Thứ Hai, 18 tháng 3, 2024

Mua bán lạc son [ soong] / Trầ n Yên Hòa / Hoa Kỳ -- trích: www.vanchuongviet.org>/ tphcm .

 


Mua bán lạc son
Trần Yên Hòa

 

 

Hoạt đạp chiếc xe đạp cà tàng đi lang thang trên khắp những con đường Sài Gòn để mua đồ phế liệu.


Một ngày thức dậy từ sáng sớm, anh ra quán cà phê lề đường kêu một ly cà phê đen, uống cho tỉnh táo, rồi ghé quán xôi bà cả Cần mua gói xôi hai đồng, vừa dựng xe đạp bên vỉa hè, vừa ăn gói xôi, vừa uống cà phê. Cuộc sống thường ngày, cứ quay đi quẩn lại như cái kim đồng hồ, một ngày đối với Hoạt là như vậy.

 

Từ ngày anh ra khỏi trại tập trung đến nay, loay hoay với cuộc kiếm ăn khó khăn giữa một thành phố xô bồ nhộn nhịp, xa hoa phù phiếm này. Mới đầu, vì không vốn liếng, không chỗ ở, lại bị công an theo dõi hàng đêm, Hoạt phải đi lang thang trong các khu nhà có những thùng rác, nơi bỏ rác của cư dân. Danh từ thường gọi những người như Hoạt là dân móc bọc. Chàng đi từ nơi này sang nơi khác, xóm lao động này sang xóm lao động khác, kiếm ăn hàng ngày, cũng may ra tạm đủ.

 

Chàng nghĩ đến những ngày dài trong trại tập trung, ăn uống đói khổ, chỉ nuốt bo bo và khoai sắn khô, thế mà cũng qua đi sáu năm trong lao tù cưỡng bách. Bây giờ ra ngoài đời, mọi cơ khổ dù thế nào đi nữa chàng cũng vượt qua được.

Dần dần, Hoạt để dành được một số tiền nhỏ, anh mua chiếc xe đạp này, ghé chợ Cầu Muối mua một cái giỏ cần xé, mua thêm hai dây cao su dài và chắc, buộc cái giỏ cần xé phía sau ba ga, và anh bắt đầu đổi nghề, đi mua đồ phế liệu. Những đồ cũ, những loại soong, nồi... bằng nhôm, bằng nhựa, hay các loại vật dụng cũ như radio, đồng hồ, quạt máy cũ... rồi đem bán lại cho những người bán chợ trời, cũng kiếm được chút đỉnh hơn hồi đi móc bọc.

 

Hoạt bắt đầu dắt chiếc xe đạp chở phía sau giỏ cần xe to đùng ra đường lộ. Anh cố giữ cho chiếc xe thăng bằng rồi ngồi lên yên. Yên vị xong anh mới nhấn bàn đạp. Cặp bàn đạp bằng kim loại lâu ngày không vô dầu nhớt nên kêu lên những tiếng ken két, ken két, như tiếng một con heo bị bỏ đói, đòi chủ cho ăn. Vì chiếc xe cũ nên đạp rất nặng, Hoạt phải nhướn người lên.

 

Một tay anh cầm ghi đông, còn tay kia anh cầm cái chuông đồng nhỏ, loại chuông của mấy tay bán cà rem dạo rao bán. Anh đi đường chạy xe đạp thấy mấy đứa trẻ con đi bán cà rem, cầm cái chuông nhỏ rung lên kêu leng keng, thấy rất tiện cho mình, khi đi mua đồ lạc son, ve chai, nên anh nhờ thằng bé bán cà rem, chỉ cho chỗ bán. Nó mách nước, chú lên khu chợ trời đường Trương Minh Giảng, đi dạo vào mấy quày hàng bán đồ linh tinh, chắc có. Hoạt nghe lời, đi đến chợ trời và tìm ra ngay. Nhờ cái chuông nên anh đỡ phải rao to tiếng, rát cổ, khô nước miếng. Trước đây, chưa có cái chuông, anh phải ngoác mồm rao lên, khi đi vào mấy con hẻm sâu: "Ai có răng vàng hư cũ, đồ đồng, đồ sắt, đồ nhôm, đồ phế liệu bán không? Ai có radio, quạt máy, ti vi hư cũ, bán không? Ai có đồng hồ, cà rá, vòng bạc, đồng, thau, bán không?".


Nhiều khi anh đạp xe dạo khắp hai, ba khu phố, rao khô cả cổ họng, mà không có một người nào kêu bán. Nhưng cũng có khi gặp hên, anh vớ mua lại được cái radio cũ, cái đồng hồ sứt dây nhưng còn chạy tốt, về đem bán lại cho các mối quen ở chợ trời cũng kiếm được chút đỉnh.

Nếu không thì anh đem các loại lon nhựa, lon nhôm, bán cho các chủ vựa ve chai, cũng kiếm được chút tiền lời ăn cơm hai bữa. Trong các sự chọn lựa của con người, ai cũng muốn cho cuộc đời mình nhích lên thêm chút đỉnh, cơm no áo ấm rồi sẽ tiến lên cơm ngon áo đẹp, đó là lẽ thường tình. Anh đang đứng ở hạng chót bẹt của xã hội, nên anh chỉ mong kiếm ngày hai bữa cơm no, là mừng.
Sáng nay anh nghĩ sẽ đi từ công viên khu nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi, nơi anh tạm sống, xuống khu Thị Nghè mua hàng. Từ ngày ra trại tập trung, anh không có ai là thân nhân nữa, vợ con tứ tán, xiêu lạc nơi đâu anh không biết, nên anh phải tấp về ở Sài Gòn, kệ, đến đâu hay đến đó, anh liều mình leo lên chuyến tàu chợ, vào thành phố, trong ký ức mù mờ anh vẫn tự nghĩ, không biết mình phải tá túc nơi đâu đây?


Trước đây đi móc bọc hay đi lượm ve chai, anh sống lang thang, đụng đâu ngủ đó, thường thì trên các sạp hàng chợ, như chợ Trương Minh Giảng, chợ Tân Bình hay chợ bà Chiểu. Buổi tối các chủ sạp dọn hàng ra về, thì đám lang thang bụi đời cũng mò về đây. Họ trải những bức chiếu rách ra ngủ.


