về điêu khắc gia nguyễn thanh thu + bức tượng " tiếc thương" ... / trần thị bông giấy ( trích " Viết cho những người đã chết ... " ( Văn Uyển xb, 2017 ) .
về điêu khắc gia NGUYỂN THANH THU
+ bức tượng TIẾC THƯƠNG...
TRẦN THỊ BÔNG GIẤY
nhân vật được viết tắt trong bài :
TNH : - Trần Nghi Hoàng, chồng cũ của TTBG,
hiên sống ở Hội An dạy Anh văn,
dịch ( thuê) sách sang Anh Ngữ ...
TVân +BG : - Trần Thị Bông Giấy
... MỘT lần cùng TNH và Âu Cơ lái xe xuống Santa Ana với chẳng mục đích gì ngoài chuyện đi chơi khơi khơi, đến gặp anh Trần Ngọc.
Trần Ngọc độc thân, người,tính tinh nhỏ nhẹ, xuất thân Đại Học Chính Trị Kinh Doanh Dalat khoá 1ớn hơn TVân gần chừng chục tuổi .
Vượt biên qua Mỹ, thoạt tiên rất mê chính trị, từng theo " phò' các ông Lê Quốc Tuý, Lê Tư Vinh. Sau, vỡ mộng công hầu, quay ra làm thư ký cho một văn phòng luật sư, lại nghe nói cũng có thời kỳ làm tổng thư ký Hội Văn Bút Việt Nam Hài Ngoại, do nhà thơ Viên Linh làm " chủ bút ".
Thế rồi "Văn " cũng bay, mà " Bút" cũng gãy nên Trần Ngọc quay về an phận làm " anh quét vườn" cho một dinh thự ở tận vùng Hollywood xa tít, lại cũng sáng tác thi ca, lấy bút hiệu Phù Dung.
Anh được TVân & TNH kết như người thân, hễ mỗi lần bọn này xuống Nam Cali là đi ăn đi chơi với anh -- xong , về cái " ổ chuột" của anh ngủ lại; mà nếu anh lên San Jose, nhà của em gái đề huề cũng không thèm ở, chỉ muốn "trải chiếc túi ngủ cạnh đàn piano nhà TVân" mà qua đêm thôi !
Trần Ngọc có cái tật dễ thương là cứ hay " đem khoe" TVân & TNH với bất cứ người nào dưới Santa Ana.
Một lần trong năm 1991, người "được" giới thiệu là điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu (*) vừa mới ở Việt Nam sang . Nơi chốn cư ngụ là trong một cái garage, ánh sáng thắp bằng đèn dầu, trông rất nghèo nàn tội nghiệp .
-----
(*) - hiện sống với vợ con ở Phường 1, Quận Gò Vấp, tp. HCM .
. (BT)
Bữa ấy vừa ở San Jose xuống đã bị Trần Ngọc đưa đến nhà Nguyễn Thanh Thu giới thiệu. Trời ơi nồng nóng bức TVân xin Nguyễn Thanh Thu cho tắm nhờ để tẩy đi bụi bặm đường xa trước khi ngồi vào cuộc rượu tại nhà một người bạn khác của Trần Ngọc .
Nguyễn Thanh Thu bèn chỉ cho cái phòng tắm "lộ thiên" được bao lại bằng một tấm " tăng" ở một góc sân. Nước được đổ vào thùng, khi tắm cứ cầm gáo múc giội khắp người chứ chẳng vòi sen vòi rồng gì ráo.
Lúc TVân đã khoẻ khoắn nhờ "lòng yêu nước", cả bọn bèn cùng kéo qua nhà một anh bạn khác của Trần Ngọc đã được thông báo từ buổi hôm qua rằng " có TNH & TTBG đần Nam Cali ".
Một bàn tiệc dài bày ra . Nguyễn Thanh Thu ngồi đối diện TVân. Ông nói giọng Nam, tướng mặt xấu dữ, thân hình thô cục, chẳng có chút gì "nghệ sĩ" ! Trên đầu, ông đội chiếc nón "bê -rê" Nhảy Dù bằng nỉ màu đỏ, lệch sang một phía.
Nghe Trần Ngọc nói ông từng là đại uý Nhảy Dù trong QLVNCH, TVân mới chợt nghĩ:
" À! Thì ra ! ".
***
Đêm đó, thấy rõ ràng Nguyễn Thanh Thu "hâm mộ" TTBG! Ông nói :
- Anh Trần Ngọc đưa tôi đọc các tác phẩm của BG,tôi thích lắm . Có ' phải thế nào' mơi dám viết thẳng viết thật những điều mình nghĩ .
Trần Ngọc xen vào :
- BG ơi, anh Thu khen em đó. Lúc nãy cùng anh và TNH đi mua rượu, anh Thu hỏi :" Cô đó là ai mà hay quá ?". Anh đáp : " BG vừa là nhạc sĩ cũng vừa là nhà văn .". Rồi anh hỏi lại : " Nhưng hay như thế nào ?" .
Bây giờ Nguyễn Thanh Thu đáp thay Trần Ngọc:
- Từ ngày qua Mỹ, cũng có nhiều phụ nữ đến tìm tôi nhưng chẳng có ai như cô cả . Bà nào trước khi ngồi đều lấy ngòn tay quệt lên mặt ghế xem có bụi không rồi mới dám " đặt đít". Còn cô BG chẳng những không làm thế, lại còn xin toi cho tắm nhờ một cách rất tư nhiên !
