Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

thư viết ở saigon / thế phong - email số 6 : sách việt nam 2 miền nam, bắc trong thư viện Cornell ...



                                     lá thư email nhờ chuyển  
                                p. nguyen
                                8591 Mallard Ave.
                                Garden Grove  - CA 92844


      Anh Phat Nguyen ,

      " Cặp bút Parker anh gửi tặng tôi vẫn nằm trong ngăn kéo, chắc là chưa dùng tới . Nhớ năm 1966, Phan Diên về Sài Gòn , anh gửi cho tôi cuốn Agenda và một Bút bi Parker.   Tôi đang xài, vẫn chưa phải thay ruột.   Trông thấy bút là nhớ đến anh, nhớ những ngày ở Sài Gòn trước 1975, tối tối, từ Tân Sơn Nhất, tôi  đi xe Honda dame ra ngoài nhà anh ở cư xá Trương minh Giảng - rồi chúng ta cùng đến Đàm xuân Cận, sau đó, cả 3 ra quán  cá phê ở chung cư Nguyễn thiện Thuật nhâm nhi cá-phê cho đến cuối năm 1975.   Khi anh đi học tập cải tạo, tôi và anh Cận  vẫn còn lui tới quán  này, chúng tôi không quên nhắc đến kỷ niệm  bạn bè xưa, bây giờ kẻ còn đây, người xa xôi lao lý.

    Đến tháng 6 năm rồi, tôi và nhà văn Thanh Thương Hoàng đến khu cư xá này  tiễn chân ông Phạm xuân Thái, cựu tổng trưởng thông tin  thời Ngô đình Diệm.  

   Ngày 12 tháng 6 , nếu tôi không nhớ lầm , tôi và Hoàng lại ngồi quán cà phê xưa kia  mà 3 chúng ta ngồi hằng đêm, nhưng bây giờ chỉ còn  tôi - anh ở Huê Kỳ và Cận ở Úc, không tìm ra đại chỉ.

   Ông Thái trở  lại Sài Gòn, chẳng biết có phải hồi hương không; trước đó, ông đi Pháp, rồi sau sang Huê Kỳ.  Lần đầu gặp ông sau mấy chục năm, Uyên Thao dẫn tới,  ông ta không nhận ra tôi .  Tôi phải tự giới thiệu với ông , thế này :

     "...Thưa cụ, thập niên  bốn,năm mươi gì đó, nhà tôi ở số 13 Paul Bert Dakao, thì cụ ở số nhà 15 ..." - thực ra là tôi  cương ẩu, bởi đọc hồi ký Phạm Duy,  nhắc trước kia, ông  Thái đùm bọc  từng nuôi anh ta  ở số  nhà số 15 Paul Bert Dakao .( nay là Trần quang Khải, quận 1 ) . 

    Ông Thái  không nhận ra tôi, chẳng biết gì, chỉ gật  gật đầu, vẫn luôn có nụ cười thường trực trên môi - có lần, tôi nhận xét về ông, qua vài  dòng viết , trong cuốn sách nào đó " ông là mẫu  người Việtnam  của Nguyễn văn Vĩnh: "  gì cũng cười " được !  Ông Phạm xuân Thái thuộc lớp người bắc vào nam rước thế chiến 2, như trò chuyện râm ran kiểu bình dân to nhỏ, ông thuộc lớp người vào nam  rồi không trở về bắc nữa, vì " đuổi tây quá đà , mất đà thì không thể trở đầu ".   Ông Thái từng mở 1 hiệu sách Tứ Hải , làm thông ngôn tiếng anh, trong số mục sư Tin lành đầu tiên ở miền nam ?  Là mục sư, nhưng có đến ba, bốn bà vợ .  Buổi tiễn đưa ông Thái ở lầu 3 chung cư , mục sư Phạm xuân Thiều ( cháu gọi ông bằng chú) chủ lễ đám tang . 

    Trời hôm ấy, mưa lất phất , Thanh Thương Hoàng, Uyên Thaotôi đưa ông một đoạn đường rồi trở về.  Cuộc đời rồi qua đi, như trang giấy khép  lại, và mất hút ...

   " Anh P. Nguyên ơi,  những tựa sách anh nhờ mua về trận chiến Điện Biên Phủ, hiện nay rất hiếm.  Tôi đành ra Thư viện Khoa học Xã hội  34 Lý tự Trọng  xin copy 5, 6 cuốn có ở  đây, rồi gửi cháu đem về cho anh.  Cũng may, thư viện này, tuy  lệ phí  khá cao ; nhưng còn được phép cho copy, song, nếu là Thư viện Khoa học tổng hợp ở 69 Lý tự Trọng thật nhiêu khê, phiền toái.   Đọc giả muốn có bản copy ư; chỉ được chụp lại một số trang thôi. Còn muốn chụp toàn cuốn sách , phải có giấy phép  Nhà  Xuất bản 
cấp , kèm theo  hợp đồng nhà in sửa  soạn in ấn  loát cuốn sách ấy, thì mới được phép  copy nguyên cuốn . 

