nhà văn tác phẩm cuộc đời - thế phong 18 - 2
nhà văn tác phẩm cuộc đới / thế phong -
nxb đại ngã saigon tái bản năm 1970
nhà văn tác phẩm cuộc đời
tự-sự-kể : thế phong
18 - 2
Tôi bỏ lại thành phố ra đi. Trong lúc tiền không 1 đồng, tôi đánh ôm chồng sách cũ đem đi gán cho một hàng sách cũ. Tôi chẳng biết tên anh la gì, song thường gọi: anh Ba, góc Lê văn Duyệt + Trần quý Cáp mua và bán sách cũ, mới * Anh Ba đối với tôi rất tốt, anh lại biết giá trị sách nào thuộc loại quý, hiếm. Nhờ vậy, những lần nhà hết gạo, tôi lại đến nơi anh và ít khi không có tiền đem về. Nên, bạn bè gặp sách chính trị, văn học tiếng Pháp bán son ở ngoài lề đường - ho hỏi tôi: đấy có phải là một cách muốn phổ biến sách ấy cho người khác đọc không ? Lắc đầu, trả lời thành thật : hết tiền mua gạo. đem bán độ nhật. Thì anh bạn đặt câu hỏi ấy lắc đầu không tin - bèn đùa : đàn ông đàn ang gì mà hệt đàn bà con gái, nói thật tưởng đùa, rồi đùa lại yên chí là thật ! Nghĩ sâu sa hơn, bề ngoài nhìn vào tôi, có ai thấy điểm nào lột ra vẻ khố rách, áo ôm đâu ?
------
* sau, biết tên thật: Phạm minh Đỗng - miền Nam kêu ĐỔNG - người nhỏ thó, thấp mặt hơi choắt, ăn nói xuề xòa, lòng tốt vô biên.
Saigon vẫn chỉ thích đánh giá qua cái nhìn bề ngoài ! liệu Paris có đúng là mẹ sinh ra nó ở thế kỷ trước không ? Nhờ anh Ba, có khi tôi thiếu bạc trăm hay bạc chục, anh đưa ngay- vì thế - tôi có tiền mua giấy duplicateur in sách rô-nê-ô.
Cái khó khăn nhất hiện thời: không có chiếc máy chữ cỡ trung để đánh stăng- xin - tôi xin phép anh Trịnh hoài Đức, quản lý báo Văn hóa Á châu ( nay đã dọn về 34 Phạm đăng Hưng, Dakao) cho phép tôi đến đánh máy - Ở đây có chiếc máy chữ Remington, Mỹ viện trợ, bàn phím có nấc điều chỉnh, anh không thể đánh mạnh tay và chỉ cần lướt nhẹ tay.* Chiếc máy chữ ấy rất hợp với tôi, tựa hồ như đời tôi đang thèm muốn người vợ hiền thục vượng phu ích tử vậy ! Tưởng tượng trong đầu, trên bàn có chiếc máy chữ và những cuốn sách bày cần thiết tra cứu, phía sau là chiếc tủ bày toàn sách cần thiết, ngẫm đến đây lại tự thương thân không ít !
-----
* nấc điều chỉnh, để khi nếu đánh mạnh tay, không làm rách tờ stăng-xin, cứ một nấc đều đều như vậy, in ra rất đẹp - còn thêm bộ clavier tiếng việt đúc ngay khi sản xuất, dấu được ép kín không nhô lên, nhìn chữ tiếng việt rất mền mại gần như chữ la- tinh không dấu. Tập Nhà văn hậu chiến 1930- 1956 / tập 4 / trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956 / Thế Phong - bản tái bản sử dụng chiếc máy chữ này, ruột sách in rô -nê-ô mực đều, rõ, chữ dễ đọc.