Với Hoạt cũng vậy, sau một ngày lao động móc bọc đổ hào quang, anh ghé lên khu gần chợ cá Trần Quốc Toản ngày xưa, ở đây có một phòng vệ sinh công cộng, có cả phòng tắm. Anh trả cho bà giữ cửa phòng vệ sinh công cộng một đồng, rồi vào phòng tắm. Tắm táp cho bay đi bụi đường, xong anh về ngủ trên sạp chợ. Coi như qua một ngày lang thang móc bọc.

Nhưng sau đó thì đám ngủ chợ bị công an ghé mắt đến, công an dẫn dân phòng đi tuần tra, đuổi hết những kẻ ngủ sạp ra khỏi chợ. Bọn lang thang như Hoạt chạy tứ tán để khỏi phải bị bắt vào trại tệ nạn xã hội, trong đó có đủ thành phần, kể cả những người vô gia cư, được xếp chung như thành phần bất hảo.


Anh đi tìm mãi chỗ ngủ ban đêm, cũng nghe những bạn móc bọc mách nước, anh về nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi tá túc đi, vì khu này sắp giải tỏa nên công an ít để ý. Anh liền đến.


Thời gian này khu nghĩa trang này sắp có lệnh giải tỏa nên chuyện cư trú ở đây cũng dễ dãi. Anh nhắm ngay ngôi mộ của một ông tướng miền Nam, bị chết trong một chuyến máy bay thị sát chiến trường, bị súng địch từ dưới bắn lên (hay của Mỹ, hay của các các phe phái tướng lãnh cầm quyền đối lập hạ sát ông, cũng không biết chừng. Thời buổi nhiễu nhương quá mà).


Chiếc trực thăng bốc cháy thiêu gọn thân xác ông tướng, chỉ còn một mảnh đen sì, bèo nhèo. Cái chết của ông tướng được báo chí nhắc đến nhiều lúc đó. Có những báo đối lập đặt ra vấn đề, ai bắn máy bay chở ông tướng, khi bên dưới là một vùng bình yên? Tuy vậy báo chí ồn ào một thời gian rồi cũng im, mọi chuyện cũng qua đi.


Xác ông tướng chỉ còn chút xíu, được bỏ trong quan tài bằng loại gỗ đắt giá nhất. Khi chôn ông, có cờ quạt, có hàng lính dàn chào, có dàn kèn đồng đám ma, tây, ta, đủ cả. Và vinh dự thay là có lá cờ vàng phủ trên quan tài nữa chứ, không biết, nếu những chiến hữu đối lập bắn ông, kẻ ra lệnh tiêu diệt ông, trông thấy cảnh này có cảm xúc không? Chỉ thấy có biết bao nhiêu lời ai điếu, phân ưu, của những người tai to mặt lớn trong chính phủ và quân đội. Lời ai điếu thương tiếc đọc lên nghe buồn thảm làm sao! Báo chí hàng loạt ở Sài Gòn đăng tin ông hy sinh, ca ngợi tinh thần quả cảm của ông, đi máy bay thị sát chiến trường, bị lực lượng phòng không địch nã đạn trúng ngay đầu máy bay.


Những ngôi mộ khu này được xây bằng gạch ốp lát, trông rất sạch sẽ, khang trang. Chung quanh có diện tích rộng nên những kẻ vô gia cư vào đây tá túc nhiều, họ thấy hạnh phúc vì còn hơn ngủ trên những dãy sạp cá chợ Tân Bình, chợ bà Chiểu, chủ sạp cá rửa sạp qua loa, nên còn tanh rình mùi cá.


Mỗi một kẻ lang thang chiếm một ngôi mộ, cũng có ngôi mộ rộng, hai ba người tá túc.


Hoạt chiếm được ngôi mộ ông tướng, nên anh rất bằng lòng. Từ ngày có giỏ cần xé, anh đem xe đạp để vào luôn bên mộ và khóa xe lại. Sáng ra, anh dắt xe đi. Nơi đây anh coi như căn nhà của mình, nên lúc nào cũng quét dọn sạch sẽ.


Từ đường Hai bà Trưng anh đạp xe xuống đường Hồng Thập Tự rồi chạy thẳng ra Thị Nghè. Qua cầu Thị Nghè, anh lắc chuông liên hồi và rẽ vào một con hẻm nhỏ. Anh biết khu phía trong có tổ hợp nhà máy sản xuất giấy, nếu vào đó có các thùng cạc tông thải ra, anh có thể xin hay mua rẻ.

*

Hà Thị Hiền, người đàn bà ba mươi tuổi, nhà Hiền ở phía bên trái đường Hồng Thập Tự, cũng là khu mặt tiền. Từ ngày người chồng trăng hoa bỏ Hiền và bốn đứa con, ba trai, một gái, đi theo người tình mới, thì Hiền cho người ta thuê một phần mặt bằng trước mặt tiền, để họ bán đồ điện tử. Còn mẹ con nàng lui vào phía sau, kê hai cái giường cho năm mẹ con ngủ.


Sau khi hợp tác xã giấy thành lập, Hiền nộp đơn xin làm công nhân, vì trình độ học vấn thấp nên nàng chỉ được tuyển làm tạp vụ. Sau dần dần mấy năm, nàng được đưa lên làm tổ trưởng tổ tiếp nhận những thùng giấy mới ở bên nhà máy sản xuất chuyển đến. Hiền và các nhân viên có công việc là sang giấy vào những thùng mới đẹp hơn, rồi dán bao bì, chuyển đến các nơi như chợ, siêu thị bán ra thị trường. Thời kỳ này giấy rất khan hiếm nên hợp tác xã làm ăn có chiều khấm khá.

Hoạt vừa đi, vừa lắc chuông leng keng, vừa ngoác cổ rao:


- Ai có bán thùng cạc tông cũ, thùng giấy hư cũ bán, mua với giá cao. Ai có đồ nhôm, đồ sắt phế liệu, bán không?


Trong lúc đó thì Hiền từ trong văn phòng đi ra. Lúc này, xe đang xuống hàng, toán công nhân đang mở thùng giấy cũ, bỏ giấy vào thùng mới, công việc đang đến giai đoạn kết thúc, thì Hoán cũng vừa đạp xe tới và miệng rao to.


- Ai có thùng cạc tông bán không?.