   Kể cho anh nghe chuyện vui này về cuốn Nếu anh có em  là vợ  tái  bản vừa rồi, tôi phải có giấy phép Nxb Văn học Hànội  cấp năm 1995.   Tôi tìm không còn 1 bản nào, anh còn nhớ chứ,  tủ sách của tôi ở nhà trong cư xá Không quân  ở Tân Sơn Nhất bị lục tung, khi chúng ta vào, thấy xé , ném, vứt tứ tung trên sàn nhà .   Chẳng còn 1 cuốn nào nguyên lành, bữa tôi và anh vào nhà tôi ở 3989 /5  cư xá Phi Long chở đồ đạc ra đã nhìn thấy tận mắt . Tôi sơ ý là khi  chuyển bản thảo ra Nhà xuất bản Văn học ờ Hànội , tôi đã không copy 2 bản, nay được cấp phép không còn bản nào để đưa đến nhà in.  Bèn nhờ 
 " ông cò thư viện"   khó khăn nào cũng vượt qua , kẻ thù nào cũng chẳng ngán , đó là ông Đỗ văn AnhThư viện Khoa học xã  hội  sang bên Thư viện  Khoa học tổng hợp giao dịch, ông ta lắc đầu bảo tôi : " không được rồi, họ chỉ cho copy 1 bài cuối trong tập Nếu anh có em là vợ  mà thôi , vì cô Bùi thị Nương trông coi Phòng hạn chế rất khó khăn, muốn copy toàn tập phải trình giấy phép Nhà xuất bản Văn học cấp và Hợp đồng ký với một nhà in nào đó ở tp. HCM nhận in . "  
    
     May ơi thật là may ! gặp cô Hoàng thị Ngọ, một tín hữu Tin lành thờ phượng ở Hội thánh Trần cao Vân ( cô này là người yêu  Phạm thiên Thư, nên P.T. Thư có "  bài thơ đưa Ngọ về " , Phạm Duy phổ , rất nổi tiếng . Cô ta làm ở Thư viện Khoa học tổng hợp  được phép mượn đem sách về nhà, cô ta bèn trao  2 cuốn:  Nếu anh có em là vợ và Tuyển truyện  Thế Phong  ,  đem đến tận nhà, trao tay vợ tôi, dặn :".. nói với anh là không thể làm mất, chụp xong, hoàn  trả ngay  ".

     Nhìn tập thơ  Nếu anh có em  là vợ  / Đại Nam văn hiến xuất bản , Saigon 1959, trang 2, ghi tặng '"Tặng Thư viện Quốc gia  "  *, chữ ký to , ngông nghênh, chiếm cả khoảng lớn tập thơ , nên bây giờ mới có bản tái bản in offset để tặng anh đấy ". 

-------
*  sau 1975,  " Thư viện Quốc gia  "  đổi tên  " Thư viện Khoa học tổng hợp "
----------
     Cô Hoàng thị Ngọ  đã được bảo  lãnh đi định cư ở Huê Kỳ, vẫn độc thân  lao tâm ,  thân hình thon gầy, thanh tú, vẻ  buồn ẩn chìm trôi nổi ,tình duyên lận đận, chỉ vì
 "  yêu bọn văn nghệ sĩ lông bông mang vạ vào thân , chúng nó nói lời ngọt ngào , lòng dạ đểu cáng, ba que sỏ lá  hết  chỗ chê , chết  "ba ngày xình trương" vẫn có kẻ ong ỏng
"  xình thì xình em vẫn cứ  thương "! 

    Thơ tái  bản rồi, chính người đã giúp mượn từ thư viện , lại không được tặng; bởi, tôi không biết địa chỉ của cô ỡ Mỹ.  Và nếu may,  cô đọc  những dòng chữ vô duyên 
này :  " cô Ngọ ơi, xin coi đây là lời cảm ơn chân thành nhất của tôi đối với ân nhân ". Chính điều này, đôi khi, tôi khiên cưỡng  ngồi cạnh nhà thơ nổi tiếng Phạm thiên Thư
 ( nhiều vợ, lắm con, đa đoan thân phận )  nhâm nhi cà phê ở quán cóc nào đó  -  " cũng là một cách  tôi cảm ơn người tình đầu tiên anh ta đấy, cô Hoàng thị Ngọ ạ ".  

    Anh P. Nguyên ơi, 
    "... tấm ảnh  anh chị + cháu Trâm cùng chồng, kỷ niệm ngày vu quy của cháu Trâm vào ngày 10-10- 1998 , tôi  đặt trước bàn viết . Ngay giờ phát đang viết thư cho anh đây, rất nhớ, khuôn mặt anh chị, tuy chị mập mạp hơn  hồi còn ở quê nhà  - và cô dâu Trâm có đôi mắt xếch, sắc như dao  lam, đẹp lộng lẫy - bời, có cô dâu nào  xấu vào ngày cưới  
đâu ?  Nhưng, cháu Trâm vẻ đẹp tăng bội !

   Buổi tôi gửi tấm ảnh copy  cháu Trâm và Nhị Khê  chụp chung ở nhà tôi trong cư xá Phi Long, cháu Trâm không nhận ra là phải, vì cô bé ngày nào gầy guộc;  khi ấy, có ai đoán biết hôm nay cô bé trỗ mã, là cô dâu xinh đep, hớp hồn không chỉ chú rể thôi đâu ?!

   Có 1 bài báo viết về  " Sách Việtnam trong thư viện Mỹ( đúng ra là bài viết, sau khi đọc bộ " Cornell University Libraries " , thư viện  có hàng ngàn bộ sách các tác giả 2 miền nam, bắc.  Tôi viết bài ngắn vào năm 1994, theo yêu cầu của nhà báo Vĩnh Thắng
 ( tuần báo Thanh niên / Saigon ) . Anh nhà báo trẻ này là con rể nhà gia phả Dã Lan-Nguyễn đức Dụ -, đưa bài cho tổng biên tập , có chữ ký " duyệt  " trên bài khoảng 1800 chữ  . Nhà báo Vĩnh Thắng cho biết, cuối tuần : " cháu đưa báo tặng vơi bài in " .    Nhưng, 1, 2, 3 tuần vẫn mất hút - rồi, lần cuối đem bài hoàn trả, dầu tổng biên tập duyệt, nhưng trưởng "  Trang văn nghệ " không " duyệt", chậm đăng, đành hoàn  trả người viết, với lời " cáo lỗi" . Tôi đành viết lại bài ấy, như anh thấy đấy, cuối  bài ghi
 " Saigon 1994- 1998 ", nay tôi xin phép được ghi tặng anh, với tên việt chính cống, trước khi nhập tịch quốc tịch Mỹ:

      " Thân tặng NGUYỄN VĂN PHÁT ( 1939 -     )  người bạn ở xa, tuổi lục tuần , dâu chưa có, rể đùm đề.  Ông ngoại vẫn đi học, vẫn làm 2 jobs- cho tôi một gương sáng, khi bản thân tôi mỗi khi chần chờ, biếng nhác ". 