Nhớ lại khi tôi ở đường Trương minh Giảng, mượn được chiếc máy chữ, khi qua cầu TMG, bị cảnh sát ách lại kiểm tra giấy tờ. tất cả giấy tờ tùy thân đủ , duy chỉ thiếu biên lai chiếc máy chữ, thế là người và tang vật bị đưa về bốt Cảnh sát trong Cư xá Đô thành ( Saigon 3) . Hồi đó, cành sát, mật vụ, rờ-sẹc nhiều như ruồi, canh gác các ngã 4 đường - thấy ai khả nghi, ách lại kiểm tra. Và, tôi được 1 cảnh sát viên áp giải đưa về quận để giam. Thôi thì, tặc lưỡi như Thạch Sùng tiếc của, đành phó thác cho định mệnh xoay vần, muốn ra sao thì ra ! Đời là cái cóc khô gì mà yêu nó ! tôi ngồi bó gối trong xó đến gần tối - nghe lệnh tập hợp : ... chúng bay ra đây, đi khiêng gạo , mau lên ... !' Tôi nhớ đi khiêng gạo đem tới nhà ông Cò ở đường Hai bà Trưng ( gần ngã tư Phan thanh Giản ) . Tới gần khuya, 1 cảnh sát viên chở tôi đến nhà bạn tôi đã cho mượn chiếc máy chữ để kiểm tra. Nhà bạn tôi ở đường Trần hưng Đạo B, ngã tư Trần bình Trọng , số nhà 7 trăm bốn mấy .... cảnh sát bấm chuông, tôi hy vọng bạn tôi có nhà sẽ thoát tội- nhưng- lát sau người đàn bà ra, không nhớ tôi là ai, lắc đầu , không xác nhận. Bị ăn cái bợp tại nhẹ, tôi năn nỉ: ...thưa Sếp, tôi là học sinh, Sếp thông cảm, tôi không dám nói dối, tôi mượn em của chị ấy, tên Lộc'. - ' Thôi được, lần này tạm tha!
Một đêm muỗi cắn,ngồi bó gối, không sao ngủ được, còn tên kia quấn hết manh chiếu ngáy ngáy khò khò trong góc.
Sáng mai, 2 cảnh sát viên chở tôi lần 2, trên đường đi, tôi bị ngồi giữa mắt nhắm cầu nguyện lạy trời sáng nay Lộc có nhà , không thi no đòn ! ... mày lẩm nhẩm cái gì đấy. có thật mày là học sinh không, học lớp mấy,trường nào, khai gian là chết đó em ! ' - Thưa Sếp tôi đã khai đúng bữa qua có ghi sổ rồi!' - Được, sao xa thế, đến chưa ?
Lần này tôi được bấm chuông, tuy không có súng gí vào lưng, 2 tên cảnh sát đứng kềm. Lõ mắt nhìn vào, lạy trời Lộc có nhà , tứ trong nhà có tiếng dép lẹp kẹp ra: . Kìa Tường, mày ... ' Môt cảnh
sát hỏi lý do, và Lộc xác nhận chiếc máy chữ Triumph là của anh ta .
Thở hát ra : ...cảm ơn Trời!
Từ nhà trọ sang trụ sở hội Văn hoá Á châu , đạp xe đạp gần 1 tiếng đồng hồ. Tôi đánh máy cho tới trưa, rồi về ăn cơm. chiều lại đến. Căn nhà gồm trệt và lầu, dưới nhà , văn phòng phủ Tổng ủy tị nạn trực thuộc tổng thống phủ, có công an gác - tôi lên lầu tỉnh bơ - ngồi vào bàn đánh máy. Có lần gặp giáo sư Nguyễn đăng Thục , ông ta vừa là hôi trưởng vừa chủ nhiệm báo của tôi trước kia, giáo sư hỏi tôi: ... sao, vẫn chưa bị bắt à ? Chẳng hiểu nói đùa hay cố ý, quả là tôi lo cho số phận mình nhiều hơn. Bèn giải thích cho nhà văn hóa hiểu: dạo này in rô-nê-ô , sách dịch nhiều hơn sáng tác- cốt để vừa lòng nhà văn hóa. Trước kia, anh không chịu cho đăng sáng tác, cho rằng tình trạng văn nghệ nước ta chưa đat đến trình độ sáng tác, mà phải dịch trước . Thấy tôi đưa sách đang đánh stăng-xin cuốn ký sự lịch sử của Roubaud, anh hài lòng - và tôi cũng tạm yên lòng - không còn lo ngại có thể nghi ngờ tôi đến đây đánh máy truyền đơn không chừng ? Mà thật ra cũng chẳng oan gì, loại văn chương như Con chó liêm sỉ nào có khác gì truyền đơn cách mạng, có xúc động , nhạy cảm nữa, đòi đứng lên đạp đổ đời sống trâu chó hiện hành.