Hiền liền kêu lên:

- Chú ơi. Tôi có một số thùng đây, chú có mua không?

Hoạt xuống xe, dựng xe đạp vào bức tường bên hiên ngoài sân, đi tới gần Hiền:

- Cô bán thùng cạc tông hả cô? Có bao nhiêu tôi mua hết cho.

Thấy Hoạt cũng còn trẻ, nên Hiền thay đổi cách xưng hô, nàng nói giọng hiền từ:

- Anh vào đây, thùng cũ vừa tháo ra nhiều lắm, anh mua được bao nhiêu thì mua. Vào trong nhà tôi cho xem.


Hoạt đi theo Hiền vào nhà kho chứa thùng cạc tông cũ. Cũng rất nhiều. Anh hỏi giá và được Hiền cho một giá rất rẻ, rẻ hơn những nơi khác. Thật ra, số thùng này bán ra cũng như cho, vì chứa trong kho chật quá. Nếu bán được chút tiền thì Hiền cũng mua trà, mua cà phê cho công nhân giải khát lúc họ nghỉ giải lao thôi. Chứ Hiền làm ở đây đã năm năm rồi, tính nàng mau mắn, nhậm lẹ, bộc trực và thương người, cũng như không tham lam, mơ màng đến của công, nên nàng được tin cẩn. Nàng làm việc ở đây, thứ bảy, chủ nhật nghỉ, nàng đi làm công quả ở Tịnh xá Minh Đăng Quang dưới Thủ Đức hay Tịnh Xá Trung Tâm ở Phú Nhuận. Cái tính từ bi, thương người đã ăn sâu vào tâm hồn nàng.


Khi vào trong nhà kho thì Hoạt mởi lấy cái nón lưởi trai nhàu nát trên đầu ra, Hiền nhận ra khuôn mặt chàng trông thật cứng rắn và cương nghị, dù đời sống lao động khổ sở đã làm sạm đi. Bụi thời gian và sự gian khổ đã làm khuôn mặt chàng, có đôi mắt sáng, có hàm râu quai nón cũng mờ đi. Nhưng nàng nhìn thấy phía trong khuôn mặt ấy, là sự cương nghị vô cùng.


Hiền hỏi cho có hỏi:


- Anh ở đâu mà đi mua ve chai đến tận đây vậy?


Hoạt đáp thành thật, với vẻ mặt không vui:


- Tôi sống trong nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi cô à, ở khu đường Hai Bà Trưng ấy. Không có nhà có cửa thì ở tạm vậy thôi.


Nghe đến đây, Hiền bỗng dưng cảm thương cho người đàn ông, một mình phải sống cùng người chết trong nghĩa trang này.


- Vậy hả anh? Ở đó có khó khăn quá không anh?


- Riết rồi quen đi, riết rồi cũng coi như nhà mình thôi.


- Thôi được, có chỗ rúc ra rúc vào như vậy thì cũng mừng cho anh, anh há.


Hoạt trúng mánh được mối thùng cạc tông. Anh mua hết và sắp xếp chở nhiều lần. Vì mỗi thùng có thể tích rộng, cho nên Hoạt phải mở ra rồi làm cho dẹp xuống, bó lại thành bó, mới xếp vào cái cần xé. Công việc qua nhiều công đoạn. Ngày hôm nay anh chở đi chở về cũng khoản 10 lần mới xong. Mỗi lần như vậy, anh chở thẳng tới vựa ve chai quen, họ cân, cộng tổng số rồi trả tiền cho anh, anh kiếm được kha kakhá. Lòng anh mừng khấp khởi.


Trước khi chia tay ra về, anh nói với Hiền:


- Hôm nay tôi hên quá, thứ nhất là gặp được cô Hiền, cô đúng thật như tên, là hiền hậu và tốt tánh quá. Thứ hai là tôi được mua với giá rẻ, tôi về bán lại cũng kiếm chút đỉnh khá hơn thường ngày. Cảm ơn cô Hiền nhiều nhe.


Hiền nhìn anh, nở nụ cười thật tươi:


- Cảm ơn gì anh, cũng may nhờ anh tôi dọn kho luôn, chứ để đống hàng này choáng chỗ quá. Tôi cảm ơn anh mới phải chứ.


Rồi Hiền hẹn:


- Một tuần cũng hai ba lần hàng về, anh thỉnh thoảng đi mua ve chai ghé lại đây nhe, có thùng tôi bán cho anh

.

Đáng lẽ câu nói này là của Hoán, vì anh đang cần đi mua hàng dữ lắm. May mà có Hiền nói trước nên anh mở cờ trong bụng.


Hoạt nói:


- Vậy thì tốt quá, thỉnh thoảng hai ba ngày tôi ghé qua đây, nhe cô Hiền.

- Dạ, hai ba ngày anh cứ ghé. Tôi để dành cho anh.

- Cảm ơn cô Hiền.


Hoạt đạp xe ra khỏi khu hợp tác xã giấy mà lòng lâng lâng như được uống một ly rượu mạnh. Bao lâu rồi anh chưa được tiếp xúc với một người đàn bà hiền hậu như thế này. Đi móc bọc hoặc đi mua ve chai, anh toàn tiếp xúc với những người đàn bà ba đá, nói ra một tiếng là chữi thề hai ba tiếng... Bây giờ gặp Hiền, anh thấy lòng mình có một cảm giác vui nhe nhẹ trong lòng. Anh đạp miết xe lên tới phòng vệ sinh, phòng tắm công cộng lúc nào không hay.


Đợi đến ngày thứ ba, Hoạt mới đạp xe đến Hợp Tác Xã Giấy ở Thị Nghè, để mong rằng Hiền có thùng cạt tông bán cho anh không?

*

Hai ngày qua, anh đi mua ve chai, đạp xe lên khu Gò Vấp, Hóc Môn, mà lòng anh để đâu đâu. Vào mấy con hẻm trên Gò Vấp, rung chuông leng keng hoài, rao hoài mà không mua được món hàng nào.



Cũng may, cổ nhân có câu: Cùng tất biến, biến tất thông. Đang lang thang đạp xe rao hàng rả cổ họng, anh chạy trên khu vực Hốc Môn.