               SÁCH VIỆTNAM TRONG THƯ VIỆN CORNELL UNVIVERSITY LIBRARIES 

      Bộ  sách thư tịch  Đại học Cornell về tác phẩm văn học Việtnam, gồm 2 bộ sách chính.  Bộ sau này gồm 7 tập, cuốn dầy trên dưới 700 trang , mỏng 200 trang, mang tựa  " Cornell University Libraries " ( Southeast Asia catalog  )  ( tạm dịch "Thư mục Đại học Cornell- danh mục về Đông-nam -á  "). Còn bộ trước là " A Checlist of the Vietnamese Holding ... " xuất bản ở Mỹ vào năm 1974.  

    Tất cả 2 bộ này sưu tập khá đầy đủ các tác phẩm văn học: thi ca,   văn chương, chính trị,  kinh tế, địa lý ( bản đồ) , báo chí, dịch thuật ... Bản đồ xứ Bắc Kỳ và  miền Châu thổ sông Hồng Hà, dựa theo tài liệu của anh lái buôn người Pháp , Jean Dupuis từ năm  1883. 

    Bài viết điểm sách về cuốn " A Checklist of the Vietnamese Holding ..."  đã đăng tải trên nhật báo Sóng Thần ( Saigon 1974 ) .  thật ra, lúc ấy, tôi chưa biết rõ được ở hoa Kỳ có nhiều thư viện chứa sách tiếng việt, như các trường đại học  Yale, Iowa, Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Nam Illinois ( SIU), Maryland, Chicago , Cornell University Libraries v. v...  Chính Cornell University Libraries  lại có nhiều tài liệu văn học Việtnam thuộc  loại quí, hiếm .   

      Có mấy cụm từ chuyên môn : "  Western Monograph "( chuyên khảo viết  La tinh ngữ) , " Vernacular Monograph" ( chuyên khảo viết tiếng địa phương ) .

     Bộ thư tịch gồm 7 tập như đã nói ở trên, khổ sách 35 cm ( thư tịch ghi khổ sách, tính theo chiều cao ) .

         Tập 1.- kê tên sách  viết  La tinh ngữ ( Western Monograph)  về cá`c nuiớc : Phi Luật tân, Imor .. ( Asia,. nói chung)
       Tập 2.- Indonesia, Lào, Mã Lai, Singapore, Brunei .
      Tập 3.- Phi Luật Tân, Timor, Việtnam, Thái Lan, và  " Phụ lục "  về tác phẩm viết Nga văn .
     Tập 4.-  chuyên khảo viết tiếng địa phương ,  mỗi quôc gia ( Vernacular Monograph)  gồn: Indonesia, Mã lai, Singapore , Brunei.
     Tập 5.- chuyên khảo viết La tinh ngữ về các quốc gia: Thái Lan, Lào, Phi Luật tân.
     Tập 6.- Miên Điện  ( Burma) , Campuchia, Việtnam, Trung quốc, Nhật .
    Tập 7.-  phân loại ( serials ) về Indonesia, Việtnam, Trung quốc,  Nhật.

   Giáo sư David W.P. Elliot, trong bài giới thiệu, đã cho biết, bộ sưu tập về Đông nam á, còn gọi là Wason Colection ( W.C.)  do 2 vị :  Grok Po Oey sưu soạn  năm 1971 và 
 Marion Ross tiếp tục vào 1973, hoàn thành bộ thự tịch kia gồm 2 tập. 

     Tập trước " A Checklist of the Vietbnamese Holding..." xuất bản ở Mỹ năm 197 ?  Có thể nói rằng, bộ sưu tập thư tịch này khá công phu, hoàn hảo, rất hữu ích -  quan niệm có tiền làm được mọi sự, thì, chưa chắc đúng với công trình sưu soạn này.   Bởi lẽ, ngoài tiền ra, còn phải có khả năng sưu soạn, phân loại, đánh giá; cộng thêm bộ óc siêu việt, bén nhậy,  nhớ dai  , thông minh tất yếu và cả  lòng nhiệt thành hắng say của 2 vị: 
Grok Pe Oey và Marion Ross  ( một người Nam Hàn ( Hàn  quốc )  và một người Mỹ ).

    Trước khi phân loại nói qua về tác giả Việtnam ( Hànội : H, Sàigòn : S, Giải phóng miền Nam : GPMN trước 1975) , có trên dưới  1000 tác giả.   Riêng miền bắc và GPMN tổng cộng 183 tác giả, nhưng, nhiều vị có từ 3 đến 4, 5  Ô riêng. Mỗi Ô này sưu tập : tên thật, biệt hiệu, năm sinh, năm qua đời ( nếu có ).

    - hãy lấy một thí dụ  về tác giả NHƯỢNG TỐNG  ( bút hiệu ) có ghi thêm Ô riêng, như sau :
    " BẢO THẦN-NHƯỢNG TỐNG " xem  Hoàng Phạm  Trân  ( 1905- 1949) .
    " NHƯỢNG TỐNG  ( bút hiệu )  xem   Hoàng Phạm Trân .
    " MẠC BẢO THẦN -NHƯỢNG TỐNG xem Hoàng Phạm  Trân
    - như vây, ta biết  NHƯỢNG TỐNG4 bút hiệu, kèm tên thật, năm sinh, năm qua đời.

