Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan / thế phong - 1


Lời dẫn.- 

      Thức giấc  trong văn chương hiện đại Ba Lan  / Thế Phong (  Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1962) , giới thiệu Jan Kott, Adam Wazyk,  EssénineNhận định về quan điểm phê bình văn học mác-xít  -  in rô-nê-ô, khổ 21 x 27 cm,  dày 51 trang, in lần thứ 1 ở Saigon gồm 200 quyển và 1 số bản ghi dấu, từ TP1 đến TPX dành riêng cho người viết.  Những bản này đều có chữ ký tặng.

      Bản hiện nay  tôi có, mua tại quán   bán sách cũ Kỳ Thư  (  đường Võ Văn Tần, quận 3, tp HCM)  -  trang 1 , ghi :" Kính tặng tòa sọạn Bách Khoa " ,   chữ ký của Đường Bá Bổn quản nhiệm và dấu  NXB ĐNVH,  đề ngày 25. 10. 1962.


       Bìa sách in ty-pô, nơi cánh gà 1 , có dòng chữ :


       " TUYỆT ĐỐI CẤM BỌN NÔ LỆ, ÓC ĐẦY TỚ, NÃO THƯ LẠI KIỂU PHANARIOTE.   KỂ CẢ BỌN VĂN SĨ NỬA MÙA ĐỌC SÁCH NÀY ."



      đường bá bổn
       Sài Gòn 24-3- 2013. 

         
               thức giấc trong văn chương hiện đại ba lan    1
                                                       thế phong


                         Nghệ thuật một khi đã mất quyền tự do chống đối thì không còn nghĩa gì.
                                                                            A.RUDNICKI 


     Những năm  Ba Lan bị Phát-xít Đức tạm chiếm, đã là nhà văn có ý thức, họ đều liên  kết với nhau thành lập một mặt trận văn hóa bí mật chống đối.  Chẳng riêng gì ở Ba Lan, ngay ở Pháp, chỉ một vài năm sau, Phát xít Đức xâm lăng Pháp, thì hầu hết các nhà văn thơ nổi tiếng như André  Malraux, George Duhamel, André Breton, Elsa Triolet ( thời kỳ này dùng biệt hiệu
Laurent ) , Max Jacob, Albert Camus, Jean-Paul Sartre, Paul Eluard, Louis Aragon ... đều vào bưng lập mặt trận chống đối.    Vì thế, sau này Pháp có thêm nhà xuất bàn Editions de Minuit do Vercors chủ trương  in ấn nhiều tác phẩm văn chương giá trị , ghi lại cuộc chiến đấu anh dũng kia.   Một trong đó là tuyển tập thơ văn  La patrie se fait tous les jours  do 
Jean Paulhan + Domique Aury sưu soạn.
   
     Còn về số phận những nhà văn Ba Lan  , có kẻ bỏ nước ra đi, có kẻ ở lại trong hầm kháng chiến, viết đến dòng chữ cuối cùng,  trước khi bị  xử bắn hoặc bị lưu đày.  ( Ba Lan và Pháp chung một cảnh huống ).

     Ở Ba Lan , nhà phê bình văn nghệ nổi tiếng vào thời ấy, trước kia còn làm thơ, và là giáo sư dạy tại  Đại học văn khoa Varsovie, tác giả  sách  Truyền thống và hiện thực ( bản tiếng pháp Mythologie  & Réalisme) phơi bầy bộ mặt thực Ba Lan và trong đó có tác giả cùng tham dự.  Ngoài những văn nghệ sĩ chết đi, còn  một số tham gia chiến đấu, hoặc ra ngoại quốc; còn lại  một số thi nhân tham gia trong Đoàn quân giải phóng Ba Lan : Adam Wazyk, Léon Pasternak, Broniewski ... hợp  lại thành bộ mặt  khả ái trong văn chương hiện đại Ba Lan .

