Thứ Năm, 23 tháng 4, 2015

hai phi công văn sĩ tiêu biểu của không lực việt nam cộng hòa... / bái viết: nguyễn mạnh trinh (usa)



   HAI PHI CÔNG VĂN SĨ TIÊU BIỂU
  KHÔNG LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA...

                               bài viết: nguyễn mạnh trinh


 nguyễn mạnh trinh : 
          " Tôi cũng là KQ, nên khi , viết  những trang chữ này cũng cảm thấy hãnh diện của một người được chia sẻ..."  



(...)

Không quân Việt Nam Cộng Hòa có một thời gian ngắn 2 chục năm để thành lập và phát triển không lực.  Trong thời gian ấy, đã có nhiều tác giả và tác phẩm có nét riêng của những cuộc sống nhiều thay đổi; của thời thế lịch sử - và- các nghịch cảnh của từng đời thường mỗi cá nhân.  cái chung bàng bạc trong cái riêng của một nền văn học khai phóng , và tự do; nên phản ánh được một phần nào nỗi niềm của một thế hệ thanh niên trong chiến tranh. 

 Một điều kiện khá lạ : trong các vị tư lệnh không quân; có tới 2 người là nhà văn có tác phẩm biểu trưng được phần nào tinh hoa quân chủng.

Đó là nhà văn Toàn Phong-Nguyễn xuân Vinh và nhà văn Trần văn Minh.


                                  văn sĩ tòan phong  [i.e. nguyễn xuân vinh 1930-       ]
                                         cựu đại tá nguyễn xuân vinh
                                                         tư lệnh Không quân VNCH, từ 2/1958 - 8/1962

                                                                   (ảnh in kèm, bài" Những nhà văn KQ")

Đời phi công là những bức thư  của một phi công gửi cho người yêu, tên là Phượng.   Những bức thư kể lại một cuộc sống vừa lãng mạn, vừa văn chương; chuyên chở được suy tư và ước mơ của một phi công Việt nam thời chiến.  Đọc những trang sách Đời phi công,  không khỏi liên tưởng tới những trang thơ hào hùng [trong] Chinh phụ ngâm; hay những trang sách của Saint Exupéry, qua những không gian bao la, của những chuyến Bay đêm, Hoàng tử Bé  [ Vol de nuit-- Le Petit Prince], của những giấc mơ đi thăm viếng gỉai ngân hà. 

Đời phi công đã ảnh hưởng tới tuổi trẻ thời đó; và hình ảnh những chàng trai phi công; đã là một mơ ước của nhiều người. Đọc Đời phi công, như phiêu lãng với nghiệp dĩ  một đời; mở ra vòng ôm rộng lớn của tổ quốc không gian.

  Tập truyện ngắn này đã được Giải thưởng văn chương năm 1961. [ thời đệ I Cộng hòa/ tổng thống Ngô đình Diệm.]


Trong một bài phỏng vấn, tác giả Đời phi công, đã nói về tác phẩm đầu tay :

"... 'Đời phi công' là một tuyển tập những bức thư của một phi công, viết cho một thiếu nữ.  đang là sinh viên đại học ; để kể cho nàng nghe cuộc đời của những người hàng ngày bay trên mây gió trời.  Tôi bắt đầu viết vào năm 1959; và,  đăng mỗi tuần một kỳ trên 'nhật báo Tự do', một tờ báo có nhiều độc giả trên toàn quốc - mà giáo sư Phạm việt Tuyền làm chủ nhiệm. 

Giới trẻ hồi đó hay đón đọc, vì ai mơ mộng, cũng có thể tưởng tượng được rằng : sau này trở thành phi công,thì mình cũng có thể là người viết những bức thư tâm tình đầy thi vị như thế này. (...) *
---
*   Nguyễn mạnh Trinh  lược bỏ. (BT)

Nhiều mục đích nêu lên tình người và tình yêu tổ quốc cùng không gian, mà tôi viết.  Nhờ sự phổ biến sâu rộng của cuốn sách này nên giới thanh niên, sinh viên hiểu biết thêm về Không quân Việt nam - và - chúng tôi đã tuyển được nhiều thanh niên ưu tú, để gửi sang theo học  những khoá huấn luyện; bay những phi cơ tối tân của Không quân, hải quân Hoa Kỳ ... "


                                       văn sĩ  trần văn minh  [ 1932-  1997  ]                                                                            cựu trung tướng Trần văn Minh
                                                                 tư lệnh Không lực VNCH- từ 1967 đến 30-4-1975.