     - hãy thên một thí dụ về 1 tác giả có 1 bút hiệu.  
     -thí dụ:  HOÀNG MINH GIÁM  xem  Chu Thiên . Wason Collection  ( W.C.) không chú thích năm sinh, năm qua đời ( vì chưa sưu tập được  chăng ?)   ( CHU THIÊN- HOÀNG MINH GIÁM  1913- 1993 -  TP ) .

     Bây giờ đến  tác giả có tác phẩm được dịch sang trung văn, như NGUYỄN DUY CẦN.
     trong  Ô  ghi :  JUAN, VEI, CHUN xem Nguyễn Duy Cần , hoặc 1 tác giả   XUÂN TRƯỜNG (  H ) , ghi : Chi'in  Chan ; hoặc  Chen Yung ChiTRƯƠNG VĨNH KÝ
 ( Vietnamese scholar / học giả Việtnam ) ;  ngược lại đối với tác giả BA KIM, có sách dịch sang việt ngữ,  ghi  trong một Ô - BA KIM xem Phú Sung Linh ( 1640-1715) .   Wason Collection ghi một   trong một Ô về nhà văn , nhà báo THANH THƯƠNG  HOÀNG  :  Quốc Oai  see THANH THƯƠNG HOÀNG .    Và  Ô " cùng một tác giả THANH THƯƠNG
 HOÀNG " không ghi QUỐC OAI là bút hiệu Thanh Thương Hoàng . Nhưng bút danh Quốc Oai  là  bút hiệu khác của Thanh Thương Hoàng , thì Wason Collection phát hiện đầu 
tiên , rất hiếm người biết, kể cả người trong nghề.  
       
     Wason Collection  cũng có chỗ sai lầm, chẳng  hạn nói về THẾ PHONG (S) , được ghi trong một Ô  của 4 Ô : TRẦN KIỆT NÔ , 1933 see Thế Phong . (  W.C. coi 2 tác giả là 1 ) 
Sai ở điểm; Trần Kiệt Nô, tên  một nhiếp ảnh gia người việt gốc hoa nổi tiếng quốc tế, trước kia làm ở hiệu ảnh Văn Lan tại Đà Lạt, ông ta chụp chân dung ảnh Thế Phong, sau đó Thế Phong  in ở bìa  4   sách " Tổng luận 60 năm văn nghệ "  ( tập 4/ Lược sử văn nghệ Việtnam : 1900-1956 ) , có  ghi chú hàng chữ nhỏ dưới ảnh "  ảnh TRẦN KIỆT NÔ " ) -   từ đó,  W.C. nhầm 2 tác giả  Thế Phong và Trần Kiệt Nô là 1.  

     W.C. còn nhẩm lẫn  đối với  tác giả  THẾPHONG , qua cuốn tiểu thuyết  TÌNH SƠN
 NỮ / THẾPHONG   là của TCHYA / Đái đức  Tuấn .    " Tình sơn nữ / Thế Phong" truyện vừa  khổ sách 19 , dày 140 trang, Nhị Hà xuất bản, Saigon 1954 ( W.C. đánh đấu hỏi (?)  Hànội xuất bản, bởi tác giả TCHYA cũng có 1 cuốn truyện TÌNH SƠN NỮ  xuất bản trước 1945 ở Hànội.

     Nhiều tác giả   có nhiều bút hiệu khác nhau, nhưng W.C. không  biết, nên, sắp ra thành nhiều Ô  khác ( mỗi Ô là một tác giả - nếu, W.C. biết là 1 tác giả,  thì đã có chú thích kèm ) .  Xin nêu  tên  tác giả NGUYỄN QUANG SÁNG (GPMN)  có 2 bút hiệu, đều có trong bộ thư tịch Cornell - NGUYỄN SÁNG &  NGUYỄN QUANG SÁNG  chỉ là 1 tác giả.  Hoặc, một tác giả khác nữa mà W.C. cũng bị lầm là 2 tác giả  -  văn sĩ ANH ĐỨC ( H)  với   BÙI ĐỨC ÁI chỉ   là 1

      Khi ấy, ở  miền Nam ( Việtnam Cộng Hòa ) ,  nhà văn VĨNH LỘC (S)   và 1 tướng lãnh trùng tên VĨNH LỘC (S)  cũng viết sách .  VĨNH LỘC  nhà văn, có nhiều truyện dài đăng báo , xuất bản - nhưng W.C.  cho 2 tác giả là 1.  Hoặc văn sĩ, nhà báo MẶC THU ( S )   tác giả  sách  ĐẢNG CẦN LAO ký bút hiệu CHU BĂNG LĨNH  , và NGUYỄN MẠNH CÔN (S) còn ký bút hiệu ĐẶNG VÂN HẦU ;  PHẠM VĂN TƯƠI  ( S) ký   bút hiệu PHẠM CAO TÙNG;  PHẠM THANH (S)  ký  CỬ TẠ. 

     Một tác giả khác MAI ANH ( tên thật :  Vũ khắc Mai Anh (S) viết tiểu thuyết và MAI ANH  (S)  nhà báo là 2 tác giả khác nhau.   
     Có 2 tác giả nữ trùng  tên THIẾU MAI, một ở Saigon là THIẾU MAI  / VŨ BÁ HÙNG (S)   khác với nữ tác giả THIẾU MAI ( H) Hànội . 