Hoạt dừng xe đạp lại chỗ ngã ba Tham Lương, định tấp vào một quán trà đá lề đường, kêu ly trà đá uống cho đở khát, thì một người đàn ông, chạy xe đạp đến gần anh, nhìn anh chằm chằm, rồi hỏi to:


- Anh có phải là Hoạt không? Hoạt hồi đó, nằm chung lán với tôi ở trại Thành ông Năm. Tôi là Phú đây.


Hoạt ngạc nhiên quá đổi. Từ ngày ra khỏi trại tập trung, dạt về thành Sài, anh không muốn gặp ai cả, kể cả bà con, bạn bè... Anh cúi gằm mặt xuống, lầm lủi sống, một mình, vì anh nhận thấy rằng, cái xã hội này không còn tin được ai, không ai thương mình nữa cả. Thôi hãy sống cho mình, chỉ mong có một phép lạ nào đó, cho mình gặp lại vợ con thì may quá. Hay có ghe xuồng nào lạc bờ, cho mình quá giang đi khỏi đất nước này, thì thật là vạn phúc. Còn sống ở đây, anh cố nấp vào chỗ xó xỉnh nhất, để kiếm miếng ăn, như con chó đói, chỉ muốn sống trong góc tối, khuất. Thế thôi.


Nhưng hôm nay, ai mà biết mình vậy ta. Anh nhìn kỷ người đàn ông. Có phải Phú không? Đúng rồi. Phú chứ còn ai vô đây. Đôi mắt ốc nhồi đó, mái tóc thưa và bắt đầu hói... Và giọng nói nữa. Đúng rồi. Phú đã nằm gần mình trong "lò cải tạo" cũng hai năm...


Rồi sau đó, Phú đổi đi đâu không biết, bây giờ lại gặp ở đây.



Hoạt nghĩ vậy nên tươi cười, la lên:


- Phải Phú nằm gần mình ở Thành ông Năm đó không


Phú xuống xe, dựng xe đạp vào bờ tường của quán trà đá lề đường, chạy đến bắt tay Hoạt, và ôm Hoạt, với nét mặt vui mừng lắm.


- À, thì đúng Hoạt rồi, mới đầu tôi ngợ ngợ, sao bạn phiêu bạt ở đây vậy?

Hai người ngồi trên chiếc ghế nhựa thấp lè tè nói chuyện. Hoán kêu một ly trà đá cho Phú, một cho mình.


Phú tâm sự:


- Sau khi ở chung với Hoán ở Thành ông Năm, tôi bị đưa lên Phước Long, rồi hai năm sau mới được thả. Về, không có việc làm, ông già có khu vườn ở Tham Lương này, nên biểu tôi lên trông coi. Hiện tôi đang trồng hoa bán, cũng khó khăn lắm. Tôi đi mua phân bón về bón hoa đây. Còn Hoạt ra sao?


Nhìn thân hình gầy nhom của Hoạt, cùng chiếc xe đạp và cái giỏ cần xé, Phú cũng đoán biết nghề nghiệp của bạn mình bây giờ là gì rồi. Hoán nhấp một ngụm trà đá, rồi nói:


- Bạn thấy tôi như thế này cũng biết tôi làm nghề gì rồi đó. Tôi đi thu mua ve chai dạo, bán kiếm miếng ăn qua ngày thôi.


Hồi hai người sống chung lán trong trại, cũng khá thân. Phú hiền lành, chân chất, dù những ngày ở lính trước đó, anh làm một chức vụ khá dữ dằn. Sĩ Quan An Ninh của một Tiểu đoàn Chiến Tranh Chính Trị, đóng ở ven đô. Vì vậy cho nên anh cũng bị ở tù trên năm năm.


Hoạt không muốn kể lễ nhiều về hoàn cảnh của mình, nên anh chỉ nói thế.


Phú nói:


- Nhà tôi ở gần đây nè, qua cầu Tham Lương này, ngó bên phải là nhà tôi đó. Tôi đang trồng hoa bán, nhưng thấy cũng không ra gì, chỉ tạm sống qua ngày.


Rồi Phú rủ Hoạt:


- Hoạt rảnh không, ghé qua nhà tôi một chút cho biết, rồi khi nào rảnh ghé chơi.


Hoạt thấy Phú chân tình, nên anh theo Phú về nhà

.

Phú có một khu vườn khá rộng còn bỏ hoang. Anh làm một cái nhà dã chiến, coi như cái chòi để ở tạm. Sau hơn năm năm ở "lò cải tạo" về, Phú mất hết vợ con. Ngọc Dung, cô học trò ở trường nữ trung học Lê Văn Duyệt, cô bé mang kính cận, người con gái một thời Phú đã yêu thương, mê mẩn và sau cùng cưới nàng làm vợ. Nàng đã sinh cho Phú một cậu con trai tên là Trí Nhân. Gia đình rất hạnh phúc và êm ấm thì ngày "trời sụp" tới. Phú đi tù, hơn năm năm sau về, mất luôn vợ con. Ngọc Dung đã lấy người chồng khác, mang Trí Nhân theo.


Cuộc đời sau bảy lăm là vậy. Hoạt không ngạc nhiên, anh chai lỳ quá rồi với thời cuộc, với thế thái nhân tình. Không có gì mà ầm ỷ cả.


Phú nói tiếp:


- Bây giờ tôi về đây sống với người vợ mới là Tuyết. Cô Tuyết có một đời chồng, có một đứa con trai cùng về ở với tôi. Tuyết người miền Nam như tôi, nên tính tình dễ dãi, phóng khoáng.

Phú dắt Hoạt đi thăm vườn rau xanh và những luống hoa Phú trồng để bán. Hoạt thấy

 cũng tạm tạm thôi, chứ trồng hoa để bán ở khu vực Hốc Môn này cũng khó lắm, phải bỏ công sức ra nhiều, cùng với sự kinh nghiệm chăm bón đúng ngày, đúng giờ cho hợp thời vụ, lại còn phải cạnh tranh với những chủ vườn trồng hoa ở đây nữa. Những chủ vườn trồng hoa đã có kinh nghiệm lâu đời rồi, có bạn hàng ở các chợ hoa, các chợ đầu mối, cạnh tranh sống được, đâu có phải là dễ.


