21 - thư của 30 nhà văn, nhà báo trong nước + ngoài nước gửi thế phong, ở thập niên 90 ' s ( thế kỷ XX ) : nha báo TRẦN NHẬT THU [ 1945- 2008 tp. hcm ]
thư cua 30 nhà văn, nhà báo trong nước + ngoài nước gửi
Thế Phong, ở thập niên 90 's :
TRẦN NHẬT THU
( Trần Viết Hỷ 1945 - 2008 tp. hcm ]
...
...
...
vài hàng tiểu sử :
- tên khai sinh : Trần Viết Hỷ , sinh năm 1945 tại Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình (Trung Bộ).
- tham gia phong trào văn nghệ từ năm 1960
- sau 30 /4 1975 vào tp. HCM, cộng tác với báo ' Văn Nghệ Giải Phóng", rồi ' Văn Nghệ tp. HCM.
- tác phẩm đã xuất bản : tập thơ đầu tiên 'Nơi giáp mặt ' in chung với Quang Huy+ Cảnh Trà ( 1971) -- Mùa Gió Chướng, thơ, Nxb Văn nghệ tp. HCM 1986 ) -- Hoa Hồng Gió Mặn ( thơ, Nxb Thuận Hoá, 1986 ) v.v. ..
- T.T.KH - nàng là ai? ( Thế Nhật -- ( THẾ Phong+ Trần NHẬT Thu) -- Nxb Văn hoá - thông tin, 1994) .
- qua đời ngày 31/ 10/ 2008 tại tp. HCM.
- về cuốn TTKH- NÀNG LÀ AI? / THẾ NHẬT
( Nxb Văn hoá- thông tin, Hà Nôi tái bản 2001 ) .
Cuốn TTKH- Nàng là ai ? của Thế Nhật ( Thế Phong+ Trần Nhật Thu) được nhà xuất bản Văn hoá- thông tin in năm 1994. Ngay khi mới trích đăng 1 kỳ trên tờ ' Nguyệt san Văn Hoá ' ( số 8/ 1994) nó đã được bạn đọc chú ý và gây rất nhiều tranh cãi trên nhiều tờ báo từ trung ương tới địa phương.
Theo nhà thơ Trần Nhật Thu, trước khi phát hành sách, trước cả ' Nguyệt san Văn Hoá' , không hiểu con đường nào, bản thao đó đã rơi vào tay một ký giả. Vị ký giả này đã rút ruột cuốn sách đăng lên một tờ báo phát hành tại thành phố Hồ Chí Minh . Kể ra như vậy tuy không đàng hoàng lắm; nhưng cũng chẳng sao, nếu vị ký giả nọ lược thuật cẩn thận hơn . Nhưng vì sự cẩn thận này không có, nên nghe nói là bà Trần thị Vân Chung -- một trong 2 nhân vật chính của thiên tình sử TTKH ( theo Thế Nhật ) đã có thư từ Pháp gửi về, phản ứng gay gắt . (*)
Khi sách đến tay người đọc (2000 cuốn/ in ở sau sách - thực tế in 10.000 cuốn ), giá ban 9.000 VN đ./ cuốn , và đã bán hết vèo, dư luận càng sôi nổi hơn .
Các báo Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên đều có bài giới thiệu nội dung cuốn sách, biểu dương 2 tác giả về những tìm tòi công phu chung quanh việc nghiên cứu văn học tồn tại gần 60 năm --đồng thời nêu lên những điểm chưa thoả đáng ./.
NGUYỄN HOÀNG SƠN
( báo Tiền Phong/ Hà Nội )
(trích lại từ < khosachcu.com > t-t-kh-nang-la-ai >
-------
(*) đọc tiếp ở chú thích LÁ THƯ THỨ 4.
thư Trần Nhật Thu gửi Thế Phong
1)
TRẦN NHẬT THU
TUẦN BÁO VĂN NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
462 Nguyễn Thị Minh Khai
Đ.T. 392044
TP. Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 10 năm 1994
K/gửi : Anh Thế Phong
Sáng nay đến sớm gặp để gặp anh, nhưng anh đi nhà thờ từ sớm .
