Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 14


                                     nhà văn tác phẩm cuộc đời            14
                              tự-sự-kể : thế phong

                                                       5

     Những tháng về sau  này , đàm trường có cả Phạm xuân Thái, và anh Nguyễn đức Quỳnh tuyên bố  : ' ...  bô trưởng  là tôi ...' ( thay cho bộ trưởng  Công dân vụ Ngô trọng  Hiếu  ' )  thì chẳng có gì lạ.    Kế hoạch  thắt chặt tự do văn nghệ  là điều có thật trong tương lai, chỉ có  văn nghệ  sĩ hoạt động theo đường lối chính trị  do chính phủ quyết định mới được ưu tiên gia nhập, hưởng quyền lợi  vật chất béo bở.  Còn  người văn nghệ độc lập muốn làm văn nghệ phải làm đơn xin gia nhập để xét, có  được hay không  làm hội viên .  Tôi đoán , đây là  những nút đầu  dò la  để  thành lập Hội nhà văn, nhà báo   đặt dưới quyền kiểm soát của bộ  Công dân vụ.   

     Trong khi làm reo đợi chờ lương, tôi phá phách hết sức, tìm đủ cách làm nản lòng những người định dùng tôi làm nhiều việc khác.  Chỉ ít ngày sau, vì một chuyện rất nhỏ,  lấy cớ,  tôi gây chuyện ẩu đả với một giàng viên khác ,  tay nhà báo này từng viết phóng sự trên tạp chí Sống trước kia * -
-----
*   phóng viên Lưu Kiếm.

    - nếu công chức làm vậy tất sẽ bị khiển trách hoặc bị sa thải .   Nhưng không,  1 rồi 2 tuần trôi qua, chẳng ai gọi đến ,  coi như không có chuyện gì xảy ra.  Tôi làm trái lệnh nôi quy, trong giờ làm việc, giảng viên, cán bộ không được vào Câu lạc bộ. Nhưng, tôi vẫn rủ một thư ký dưới quyền, xuống Câu lạc bộ trong giờ hành chính uống cà- phê, tán dóc.  Chẳng may  có một lần, đại úy Khâm , phu tá giám dốc Huấn luyện vụ bắt gặp - tay này chúa nịnh bợ, dán thông cáo dán trên tường ở phòng tôi :  '  giảng viên, cán bộ cách mạng phải tuân thủ làm việc, cấm đi trễ, về sớm'.  Thấy ngứa mắt, bèn xé , vứt vào sọt rác,  gọi tùy phái hỏi :' ai dán cái này  ?'  - ' đó là lệnh đại úy Khâm, phụ tá giám đốc Huấn luyện vụ' .  Trả lời chỏng :' nói với ông ta, tôi cấm không được dán  thông báo  lần 2 ở đây  . Công chức là công chức, làm tròn phận sự tốt rồi ,  không  cách mạng, cách miếc gì sất cả  '. 

    Đại úy Khâm gặp 2 chúng tôi uống cà phê trong giờ hành chính,  nhìn thấy rồi , tôi  tảng lờ như  không  nhìn thấy , vẫn   tự tại ngồi  uống cà- phê; còn tay thư kýsợ xanh mặt, khúm núm  kéo  ghế mời đại úy  . Nhìn tay thư ký, tôi  nói  chỏng, chừng  để đai úy nghe được: '... đại úy có biết uống cà-phê đâu mà mời ...!'   .

     Đại úy Khâm quay sang  tôi , hỏi : 

     ' Anh có biết tại sao nhà bếp lại không tuân lệnh làm 200 khẩu phần bánh mì cho khóa sinh đi thực tập ?' .

    Quay sang hỏi nhà bếp, họ cho biết, muốn đặt khẩu phần phải có tờ trình của  giám học ,   có bút  phê thuận  giám đốc Lưu Hùng . Trả lời:'  đây là đại úy Khâm, phụ tá giám đốc Huấn luyện vụ,   sao nhà bếp không thi hành khẩu lệnh  ' ?  Nhà bếp :   '... nếu tôi  làm trái nguyên tắc, ai sẽ trả tiền chúng tôi đây?-  quay sang tôi - ' có phải bữa nay 200 khóa  sinh đi thực tập không? ' - tôi đáp -  '  không phải hôm nay mà 2 bữa nữa kìa ' .