Làm thường trực ở hội, có anh Khiêm. Là người có khuynh hướng ủng hộ Phật giáo tranh đấu, nên tôi vững tâm. Đôi khi, anh Khiêm đưa cho tôi xem bản thông tin từ chùa Xá lợi phát ra, lên án chính phủ Diệm đàn áp tôn giáo. Có cả bài thơ Vũ hoàng Chương nữa, anh Khiêm nói với tôi: bài thơ này có chí khi đấy chứ, tôi gật đầu tán thành bừa bãi, thâm tâm nghĩ khác. Như tôi đã viết về nhà thơ này ở phần trên: nhà thơ ủng hộ chế độ vì ông ta được giải thưởng văn chương, bây giờ làm thơ đả kích chế độ Diệm đàn áo Phật giáo, nên tin hay ngờ ?
Viết sách đã khó nhọc, lao tâm, lao lực; lại không xin giấy phép , sách in rô-nê-ô, đi gửi, rồi thu tiền về, + nhiều thứ lặt vặt khác nữa hành hạ thật thấm thía, đau đớn tới tận xương tủy. Khi chúng tôi có tiền, không cần phải chạy vạy, nay có được đồng nào lo in bìa , mua giấy duplicateur in ruột, ráp dần
dần lại thành quyển sách. Lối in sách của nhà văn nghèo mới thảm hại làm sao ! Khi Lê xuân Khoa * cho biết, in rô-nê-ô có khó gì đâu: ấy là anh chỉ nghĩ là có tiền rồi thuê in, chỉ cần chút khôn ngoan , đánh lạc hướng không cho công an, mật vụ biết in sách lậu , văn chương nổi loạn mà thôi ! Nhưng những cái lo khác mới đáng kể, có lần Lê xuân Khoa bảo tôi : đọc tới nửa cuốn sách, bỗng chột dạ, tự hỏi, sao như vậy lại có thể được cấp phép ?- anh ngưng đọc, mở trang đấu, lật sang trang cuối xem có giấy phép không , không thấy ghi, giật mình.
---
* giáo sư Lê xuân Khoa , chủ bút tạp chí Văn hóa Á ch6u - Nguyễn đăng Thục , chủ nhiệm.
Mỗi lần in sách rô-nê-ô, tôi lo tiền thôi đã quá khổ sở và thật khốn nạn ! Sách vẫn ra đều đặn. nhưng không bầy bán ở ngoài phố nữa, không tặng báo chí nữa , đề nghị đọc giả của Đại Nam văn hiến trả tiền từng cuốn một , sách sẽ được giao tận nhà. Bàn với Thế Nguyên * nên viết một lá thư, gửi cho khoảng 5 chục anh chị em làm văn nghệ, hoặc đọc giả bấy lâu vẫn là bạn đọc nòng cốt trả tiền, sau khi nhận được sách. Ít ra 3 chục người mua., mỗi tựa sách in rô-nê-ô là 50 đồng, mỗi tháng xuất bản 2 cuốn, như vậy có thể hoạt động được.