Xin gửi anh 3 cuốn TTKH loại thường để anh cần biếu ai.
Nếu rỗi chiều nay anh ghé tôi chơi , giờ nào cũng được .
Anh khoẻ hẳn chưa ?
Kính
Trần Nhật Thu
2)
TRẦN NHẬT THU
.............................
TP. Hồ Chí Minh ngày 3 tháng 10 năm 1994
K/ gửi Anh Thế Phong
Tôi đã làm xong bài Cụ Dã Lan, nhờ anh đọc giúp cho, phát hiện góp ý những chỗ cần sửa.
Nếu không có gì trở ngại nhờ anh chuyển giúp cụ Dã Lan để cụ đọc trước, Sau đó tôi lên xin lại .
Cảm ơn anh .
Thu
3)
Thứ 3 : 4 / 10 / 94
K/ gửi anh Thế Phong
Xin gửi anh tờ báo V.N. [ Văn nghệ Tp. HCM ] (*)có bài viết về tập thơ chị Thư Linh -- Chị T.L. có nhắn anh đã khoẻ chưa, nếu rỗi anh lên chỗ chị chơi, chị có chuyện muốn nói với anh .
Sang nay bên Hội Văn nghệ 81 Trần quốc Thảo có cuộc hội thảo thơ do Mai Quốc Liên chủ trì. Anh Liên không gặp được anh có nhờ tôi nhăn lại mời anh qua dự cho vui . Khai mạ lúc 8 giờ 30 .
CÓ thể hoãn dạy cháu sang nay (**) , để chiều cũng được, chiều anh bận thòi sáng mai dạy cho cháu .
Tôi qua Báo nộp bài rồi sẽ qua Hội thảo để xem thiên hạ nói gì .
Kính
Thu
----
(*) - những chữ trong [ .......... ] của Biên Tập.
(**) - tôi dạy Anh văn cho con gái lớn anh Trần NhậtThu.
(TP)
4)
TRẦN NHẬT THU
................................
TP Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 10 năm 1994
K/gửi anh Thế Phong
Hôm qua có người cộng tác với Hãng Phim TRẺ nhờ tôi làm đề dẫn ' Chuyện tình buồn Hai sắc hoa Ti- gôn của T.T.KH.' cho băng cassette 90 phút .
Khuya nay tôi đã viết xong, nhờ anh xem lại có gì cần sửa chữa để chiều nay tôi giao cho họ.
Anh đọc xong gửi lại cho cháu ./
Chuyện này tuyệt mật . Cảm ơn anh
Kinh
TB/ Đừng để xảy ra vụ " Nghệ thuật thứ 7 "
lần hai nữa . (*)
-------
(*) Trần Nhật Thu nhắc chuyện " Đừng để xảy ra vụ " Nghệ thuật thứ 7 " lần hai nữa " -- bởi tờ báo NGHỆ THUẬT THỨ 7 do nhà văn Thanh Thương Hoàng chủ trương, báo ra theo kiểu" giai phẩm" được Nxb Văn nghệ tp. HCM cấp giấy phép xuất bản. Thanh Thương Hoảng bảo tôi : " ... mày có bài nào , cho tao một bài. Cấn gấp". Tôi bèn trích một đoạn trong bản thảo TTKH- NÀNG LÀ AI? , nhưng cẩu thả để sai sót-- ấy là đăng ảnh chụp chung 2 người : Trần thị Vân Chung ( tay cầm trái cam ) + Tôn Nữ Hỷ Khương; thì tôi ghi chú thích là Tôn Nữ Hỷ Khương " cầm trái cam ". . Báo chí thấy sơ hở rồi đưa lên báo , phê phán sư nhầm lẫn này .
Và, Thanh Thương Hoàng trả nhuận bút bai báo ngắn kia rất " cao', những 400 ngàn đồng; tôi chia 2 với Trần Nhật Thu . .