                                                                       (ảnh in kèm,  bài "Những nhà văn KQ."


Tác giả những tập truyện ngắn 'Chết non' và 'Trong đục' ở trong nước, và 'Chốn lao xao' ở hải ngoại. Ở phần tiểu sử ở cuối tác phẩm' Chốn lao xao' [ có đoạn: 

"... Tác giả Trần văn Minh là một người lính cầm bút có tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ quân đội.  Ông viết văn, làm thơ, [bài đăng] trên các tập san không quân,  dưới bút hiệu: Trần Trụ Y-- Trần mộng Thường -- Mđ. [Minh đù] -- Cô Dương ... và có 2 tác phẩm đã xuất bản, với tên thật là Trần văn Minh. Những bài thơ ông sáng tác phản ảnh chất  hài hước trong nghịch cảnh: vui, tếu trong gian nan - biểu tượng sức sống trẻ trung của một quân chủng oai hùng, hào hoa- mà chính ông là 'cánh chim đầu đàn'.

Tới những truyện ngắn viết ở trong nước, đến những bài cảm hứng  ngắn viết ở hải ngoại- tác giả Trần văn Minh dù trải qua nhiều sóng gió trong cuộc sống; nhưng vẫn là một tâm hồn tiếu ngạo, dù có chất mỉa mai, nhưng vẫn độc đáo, tình nghĩa; nhất là đối với những người đã có chung 'màu cờ sắc áo.' (...) 

Trong Chốn lao xao,  có lần,  ông cựu tướng nhà văn tâm sự:

" ... Tôi ấy à?! Mười mấy năm nay, cá lạc hằng ấp ủ của tôi, thì thật đơn sơ; là sẽ đưa 'hường nhan tri kỷ'  về-  lấy lại mái nhà xưa  trong [cư xá không quân] Tân sơn nhất, không có tiếng động phản lực gào rú ngày đêm -- đêm mưa này gối đầu trên cánh tay tôi, nghiêng người ôm tôi; 2 đứa nằm  yên lặng trong bóng đêm, nghe tiếng mưa rơi rào rạt rạt rào trên mái ngói; nắng chiều 'tầu tiêu' [tàu lá chuối tiêu] ngoài vườn cũ sau hè ; nghe tiếng kêu thương của con nhạn lạc ngang trời trong mưa gió -- để làm gì, tôi không biết nữa.  Chỉ thế thôi !

Có chút xíu thế thôi - mà hỡi ôi !   mười mấy mùa mưa đã về trên trại Phi long, dập vùi tả tơi hoa lá; mà mộng chưa thành; [thì]  đầu bạc, gối mỏi, lưng đã chùn, thân người đã xác xơ ...             ( TRẦN VĂN MINH/  CHỐN LAO XAO. )


                                           'cánh chim đầu đàn'  một thời
                                                                   của Không lực VNCH trò chuyện với tư lệnh Sư đoàn4 KQ ( giữa)
                                                                                             và trung tướng Ngô quang Trưởng.(bìa phải.)
                                          (ảnh  in kèm "Những nhà văn KQ".)