-----
* điều khiển nhà xuất bảnTrình bày bây giờ,
Tôi đã lường trước được sự từ chối của nhiều người văn nghệ, hay trí thức đọc sách. Người làm văn nghệ thường được biếu sách, nhiều khi họ chẳng đọc. Một số trí thức đọc sách, nhưng thích đọc sách ngoại ngữ. Dân tộc ta chưa phải cường quốc, tất không phải một thủ đô tung đi khắp nơi những sáng tác phẩm, để cho thế giới đón nhận : mà chỉ thu lượm, tác phẩm văn nghệ từ các nước lớn làm thời trang văn hóa. Rồi bắt chước. Lần này, xuất-bản-cục Đại Nam văn hiến buộc họ đóng tiền , nếu họ muốn đọc sách - tất nhiên thái độ này sẽ làm họ phật lòng - hạ mức ưu đãi của thành phần trí thức văn nghệ được hưởng. Họ có thể bỏ ra 1 trăm đồng / tháng mua 2 sách chúng tôi xuất bản, nhưng điều tiếc nhất, họ mất đặc quyền tinh thần kia. Nhưng họ phải đọc, không nhiều lấn thí ít, không nhiều cuốn, nhưng ít nhất là một không thể không đọc. tất nhiên, sách đó phải là sách hay, dám có thái độ về lập trường chính trị; tác phẩm văn nghệ phải sống động.
Như vậy, xuất-bản-cục đã dám mong rằng sẽ có một vài dự định thực hiện được. In rô-nê-ô là một hình thức đấu tranh, nói lên được thực trạng sinh hoạt một nước có nền kính tế, chính trị, xã hội bất ổn. In rô-nê-ô còn là cách giải tỏa những bản thảo của tôi và một số anh em đang tồn kho- nếu không in được- dầu là in rô-nê-ô đi nữa - anh em sẽ không thể sáng tạo thêm cái mới. In rô-nê-ô là phương tiện chính nhà văn trù liệu, không bị xếp vào món ăn tinh thần chiều theo thị hiếu và ý muốn
( thương mại) của nhà xuất bản .
Tôi viết một, hai bài về lý do tại sao phải in rô-nê-ô đăng trên tuần báo Tân dân / Nguyễn đắc Lộc chủ nhiệm, 1 bài trên tạp chí Sống / chủ nhiệm: Ngô trọng Hiếu.
Nhà thơ Hoàng Trinh gặp tôi ờ Câu lạc văn hóa* đâu đó khoảng 1960 , anh ta phát biểu rất hùng hồn : '.. .chúng ta đâu có ở trong vùng kháng chiến đâu ? - qua con mắt phục vụ chính quyền của ông giám đốc phát thanh. Khi chưa tham gia chính quyền, nhỏ hoặc lớn, rất có thể Hoàng Trinh rất thích tác giả Virgil Gheorghiu - và anh từng dịch được ít trang cuốn La vingt-cinquième heure. , nhưng khi làm giám đốc - tôi đưa bản dịch in rô-nê-ô Chiếc roi ngựa / Gheorghiu - anh hỏi tôi: tại sao dịch Gheorghiu ,và nhất là dịch cuốn này ? Giữ im lặng, nhưng tiếng trả lời trong lòng, phản ứng rất mạnh đấy: dịch để làm gì ả? để chửi chế độ Ngô đình Diệm, quất những chiếc roi ngựa vào mặt bọn phong kiến Phanariote Việtnam, chứ còn làm gì ?! Nhưng được một điều, anh Phạm xuân Ninh ( tức nhà thơ Hoàng Trinh) rất nhiệt tình mua ủng hộ sách Đại Nam văn hiến trong vòng 2 năm liềm, trả tiền trước từng tam cá nguyệt. Nhưng mỗi lần đến nhận tiền, quả là khó nhọc, phải canh giờ nào anh có mặt ở nhà, giờ nào anh ngủ trưa, giờ ăn, giờ thức dậy đi làm- song, với nhiều người khác- đi 5 lần 7 lượt, có khi ròng rã, 2, 3 ngày chưa gặp được mặt. Có người mua sách Đại Nam văn hiến chịu 2 năm liền, người của xuất bản cục đi đòi tiền, không dằn được kiên nhẫn, đã cất tiếng chửi thề.
-----
* tọa lạc tại 142 đường Tự do, Saigon 1. Chủ quán là cựu tổng trưởng Thái, được một ai đó trong chính quyền
Ngô đình Diệm cung cấp tài chính ?( có thể bác sĩ Lý trung Dung, chủ tịch Mặt trận Tự do Văn hóa , làm chính trị , lăm le chức bộ trưởng nào đó ?)
