan) ở đồn Làng Bữu,  phải trồn về Nghĩa Lộ). 

  Mẹ tôi gửi tiền nuôi tôi ăn học được gần 2 năm -- thì  ngày 17 tháng 11 năm 1952,  trưởng đồn Nghĩa Lộ, thiếu tá Perceval tử trận, Việt Minh làm chủ.   Mẹ tôi và người chị gái nuôi, tên Bích ở lại -- sau  tôi được tin mẹ tôi đã qua đời vào cuối 1952 ở nông trại Làng Bữu. (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái).  

Tôi được bà cô ruột, Đỗ thị Thảo, đưa vể nuôi cho ăn học tiếp. 



Năm 1954, tôi bỏ nhà của bà cô, ra đi. Một thời gian ngủ đậu, ăn tự lo; có bữa đói quá không tiền mua cơm,  bèn trở lại quán cà phê quen trên lề đường Mai hắc Đế ăn bánh mì không chấm với cà- phê đen ,quán lề đường chỉ bán buổi sáng --  dằn bụng cho tới chiều tối--  may ra tới nơi ngủ nhờ, thuận lợi thì có bữa cơm tối, là được mời 'ăn chực'  -- nếu không. đành phải cầm cự cơn đói tới sáng hôm sau -- lại trở lại quán cà- phê bán trên lề đường Mai Hắc Đế. 

  Cuối cùng, xe đạp cũng cầm cố cho chủ quán cà- phê  - chủ quán  nhận xe đạp xong, vỗ vai tâm tình, "  thôi đành thú thật việc khó nói này, từ ngày mai đây, tôi hết vốn để  bán cà-phê chịu cho cậu nữa rồi, cậu thông cảm cho tôi nhé..." 

  Thôi thì đành phải gật đầu bất đắc dĩ , ngước nhìn lên xem quán cà phê này bán trước nhà số mấy -- đó là bảng hiệu nhà in Hiến Nam, nơi đã in thiếu cho thi sĩ Mọc Đình Nhân  [ Nguyễn Thiệu Phúc, em ruột giáo sư Nguyễn Thiệu Lâu, ông thầy dậy sử địa của tôi  lớp đệ Nhị C Trường Trung học chuyên khoa Hàn Thuyên] xuất bản tập thơ đầu tay 'Hương thơ mùa loạn'.



 Cho đến ngày 5 tháng 5 năm 1954 -- từ trên tàu thủy Ville De Saigon, tôi bước chân đầu tiên xuống  đất Sài gòn -- và sau 2 ngày, được tin Điện Biên Phủ thất thủ, lực lượng Việt Minh chiếm toàn miền đất Tây Bắc  

Tính tới 8 tháng 7, năm 2015, tôi sống ở Saigon ( nay:  Tp HCM) đã trên dưới 61 năm.

 Tôi lập gia đình  với cô Nguyễn Thị Khê  đã 49 năm ( vợ tôi, con thầy giáo Nguyễn Quốc Bảo + bà  Bùi Thị Phương Giản ) - có 6 mụn con,  bé gái út qua đời sau 1975.

 Trưởng nam đã 49 tuổi, sống với vợ + 2 con ( 1 trai+ 1 gái)  ở  Houston ( -- thứ nam , tốt nghiệp bác sĩ,  47 tuổi ( 2 đời  vợ + 3 con) -- trưởng nữ 46, (1 trai+ 1 gái) mới ly dị chồng) -- thứ nữ 44 tuổi sống cùng chồng + 2 con gái , sống hạnh phúc ở quận 7. tín hữu trung tín Chi Hội Tin Lành Khánh Hội  -- trai út 43 tuổi( 2 đời vợ + 1 con gái)  kỹ sư điện tử,  mới có việc làm .

                                 -  tân lang Đỗ Mạnh Tường
                                       & tân giai nhân  Nguyễn Thị Khê (giữa )

                              trái:   -  phụ rể Jean  (tên Việt: Giăng) 
                                           phải  --  phù dâu  Châu (bên phải)

                                             (ảnh chụp tại Dalat Palace / Dalat
                                                               (30 / 1 /  1966)
  
                                                    
                                              giáo sĩ Roberston (Hội thánh Báp- Tít Mỹ)
                                                                chủ hôn đám cưới 
                                                 Đỗ Mạnh Tường+ Nguyễn Thị Khê 
                                                         ngày 30/1/ 1966 tại Đà Lạt 

                                    


                                                 -   thủ bút + chữ ký 
                                                               ông Nguyễn Quốc Bả
                                                            ( bố vợ Đỗ Mạ nh Tường)
                                           

                                        -   ông Nguyễn Quốc Bảo,  
                                   hiệu trưởng trường Tiểu học Đa Nghĩa Đà Lạt
                                              phát phần thưởng cho học sinh  )

                                                               ( ảtư liệu ảnh: TP)


 Kể lại chuyện gia đình tôi hơi tỉ mỉ,  ấy là cũng để trả lời một bạn thân cũ : Harry Phạm hiện ở bang  Washington, đã hỏi thăm về gia cảnh tôi.