       NGUYỄN  MẠNH TRINH
           ( "Những nhà văn Không quân [VNCH]" )

        ( trích lại,  từ Blog Luân Hoán (USA)


        lời bàn:

tháng 7/ 1967,  đồng hoá vơi cấp bậc trung sĩ, quyết định do bộ Tổng tham mưu QLVNCH- ấy là- từ sự giới thiệu rất tận tình của nguyên trung tá KQ Vũ đức Vinh ( văn sĩ Huy Quang đã qua đời ở Hoa Kỳ.), và bác sĩ  bộ trưởng Chiêu hồi Nguyễn tấn Hồng ( nguyên phụ tá quân y  KQ,  hiện nay ở Canada)  với chuẩn tướng Trần văn Minh, tư lệnh KQ.   Cũng là để  cảm ơn tướng Minh con -   ( vì  VNCH thời ấy có 2 tướng: một; trung Trần văn Minh tốt nghiệp Saint Cyr.-gọi là Minh lớn-  và chuẩn tướng Trần văn Minh được gọi là Minh con; hoặc Minh đù- bởi sau mỗi câu, ông hay đệm tiếng đù.  Và, sau này làm thơ lè phè MINH ĐÙ.

  Khi  tư lệnh KQ đưa tôi tập truyện ngắn CHẾT NON ( in 1965, một  trung úy KQ in, chỉ phổ biến trong Không quân)- tôi gợi ý nếu muốn tái bản-   tôi sẽ đưa tâp truyện ngắn CHẾT NON/  cho anh Phạm quang Nhàn, giám đốc nxb Vàng son  in ấn, phát hành rộng rãi.  Tôi  nhờ hoạ sĩ Tạ Tỵ vẽ bìa, phác họa chân dung tác giả.  Sách ra mắt tác gỉa được trả bản quyền 100.000 Vnđ. ;tư lệnh tac giả ra lệnh cho chánh văn phòng giữ.  Đại tá Ry khoe với tôi, "   Number One đôi lúc cũng kẹt tiền,  tôi gợi ý lấy tờ ngân phiếu ra đổi , thì tư lệnh lắc đầu...")

 Với lương trung sĩ đồng hóa , 1 vợ + 2 con, được lĩnh mười mấy ngàn, không  viết báo ngoài; quả là eo hẹp tài chính-  tôi đành dọn nhà vào ở trong cư xá gia binh,  ở  nhở nhà thượng sĩ Bảng , nhiếp ảnh viên báo Lý tưởng. Ông thượng sĩ già tốt bụng, dành cho một phòng nhỏ.
 ( nguyên căn nhà trệt xưa là nhà tắm , dành cho hạ sĩ quan Không quân Pháp ).  

 1 tết Mậu thân 1968. phi trường TSN bị tấn công, súng nổ rầm rầm như pháo ran,  tiếng phản lực, rú gầm trời  - có lẽ vậy-  một con rắn lớn dài  hớn 1 thước ở dưới cống bò lên, quấn thân quanh giường em bé, con trai tôi đang ngủ. Thằng  trai lớn gọi bố inh ỏi , tôi cuống cuồng , chụp ống thuốc muỗi  Insectiside , xịt lung tung; bỗng dưng con rắn bò xuống đất, quanh phòng.  Tôi hô hoán lên, thượng sĩ Bảng giúp 1 tay,  đánh chết con rắn. 

Một ít lâu sau, bà cụ mẹ thượng sĩ  nói vào nói ra, không muốn chúng tôi ở nhờ nhà của con bà nữa.  Vợ nói nhỏ vào tai chồng, " hay là mình xin ông tướng cấp cho một miếng đất nhỏ gần đấy, để cất tạm cái chòi lá , có chỗ chui ra, chui vào ."  Nghe bùi tai, một lần tướng tư lệnh mời ăn sáng ở Câu lạc bộ 4 phương trời  bên Sư đoàn 5  - tôi  đưa ý kiến do vợ tôi mớm lời. Ông tướng không nói gì, gọi phục vụ đưa ra miếng giấy trắng nhỏ bằng bàn tay, viết,"  cấp cho TS Tường 1 căn nhà / ký tên MINH." Tôi đưa mảnh giấy cho thiếu tá Chấn, chánh văn phòng tư lệnh sư đoàn 5 KQ chuyển.    Và, ít lâu sau, tôi được cấp  căn nhà ở dẫy Phi long, dài 8 x 10m. 
 ( của một thượng sĩ già giải ngũ, ông này bảo tôi  chi 50.000 Vnđ tiền tôn lợp mái căn  phụ cơi nới thêm.)  Khi dọn nhà đi, bà cụ mẹ anh Bảng không tin, " nói thì nói vậy thôi,  cô chú cứ ở, bây giờ xin nhà ở trong khu này khó lắm. Nghe nói có cả  1 chồng đơn dầy cộm xin cấp nhà; kể cả các hạ sĩ quan con ông cháu cha,  hoặc có thế lực, mà đã có ai  đã được cấp nhà đâu?  Chú ấy quen ông tư lệnh hẳn có khác người rồi ... ?!". 