Phần Hoạt cũng kể sơ cho Phú biết hoàn cảnh của mình, anh không kể khổ, không than van trách oán điều gì, anh bằng lòng sống với hoàn cảnh của anh. Nghe Hoạt kể, có lẽ Phú cũng thương hoàn cảnh của bạn, nên liền lên tiếng:


- Hay Hoán về đây ở với tôi và cùng tôi lo vườn hoa, có gì mình chia nhau mà sống.


Biết lòng tốt của bạn, kể từ ngày còn trong "lò" cải tạo, Phú là người bạn tốt. Anh dùng thời gian nhàn rỗi học châm cứu chữa bịnh cho bạn bè, và đọc kinh Phật. Phú vẫn thường giúp đỡ Hoán trong những lúc đói khổ, thiếu thốn, vì Phú ở Sài Gòn nên thường được gia đình tiếp tế ba tháng một lần. Ân nghĩa đó, Hoán vẫn giữ trong lòng. Nay biết Phú muốn tiếp tục giúp mình, nhưng anh thấy rất ngại. Anh vẫn muốn tự lập, vẫn muốn một mình sống trong xó tối của mình, bởi vì anh một thân một mình, sống đâu cũng vậy thôi.


Hoạt nói với Phú với niềm xúc động:


- Tôi cảm ơn Phú rất nhiều, nhưng thôi Phú à. Tôi đã theo nghề ve chai này mấy năm rồi, cũng quen. Bây giờ thay đổi thấy cũng khó. Để lúc nào bí quá sẽ cầu cứu bạn. Nhưng tôi vẫn luôn lên thăm gia đình Phú mà. Có Phú tôi cũng thấy ấm lòng, bớt đi nỗi cô đơn.


Hoạt ở lại ăn cơm trưa với Phú và Tuyết. Hai người đều ăn chay trường. Hoán rất vui vẻ khi ăn bữa ăn toàn rau, đậu phụ, xì dầu. Có lẽ ăn những thứ này làm lòng người hiền lành lại chăng?


Thế là anh Hoạt có thêm hai người bạn, Phú và Hiền, cả hai đều ăn chay. Anh thấy mình nhẹ nhàng trong suy nghĩ hơn, sống, làm ăn lương thiện để kiếm miếng ăn, không có gì phải trách móc, xấu hổ vì cuộc sống trên trường đời quá bon chen này

.

Phú dẫn ra cái kho chứa đồ cũ phía sau nhà, cái nhà kho cũng là một cái chòi nữa, nó chứa toàn đồ phế thải của nhà Phú trước đây.



Phú chỉ tay vào nhà kho, rồi nói:


- Ở đây toàn là đồ ngày trước gia đình tôi không dùng tới nữa nên thải ra. Hoán tìm thấy có đồ lạc xon nào bán được cứ thu nhặt đem về bán đi. Kho bỏ lâu quá rồi tôi cũng muốn làm sạch. Tôi phụ với nghe. Dọn kho rồi có cái nào anh thấy tốt thì cứ lấy.


Thế là Phú và anh cùng hì hục dọn kho, cuối cùng thì Hoán cũng thu hoạch đầy một giỏ cần xé.

Trước khi ra về, Hoạt nói với Phú:


- Được anh cho từng này, tôi cũng ấm được mấy bữa.


Nói xong anh lên xe đạp thẳng.

 

 

 

 

Trần Yên Hòa

Số lần đọc: 15


===============

Ngày đăng: 18.03.2024
[ Trở lại ] [ Tiếp

HỘI CHỨNG' THÍCH CẦM NHẦM ' / Trần Thị Bông Giấy [ 1948- San Jose -- trích: tản mạn văn chương, 20 /09/ 2016 -- bài tái đăng, 19/03/ 20254.

 


                                                                        Thứ Ba, 20 tháng 9, 2016




                                                           
                          'hi chn'thích cnhm'  

                                                   TRẦN THỊ BÔNG GIẤY



Trần Thị Bông Giấy,

   (ảnh: Nguyễn Đắc Sơn/ USA.)

                                                           
   (...)



"Lúc này Nguyễn Bá Trạc ra sao?"

Trần Nghi Hoàng ( (*) đáp :

"Vẫn tà tà ở San Jose, làm việc cho đài phát thanh 'Mẹ Việt nam' của bà Như Hảo, nhưng cứ chửi um  lên.  Bữa mới đây ngồi với tôi và Phạm Lễ trong quán Dalat; nhân nói về buổi phỏng vấn trên đại 'Mẹ Việt nam' của bà Như Hảo dành cho bà Vi Khuê + cuốn thơ mới nhất mang tựa đề 'Hoa bướm vườn thơ tôi' của bà này; Trạc đã vui lắm.  Hắn nói với tôi và Phạm Lễ:

---------
*  Trần Như Hoàng, chồng cũ nữ văn sĩ Trần Thị Bông Giấy; hiện sống ở Hội An/ tỉnh Quảng Nam.(Trung bô).  (Bt)



" Với cái tựa 'Hoa bướm trong vườn thơ tôi', tôi thấy dài qúa.  Trong 'Vườn thơ' đương nhiên là đã có 'Hoa'.  Bây giờ bà Vi Khuê phải chứng minh cái gì là 'Của Tôi' mới có ý nghĩa; vì, bà ấy là người hay nói về cái 'Tôi' nhất.  Vậy thì, chỉ có 'Bướm' thôi.  Tại sao không đặt là' Bướm'; tôi cho nó hấp dẫn và gọn ghẽ.  Theo tôi, nếu bây giờ ông Chữ bá Anh tổ chức buổi ra mắt; đăng trên báo câu này:

'Xin Đến Coi Bướm Vợ Tôi', chắc chắn mọi người sẽ ùn ùn kéo tới xem 'Bướm Bà Vi Khuê' ngay !'

Từ Nguyên cười hề hề:
" Máu hài hước của tay Trạc này cũng cao quá."

Trần Nghi Hoàng kêu lên:

" 'Chả' giễu lắm chứ! lối nói Bắc kỳ tưng tửng của 'chả' nghe đều; nhưng có duyên đáo để!"

Thoáng nét khôi hài, Trần Nghi Hoàng quay qua tôi:

" Em kể cho 2 anh nghe việc mình gặp Du Tử Lê dưới Santa Ana tuần trước; và, gặp lại tại San Jose trong quán phở Anh Đào; khi anh ta đi với Hoài Việt, cách đây 2 ngày đi."