     Đai úy  Khâm  bị bẽ mặt, ngay chiều hôm ấy, tôi  đưa tờ trình lên giám đốc, ông Lưu Hùng ký ngay,  chuyển xuống nhà bếp.  

    Còn 1 chuyện làm buồn lòng  đại úy Khâm nữa, ấy là buổi bế giảng lớp chính tri của khóa sinh, đại úy Khâm lăng xăng sắp xếp ghế  ngồi,   tìm cho ra   chiếc ghế bành độc đáo dành riêng bộ trưởng chủ tọa . Biết tính bộ trưởng , nhiều  mưu mô sảo quyệt, thủ đoạn kể cả việc nhỏ nhặt , ông bộ sẽ không chịu ngồi ghế nào khác ghế ngồi của khóa sinh, cán bộ, giảng viên .    Bộ trưởng Hiếu vào phòng , nhìn thấy chiếc ghế bành, bèn  hỏi tôi -  trả lời,  đại úy Khâm  sắp xếp bàn ghế  .  Đại úy Khâm bị bộ trưởng rầy la, sau, anh ta hối tiếc mãi, sao  không nghe  tôi, than : ' ... lại hụt mất  bông mai trắng  chưa nở trên vai rồi !' * .
-----
* bông mai trắng :   thiếu tá trong Quân lực VNCH.  

    Những ngày trước đó, có  1 vị   đại  diện Đại biểu Chính phủ miền Đông Nam Phần * đến dạy khóa sinh một vài tiết thực tập. Giám đốc Hùng cho người xuống báo , giám học phải thắt cà-vạt đàng hoàng tiếp khách , giới thiệu trang trọng đại diện của đai  biểu chính phủ  miền Đông Nam Phần với khóa sinh. Tôi biết là ai có mặt.  Có thể ,  là  tên chủ bút Phương , hoặc Bích,  thư ký tòa soạn  nhật báo Quốc gia, cơ quan Cao Đài Liên minh Trình minh Thế , tới  thuyết giảng.  Nhớ lại, những ngày làm báo đặc biệt trong đời, giắt súng đi xin kiểm duyệt báo; hoặc, thư ký tòa soạn Đinh thạch Bích  ** rút súng lục bắn chết một tên Pháp trên đường  Richaud  ***  - vì tên này thích ăn trên, ngồi trốc, đi trái đường còn gây sự định hành hung chúng tôi  .   Sau khi bắn chết tên Pháp, chúng tôi tiếp tục đèo nhau trên xe đạp thẳng tới Câu lạc bộ  tạp chí Văn nghệ, 75 Richaud uống cà-phê, tán dóc chuyện  văn chương, báo chí.  
------
*     thiếu tướng Văn thành Cao  ( Cao Đài) sát nhập Quân đội quốc gia  thời đệ I Cộng hòa. 
**    Đinh  thạch Bích ( 1932 -   ) tác giả ' Ái tình Bôn-xê-vích' , sau là thứ trưởng Chiêu hồi 
***  đường Phan đình Phùng  ( Saigon 3). 