5)
17 / 1 / 94
K/gửi anh Thế Phong
Đêm qua, anh Lữ Huy Nguyên ( giám đốc NXB Văn Học ) có gọi điện thoại từ Hà Nội vào báo tin tập thơ của anh sẽ có giấy phép gửi vào sớm (*).
Tuy nhiên anh cũng đề nghị tôi thay NXB viết Lời nói đầu cho tập thơ .
Sau bài trả lời T.T.KH. có gì vui trong giới không ? Có tin gì về ông TVân [ Thanh Vân -Nguyễn duy Nhường ] -- bà NHiên [ Như Hiên] - Hỷ Khương phản ứng không ?
Vui thôi
Thu
--------------------
(*) - Nếu anh có em là vợ/ Thế Phong
xin cấp phép để tái bản . (TP)
6)
TRẦN NHẬT THU
......................
TP Hồ Chí Minh ngày 8 thang 10 năm 1994
K/gửi anh Thế Phong
Gửi anh đọc chơi phần mở đầu tập sách tôi đang viết : CHUYỆN MÌNH TỰ KỂ để anh hình dung đôi chút về tôi.
Anh đọc giữ làm kỷ niệm, đừng đưa ai xem, vì sự họ hiểu lầm . (*).
Cảm ơn anh .
Kính
Thu
------
(*) - thư này đính kèm bài ' QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI '
( bản gốc : 4 trang 21x 27 cm ( đánh máy vi tính).
" QUẢNG BÌNH QUÊ TA ƠI ! "
Đêm đã vào khuya lắm rồi, tôi không tài nào chợp mắt . Dạo này sức khoẻ giảm sút và cói điều gì bất trắc ở trong lòng . Tôi ở tuổi tri thiên mệnh- tuổi đã biết mệnh trời -- nếu xảy ra điều gì thì không có gì lạ cả . Ai mà biết trước được số phận của mình.
Hai mươi năm trôi qua, co lẽ đã lâu hơn nữa, đêm nay tôi lại nghe bài Quảng Bình quê ta ơi của nhạc sĩ Hoàng Vân --bài hát một thời đã góp phần tạo nên những anh hùng có tên và không tên , nhưng đối với tôi nó mãi mãi không bao giờ phai mờ ...
Sinh trưởng trên mảnh đất khắc nghiệt và dữ dội ấy, bài hát gợi cho tôi bao buồn vui đau khổ và lòng yêu vô hạn nơi chốn mình chôn mình cất tiếng khóc chào đời .
Năm 1991, tôi đã viết về mảnh vườn mẹ tôi:
Biết giờ này mảnh vườn mẹ còn không ?
Nơi chùm ổi ta về chưa kịp há
Biết giờ này con đương xuống nhà em
Cỏ tóc tiên có còn xanh trở lại ?
Đất cằn khô lại sinh mùa hoa trái
Ta chưa về thì có em của ta
Em đừng xoã tóc mà đợi nữa
Xin mẹ đừng ngóng vọng phía trời xa .
Ta chưa về, em ra vườn mà hái ổi
Đừng để chim hồng tha ổi chín bay đi
Hãy dìu mẹ qua tháng năm cơ cực
Anh đi tha hương rồi sẽ quay về ...
Điều chắc chắn là mảnh vườn mẹ tôi không còn nữa và không biết tôi đi tha hương có kịp trở lại quê nhà nữa không ?
Nhưng tôi mãi mãi yêu và biết ơn mảnh đất đã sinh thành, nuôi dưỡng tôi thành người, dù đằng đẵng 20 năm tôi xa ...
Năm 1975, tôi vào Sài Gòn vừa được giải phóng, tất cả mới lạ ngỡ ngàng với chàng trai tỉnh lẻ . Có những điều tôi không thể hình dung và tưởng tượng nổi . Chuyện đời, chuyện người và tôi bắt đầu linh cảm được rằng mình chỉ là một anh chàng ngụ cư .