Chữ " đặt đít" rất lỗ mãng Nam Kỳ của ông điêu khắc gia làm TVân thích thú.
Lại nghe Nguyễn Thanh Thu nói :
- Cô viết hay lắm, mấy đêm ròng tôi đọc say mê các bài ' Một Truyện Dài Không Có Tên ' của cô.
TVân hỏi:
-Giao thiệp BG, anh có ở điều đó ?
Vẻ mặt Nguyễn Thanh Thu dứt khoát:
-Không. Nếu muốn, BG có thể để cái máy thâu băng ngay trên bàn, ở chỗ này này. (Ông gõ gõ ngón tay lên khoảng rộng giữa hai người ) .
TVân hỏi:
-Anh nói thật?
Thu gật đầu:
- Tôi là" thằng đại uý Nhảy Dù", sợ gì ai mà không thật?
Thế là cái máy được đặt ngay giữa TVân và Nguyễn Thanh Thu.
***
TVân bày tỏ:
-Từ lâu BG đã nghe về sự linh thiêng của bức tượng ' Tiếc Thương' đặt nơi cổng vào Nghĩa Trang Quân Đội [ VNCH] (*) . Nay hân hạnh được ngồi chung bàn rượu với tác giả, có thể nào xin anh nói cho nghe lai lịch bức ấy ra sao ?
-----
(*) - chữ đậm trong [ ......] của BT .
Nguyễn Thanh Thu kể, vẻ mặt rất hứng thú :
"Vào thời điểm `1966, cuộc chiến Bắc Nam đang diễn ra ác liệt. Tình hình trong nước rất rối loạn . Dân chúng bị xách động biểu tình lên tục , các đảng phái đua nhau tranh giành ảnh hưng đối với Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng.
(...) - lược 3 dòng. (BT)
Bấy giờ tổng thống Thiệu đang là Chủ tịch Uỷ ban Lãnh đạo Quốc gia, cho vời tôi đến gặp , trình bày dự án xây dựng Nghĩa Trang Quân Đội nằm cạnh xa lộ Biên Hoà.
Ông Thiệu nói :
" Tôi muốn trước cổng ra vào Nghĩa Trang phải có một bức tượng lớn, xứng đáng, mang biểu tượng cho' Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh đời mình vì lý tưởng tự do".
Sau nhiều lần gặp để bàn bạc với TT Thiệu,tôi hứa là sẽ trình lên tổng thống các bản vẽ, sau một tuần lễ nghiên cứu.
Về nhà, tôi lo lắng đến mất ăn, mất ngủ, đầu óc lúc nào cũng suy nghĩ tới đề tài mang ý nghĩa theo tổng thống. Bữa nào tôi cũng đến Nghĩa Trang Quân Đội khu Hạnh Thông Tây Gò Vấp, để suy ngẫm, phác các bức vẽ theo cảm xúc ngay tại chỗ . Ở đó, mỗi ngày nhìn thấy những chiếc trực thăng đưa các quan tai bọc kẽm về nơi an nghỉ cuối, lòng xốn xang xúc động, nhưng đề tài vẫn chưa được nghĩ ra.
Thế rồi vào một ngày thứ sáu của lời ước hẹn, buổi trưa trên đường từ Nghĩa Trang Quân Đội trở về, trời nắng chang chang, tôi ghé vào một tiệm nước bên đường để giải khát. Khi bước vào quán, thấy một Hạ sĩ Nhảy Dù đang ngồi uống bia, trên bàn có mấy cái vỏ chai không, lại cũng có hai cái ly rót đầy chất nước màu vàng đang sủi bọt . Ngồi ở bàn đối diện, thấy anh kia vừa uống vừa lẩm bẩm với cái ly trước mặt. Rõ ràng là anh ta đang thì thầm với một người bạn đã chết . Cứ chăp chăp, sau khi uống cạn ly mình, anh Hạ sĩ lại cầm ly bạn rót qua ly anh xong, lại kêu một chai mới rót đầy ly trông của bạn.
Vừa cảm động vừa thú vị, tôi bước qua bàn anh ta, ý muốn làm quen . Anh quắc mắt nhìn tôi, rồi chẳng nói chẳng rằng, rút ra cái bóp đựng giấy tờ, đưa cho tôi ( giống y như đang trình giấy cho Quân Cảnh ).
Thoạt tiên tôi ngân ngừ, nhưng rồi cũng cầm lấy, đem về bàn, mở ra xem -- thấy có vài tấm hình đen trắng chụp cảnh chiến trường giữa anh ta với các đồng đội. Tôi ghi nhớ số KBC [ Khu Bưu chính quân đội] (*) và số quân anh hạ sĩ xong, đem bóp trả lại anh ta ."
***
Người Hạ sĩ Nhảy Dù Võ Văn Hai đó là " người mẫu" tình cờ cho bức tượng đồng ' Tiếc Thương" của ông Nguyễn Thanh Thu, chính thức được dựng lên ở cổng vào Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà trong buổi lễ khánh thành nghĩa trang vào ngày Quốc Khánh 1/ 11/ 1968 . (...)
[]
TTBG
------------
(... ) - tạm lược 5 dòng . (BT)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