     Theo sự nhận định về văn học ở  Ba Lan, Benjamin Goríely *, thì thời kỳ hiện đại được chia ra thành 3 đợt:
------
* BENJAMIN GORÍELY viết rất  nhiều sách  về văn nghệ Xô viết, như  Les poètes de la Révolution Russe ".  Bài nhận định này lược dịch từ cuốn   Histoire des littératures  / Enclycopédie de la Pléiade  ( tập 1   -  trang 1307 - 1818 ). 
------

       a / - từ 1945 đến 1948 :

      Thời gian  này có 3 tờ  tạp chí nổi tiếng xuất hiện :  Odrodzenie, Tworczore, Kuznica của 3 nhóm liên  hợp: Công giáo, Xã hội, Cộng sản. 

      b / từ 1949 đến 1950.

     Giai đoạn này hướng về mục tiêu tranh đấu của nền văn chương xã hội, nòng cốt chủ yếu trong  tác phẩm căn cứ vào giáo điều Marx-Lénine .

     c / Giai đoạn phân hóa : 1950 - 1956 .

     Thời gian này có mặt những nhà văn có đảng tịch hoặc chưa gia nhập đảng, tạm gọi, độc lập, họ đều sát cánh bên nhau.   Họ đều ý thức được rằng : vai trò   người văn nghệ phải là   nhà văn độc lập trước đã , họ chống đối bất công, đòi tự do cho con người qua văn chương.   Còn nhà văn theo giáo điều thì nhận lệnh  Đảng, để hùng hục  ca tụng kỹ nghệ máy móc trong tác phẩm và cho như vậy là canh tân xã hội mới tốt đẹp đang hinh thành  .

    và từ đấy xuất hiện một Jdanov Ba Lan Léon Kruczkowski  được giao phụ trách công tác văn hóa song hành mật thiết với  văn chương tô hồng .  Chương trình dự định đó, trước đây  được thực hiển bởi  Bodganov, Trotsky, Boukharine ..., và  họ  đã  minh định rằng văn nghệ phải đặt dưới quyền Đảng lãnh đạo.   Nhưng Trotsky không áp dụng chương trình  máy móc kia, vì chưa có lợi cho Đảng ,  chỉ gây bất mãn ở văn nghệ sĩ đối với Đảng mà thôi.   Rồi Jdanov Ba Lan, Krucskowski  sao lục lại chương  rình kia để thực thi.   

     Trở lại Ba Lan, thì Kruczkowski là một thứ hung thần Jdanov Xô viết.   Không biết rõ được rằng hung thần Jdanov Ba Lan này  áp dụng chính sách ấy đối với văn nghê sĩ Ba Lan  có đem lai kết quả như Jdanov Xô- viết áp dụng ở Liên xô không ?    Ở Nga, Jdanov ra lệnh cho báo Bolchévik đăng bài chỉ trích 2 nhà văn Zotchenko và  Akhamatova, chỉ  ít lâu sau 2 nhà văn này bị  nghiệp đoàn trục xuất khỏi hội.

        Chủ tịch Nghiệp đoàn Tikhonov  bị mất chức, vì phạm lỗi đã để cho Chi bộ ấn loát Lénine in  tác  tác phẩm thuần túy văn chương  cùa 2 nhà văn  Zotchenko và Akhamatova.   Nhưng sau khi học lớp chỉnh huấn, Tikhonov lại được phuc hồi chức vụ, được thưởng Huy chương văn học  Lénine .  Tình trạng này được áp dụng ở các nước cộng sản chư hầu  :  Ba Lan, Triều Tiên, Tiệp Khắc, Trung hoa nhân dân, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa ...
  
          Lãnh tụ Staline qua đời,  Malenkov lên nắm chinh quyền , văn nghệ Xô viết được cởi trói một thời gian ,  Ehrenbourg ( nhà văn  được lãnh tụ Staline ưu ái)  viết  ngay tiểu thuyết Le Dégel 
( bản tiếng Pháp )   xả hơi được phần nào dồn nén - nhưng chẳng bao lâu tác phẩm kia   bị  lên án .  Phản ứng của Ehrenbourg đáp lại:

     " Ngày xưa Léon Tolstoi hoặc  Maxime Gorki  cũng nhận mệnh lệnh để viết  sao ?"