Tôi lắc đầu thối thác.  Giọng Từ Nguyên Trầm:

"  Có phải Hoài Việt_ Lê trọng Hiền, tác giả 'Giòng thơ hải ngoại' không?"

Trần Ngji Hoàng gật:

" Đúng!"

Nguyễn Văn Hóa buông thõng:
"Cuốn sách rất bá láp"

Tôi cười:
" Trong cuốn sách có gì mà gọi là 'bá láp'?"

Giọng Nguyễn văn Hóa nghe tưng tửng:

"Thực sự nếu ai có tài, mình đều phải phục.  Nhưng nếu không có tài; thì nên rút vào vị trí bìnhthường, tình bạn có khi còn gầy dựng được, do từ những bình thường đó. Chứ còn 'dính vô chuyện văn chương thì phải có tài'. 

 Riêng ông Hoài Việt; khi đọc cuốn 'Giòng thơ hải ngoại', tôi nản quá. Tôi không thể chấp nhận chuyện một người phê bình thi ca người khác; mà, viết như sau (sửa giọng đọc, kéo dài)

'Thơ Huệ Thu là nguồn cảm thông là nguồn cảm thông; và, nó đã thành niềm thông cảm' (!). " 

Ba người còn lại; và, Nguyễn văn Hóa luôn bật lên tiếng cười vui thú.  Vẻ thản nhiên, Nguyễn Văn Hóa tiếp:

" Trong 1 buổi nhậu nhiều người, có cả Hoài Việt; khi nghe tôi nói câu trên, mọi người đều ồ lên, cười. Thật tình tôi không có ý chế giễu ông ta, nhưng dường như bất mãn tôi; kể từ khi ấy."

Từ Nguyên Trầm biểu đồng tình:

" Quả nhiên, đọc tập sách' ổng', mình nản thật."  

Trần Nghi Hoàng kể:

" Hoài Việt đem tập thơ tới đây tặng tụi tôi; tôi đọc lướt qua; và nói ngay với 'ảnh': 'Cuốn này tôi không biết xếp làm sao, phê bình văn học; hay thế nào mới đúng?  Nhưng tôi phải nói thật là: 'những gì anh viết về các nhân vật đều sai lạc hết'.

Từ Nguyên Trầm cao giọng:

" Với dòng thơ hải ngoại 20 năm; thì không phải là những tay như Hoài Việt đã liệt kê-- nào là Hà Thượng Nhân, nào Du Tử Lê, Nguyễn tất Nhiên này kia; toàn những người đã nổi danh từ thời trước.  Ở hải ngoại này thiếu gì những tay thơ mới; nhưng, có lẽ Hoài Việt không đủ trình độ để đọc, [để] hiểu thơ người ta."

Trần Nghi Hoàng lắc đầu:

"Nếu như vậy, cũng OK đi; điều quan trọng là những gì anh ta viết trong đó, không có giá trị dữ kiện thật.  Ví dụ: bài viết về bà Huệ Thu -- 'Huệ Thu liên hệ gì tới Bùi Giáng; mà, Hoài Việt dám viết là "có họ tộc với Bùi Giáng.?"

Từ Nguyên Trầm lên tiếng:

"Huệ Thu gặp ai cũng cứ nói'mình là con ruột Bùi Giáng.  Bà [tacó cái tật 'show off' kỳ như vậy, không hiểu để làm gì?"

Trần Nghi Hoàng cười rộ:

" Thấy 'kẻ sang bắt quàng làm họ', chứ làm gì nữa?  'Cha ruột thì chối; mà lại đi nhận một kẻ khác làm cha!'  Hay có khi (...) * . Lại còn nhân vật 'Hoàng thị Ngọ' trong thơ Phạm Thiên Thư, ai dám bảo đó là Huệ Thu; như bà ta thường tự khoe -- và, anh chàng Hoài Việt hồ hởi ghi những lời 'bá láp' đó lên giấy, vở ?.

  Một điều chắc chắn; tôi biết rằng Phạm Thiên Thư là 'tên trốn quân dịch, cho nên tới tháng 4/1975; anh ta chưa bao giờ dám rời Sài gòn để lên Dalat? Vậy cách nào gặp Huệ Thu; để mà cảm hứng ra bài ấy?." 

--------

(*) Trần Thị Bông Giấy tự  kiểm duyệt.
 

[trong một cuộc rượu tại nhà tôi, có mặt Văn Thanh + Trần Ngọc; cũng nói về cuốn 'Giòng thơ hải ngoại' của Hoài Việt.

  Văn Thanh đưa ra nhận định:

  "Theo tôi, cho dầu viết cuốn này; mà, Hoài Việt muốn mượn tên người khác, để gắn cái tên mình vào, thì vẫn chỉ là 'điều phụ'.  Cái chính là hắn  muốn cho gia đình dòng họ hắn ở Việtnam biết rằng
' ở hải ngoại hắn cũng là nhà văn nhà thơ như ai' !  

Trong trang' Tiếng vọng quê hương', cái ý này của hắn lộ ra.  Nghĩa là: 'hắn gửi quyển sách về cho ông cụ; ông cụ mới đi khoe nhắng lên cùng hàng xóm. " 

Khi ấy Trần Ngọc đang ngồi cắm cúi đọc tiểu sử Huệ Thu trong cuốn'Giòng thơ hải ngoại', chợt la lên:

  " Bài thơ 'Nói với người em lớp Sáu' là của bà này à?
  Anh nghĩ là của Hương Giang mới đúng chứ?"

Trần Nghi Hoàng cao giọng:

" Tôi cho anh biết: bà Huệ Thu là 'vua xài bạc giả'. "

Giọng Trần Ngọc:

" Nếu 'Bài thơ lớp Sáu' là của bà thì bà đã đăng trong quyển này rồi." 

Tôi quay sang hỏi Trần Nghi Hoàng:

'Bài thơ Lớp Sáu' là của ai; mà em không biết?"

TNH giải thích:

" Bài thơ làm theo giọng Huế; có các chữ 'tau, mi ,dị, đệ ...' . Bà Huệ Thu dám để Hoài Việt đăng điều này trong sách hắn; thì, quả là'điếc không sợ súng'; tôi thiệt phục bà!". 