     Chưa hết, NGUYỄN BÁ THẾ  (S)  ký bút hiệu NAM XUÂN THỌ, THẾ NGUYÊN ,  tới NHẤT HẠNH ( S)  có bút danh DANG LU, B'SU  ; BÀNG BÁ LÂN  (S) ký  HÙNG THANH (  bút ký " Tôi vào Nam , Saigon 1955)  ... W.C  không biết Bàng bá LânHùng Thanh là 1 ; hoặc KIÊM ĐẠT (S)  ký KHỔNG XUÂN THU; NGUYỄN VĂN BỔNG (  H )  và TRẦN HIẾU MINH là 1.    Còn nữa, THẾ NGUYÊN  (S)  ( tên thật Trần gia Thoại sinh 1942, tác giả tiểu thuyết " Hồi chuông tắt lửa" -   còn  THẾ NGUYÊN / TRẦN GIA THOẠI ( S)  sinh 1918 ( chính là  NGUYỄN BÁ THẾ ... ) là 2 tác giả khác nhau  ;  đến tác giả VĂN QUANG  ( S) tên thật Nguyễn Quang Tuyến ( 1933-      ) không phải là tác giả NGUYỄN QUANG TUYẾN (S
( 1943 -      )   tác giả " Quê hương rã rời " ; NGUYỄN HỮU NHẬT  (S)  là ĐỘNG ĐÌNH HỒ ; VŨ BẰNG ( S)   ký bút hiệu HOÀNG THỊ TRÂM... ;  TUẤN GIANG ( Hồ Bá  Cao ) ký TUỆ GIÁC ;  DUYÊN ANH ( S) ký  THƯƠNG SINH ... ;  HỒ NAM  (S) ( Lê  nguyên Ngư 
1930 -      ), tác giả" Nhận định về Chu Tử "  (Saigon 1972);  không phải  HỒ NAM,
 tác giả " Kỷ niệm Nghệ An bạo động " , sách  xuất bản  năm 1932 ;  hoặc, PHAN TỨ 
( GPMN)  và LÊ KHÂM ( H )  là 1; TỐNG NGỌC HẠP ( S)  và nhạc sĩ TRẦN BỬU ĐỨC (S
 là 1  v.v. ...

     Tập 6 gồm  trên  600 tác giả miền bắc, nam  và Giải phóng miền Nam .

     Tập 7  sưu tập báo chí , bản đồ các nước Đông nam á, trong đó có Việtnam.    Tờ báo cổ nhất là "  Gia định báo "  ( 1865- 1900 ) , L'Annam, L' Argus Indochinois ( 1927), La Cloche Fêlée, Đông pháp thời báo, Lục tỉnh tân văn ( 1920 - 1944 ) rồi"  Cứu quốc " , Chính luận ( S) - ( từ số 1  đến tháng 4/ 1975 ) , Thời mới , Thủ đô Hànội ( H) , Saigon mới ( S) , Saigon mai (S) , Cách mạng quốc gia (S)  Le Vietnam Courrier ( S)  
( 1964- 1973) , Viêtnam Press (S)  có từ 1957  - và  các báo của các quân, binh chủng , như "  Lướt sóng ( Hải quân VNCH  (S ),  Lý tưởng  ( Không quân VNCH ( S)  hoặc các báo cấp trung đoàn, sư đoàn ( )  do W.C. sưu tập lẻ tẻ. đều có trong bộ thư tịch Cornell University Libraries. 

    Về bản đồ  có " Map of Tonkin" ( Paris 1890) hoặc " Petit Atlas de la Cochinchine " 
( 1927) của Alinot-  và  Paul vẽ xứ Nam Kỳ từ thuở Pháp mới đặt chân lên đất nước ta.

    Tập 3 viết  La-tinh-ngữ , Nga văn ( về các nước Phi luật Tân , Timor, Vietnam ) . Riêng về Việtnam, có  nhiều tác giả Việt,  Pháp, Anh quốc v.v.... 
    
    Thí dụ, tác giả Việtnam   có Vũ  hoàng Chương (S)  5 cuốn, trong đó có " Communions Poems " ( Saigon 1960); Vũ Ngự Chiêu  (S) tức nhà văn Nguyên Vũ - W.C, sắp theo tên thật- có cuốn  " Back from Hell "   ( Saigon 1969 );   Thái văn Kiểm ( S)  10 cuốn ; Tố Hữu 
( H)  3 cuốn : " Depuis" pòemes, Hanoi 1968);  Nguyên Ngọc ( H) 4 cuốn  : " The village shouldn' t die " ( Hanoi 1966 ) ; Nguyễn mạnh Tường (H) 4 cuốn ; Nguyễn mạnh Đan (S)  2 cuốn : " Vietnam in flammes "  ( Hong Kong 1969); Nguyễn Kiên ( H)  4 cuốn : 
 " L' Escalade de la guerre au Vietnam ( Hanoi 1965) ; Nguyễn khánh Toàn (H) 1 cuốn ;  Nguyễn Khải ( H) 1 cuốn : " Ceux de Côncô" ( Hanoi 1966 ) ; Nguyễn huy Tưởng ( H) 4 cuốn ; " Thiếu phụ Nam Xương " ( 1944) , Thế Phong (S) 4 cuốn : " South Vietnam. the baby in the arms of the American nurse " (   poems, Saigon 1969) , " A brief glimpse at the Vietnamese literary scene, from 1900- 1956 " ( critique, Saigon 1974 ) ; Riffaud, Madeleine 1924 - 1 cuốn :" Dans le maquis de Viêtcông " -  136 pages, illustrated ) ...