  Tiết lộ thêm, công dân Huê Kỳ Harry Phạm, cựu trung tá quân đội VNCH, từng giữ chức Tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã (Việt Nam Cộng HòA) - chàng ta là thi sĩ trữ tỉnh nổi tiếng, tác giả tập thơ 'Truyện chúng mình', bút danh Nhất Tuấn, [ i.e. Phạm Hậu    ]. 

 Thơ chàng bán chạy, chẳng thua mấy, so với  tác giả 'Em là gái trời bắt xấu'/ Lệ Khánh - ông Nguyễn Hùng Trương, chủ nhà sách Khai Trí, 60- 62 Lê Lợi Sải gòn tái bản tới lần thứ 5.

Ở Tp. HCM bây giờ, người cũ mỗi khi bực bội, giận hờn, tức tối;  thường nhắc lại câu ,
 " đừng tin những gì CS nói/ hãy nhìn kỹ những gì CS làm" ( với người thắng và thua cuộc, đều có thể biện minh lời diễn giải, qua khía cạnh có lợi cho mình ) - đó lời cựu tổng thống Thiệu ra lời.

  Nhưng có một lần, Harry Phạm   gặp tôi ở giữa đường thủ đô Saigon.  Từ trên xe díp bước xuống, tổng giám đốc Việt Nam Thông Tấn Xã nói rất nhanh :

" ... này, mày có thấy 2 câu thơ tao trên bờ tường, số 7 đường Hồng Thập Tự không? Mỗi chữ bề ngang có kích thước 0, 8m, bề đứng 1, 5 m. :

" Đừng tin những gì CS nói/ Hãy nhìn kỹ những gì C.S làm"-- 
tao là tác giả, còn kẻ 'ngâm thơ' tao trên vô tuyến, phát thanh là đương kim Tông-Tông đấy."

                       HARRY PHẠM   [i.e. Phạm Hậu -  chết ]
                          thi sĩ NHẤT TUẤN,  ở bang Washington/ Hoa Kỳ.)

                                                                 (ảnh: Internet)

Từ 2 năm nay, căn nhà trong hẻm đường Trần  Khát Chân chỉ còn vợ chồng tôi ở.  Gia đình thứ nam K. đã dọn đi, vợ lớn  đã cùng 2 con dọn về 1 căn nhà trệt, thuộc phường 3 quận Gò Vấp -- tôi nhớ  rõ ngày 13/ 7- 2013  -- sau 3 ngày vợ chồng K. dự sinh nhật tôi -- và K. xuất tiền trả, khoảng 2 triệu đồng .  

Sau đó,  K dọn về căn nhà thuê ở đâu đó với cô vợ mới, cô này đầu quân vào hội thánh Báp- Tít- Ân -Điển, giở ngón độc 'mồi chài đối tượng nam có máu mặt, tiền bạc ( cho dầu là đã vợ con) -- kể cả đương kim chủ tọa hội thanh cũng không được miễn trừ. ( vợ chủ tọa làm dữ quá, cô ta phải bỏ cuộc) cô ta bèn   quăng lưỡi câu sang đối tượng khác, chẳng may  bác sĩ K. bị mắc câu.


                                  -  Grace Baptist Church 
                                                  ( Tp..  Ho Chi Minh )


                              -   gia đình Đỗ Mạnh Tường

                                             ( bức ảnh chụp vào 1995 -
                                  trước khi trưởng nam ĐỖ KHÊ  định cư ở Huê Kỳ/ 2001)


Lúc này bác sĩ K.  đặc trách phụ trách thanh niên, và khám sức khỏe -- còn nữ dược sỉ chủ tiệm thuốc tây Hồng Thu cấp phát thuốc cho thuộc viên hội thánh Báp tít ân điển. 

 Bác sĩ K.bị "thần  L. ám ảnh cũng mê mẩn đời' -- bỏ vợ con, ra toà ly dị .  Biết mình bị  to be lustful rồi,  phạm lời răn  đấng Christ, vẫn  tắc lưỡi Thạch Sùng để  'cưới vợ rắp mông'  ('tiền dâm hậu thú).

 Thế là ông bố bác sĩ K.,   lại được 'làm sui' với một thiếu tá Quân đội nhân dân-- mà ông bố ruột của K. chưa một lần biết mặt, nghe tên, tai ngược, đầu xuôi, của  'ông sui là bố vợ  -- vợ 2 của bác sĩ K.  ở  tận Quảng Ngãi." 