Trần Ngọc giơ cao quyển sách trong tay:

" Thì đây nè, anh Hoài Việt đã ghi trong tiểu sử Huệ Thu." -- anh ta đọc lớn --" Huệ Thu nghiêng về thơ nhiều hơn.  Các bài báo cô đăng ở báo học trò Bùi thị Xuân 1975, được giải thưởng học đường toàn quốc; được chú ý nhất là' Nói với người em lớp Sáu'...)"

Trần Nghi Hoàng  bĩu môi:

" Có 2 người kêu bài đó là của mình; thứ nhất: Nhã Ca; thứ 2, Túy Hồng; bây giờ là 'bà này'.  Nhưng; bài đó thật ra là của một cô nữ sinh Trưng Vương, người Huế."

Trần Ngọc bật nói:

" Thì đó !".

Trần Nghi Hoàng tiếp:

" Có đó không tên tuổi gì hết, chỉ ký ở dưới: 'một người học lớp Sáu Trưng Vương/ HG.'  Ngoài bài đó ra, cô còn làm một số các câu thơ nữa, ví dụ: 'Tóc em kết bằng muôn vàn ân ái/  Mỗi sợi dài là một sợi thương anh ...' "

Tôi đưa ra nhận xét:

" Nếu thật tác giả chỉ ký tên 'Một người học lớp Sáu Trưng Vương' /HG ';

thì mình căn cứ vào đó mà xét cũng đủ biết.  Em xong tú tài 2, năm 1968.  Bà Huệ Thu lớn hơn em chừng 5, 7 tuổi.  Nhã Ca, Túy Hồng còn lớn hơn em gấp bội.  

 Thì tính ra từ thời của em trở về trước; trong bậc trung học chưa dùng lớp Sáu, Bảy, mà chỉ là đệ lục, đệ thất.  Huệ Thu gốc ở Dalat; Túy Hồng học ở Huế, chẳng phải Trưng Vương Sài gòn.

  Vậy không có gì chứng minh được 3 bà này là tác giả bài thơ kia ,-- Trần Ngọc cười -- ... như vậy bà Huệ Thủ 'dỏm' ! "


                                            TRẦN NGHI HOÀNG  1948 (?)  -      ]

                                                (chân dung phác họa: Nguyễn Trọng Khôi)

Trần Nghi Hoàng la lên,

"... chẳng phải Huệ Thu thôi; mà các bà Nhã Ca, Túy Hồng đều dỏm [cả]".

Trần Ngọc quay qua tôi;

" Anh có cô bạn người Huế, tên Hương Giang. Cô này làm nhiều bài thơ hay lắm; cái 'air' cũng rừa tựa như vậy; mà, anh biết thêm một điều: ngày xưa cô ấy học Trưng Vương.  Hồi đó, anh có hỏi cô nhiều lần về bài thơ nay; nhưng, cô chỉ cười, không nhận." 

giọng Trần Nghi Hoàng,

" ... tôi không biết HG có phải là cô bạn Hương Giang của anh không; chỉ biết một điều: 'bài thơ ấy hay'. "

tôi đưa ra kết luận,

"  ... chung quy lỗi tại ông Hoài Việt; [bởiHuệ Thu có quyền 'dỏm', vì đó là hạnh phúc của bà; nhưng, ghi chép lên 'giấy trắng mực đen' điều sai lạc là một tội lớn.  Đâu có phải độc giả nào cũng có đủ trình độ+ thì giờ; để tìm hiểu xem những gì người ta viết ra là thật hay giả.  Một anh lính bắn ra một viên đạn, chỉ chết một người.  Nhưng một nhà văn viết ra một vấn đề sai lạc;có thể làm hại cà một thế hệ. " 

vẻ giễu cợt, Trần Nghi Hòang  kể,

"   cách đây 2 bữa, tụi tôi ngồi với đám Chương Còm + thiếu tá Phong 302, Phong nói với tụi tôi :

"... tôi [vừa] gặp ông Dinh, em rể bà Huệ Thu; tôi hỏi ngay 'ông già vợ anh, tên gì, quê quán ở đâu vậy?' Ông Dinh trả lời, ' tên Bùi Thái, quê ở xóm Bóng Nha trang.  Tôi mới hỏ, ' chứ không phải là ông Bùi Giáng quê ở Quảng nam sao?' -- khi đó, mặt Phong trông tình tình mà đểu lắm.  Tay Phong 302 này là dân Dalat kỳ cựu; biết bà Huệ Thu từ khi bà còn bé tí !   "*).


---------
(*)  thực sự Huệ Thu xuất thân Dalat; gia đình cha mẹ cư trú trên đường Hàm Nghi.  Chính tên là Bùi thu Huệ, có em gái là Bùi Thu Thảo, anh trai Bùi Sâm
 ( lính Thủy quân lục chiến VNCH; cũng từng là là 'đàn em thân tín anh Phùng kim Ngọc-- nhân vật chínht rong' Nhật nguyệt buồn như nhau' .( tập 1 của Trần Thị Bông Giấy). ..

.  Bùi Thu Huệ chẳng có chút giây mơ rễ mái họ tộc nào với Bùi Giáng.  Sau 30/4/1975, Bùi thu Huệ ăn ở không chính thức với nhà văn NguyễnHhữu Hiệu; cả 2 cùng với Thu Vân hùn vốn; ra một hàng sách trên lề đường Nguyễn trung Trực+ Lê Lợi. (Sài gòn).  Đó là thời kỳ TRÂN SA +NGUYỄN hiện hữu trong đời Thu Vân.

  ( chú thích: TTBG).

         (...)