     Một chuyện  đáng nhớ nữa, một phóng viên báo  chúng tôi đi chợ, gây gổ với một  công an mặc thường phục . Một toán ba bốn công an khác xúm  lại đánh đấm tới tấp , biết không địch nổi , nhà báo  bỏ chạy.   Công an dùng xe díp xanh dùng xe  đuổi nhà báo về tận tòa sạon báo ở   55 A Hồ xuân Hương.  Tới  tòa soạn rồi,  nhà báo rút súng bắn trả, công an viên  trúng đạn  gục ngã, nhưng anh cũng  bị thương bê bết máu,  leo lên lầu 1.    Hai, ba  công an viên khác trên xe díp chờ  ngoài xe thấy vậy,   chạy theo bủa  vây .  Toán lính  bảo vệ  tòa soạn  chĩa súng, giơ tay  chặn,  không cho  công an đột nhập - tay  nhà báo bị thương  lợi dụng thời cơ,  trổ lỗ thông hơi lên nóc lầu sát mái nhà , nằm ở đó   tới đêm -  và  chủ bút Nhị Lang mặc quân phục đeo lon thiếu tá  ra giải quyết,  cônviệc     được  giải quyết  tạm ổn thỏa i .   Chúng tôi nhìn nhau cười, nhà báo mặc áo lính bị thương ở chân được xe quân đội  đưa  về chiến khu Tây Ninh.

    Tôi trở lại văn phòng giám đốc  huấn luyện , ông Lưu Hùng giới thiệu  trang trọng với vị đại diện của đại diện Chính phủ miền đông Nam Phần: 

' ... đây là giám học , đây , đại úy  Bích, chánh văn phòng;  đây , thiếu tá Phương, công cán ủy viên đại diện thiếu tướng  đại diện Chính phủ miền Đông Nam Phần.' 

    - xiết tay xong, tôi chửi thề :

     '... Tiên sư chúng mày  ( chỉ vào thiếu tá Phương)  mày mới ra tù ở Biên Hòa  phải không ?  
- quay sang Lưu Hùng - tôi xin lỗi ông giám đốc huấn luyện,  vì chúng tôi  là bạn cũcùng làm nhật báo' Quốc gia'  , nay  gặp lại , quen  lối  xưng hô tao, mày và  chửi thề thân mật...' 

     - giám đốc Lưu Hùng  biết tôi sỏ ngọt, còn đại úy Khâm, phụ tá giám đốc  trố mắt nhìn, như  chúa Tàu xưa kia nghe kèn  !  Được cái ,  giám đốc từng  chủ bút báo Sống, nên chẳng  lạ gì lối xử sự , bỏ  qua, cưới  : ' ...các anh quen nhau từ lâu rồi, phải không ?'   Thế là câu  chuyện  coi như ' hòa cả làng' .

     Ít lâu sau, giam đốc Hùng được  cử sang Okinawa   công  tác' mission noire' , đi  cùng một giảng viên  rất thân tín bộ trưởng.   Tôi và   Vị Ý  tới  chào tiễn biệt giám đốc đi mạnh giỏi - thì,   tự quan trọng hóa về' chuyến công du đen ' kia, ông bảo  : '  cảm ơn các anh , nhưng chưa chắc  chúng tôi đã đi '.   Thật ' bược cười' , vì trước đó, nghe ông nói tiếng tây' bồi', như lính partisan nói tiếng tây bằng tay , chi cần  sếp tây hiểu,  hẳn , rất  khác với giám đốc  chúng tôi vừa đàm thoại với 1  cô đầm ở  phi trường quân sự.   Tôi  bèn trả lời: ' vậy  xin lỗi , vá tôi  tự rút lời chúc tụng kia vậy'.  Ông giám đốc cười xòa, trả đũa nhẹ nhàng:'  có anh ở nhà, tôi yên tâm về công việc; nhưng cũng đừng tự cao tự đại  lắm nhé !'  ( tiếp nụ cười ruồi, sau câu nói cho bầu không khí êm dịu hơn ).  Cái nhìn của tôi bỗng hắt sang phía Vị Ý thông cảm. 