Theo các cụ kể lại : xưa, dân ngụ cư được xếp vào loại dân mạt hạng bị mọi người khinh miệt . Hễ làng nước có việc gì , dân ngụ cư phải đi gõ mõ mời các bậc tiên chỉ trong làng đến chè chén . Co hội hè đình đám, dân ngụ cư phải lững thững từ thôn này qua ấp kia, xóm dưới đồng trên , à mấy thằng đạc phu .
Nhiều chiếu trên, chiếu dưới dành cho các bậc tiên chỉ, dân chính gốc ăn uống no say, nói năng một tấc đên trời; có thể định đoạt sinh mạng thiên hạ trong một cơn cao hứng . Làng ăn xong, phần dư thừ thì dân ngụ cư mới được ăn hoặc gói mang về nhà cho vợ con . Cai cảnh dân ngụ cư nó cơ hàn đến vậy.
Trời sinh và ban cho tôi một chút dự cảm thuộc về tâm linh mà tôi không thể nào cắt nghĩa được ,
Tôi làm việc, làm việc ... ai bảo gì làm nấy, không dám chối từ . Phân công việc gì cố mà làm . Tôi tư xác định cho mình phải giữ tư cách trong đời sống mặc dù mang tiếng là dân ngụ cư .
Đêm nay tiếng hát Quảng Bình quê ta ơi, lại đưa tôi về lại từ những ngày xa lắm ...
... Nếu ai hỏi vì sao quê hương chúng ta nhiều ngói mới, rằng có đắng cay chừ mới có ngọt bùi . Nếu ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta đồng lúa tốt. Có nhớ những ngày cơ cực tối tăm xưa ...
Quảng Bình ... khoan khoan hò khoan ...
Học xong trung học, ngày đó đâu có thi cử đỗ đạt, chỉ thi một môn duy nhất: thi lý lịch để được vào đại học . Biết chắc cái lý lịch của mình không vào nổi trường thi. Gia đình tôi nghèo, cha làm công nhân giao thông, dọn cỏ, lấp ổ gà ... mẹ tôi tảo tần buôn bán, khi Ba Đồn, Lệ Thuỷ, Vĩnh Linh, đầu tắt mặt tối quanh năm vắng nhà .
Tôi có ông chú ( cùng cha khác mẹ với cha tôi ) lại là lính Ngụỵ, làm nghề lái xe, kéo cả nhà vào Nam 1954 . Người ta đã khuyên đen trong lý lịch của tôi .
Tháng 8 năm 1964, cả nước vào cuộc chiến tranh chống Mỹ, tôi đi Thanh niên xung
phong . -- thị đoàn Đồng Hới, san lấp hố bom, phá mìn nổ chậm, trần lưng trên đồng muối nắng cháy . Mồ hôi và máu không đáng kể, không đáng sợ; tôi sợ nhất là những đôi mắt hận thù hay những nụ cười chế nhạo mỉa mai của bạn bè cùng lứa tuổi có lý lịch trong sạch, vì một lý do nào đấy mà không được học hành đến nơi đến chốn . Điều đó làm tôi nhức nhối đau lòng và cứ ám ảnh tôi mãi .
Tôi phải trả học phí bằng máu để được học hành . Tôi phải đi vòng 10 năm để được học, băng qua máu và lửa để được học . Học đối với tôi là niềm đam mê vô tận, và cho mãi 50 tuổi, tóc đã nhiều sợi bạc trên đầu, tôi vẫn còn phải học.
Xin cảm ơn những ngày gian khổ. Xin cảm ơn ai đã khoanh cái khuyên đen vào lý lịch của tôi, để tôi được sống những năm cam go, khổ đau mà thành người, để hiểu lẽ nhân tình thế thái, để hiểu con người hơn . Xin cảm ơn, bởi vì thế mà hôm nay tôi có được những người anh, người chị -- những người bạn vong niên mà tôi kính trọng yêu mến . Họ đã giúp tôi vượt qua bao nỗi thăng trầm, có lúc ... nếu không, tôi sẽ buông xuôi hai tay trước số phận .