Huệ Thu
 [ i.e. Bùi Thu Huệ 1953 -     ]


                                                              Phạm Công Thiện

                                                                       [ 1941 2011] 


Trần Nghi Hoàng la to,

" Dỏm! cũng có lần lâu lắm, tôi từng ghe bà [Huệ Thu] nói điều này.  Bữa đó, bà và Phạm công Thiện ngồi uống rượu với nhau trong quán 'Văn'.  Tôi ngồi ở một bàn khác; lúc khuya tan quán, từ trong ra; tôi đi ngay sau lưng họ, nghe bà đọc 2 câu thơ: ' Xin chào nhau giữa con đường / Mùa xuân phiá trước miên trường phía sau'; [rồi] quay qua, hỏi PCThiện:' Anh thấy Huệ Thu làm hay không?' -- tức thì Phạm công Thiện nổi giận, " Đụ má!  bài này của Bùi Giáng; sao mày dám nói là của mày?"  Tôi nghe chưng hửng giùm bà, vì cái vẻ Phạm công Thiện lúc đó trông du côn lắm.  Mà bà thì đang 'bồ với ảnh' .  Thật ra, bài thơ ấy thế này:


                                                      Xin chào nhau giữa con đường
                                                 Mùa xuân phía trước miên trường phía sau
                                                 Tóc xanh dù có phai màu
                                                 Thì cây xanh vẫn cùng nhau hẹn rằng

                                                 Xin chào nhau giữa lúc này
                                                 Có ngàn năm đứng ngó cây cối và
                                                 Có trời mây xuống lân la
                                                 Bên bờ nước có bóng ta bên người

                                                 Xin chào nhau giữa bàn tay
                                                 Có 5 ngón nhỏ phô bày ngón con
                                                 Thưa rằng có những ngón thon
                                                 Chào nhau một bận sẽ còn nhớ nhau

                                                 Xin chào nhau giữa làn môi
                                                 Có hồng tàn lệ khóc đời chửa cam
                                                 Thưa rằng bạc mệnh xin kham
                                                 Giờ vui bất tuyệt xin làm cỏ cây

                                                  Xin chào nhau giữa bụi đầy
                                                  Nhìn xa cỏ bóng áng mậy nghiêng đầu
                                                  Hỏi rằng người quê ở đâu
                                                  Thưa rằng tôi ở rất lâu quê nhà

                                                  Hỏi rằng từ bước chân ra
                                                  Vì sao thấy gió dàn xa dặm dài
                                                  Thưa rằng nói nữa là sai
                                                  Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào

                                                   Hỏi rằng đất trích chiêm bao
                                                   Sá gì ngẫu nhĩ mà chào đón nhau
                                                   Thưa rằng ly biệt mai sau
                                                   Là trùng ngộ giữa hương màu Nguyên Xuân
                                                   

                      (bài thơ TNH đọc ở trên, mang 'Chào Nguyên Xuân',
                   trích  'Mưa nguồn/ Bùi Giáng/. Nxb Hội NhàVvăn VN, 1993.)

                                                   (chú thích: TTBG).


" ngoài ra. tôi cũng nghe nhiều người nói, y hệt [Nguyễn văn] Hóa; về điều láo khoét này của bà Huệ.  ... với ai thì không biết; chứ với bà Huệ Thu, kẻ đã từng tuyên bố với nhiều người là:' có bằng tiến sĩ ở Mỹ, tôi tin 'bà sẵn sàng làm những việc như vậy, không [hề] mắc cở đâu '. "

   (...) 

Từ Nguyên Trầm nhướng cao mày,

" Nghe đồn dạo này Văn Thanh (tay này ở miền Bắc CS vượt biên qua)  theo bợ Du Tử Lê  kỹ lắm; bỏ tiền ra cho anh kia tổ chức đêm 'Văn học nghệ thuật' gì đó của 'ảnh' . " (...) 

Nguyễn Văn Hóa cười,

"  Du Tử Lê mặc dầu viết khá nhiều văn xuôi; nhưng hầu hết như ai cũng nhìn nhận rằng ông là một nhà thơ.  Nay trong tập tùy bút này; ngôn ngữ thơ cũng có vẻ lấn lướt ngôn ngữ văn xuội trong tùy bút.  Cho dù đôi khi người ta khen một bài tùy bút đẹp như một bài thơ; 'không có nghĩa một bài tùy bút viết bằng toàn ngôn ngữ thơ thuần túy là một bài tùy bút hay.  Ngoài ra, ông có vẻ lạm dụng ... dấu phẩy !'  ... "    (...)

Trần Nghi Hoàng  bắt ngay:

"Bây giờ cạn rồi nên mới chơi chữ.  Tôi đọc toàn bộ thơ Du Tử Lê in ở hải ngoại, thấy cái ý không có gì mới; chỉ mới ở điểm anh ta dùng nhiều dấu phẩy hơn (một cách rất không cần thiết như tờ' Thế kỷ 21' đã nhận xét) -- ... và, TNH cười --  không tin, các ông cứ thử làm bình thường mợt bài
thơ xong; đảo một số chữ, rồi cứ chấm, phết loạn cào cào vô, sẽ thấy chẳng mấy khác biệt với thơ Du Tử Lê -- ...  rồi, TNH tiếp -- bài thơ được mọi người ca ngợi nhất của Du Tử Lê, là 'Khi hãy chết hãy mang tôi ra biển'.  (...)



                                                                  DU TỬ LÊ  
                                            epaint by PHAN NGUYÊN

   
Từ Nguyên Trầm chỉ vào ngực mình, 

" Chính tôi cũng xúc động nữa.  Có điều, Du Tử Lê hãnh diện về thơ tình của 'ổng' ; với tôi; [thì] tập hay nhất là 'Ở chỗ nhân gian không thể hiểu'.  ...-- điệu từ tốn ,Từ Nguyên Trầm ... rút ra quyển tùy bút 'Em & Mẹ & ...' ... ( đọc lớn)

 "  Mưa, như hạt giấy'confetti' thiếu những đôi vai kề /  vắng những mái đầu nghiêng/  để thả (...)  Tiếng cười không ấm nổi, những ngày đêm tựa những lát dao sắt lém, cắt nàng/ cắt chàng/ thành từng miếng chia ly (...) 

  la to:

 " Thiệt không ý nghĩa gì cả!  Không ra cái gì hết!  ...

  --  ông Du Tử Lê này có cái tật: ' khi yêu ai thì rất quỳ lụy

--  có điều 'ổng' không nên đem cái quỳ lụy đó đặt ngang hàng với mẹ 'ổng', chứ đừng nói lá đặt trước'.  

Bởi vậy, tôi không ngạc nhiên như quí vị; khi đọc tựa tập thơ , 'ổng' đưa mẹ 'ổng' xuống SAU EM và, lại ĐỒNG HÓA VỚI EM  ...

--------------
* (...)   ... - tạm lược một số chữ; có thể ít, hay nhiều. (Bt) 


 TRÂN THỊ BÔNG GIÂY
  (  trang  103-  113)