  Cũng như cô vợ cái con cột của  bác sĩ K., con gái một xã trưởng thuộc huyện Thuận an, tỉnh Bình Dương.  Ông xã trưởng từng là du kích xã ở Cà Mau, tập kết ra Bắc (1955 ) lấy vợ người miền bắc, con gái lớn Nguyễn Thị Minh Hải, sinh năm 1974 ở thủ đô Hà nội.  

Vậy là, chàng airman Không Lực Việt Nam Cộng Hòa  từng có tới  '2 ông sui' trong Quân Đội Nhân Dân --  '2 ông sui'  trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa -- một là:  cựu trung tá Hoa ở Quân Đoàn  Một ( bố vợ trưởng nam hiện ở Houston) --  hai là,  'ông sui khác,  cựu hạ sĩ quan, y tá Quân Lực VNCH'. ( bố chồng thứ nữ Đỗ-Như-Tường- Khê.)



   Vợ tôi dâng lời cầu nguyện trước bữa ăn, 

" Lạy Chúa, hôm nay sinh nhật lần thứ 83 của ông Đỗ Mạnh Tường. Chứng con dâng lời cảm tạ Ngài ban thức ăn, đồ uống, để bồi bổ sức lực cho chúng con -- và xin Ngài ban ơn lại cho  ông Đỗ Mạnh Tường, người đãi tiệc bữa nay. Chúng con  cúi đầu, đồng tâm hiệp ý dâng lên Cha  bấy nhiêu điều. Amen !

Cúi đầu thầm nguyện cảm ơn Ngài, đã tiếp trợ cho tôi làm chủ đãi tiệc bữa nay -- như lời vợ tôi vừa cầu nguyện. 

Amen !

       THẾ PHONG
       Saigon, 8 July  2015.




                       - gia đình Đỗ Mạnh Tường & Nguyễn Thị Khê
                                  (ảnh chụp tại Vườn Tao Đàn, thập niên 90)


                                                    ảnh trên:
                            - bác sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê, 
                                                      cố vấn Y khoa Sanofi.
   
                                                                     ảnh dưới:
 
                                        - nữ bác sỉ  Huỳnh T hị Thu Thủy
                                           phó giám đốc Bệnh Viện Từ Dũ,
                                             trả lời trực tuyến VN. Express
                                                              sáng 27- 9 -2011"
                  

                             -   bác sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê
                                                             ( hàng đầu- bên trái)
                                            -  nữ bác sĩ Thủy ( hàng đầu- bên phải)
                                                                 trả lời trực tuyến
                                                VN. Express  sáng ngày 27- 9 - 2011

                                                 (courtesy photo: ĐĂNG HUY)

-  nữ bác sĩ  Huỳnh Thị Thu Thủy
& bá c sĩ  Đỗ Nhị Tường Khê
 trả lời trực tuyến   VN. Express 

(courtesy photo:  ĐĂNG HUY)



                                     -  một bức  tranh  của ' họa sĩ  Nhị Khê"
                                          (treo ở  một phòng viết Thế Pbong. ( lầu 3)


                                   -    một tranh khác của 'họa sĩ Nhị Khê'
                                                                          'ghi tặng Me'
                                           treo ở một phòng viết c Thế Phong  ( lầu 3)

                                                                                    
                    -   dâu trưởng Anne  Ton,  vợ Đỗ Mạnh Tường Khê)
                                                          (tên Việt :  Tôn Nữ Trang Anh)

                                           ( courtesy photo:  Lindekin )

    Thế Phong & vợ


                             

- vợ, con, cháu ngoại ngồi vào bàn tiệc 
 
                                 -  trưởng nữ Thục Khê (hàng đầu bên phải) 
                                          tặng bánh sinh nhật bố T ường 

                                         
                                    -------------------------
                                             - bài tu chỉnh
                             ( đăng lại / November 30, 2022
                             ------------------------------------------

được đăng bởi khedo@outlook.com @ 13:54   0 Nhận xét

Giới thiệu về tôi

Tên: khedo@outlook.com

Xem hồ sơ hoàn chỉnh của tôi

Liên kết

  • Google News
  • Edit-Me
  • Edit-Me

Bài đăng trước đó

  • -HÀO HOA LÀ LÍNH KHÔNG QUÂN .. ANH CÓ CÁI QUÂ...
  • - Một Người Đàn Ông Ở [ Quảng Bình ] Sốn...
  • đọc thêm : - UYÊN THAO ; NHÀ PHÊ BÌNH VĂN HỌ...
  • -một số bài thơ KHÔNG TÊN của UYÊN THAO --...
  • - VỀ QUÊ ĐÁM GIỖ / Nguyễn Thị Hậu 1957- ...
  • - HÀO HOA LÀ LÍNH KHÔNG QUÂN ... ANH CÓ CÁI Q...
  • - Đời Con Qua Như Mây Bay / Lê Đình Bảng ...
  • - TUẤN KHANH ns [ 1968- Sài Gòn ] -...
  • đọc thêm: - Vĩnh biệt cây đại thụ nhiếp a...
  • - sài gòn tết bính thân: - đi thăm văn sĩ VĂN...