Có 1 lần, anh Triều Đẩu thấy vậy, nói với tôi : chúng ta đi đòi tiền, chứ đâu có đi xin đâu ?Nhưng nhà văn Triều Đẩu mới chỉ mới bắt gặp 1, 2 lần đến nhà Thiệp đòi tiền mua sách, tới lần thứ 5, 6 , thì được trả sóng phẳng - chứ còn bao kẻ khác , như kỹ sư Đ. Đ. Chỉnh chẳng hạn; 2 năm mua sách, tính ra rất nhiều lần tới nhà đòi, bấy nhiêu lần về không ! Hoặc nhìn qua nét mặt bà cụ mẹ của Lộc ở 7 trăm 4 mươi mấy Trần hưng Đạo B, đòi tiền mua sách , đi không lại về không; lại bị bà cụ trả cho cụ nhìn khó chịu, vừa đi vừa về đạp xe đạp mất gần 2 tiếng đồng hồ.
Thế là, tôi đành phải bỏ , không đòi nữa, ấy là với Lộc. tên bạn học cũ ngày xưa rất thân .
Hoặc, một họa sĩ trẻ tuổi tên Đ. C. chẳng hạn, mua sách xuất-bản-cục, khi anh ta đang học ở ở Huế, sách phải gửi ra ngoài ấy. lúc trở vào Saigon ( nhà cha mẹ ở đường Trần quốc Toản ) tôi đến đòi tiền, anh ta khất nợ. Năm sau, lại vào Saigon , tôi đến nhà, anh trả lời lạnh lùng không nhận được sách - tuy trước đã hứa sẽ trả tiền . Sự thông minh man trá này chỉ là chuyện vặt - bởi lẽ - xuất -bản -cục gửi bưu phẩm theo lối thường - về bằng chứng - đành chịu thua. Nhưng có 1 lần, bất chợt, đến nhà anh ta ở 3... Trần quốc Toản - gần chợ Tân định - không phải việc đòi tiền mua sách, mà là chuyện Ninh Chữ in thơ trong nhà xuất bản, nhờ tôi qua nhà họa sĩ Đ.C. lấy bìa đã trình bày. Cô em gái cho biết : anh cô vắng nhà, cô tìm một tờ giấy trắng để tôi ghi mấy chữ - thì , tôi bắt gặp cuốn Hồi chuông tắt lửa / Thế Nguyên ( in rô-nê-ô) có chữ ký quản nhiệm + dấu son, nằm chình ình trên bàn viết của C.
Và nhớ rât chinh xác, cuốn Hồi chuông tắt lửa này được gói chung với số sách đã gửi ra Huế cho C. Giả thiết, trả lời không nhận được sách, sao cuốn truyện Thế Nguyên lại có trên bàn viết ? Thà, không trả thì thôi, ăn quỵt có đáng là bao đâu , rồi vịn cớ, không nhận được sách ?
Và tôi không tiết lộ cho anh ta biết đã nhìn thấy cuốn Hồi chuông tắt lửa trên bàn viết ?
Tự nhủ, không nên gặp bạn này nữa , số sách gửi đâu đó chỉ vào khoảng 700 đồng - thật ra rất
rẻ , để đoán định nhân cách con người + tư cách người nghệ sỉ chàng họa sĩ trẻ sinh năm 1939!
Lại nói thêm về Hồi chuông tắt lửa / Thế Nguyên xuất bản vào tháng 8 / 1963, giữa lúc Phật giaó + chính phủ Diệm tới hồi gay cấn - tôi nhận được một lá thư , tuồng chữ lạ, nằm trong số thư từ trong hộp thư 1123 Saigon thuê bao. Mở ra xem, hóa ra của Nguyễn văn Trung đang dạy ở đại học Văn khoa Saigon. Trong thư, ông ta muốn mua 1 cuốn truyện Hồi chuông tắt lửa của xuất bản cục , và mong được gặp mặt tác giả . Rất mong nhà xuất bản giúp đỡ cho được gặp tác giả, để ông ta đóng góp trực tiếp một số ý kiền về cuốn truyện, kể cả tán thưởng + sự bất đồng một vài điểm rất quan trọng.