 Ở lính được 7 năm ngoài, thì tới đầu năm 1973, lực lượng Hoa Kỳ cuốn cờ rút về  Mỹ-  rồi Trại David dành cho lực lượng quân sự  2 bên trú ngụ - tôi vẫn chưa có y hướng gì là miền Nam sắp mất. Dân chúng ở ngoài chạy tán loạn vào phi trường tìm đường di tản. Vợ của cậu em, con bà cô ruột ở ngoài,  giắt 2 con nhỏ vào cư xá, gặp vợ chồng tôi di tản theo chuyến bay Babylift.     Vợ tôi cuống cuồng hơn , giục tôi , " hay anh lên xin Tướng di tản đi..." Vợ tôi tin chắc như chuyện xin tướng miếng đất làm chòi ở, thì lại được cấp nhà. Và cũng đã  có lần, vợ tôi  được nghe chuyện:  ông Tư lệnh KQ thấy tòa đại sứ Hoa Kỳ ( thời đại sư. E. Bunker) làm khó dễ, không cấp visa cho tôi tham dư International  Writing Program ở Iowa -  mặc dù đã đã 5 lần 7 lượt bác sĩ Paul Engle thúc giục cầm thư  "show it to US Embassy "-  mà tòa đại sứ Hoa Kỳ vẫn từ chối cấp visa cho tôi- còn tiền ăn uống, ăn ở do dại học Iowa đài thọ. 

 Lý do , chỉ vì trong cuốn tuyển thơ WE PROMISE ONE ANOTHER  * ( in mimeographed xuất bản ở Washington D.C. 1971)  do Don Luce, Johen C. Schafer, Jacquelyn Chagnon  sưu tập in một tuyển tập thơ văn phản chiến, chống đối cuộc chiến tranh Hoa Kỳ can thiệp vào Việt nam. Phần đầu đăng thơ các ancien master Nguyễn Du, Nguyễn đình Chiểu,  Phan chu Trinh, rồi đăng thơ  miền Bắc :  Hồ chí Minh, Tố Hữu, Xuân Thủy,  Lưu trọng Lư, Tế Hanh... tới  Mặt trận Giải phóng miền Nam : thơ Giang Nam, Thu Bồn,  Cửu Long v.v..  sau cùng  VNCH;  thì  có  thơ Nhất chi Mai,  nhạc Trịnh công Sơn,Phạm thế Mỹ, và bài tho WHAT A SIGHT, 550,000 GI' s  IN VIETNAM,  thơ Thế Phong v.v ...

  Vì lý do đó , Mỹ từ chối không cấp visa .

  Biết vậy, tướng Minh tư lệnh  KQ phán,"   Mỹ không cho anh đi dự hội thảo văn chương; thì tôi cho anh đi làm hạ sĩ quan liên lạc, được không ? . Sang đó, anh muốn đi hội thảo, đi đâu tùy ý...".    Nhưng, khi ấy , tôi +  1 vợ + 5 con, đứa nhỏ nhất mới  chào đời; nhà không có người làm, bên ngọai thì ở Dalat-  tôi  cảm ơn  lòng tốt của tác giả CHẾT NON.

Nghe vợ nói vậy, tôi chỉ ừ ào cho qua,  chứ lên gặp tướng Minh,  để xin di tản thì khó nói quá.   Vợ tôi cằn nhằn, " không qua khỏi 1 tháng 5 năm đâu, người ta đi di tản ào ào, muốn vào phi trường không được; còn mình ở  trong phi trường, dễ đi quá ;  thì lại  ỡm ờ ".