       Ở Ba Lan, Kruczkowski là nhà  văn nổi tiếng, nên được giao phó công  tác  lãnh đạo anh em văn nghệ.   Những tác phẩm  thời trướ của ông rất được mến chuộng, vì là tiếng nói chân thành và có ý thức trách nhiệm phục vụ tổ quốc,   lên án chủ nghĩa duy tâm + chủ nghĩa
 hình thức .    Khi   Kruczkowski lên nắm quyền hành thi đàn áp, anh em văn nghệ sĩ nổi lên chông đối - nhất là ở thời kỳ 3 -  nền văn chương hiện đại  phải mang công thức   tô hồng chủ nghĩa  để  canh  tân Ba Lan bằng kỹ nghệ máy móc hiện đại.   Nhà văn phải vào công xưởng để viết lên tiếng nói thợ thuyền, hoặc đề cao  các công nhân anh hùng  như Stakhanovitch. 

     Đứng đầu phe chống đối, bất hợp tác là Jan Kott, Adam Wazyk và một số nhà văn thơ nữa.  Jan Kott không cộng tác với họ, ngay cả bài viết nho nhỏ về  phê bình văn chương;  mặc dầu ông là nhà phê bình có tiếng hàng đầu ở Ba Lan.   Báo  Văn hoa mới   ( NowaKultura )   đã nhiều lần đến xin phỏng vấn  về 10 năm văn nghệ ở Ba  Lan  , ông khước từ, và  đưa ra lý do ngưng viết phê bình văn học rồi .    Lý do từ chối  viết phê bình văn học , theo ông, vì rất nhiều anh em  văn nghệ  nói dối  nhiều quá +  kỹ thuật viết  tác phẩm  non kém.  Tóm lại, Jan Kott đã gián tiếp  lên án chủ nghĩa tô hồng   và   kiến tạo, canh tân xứ sở bằng kỹ nghệ mới  phải được lồng vào trong tác phẩm.   Một khi Đảng đưa lệnh buộc anh em viết truyện, làm thơ, theo"  định đề  thép trên ban   , tất nhiên tác phẩm không còn rung động, với kỹ thuật viết  yếu kém - mà đa số tác phẩm kia là của  đảng viên  viết - và,  đảng viên  được chuyển  đưa sang làm công tác văn nghệ , làm sao có tác  phẩm hay cho được ?   Như thế, Jan Kott làm sao có thể viết phê bình văn học, và ông phản đối lôi viết phê bình nhân nhượng, xuề xòa, lại  chỉ biết chủ đề tư tưởng  mác xít làm  chuẩn giá trị hàng đầu, nghệ thuật đưa xuống hàng thứ yếu,  thì,  ông không thể viết phê bình văn học được ?  Nên,  Jan Kott viết đả kích văn chương tô hồng   không thương xót !

    Năm 1955, Ba Lan có những nhà văn ngầm chống Đảng và năm 1968 bột phát lan sang bình diện chính trị.   Tất nhiên, mầm mống đột khởi nào trong cuộc cách mạng, thì khởi điểm vẫn là văn chương châm ngòi.   Hiển nhiên  có một số nhà văn thơ nổi tiếng bất hợp tác tham dự mặt trận  văn nghệ chỉ huy của nhà nước

.   Bảng danh  sách những người đó : Jan Kott,  Adam Wazyk, Wiktor-Woroszylski, Adolf Rudnicki, Antoni Slonimski, Wladyslaw, Machejek ...

     Năm 1957 ở Pháp, tạp chí   Les Temps Modernes /   Jean-Paul Sartre chủ trương, ra một số đặc biệt nói về các nhà văn Ba Lan, được trình bầy đầy đủ diện mạo, tư tưởng, thân phận  họ.  Và nhờ đó, chúng tôi thấy được hiện trang tư tưởng hoang mang của Jan Kott, qua bài
Trong 10 năm  tôi vừa sống trải  *  .  Riêng cuốn  Mythologie & Réalisme  phản ảnh  tâm tư  tác giả  gần gũi nhất.  Đó là  nếp sống thời thanh niên, chịu ảnh hưởng luồng tư tưởng nào-
-  nói khác  đi - con người cũ lột xác thành người mới chống con người cũ chính ông.   Nên, sau khi thức giấc, ông cho đó là một tác phẩm mang nhiều nhầm lẫn, thiếu chính xác.  
------
*  trả lời phỏng vấn " Les dix annés que je viens de vivre " , bản pháp  văn  Mihel Pavelac
. ( Les Temps Modernes  phát hành ở  Paris , số 132 - 133, tháng 2 và 3 / 1957 ) .
-------- 