     Trơ lại với Tập 6, ngoài Miến Điện ( Burma) , Trung quốc,  Nhật, Campuchia đến Việtnam, W.C.  sắp theo thứ tự ABC - tuy  nhiên cũng có tác giả được sắp theo tên thật- không hiểu sao Wason Collection lại làm vậy ?  ( không giải thích. mặc dầu bút hiệu in trên bìa sách ) . Thí dụ, Nguyễn Tường Tam  ký Nhất Linh trên các tác phẩm, hoặc, Trần Khánh Giư Khái  Hưng; Vũ Ngự ChiêuNguyên Vũ  . .. mà W.C sắp theo tên thật, còn những tác giả khác sắp theo bút hiệu trên tác phẩm

    Từ đây trở về sau, tôi chỉ  ghi chú " nơi và năm xuất bản", thì  sẽ biết được tác giả ở Hànội hay Sài Gòn hoặc trong vùng  GPMN.   Sau mỗi sách, chỉ ghi H. 72 , xuất bản ở Hànôi năm 1972,   S.62 ,  Saigon năm 1962 . GP 70,  sách in  ở vùng  GPMN  năm 1970. 

     Có tác giả ghi tên sách để đọc giả dễ tra cứu, chẳng hạn tác giả Bùi Nhung (S) , phu quân nữ văn sĩ Thụy An- Hoàng Dân chỉ có 1 tác phẩm duy nhất " Thối nát " ( S. 65 ).

    1.- các tác giả miền bắc ( Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa )  và GPMN :

     Anh Đức ( 1c: Hòn đất, H.66); Bảo định Giang ( 1c; Mấy vấn đề yêu nước, H.64; Bùi bình Thi ( 1c: Ký sự Xiêng Khoảng , H.71); Bùi đức Ái ( 2c: Một chuyện chép ở bệnh viện, H. 63), Biển xa ( H.61); Bùi Hiển ( 4c: Nằm vạ, H.58 tái bản; Bùi ngọc Tấn ( 1c ); Bùi văn  Nguyên ( 1c); Ca  Lê Hiến  ( 1c: Tiếng gà gáy, H. 65 ); Ca văn Thỉnh ( 1 c: Thơ văn yêu nước Nam Bộ, H. 62);  Cầm Biêu ( 1c:  Thơ miền núi , H.62 ); Chế lan Viên ( 5c: Những bài thơ đánh giặc . H.72 ); Chính Hữu ( 1c:  Đầu súng trăng treo, H. 72, in lần 2 );  Chu Thiên ( 6c: ); Huy Cận ( 5c); Đặng Thai Mai ( 7c); Đào duy Anh ( 6c); Đào Vũ ( 6 c) ; Đinh Phong ( 1c: Rừng núi diệt thù, H.72);  Hưởng Triều ( 1c); Hữu Mai ( 3c); Hoàng Kiên
( 2c : Mùa làng, thơ, H.64); Lê anh Xuân ( 1c: Hoa dừa,  GP 72 ) ; Lê Bầu ( 1c; Thông reo, H.62 ); Lê đình Kỵ ( 1c); Lê văn Thảo ( 3c: Đêm tháng 10, GP 72 ); Nguyễn công Hoan 
( 15c); Nguyễn đình Lạp 1c: Ngõ hẻm, tái bản ); Nguyễn đình Thi ( 6c: Xung kích, H. 71); Nguyễn đổng Chi ( 6c); Nguyên Hồng ( 6c);  Nguyễn huy Tưởng ( 5c: Sống mãi với thủ đô, H.61 -  Nguyễn Tuân viết " bạt" ) ; Nguyễn Khải ( 1c); Nguyễn khánh Toàn ( 1c);  Nguyễn khoa Điềm ( 2c: Đất ngoại ô, GP 72 );  Phan cự Đệ ( 1c ); Phan Tứ ( 3c : Mẫn và tôi, H.72 ); Phong Lê ( 1c) ; Phù Thăng ( 2c);  Sóng Hồng  ( 1c);  Thái Duy ( 2c); Thanh Hải ( 1c : Huế mùa xuân, thơ GP70); Thép Mới ( 1c ); Thu Bồn ( 1c); Tô Nhuận Vỹ ( 2c: Người sông hương, GP 70) ; Trần đức Thảo ( 2c); Trần hiếu Minh  ( 1c); Trần huy Liệu
 ( 46 c)  Trần thanh Mại ( 1c : Chống xâm lăng, H.75 ); Trần quốc Vượng ( 1c); Trần văn Giáp ( 1c:  Truyền thống phụ nữ Việtnam ,H. 72 );  Tố Hữu ( 4c); Tú Mỡ ( 4c); Vĩnh Mai ( 1c ); Võ huy Tâm (2c); Võ nguyên Giáp ( 13c);  Võ  trần Nhã ( 1c); Vũ Cao ( 1c); Vũ hữu Ái ( 1c); Vũ Khiêu ( 1c); Vũ ngọc Phan (3c); Vũ tú Nam ( 2c);  Xích Điểu ( 2c); Xuân Cang ( 2c); Xuân Thiều ( 1c) ...

     tổng cộng trên 100 tác giả ( chính xác 110) , không kể tác giả có 2  hoặc trên 2 bút hiệu,  Wason Collection không biết là một.

    -3 tác giả miền bắc có nhiều tác phẩm nhất trong bộ thư tịch Cornell :  Trần huy Liệu ( 46 cuốn ) , Nguyễn công Hoan ( 15 ); Võ nguyên Giáp ( 13) ... nhưng có nhiều ấn bản in lại trùng nhau của một tác giả .
------
*  miền bắc: Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.  