 Sáng 29 tháng 4/1975, tôi chở vợ+ 5 con vào Air Terminal đê tìm cách di tản, thì,  giữa lúc ấy ở đây, phi đạo bị pháo, nhiều chiếc C.123, C.130  trúng pháo kích, khói  bốc ngút ngàn.  Thế là chở nhau ra Tân định, xin ở nhở bà chị vợ ; được ít ngày - gặp  Đàm xuân Cận , anh cho biết có căn nhà 118/12 Trần khắc Chấn bỏ trống, cho ở nhờ.   Cho tới đầu tháng 10/ 1975, nhờ bà chủ bánh cuốn Thanh Trì  ở cho biết: trong hẻm Trần khắc Chân,  có căn nhà trệt, lợp tôn , chủ nhà có 2 căn, nên muốn bán- nếu nhà không có người ở,  thì  Ủy ban quân quân sẽ trưng dụng.  

Đúng dịp đổi tiền lần thứ, 500 đồng VNCH ăn 1 đồng tiền mới, chúng tôi đổi được 175 đồng, vay thêm người bạn, mua được căn nhà hiện đang ở cho tới nay. Thật cảm ơn Nguyễn sỹ Hưng cho mượn 25 đồng tiền Ngân hàng mới. (  cũng đã nghe tin bạn Hưng qua đời ở Mỹ rồi.) 

Cuối 1974,  KQ Nguyễn văn Phát hiện định cư ở Bolsa,  gửi cho tôi đọc một đoạn hồi ký của cựu tướng tư lệnh KQ  Trần văn Minh tự -sự- kể; vào những ngày cuối củng của tháng 4/ 1975- vơ con ông tướng đi trước- còn  ông vẫn  lam việc tại văn phòng tư lệnh. . Một sáng,  cố vấn KQ Mỷ tới  mời ông đi họp, xe díp Mỹ lái, họ không đưa ông vào DAO để họp;  mà  ra bãi  trực thăng, chở thẳng tư lệnh KQ  ra ngoài hạm đội Mỹ.

 Và, tác giả  CHẾT NON tỵ nạn ở Mỹcũng đã đọc HỒI KÝ NGOÀI VĂN CHƯƠNG xuất bản ở Bolsa -  ông đã gửi 100 usd tặng tôi, qua KQ Phát  ở Bolsa chuyển. 

Sáng nay, đứa con trai út  mời chúng tôi đi ăn phở gà Hương Bình, uống cà phê ở Highland Coffee.   Vợ  tôi nói vợ chống Đỗ Thông,"  Mỹ không cho bố đi dự' International Writing Program' ở Iowa, vì tòa đại sứ Hoa kỳ Saigon không cấp visa- thì ông tướng tư lệnh KQ  hứa cho bố đi làm hạ sĩ quan  liên lạc ở Mỹ, rồi tha hồ đi họp văn chương - nhưng  nhà mình  không người làm, mẹ ở nhà một nách 5 đứa , nên  bố không đi nữa. Tối tối bố bị cấm trại,  sáng về,  giặt 1 chậu lớn  tã lót,  ấy là lúc con mới ra đời đấy!"

Ngụm một hơi Expresso petite trong tách nhỏ bủn xỉn, giá không rẻ, 440 Vnđ( so với Expresso nhõ to đùng của Starbucks,  chỉ phải trả 550 Vnđ  -  tôi ngồi ngay ngắn lại bên cạnh vợ,  để vợ chồng Đỗ Thông chụp vài pô kỷ niệm.

 Thế là đã 40 năm qua rồi, chóng thật! "

  THẾ PHONG
   30 April, 2015.

----
*  "  Thế Phong  is an airman working with the press office of the Vietnamese Air Force.  He spent two years working for the American military in Viet Nam and was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the Government of the Republic of Vietnam's pacification program.  Working closely with the American military in South Viet Nam, he has had an opportunity to observe the effect the presence of GI's has had on Viet Nam society. Many of his poems contain lurid details of the actions of Americans in Việt Nam. Included here are excerpts from a longer poem."

(P. 33-  39  WE PROMISE ONE ANOTHER /    published b The Indochina Mobile Education Ptoject, Washignton D.C. , 1971.)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