Phải nói ngay rằng : đây là một khích lệ đang lưu tâm của giáo sư Trung, người trước kia đã lên án người chủ trương Đại Nam văn hiến xuất-bản-cục là tên phá hoại văn hóa văn nghệ miền Nam
tự do !!!. Vậy là nhà xuất bản đã đạt được ý định trước kia: - họ - chống đôi nay đã phải đọc sách, hoặc tìm mua, tìm mượn loạn cả lên như Phan Nghị viết trên nhật báo Mới khi tìm đọc Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh / Thế Phong .
Ông Nguyễn văn Trung khi còn là khoa trưởng Văn khoa ở Huế - tôi đã cho ông ta một ghi chú trong bài trả lời Nguyễn mạnh Côn + Hoàng Trọng Miên vs đạo sách Nguyễn dổng Chi ( Hànội) - khi ấy, tôi xếp ông Nguyễn văn Trung đồng hạng Nguyễn mạnh Côn :bọn văn công chính quyền, bọn đạo văn - vì ông Lê thanh Châu bạn của ông Trung , giáo sư viện Đại học Huế đã bị Phạm công Thiện lên án đạo văn của một vị có tên Moeller gì đó, rối đưa vào sách của ông Lê thanh Châu, không ghi chú. Bài báo này PCThiện viết trên tạp chí Bách khoa / Lê ngộ Châu .
Và tôi còn ghép tội ông Nguyễn văn Trung, qua bút danh khác Hoàng thái Linh, tác giả bài Trường hợp Sagan ( đăng trên tạp chí Sáng tạo / Mai Thảo) là đích thị phỏng dịch tư Le cas de Francoise Sagan / Charles Houbrier.
Tuy rằng, sau tôi có đính chính tôi lầm ( mới đấy thôi) , chứ khi trước, ông Trung đã định kéo bè cùng Nhà Văn hoá Vụ. Bô Thông tin kiện tôi vu khống. ( vụ tôi trả lời Nguyễn mạnh Côn bênh vực Hoàng trọng Miên đạo văn đăng trên tạp chí Văn hữu / cơ quan Văn hoá vụ) .
Bây giờ, chính giáo sư Trung viết thư tay ca tụng nhà xuất bản Đại Nam văn hiến , xin mua 1 cuốn truyện, xin gửi tới địa chỉ ... đường Duy Tân ( lầu 3) giao sách,rồi nhận tiền. Sách đã giao ( cho vào hộp thư), cửa khóa, nhà đi vắng, không lấy được tiền - tôi vẫn thúc giục cậu cháu đến nhận tiền - không phải vỉ 50 Vnđ - nhưng ,tôi đòi hỏi sự sòng phẳng , bán sách phải được trả tiền .
Nhớ tới một số nhà báo, nhà văn , nói chung ,trí thức Việtnam không chịu mua sách báo trong nước mà chỉ muốn được biếu, hoặc tặng. Còn việc đọc hay không không cần biết, nhưng, đó là cái lệ , cứ tặng bừa bãi trước đi. Đối với tôi, điều này ngược lại, tặng ra tặng, mua ra mua. Nhớ 1 lần đi thu tiền sách ở góc đường Pasteur + Lê Lợi, chủ 1 sạp báo bảo tôi: ông Mai Thảo, ông Lê tràng Kiều ( tự xưng tên ) mỗi người lấy 1 cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỷnh mà không trả tiền. Các ông ấy bảo : nói với tác giả sách này như thế, thì ông ta sẽ biết ngay thôi ...'
Trả lời chủ sạp báo: nhắc họ rằng dù là nhà văn, nhà báo .. nhà gì đi nữa, lần sau lấy sách, báo phải trả tiền sòng phẳng - một người thu tiền Nxb Đại Nam văn hiến dạy họ thế.
(còn tiếp )
thế phong
( Sđd : tr. 268 - 278 )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