     2.- các tác giả miền nam ( Việt Nam Cộng hòa )    : 

      Á Nam ( Trần tuấn Khải); An Khê, Anh Vương ( Vương hồng Sển ) ; Anh Tuyến; Anh Việt Thu ( nhạc ); Bạch Diện, Bàng Bá  Lân ( ghi bút hiệu khác : Đồ  Gàn ); Bùi anh Tuấn, Bùi  Bưu ( Mai Đình nữ sĩ );  Bùi đức Tịnh, Bùi Kỷ; Bùi  Nhung; Bửu Cầm, Bửu Kế;  Bửu Dưỡng; Cao hữu Huấn; Cao văn Luận; Chấn Phong; Đặng trần Huân; Đặng văn Hầu ( Nguyễn mạnh Côn, Nguyễn kiên Trung ) ; Chu Băng Lĩnh ( Mặc Thu); Cử Tạ 
( Tiếu lâm Việtnam, S,68) ; Của, Paulus ; Đái đức Tuấn; Cung Tích Biền; Đàm quang Thiện; Đào văn Hội; Diên Hương; Đinh Hùng; Đinh tiến Luyện; Đinh xuân Cầu; Đỗ bằng Đoàn; Đỗ hồng Ngoc; Đỗ thúc Vịnh;  Đỗ trọng Huề; Đoàn trung Còn; Đông Hồ; Động đình Hồ, Doãn quốc Sỹ; Du  Tử Lê;  ( Thích )  Đức Nhuận ; Dung ( Saigon; Võ hà Anh; Dương Kiền;  Dương  nghiễm Mậu; Duy Lam; Duy Thanh ( họa sĩ + viết văn - W.C. không biết tên thật  Nguyễn  khánh Thành ); Duyên Anh; Giản Chi;  Hà huyền Chi; Hà Như Chi; Hạc đình Hoa;  Hồ xuân Tịnh ( Chế Vũ ); Hoài Khanh, Hoài Sơn ( Huỳnh thành Vị ) ; Hoàng bảo Việt; Hoàng hải Thủy; Hoàng ngọc Thành; Hoàng ngọc Tuấn; Hoàng Phương ( bút hiệu khác  Tuấn Giang / Hồ Bá Cao ) ;  Hoàng thị Diệm Phương ( Hoàng  hương Trang ); Hoàng trọng Miên; Hoàng trọng Thược; Hoàng trúc Ly; Hoàng xuân Việt; Hợp Phố; Hư Chu;  Hùng Lân ( nhạc ) ; Hùng Phong ;  Hùng Thanh
 ( Bàng bá  Lân ) ;  Huy Sơn;  Huyền Giang ; Huy Tưởng ;  Huỳnh khắc Dụng ; Huỳnh phan Anh; Huỳnh phú Sổ ( toàn bộ Sấm giảng  Phật giáo -Hòa hảo ) ; Huỳnh văn Phú; Kiêm Đạt; Kiên Giang (Hà-huy-Hà);  Kim Định;  Kiều mỹ Duyên ; Lam Giang  ( Nguyễn quang Trứ);  Lâm trúc Chi ( Đông Hồ ); Lan Đình; Lan Phương ( nữ ) ; Lãng Nhân;   Lệ Hằng ( nữ );  Lê Hương; Lê hữu Mục; Lê ngọc Trụ; Lê tất Điều; Lê thị Bách vân ( Tùng Long ) ;  Lê tôn Nghiêm; Lê văn Thử; Lê văn Trước; Lê văn Hòe; Lê văn Siêu;  Lê văn Trương; Linh Bảo; Lý đại Nguyên;  Lý chánh Trung; Lý  đông A ; Lý hoàng Phong; Lý Minh; Lý văn Sâm;  Mạc  Đình ( tên thật Hoàng văn Chí );  Mặc Đỗ; Mạc ly Châu; Mặc Tưởng; Mai Anh  ( tên thật Vũ- khắc Mai Anh ); Mai Thảo; Mai thọ Truyền; Minh Huy (  Nguyễn đình Tuyến ); Minh Quân ( nữ ) ; Mộng Trung ( nữ ) ;  Mộng Tuyết ( nữ ) ; Mộng bình Sơn ( Phan  Canh );  Nam xuân Thọ ( bút hiệu khác Nguyễn  bá Thế );  Nguyễn Dữ; Nguyễn Du ;  Nghiêm Toản; Nghiêm xuân Hồng; Nghiêu Đề ( họa sĩ + viết văn ) ; Ngô thế Vinh; Ngô Tỵ; Ngọc  Linh; Ngọc Sơn; Nguyễn bạt Tụy;  Nguyễn cao Đàm; Thiều Giang (  nữ, tên thật Nguyễn Như Xuyến );  Nguyễn đắc Lộc (  Mai Lâm-Nguyễn đắc Lộc) ; Nguyễn  đình Thiều; Nguyễn đình Toàn; Nguyễn đình Tư; Nguyễn đức Sơn  ( Sao trên Rừng ); Nguyễn duy Cần; Nguyễn hiến Lê;  Nguyễn hoàng Quân; Nguyễn Hoạt; Nguyễn mạnh Bảo; Nguyễn Mai; Nguyễn minh Lang ; Nguyễn ngọc Huy; Nguyễn ngọc Lan ( RP * ) ;  Nguyễn ngọc Mẫn; Nguyễn Q. Thắng;  Nguyễn tất Nhiên;  Nguyễn thanh Trịnh ( sau 1975 đổi   thành  Đoàn thạch Biền ) ; Nguyễn thế Anh; Nguyễn thị  Thụy Vũ; Nguyễn thiệu Giang ; Nguyễn quốc trụ ( Sơ dạ Hương ); Nguyễn thị Vinh; Nguyễn thiệu Lâu; Nguyễn triệu Luật ); Nguyễn trọng Văn; Nguyễn tử Quang ; Nguyễn tuấn Phát ; Nguyễn tường Lân ( Thạch Lam ); Nguyễn tường Long ( Hoàng Đạo ); Nguyễn văn Cổn; Nguyễn văn Hầu;  Nguyễn Phương ( RP *);  Nguyễn tường Tam ( Nhất Linh; Nguyễn văn Ngọc; Nguyễn văn Sâm; Nguyễn văn Toán ( Toan Ánh ); Nguyễn văn Trung ( Hoàng thái Linh); Nguyễn văn Xuân ; Nguyễn Vỹ; Nguyễn xuân Hoàng; Nhất Hạnh ; Nhất  Tuấn; Phạm trọng Nhân; Phạm văn Diêu; Phạm văn Sơn (bút hiệu khác  Dương Châu);  Phạm xuân Thái;  Pham việt Tuyền ( bút hiệu khác Thanh Tuyền ) ;  Phạm xuân Tín ( mục sư Tin lành ) ; Phan bội Châu;  Phan châu ( chu) Trinh ; Phan kế Bính; Phan Khoang ; Phan mạnh Danh; Phan Nghị; Phan nhật Nam; Phan phát  Huồn; Phi Vân ; Phổ Đức; Phong Ngạn ( bút hiệu khác Bình nguyên Lộc );  Phương Đài ( nữ );  Phong Sơn; Phương Duyên ( nữ ) ;  Quách Tấn;  Quốc Ấn; Quỳ Hương ( nữ);  Song Linh; Sơn Nam; Tạ quang Khôi; Thạch Hà ( tên thật Võ Sum ) ; Thái  Bạch  ( Cử  Tạ ) ; Tạ Tỵ; Trần phong Giao; Thái văn Kiểm; Thanh Nghị ; Thanh Lãng; Thanh Nam; Thanh tâm Tuyền;  Thanh thương Hoàng ; Thanh việt Thanh ;Thảo Trường ; Thế Nguyên ( Trần gia Thoại 1962 - 198 ?) ;Thế Phong; Thương Sinh ( Duyên Anh ); Thụy  Ý` ( Lý Thụy Ý ); Thượng Sỹ; Tô kiều Ngân; Tôn nữ Hỷ Khương; Trần bích Lan ( Nguyên Sa ); Trần dạ Từ;  Trần đức Lai ); Trần đức Uyển ; Trần Khánh Giư ( Khái Hưng);  Trần thái Đỉnh ; Trần thị Gia Minh (  Tuệ  Mai);  Trần Thy Nhã Ca ; Trần văn Ân;  Trịnh Chuyết; Trịnh công Sơn ( nhạc sĩ ); Trần văn Tuyên ; Trụ Vũ; Trọng Lang 
( tên thật Trần tán Cửu); Truy Phong; Từ kế Tường; Tuấn  Giang ( tên thật Hồ bá Cao );  Từ khánh Phụng; Tuấn Huy; Tường Hùng; Ưng Bình-Thúc giạ Thị ; Uyên Thao; Văn Quang ( tên thật  Nguyễn quang Tuyến 1933 -     );  Viên Linh; Vũ ngọc Đĩnh; Vũ ngự Chiêu ( nhà văn Nguyên Vũ );  Vũ thị Mai Hương ( Mộng Sơn); Vương đức Lệ;  Yên Bằng;  Yến Nga ...