     Andrzej Brau viết bài đăng trên báo Văn hóa mới  đả kích Jan Kott thậm tệ, viện lý lẽ ông này chống đối nền văn chương hiện thực loạt đầu tiên ra lò của Đảng và ông  này lên án họ,khiến  họ mất nhuệ khí, sau  này họ không sao ngóc đầu lên được ? 

     Với Jan Kott, khi ông viết phê bình văn chương, điều quan trọng là sự phán đoán phải  là của riêng người viết, thái độ phẩm bình phải hoàn toàn phụ thuôc cá nhân người ấy.  Như thế, làm sao có thể buộc Jan Kott khen tác phẩm này, tác phẩm nọ, mà đối với ông, chúng không có một tí giá trị văn chương nào, không nói lên  thực trạng xã hội mà ông mong  muốn.   Thảng, tuy không đồng quan điểm với người viết phê bình; nhưng, một tác phẩm tối thiểu phải mang đầy đủ cảm quan người cầm bút xứng đáng, để  sáng tác  một  tác phẩm  đúng nghĩa là một tác phẩm.

     Qúa chán nản, Jan Kott  nép mình trong vai trò làm giáo sư văn chương tại Đại học văn khoa Varsovie.  ông tuyên bố : "  tôi không phải là loại nhà phê bình kia, tôi không muốn và không trở thành như  vây ? ". Không cộng tác với một tạp chí nào, kể cả việc gửi bài vở hay trả lời phỏng vấn.   Viết rất nhiều  sách,  ở dạng bản thảo, theo ý ông, bây giờ chưa thể xuất bản được .  Đó là câu trả lời, mỗi khi phải trả lời Đảng soi mói, tại sao không cho sách xuất bản ? Chẳng cứ gì Jan Kott, đến Atovak ( Liên xô )  tham dự một buổi họp Đại hội các nhà văn  Liên xô *, nhà văn Nga này giống hệt Jan Kott, là, hiểu được thế nào là  tâm trạng một số nhà văn  vô sản Xô- viết.  Họ luôn luôn bị ám ảnh với  2 chữ bôi đen, một khi 2 chữ ấy quàng lên 
------
* tài liệu đã dẫn trong bài báo " Nhận định và phê bình văn hóa mác-xít / Thế Phong ". tạp chí Sống
 ( chủ nhiệm: Ngô Trọng  Hiếu ) số 14 / 1960 ,  phát hành ở Saigon. 
------- 
 cổ  thì chuẩn bị  lên đường đi cải tạo, chỉnh huấn  .

        Atovak  còn mai mỉa, qua những câu nói trước thính đường  phòng nhóm  :

      "... Có ai phản đối chủ nghĩa lãng mạn đâu , nếu chủ nghĩa lãng mạn ấy có thể nẩy nở  được tác  phẩm nghệ thuật tuyệt diệu, ca tụng thời đại chúng ta đang sống . Và cũng chẳng có ai phản đối chủ nghĩa hiện thực, một khi,  nó cho người ta thấy cảnh vật đáng tin  cậy về cuộc sống hiện thực một cách  mạnh mẽ , lại bắt người ta phải suy nghĩ  lung . Dĩ nhiên là hiếm có  những con người  như vậy.   Song, nếu ai có biếu tôi môt tác phẩm ( viết gượng ép), trong đó cuộc sống được thể hiện bằng nhiều điều giả tạo, mà có kẻ lại cho đó là " quá cao " , nhưng một tác phẩm dở như vậy,  đến nỗi  người ta [ nhìn thấy ] đã phải nhắm nghiền mắt lại, không buồn đọc, mà có kẻ khuyên nên đọc nó, vì đó là chủ nghĩa lãng mạn - thì ngay lúc đó - chắc chắn tôi sẽ nói rằng " không  phải  vậy ".  Giả thử, có người cố nài nỉ tặng tôi một bản sao về cuộc sống, trong đó, có thể nhận ra một mớ tư tưởng non nớt, tầm thường, khô khan, nhạt nhẽo như [ thống kê ] bản danh sách nhân vật trên màn ảnh- và người đó còn cho biết -  đó là chủ nghĩa hiện thực- thì ngay lúc ấy - tôi , nhất định kiếu ; " thôi quá đủ rồi! ".    Dầu đối với  kẻ này, người kia, thì người đọc cũng nên  mượn câu hỏi của Sobakenitch,  mà nói rằng; " con nhái dù nấu với đường, tôi cũng không đưa vào miệng đâu,  mà nếu là con hến, tôi cũng sẽ không ăn, vì hến trông giống cái gì, tôi đã biết rất 
rõ rồi !" * 