Năm 1985, ở thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Ngày hội văn hoá các dân tộc trên toàn cõi Việt Nam . Tôi có viết bài đăng trên báo Thể thao & Văn hoá .
" ...Sách ' Đại Nam nhất thống chí' có viết rằng : " ... vào năm Mậu Dần ( 1698 )đời Hiến Tông, sai chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính chiêu mộ 200 thanh niên trai tráng Quảng Bình vào sinh cơ lập nghiệp tại Sài Gòn, Gia Định ...
Có lẽ sau hàng trăm năm, dân Quảng Bình lại ồ ạt kéo vào, hình thành một khu dân cư gọi là Tân Bình ( Quảng Bình mới ) chăng ?
Nhiều người hỏi tôi : " Sao 10 năm nay mày bảo là dân ngụ cư, nay thì ... "
Tôi cười mà nước mắt đầm đìa .
Đi qua đạn bom, có những đêm dưới hầm sâu tối tăm, bên ngọn đen dầu tù mù -- tôi đọc, tôi học và nhận ra một điều : Những cuốn sách đã cứu sống tôi, đã giúp tôi vượt lên số phận .
Đọc và học một cách không hệ thống, ngắt quãng; bởi tiếng bom, giữa cái sống và chết . Cuộc đời và sách đã dạy tôi sống, dạy tôi làm người và viết những dòng văn thơ đầu tiên .
Tôi cũng không ngờ minh đi vào cái nghiệp dĩ này . Càng đi càng đày đoạ và làm khổ mình ... Cụ Nguyễn Du đã có câu : Đã mang lấy nghiệp vào thân/ Thì đừng trách lẫn trời gần và xa ...
Trách ai bây giờ, chỉ tự trách mình không chọn một con đường khá, con đường vai u, thịp bắp chăng hạn, cầm lấy cây bút làm gì ?
Sống trên mảnh đất cằn khô sỏi đá trên những vùng Châu Ô, Châu Ri, tôi mới hiểu sống thế nào để tồn tại :
Em mới về , em chớ ngạc nhiên
Đất khắc nghiệt phải sinh tầng lá nhọn
Bài thơ tôi gửi cho một người bạn ở Hà Nội, không ngờ sau đó được đăng trên tạp chí Tác phẩm mới của Hội Nhà Văn Việt Nam .
Rất tinh cờ lúc náy xuất hiện bài thơ Vòng Trắng của Phạm Tiến Duật, Sẹo Đất của Ngô Văn Phú, Cây Tao ông Lành của Hoàng Cát ... Thế là tôi bị đánh bề " hội đồng "-- và cai khuyên đen thêm một vòng nữa .
Tôi lại phải vào lửa đạn, nơi nào ác liệt nhất là tôi đến . Những con đường Trường Sơn, những ngầm TaLê, PhuLaNhic, những đêm gió rét căm căm, những cơn bão xô lệch rừng già, những hang đá u tối, lạnh lẽo ... Tôi chỉ mong sao, minh được nằm lại vĩnh viễn trên những miền đất xa lạ ấy một cách thanh thản, bình yên .
Nhưng rồi những người con gái, con trai tôi đã gặp giữa vùng ác liệt, họ sống hồn nhiên phơi phới ... ấy thế mà đêm đêm tôi cùng với đồng đội đi chôn cất họ . Họ chết rất trẻ, lòng tôi tê buốt . Chính nhờ họ mà tôi được sống, tôi mang nợ họ suốt đời . Họ đã cứu tôi trong cơn tuyệt vọng và bi thảm đó .
Ngoài kia,trời bắt đầu hửng sáng và bài hát của nhạc sĩ Hoàng Vân làm tôi bừng tỉnh :
Hãy giữ những gì mà ta yêu quý . ...
Tự dưng tôi thầm gọi : Quảng Bình quê ta ơi ...
viết trong ngày sinh thứ 50, ngày xá tội vong nhân
TRẦN NHẬT THU
( ký tên )
----------------------------------------------------------
kỳ sau : nhà văn nữ NGÔ THỊ MỸ TRANG
-----------------------------------------------------------
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