     Những tác giả có sách nhiều nhất ở miền nam mà Wason Collection sưu tập được : Duyên Anh ( 47 cuốn); Nguyễn hiến Lê ( 46 ); Bình nguyên Lộc ( 37 ); Doãn quốc Sỹ
( 30); Hoàng hải Thủy  ( trên 20 ).. đến bà Tùng Long, Ngọc Linh, Nguyễn thị Hoàng, Nguyễn đình Thiều v.v. ...
------
* RP: linh mục Công giáo 

    - cũng nên lưu ý , có tác giả kể về cuốn , dầu  con số nhiều thật; nhưng tựa sách lại trùng nhau đến 2, 3 ấn bản; sự khác nhau là năm xuất bản.

     - nhớ lại, thời trước 1945, Pháp mẫu quốc cai trị ba miền  :  bắc, trung, và thuộc địa Nam kỳ  ; ngoài đồ cổ qui giá, vàng, bạc;thì sách được thâu thập nhiều nhất đưa về mẫu quốc.   Thư viện Pháp chứa đầy sách quý hiếm nước ta,  sách  hán nôm, hán văn, việt văn, bản giấy dó  vào thập niên 40 , vì  thời ký đó khan hiếm giấy in, thư viện đều có nhiều ấn bản in  giấy khác nhau.   Đã có người viết, nghiên cứu ngồi ở bên tây viết  lịch sử, văn học sử cỏn đầy đủ hơn ở quê hương; bởi, các thư viện trong nước trải qua  bao cuộc chiến, qua nhiều thời kỳ nên bị thất lạc, hư hao, mất mát quá nhiều.  
  
     - thư viện nổi tiếng Việtnam như Thư viện trung  ương ( Bibliothèque nationale)  tọa lạc trên phố Tràng thi Hànội, hoặc, Thư viện Quốc gia ( Saigon trước 30- 4- 1975 )  nay Thư viện Khoa học Tổng hợp , 69 Lý tự Trọng, Thư viện Khoa học xã hội  34 Lý tự  Trọng, quận 1 . tp HCM  không còn đầy đủ, bị mất cắp  có quy mô, không còn đầy đủ như trước nữa.  Cũng có người đi du lịch   ở Cộng hoà liên bang Đức, cho biết, thư viện bên ấy còn rất nhiều sách việt.

    - nay, không phải chỉ  Đức quốc, Pháp ,có nhiều sách việt,  ở Mỹ có đến hàng chục thư viện lớn đầy đủ sách việt ngữ, điển hình ,  Thư viện  đại học Cornell ( Cornell University Libarries  / Ithaca /  New York ) , Thư viện quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện cộng đồng Iowa, Houston ,  Yale,  Haward ,  SIU , v.v ...



 thếphong
   Saigon 1994-1998 

( Thư viết ở Saigon / Thế Phong - Văn Uyển xuất bản, San José  / USA, 2000 - tr. 112 - 128  - bài tu chỉnh ) 
  

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