     Thêm vào dòng về đại úy Khâm  .  Sau khi  sỏ ngọt về  chuyện  quan trọng hóa  vấn đề, rất không phải lối của đại úy phụ tá , giả thiết ông ta đừng thúc giục việc thắt cà-vạt, mà chỉ cần nói   câu  nhỏ nhẹ: ' hôm nay có vài vị mới tới, trăm sự nhờ anh' , thì tôi đã không ' đùa'  quá trớn  rồi.    Phần nữa,  bụng  cồn cào ,chưa  điểm tâm, gặp  đại úy ra lệnh  tiếp 2 vị quan khách đại diện của  vị đại diện Chính phủ tại miền Đông,  tôi  bèn đùa cho  tức ! .  Đại úy Khâm hỏi, vậy xưa kia ,ở trong quân đội, tôi mang cấp bậc gì ? (  câu hỏi ngụ ý , thuộc vào hàng úy, tá, thì tôi mới dám gọi thiếu tá đại diện tướng  Văn thành Cao   là ' thằng') . Trả lời:' tôi chỉ là lính thôi và hay  trêu đại úy Bích, chánh văn phòng tướng Cao  như thế này đại úy Khâm ạ:' nhơn bất học bất chi  lý / bé không học lớn làm đại úy'.   

      Nghe xong, đại úy Khâm cười , nụ cười  chả lả, hệt nụ cười  giám đốc Hùng ,   khi nghe tôi rút lời chúc về.  

    Rồi 1 lần khác, đại úy Khâm sỏ ngọt : 

    ' ...trông tướng anh có tướng '  costaud' thế này, giá mà  được tuyển  làm cận  vệ trong Phủ tổng thống (  ý nói cho bà cố vấn Lê Xuân ) thì tuyệt !' 

      Khi ấy ,ai ai cũng   rất tránh nói đụng chạm tới bất cứ nhân vật nào trong tổng thống phủ, dầu  lời khen nịnh chẳng hạn .   Đáp:' cảm ơn đại úy, nhưng  nếu được vậy thât tuyệt, tên cận vệ kia sẽ biến  hoá  những đòn chính trị hiểm hóc làm Bà Cố vấn lớn dậy lạ thường, chẳng thua  nữ hoàng Catherine nước Nga là bao !  - và cũng chẳng  cần tạc tượng Hai bà  Trưng làm gì *  !  Cứ tạc tượng bà Cố vấn xem đã sao ?   Không phải chỉ một tượng ở công viên Bạch Đằng, mà rất nhiều tượng bà trên khắp các công viên thủ đô Saigon .   Ở đâu có công viên , ở đâu tồn tại  nắp cống gang , phải  có tượng Bà . 

      Bạn hãy nhìn kìa, trên   nóc pháp đình, tòa thị chính ,  công thự ,do thực dân Pháp xây , đâu đâu đều có  ' đầu  bà đầm xòe' , nay ,  ta cho đục bỏ hết, thay bằng tượng Bà. Vậy thì, kể cả   các nắp cống bằng gang trên các con đường nhựa   ở thủ đô Saigon đều  nhất loạt  phải  khắc tượng Bà ',  bạn nhìn lên cao, bạn  đi dưới đất , đâu đâu cũng có thể  chiêm ngượng  tượng Bà .   

      Đại úy Khâm nghe tới đây thôi, ông ta lè lưỡi, xua tay, làm như rất sợ hãi ' không nghe, không biết , không thấy gì hết'.  Tôi  bồi thêm :' ... đại uý có đồng ý , nước ta đã độc lập hòan toàn  rồi không , đuổi  hết những tên thực dân cuối cùng ra khỏi đất nước từ 1957 ,   đúng như vậy chứ  ?  Thế thì,  tại sao các  trạm  điện vẫn còn  chữ CEE , đó là  chữ Phú lãng sa viết tắt Compagnie de L'Eau & Electricité đấy!   Vậy , dễ gì  xóa được tượng Bà, dầu Bà  không còn đi nữa ; nhưng đất nước Rồng  Tiên chúng ta  nay đang  hùng mạnh, vẫn  chống Cộng hữu hiệu, thì tượng Bà  được dựng lên , cứ vững bền mãi mãi  cùng non sông  đất việt,  đời đời hát  ca   ' lục quân Việtnam  muôn năm ! ' 
----- 
*   tượng Hai  bà  Trưng ở công viên  bến Bạch Đằng, dân chúng ngắm ngía, tung tin  ' đó là tượng bà Cố vấn Trần lệ Xuân' chứ đâu có phải Hai bà Trưng Trắc + Trưng Nhị ?  Sau vụ đảo chính 1963, tượng Hai bà Trưng được thay bằng tượng  Trần hưng Đạo. 