Lưu trữ

  • tháng 10 2011
  • tháng 11 2011
  • tháng 12 2011
  • tháng 1 2012
  • tháng 2 2012
  • tháng 3 2012
  • tháng 4 2012
  • tháng 5 2012
  • tháng 6 2012
  • tháng 7 2012
  • tháng 8 2012
  • tháng 9 2012
  • tháng 10 2012
  • tháng 11 2012
  • tháng 12 2012
  • tháng 1 2013
  • tháng 2 2013
  • tháng 3 2013
  • tháng 4 2013
  • tháng 5 2013
  • tháng 6 2013
  • tháng 7 2013
  • tháng 8 2013
  • tháng 9 2013
  • tháng 10 2013
  • tháng 11 2013
  • tháng 12 2013
  • tháng 1 2014
  • tháng 2 2014
  • tháng 3 2014
  • tháng 4 2014
  • tháng 5 2014
  • tháng 6 2014
  • tháng 7 2014
  • tháng 8 2014
  • tháng 9 2014
  • tháng 10 2014
  • tháng 11 2014
  • tháng 1 2015
  • tháng 2 2015
  • tháng 3 2015
  • tháng 4 2015
  • tháng 5 2015
  • tháng 6 2015
  • tháng 7 2015
  • tháng 8 2015
  • tháng 9 2015
  • tháng 10 2015
  • tháng 11 2015
  • tháng 12 2015
  • tháng 1 2016
  • tháng 2 2016
  • tháng 3 2016
  • tháng 4 2016
  • tháng 5 2016
  • tháng 6 2016
  • tháng 7 2016
  • tháng 8 2016
  • tháng 9 2016
  • tháng 10 2016
  • tháng 11 2016
  • tháng 12 2016
  • tháng 1 2017
  • tháng 2 2017
  • tháng 3 2017
  • tháng 4 2017
  • tháng 5 2017
  • tháng 6 2017
  • tháng 7 2017
  • tháng 8 2017
  • tháng 9 2017
  • tháng 10 2017
  • tháng 11 2017
  • tháng 12 2017
  • tháng 1 2018
  • tháng 2 2018
  • tháng 3 2018
  • tháng 4 2018
  • tháng 5 2018
  • tháng 6 2018
  • tháng 7 2018
  • tháng 9 2018
  • tháng 10 2018
  • tháng 11 2018
  • tháng 8 2019
  • tháng 9 2019
  • tháng 10 2019
  • tháng 11 2019
  • tháng 12 2019
  • tháng 1 2020
  • tháng 2 2020
  • tháng 3 2020
  • tháng 4 2020
  • tháng 5 2020
  • tháng 6 2020
  • tháng 7 2020
  • tháng 8 2020
  • tháng 9 2020
  • tháng 10 2020
  • tháng 11 2020
  • tháng 12 2020
  • tháng 1 2021
  • tháng 2 2021
  • tháng 3 2021
  • tháng 4 2021
  • tháng 5 2021
  • tháng 6 2021
  • tháng 7 2021
  • tháng 8 2021
  • tháng 9 2021
  • tháng 10 2021
  • tháng 11 2021
  • tháng 12 2021
  • tháng 1 2022
  • tháng 2 2022
  • tháng 3 2022
  • tháng 4 2022
  • tháng 5 2022
  • tháng 6 2022
  • tháng 7 2022
  • tháng 8 2022
  • tháng 9 2022
  • tháng 10 2022
  • tháng 11 2022
  • tháng 12 2022
  • tháng 1 2023
  • tháng 2 2023
  • tháng 3 2023
  • tháng 4 2023
  • tháng 5 2023
  • tháng 6 2023
  • tháng 7 2023
  • tháng 8 2023
  • tháng 9 2023
  • tháng 10 2023
  • tháng 11 2023
  • tháng 12 2023
  • tháng 1 2024
  • tháng 2 2024
  • tháng 3 2024
  • tháng 4 2024
  • tháng 5 2024
  • Các Bài đăng Hiện thời

Powered by Blogger

Đăng ký
Bài đăng [Atom]