     Đại úy Khâm   nói , sao  tôi lại có thể  nói đùa vô ý thức   vậy? Đáp:' nào tôi có nói đùa  vô ý thức ,  bởi, khi   nghe  lời nói đùa  kia  cứ tưởng  thật ,  lời  thật  kia  lại tưởng là  đùa,  sao ? '    Nghe xong, đại úy Khâm bỏ đi một nước, chỉ còn tôi ở lại với khoá sinh.  

    Sau này, gặp anh Cao thế Dung , kể cho anh nghe  nghe chuyện' khổ độc lỗ tai' -  khi nghe  nghe bài ca suy tôn Ngô tổng thống ở rạp xi-nê mỗi buồi sáng, trưa, chiều , hoặc từ  Đài quân  đội  ra rả phát thanh -   điều này càng tệ hơn nữa - phải nghe một  binh sĩ thuộc Lữ đoàn  phòng vệ Phủ tổng thống ,ở bên cạnh nhà tôi trọ, nghỉ phép, lợi dụng thời giờ nghỉ phép,  học đánh đàn băng-dô bài suy tôn kia.  Nói thêm  câu chuyện khác nữa cho anh Dung nghe : 

        '... giá thử,  tôi mà được tuyển dụng làm hộ vệ cho Bà Cố vấn, như  một vị đại úy nói sỏ tôi, thì tôi đề nghị một kế thật tuyệt diệu, hữu hiệu hơn cà một Nha tuyện truyền tấm lý & phản tâm lý đối với phe  đối lập . Là, đi thu thâp  người thành lập một đại đôi văn công  tuyên truyền võ trang, tuyển dụng toàn  tên bất tài vô tướng  học gẩy đàn 'băng-dô ' dở ,như  binh sĩ phòng vệ kia,  lệnh cho   mỗi anh sẽ tới thuê sát nách nhà mỗi người đối lập, chỉ  để gẩy đàn 'băng dô 'bài suy tôn Ngô tổng thống suốt ngày, đêm.  Họ, những vị đối lập kia,  sẽ bị bấn loạn, điên đầu,  ruột gan nóng  cháy, chẳng còn trí óc  nào nghĩ ngợi, tìm mưu, tính  kế sách lược chống đối  .  Một khi , ăn không ngon, ngủ không yên , họ sẽ phải bỏ nhà ra ngoài, nhưng trước cửa nhà họ, hoặc các công viên  chỉ nhìn thấy  tượng Bà Cố  vấn tạc bán thân  'sexy' như nữ diễn viên, thị phe đối lập chỉ còn cách bái lạy, xin tha mạng mà thôi !  Không cần phải dùng công an mật vụ do thám, dò xét, bắt bớ, nhốt vào nhà tù làm gì cho mệt xác ...' 

        Anh Cao thế Dung *  đem chuyện này kể cho ông Lâm văn  Tết hoạt động  chống đối thời ấy, ông ta bèn hỏi ai dâng ý kiến  quỷ quái  này?  Chẳng hiểu, anh Dung có khai tên tôi  không ?  Một câu chuyện đùa thật đùa , phản ứng lại lần phải nghe đàn băng-dô của một anh lính phòng vệ  đấy.  Thi đây, là   cảm  nhận của  một  ' binh sĩ  tưởng tượng  trong  Liên đoàn phòng vệ  bà Cố vấn '  năm nào ...
-----
 *   tác già  sách  ' Văn học hiện đại - thi ca & thi nhân ' / Cao thế Dung, chủ bút tạp chí  'Quần chúng' . 


                                                                                                         ( còn tiếp )

     thếphong

( Nhà văn tác phẩm cuộc đời  / Thếphong -  Nxb Đại Ngã tái bản, Saigon 1970 - tr.   181- 88 )

   

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