     Tình trạng  ký khế ước  văn hóa giữa Đảng và nhà văn được coi như   nhật lệnh sờ sờ diễn ra hàng ngày va phải nhớ nằm lòng như kinh nhật tụng. Vậy mà có nhà văn chông đối  họ, coi điều này như không cần thiết . 

    Quả thật vậy, lúc nào người ta cũng nhìn thấy  rất rõ cái việc  cho ra đời  1 cuốn sách hoặc 1 bản thảo với mức độ cần thiết như thế nào? ** 
-----
 *** , tư liệu này đã dẫn trong bài " Nhận định và phê bình văn hóa mác xít / Thế Phong  " đăng trên tạp chí Sống ( chủ nhiệm : Ngô Trọng Hiếu )  số  14 / 1960  phát hành tại Saigon. .
----
     Bây giờ chúng tôi bàn tới nhà văn Adolf Rudnicki. Tác giả Những trang mầu xanh  ,  một trong những nhà văn vĩ đại hàng đầu loạt 30 tuổi ở Ba Lan.  Truyện dài và ngắn ở giai đoạn đầu mang không khí thế giới  văn chương Kafka.

      Adolf Rudnicki gốc Do Thái, nhập tịch Ba Lan, tác phẩm của ông được coi như những trang bất tử văn chương hiện đại Ba Lan .  Nhật ký  mang  tiêu đề "  bút ký phê bình văn chương " , gợi  lên sự xung đột, luân lý, chính trị + lương tâm và bổn phận con người đối với Đảng. Đảng  là trục chính xoáy ốc ở đầu não con người cộng sản.  Một đoạn văn trích  dẫn dưới đây chứng tỏ  Rudnicki chống đối   văn chương mệnh lệnh   và khẳng định" văn chương phải có tự do toàn diện".  Qua nhân vật H..., đại diện một nhà văn  thơ phóng túng , không dễ dàng tuân  mệnh lệnh,  một thứ  giao kèo văn hóa giữa Đảng và người cầm bút.  

     H... viết  xong một truyện dài, rồi tự hỏi :

   " ... như thế có ích gì ? Rồi người ta cứ đem  in ấn , còn tôi thì không còn chỗ để lùi chân ..." 

     Nhân câu chuyện ấy, Rudnicki nhớ , có một người bảo ông : 

     " Tôi vừa cho in 1 tác phẩm , nhưng không hiểu họ có cho phép ấn hành ? Ngay chính bọn họ  cũng còn muốn có kẻ kiểm duyệt lại cho đúng đường lối hơn.   Nghệ thuật, một khi đã mất quyền tự do  thì không còn nghĩa gì !  Và nhất là khi người ta không muốn kéo dài lưỡi ra. 

       " Mỗi người đều muốn có một lần làm chính mình, để nói là chính mình và mang tên chính mình ...". 

    Đoạn văn trên , ông viết theo lối văn chương đòn xóc 2 đầu (  symbole équivoque ),  tôi , người đọc cảm thấy vô cùng chua xót.  Người vừa kể lại chuyện kia với Rudnicki, tất nhiên   nhà văn có chân trong Đảng ,  nhưng  , một đảng viên có ý thức sáng suốt .  Một nhà văn đảng viên còn lo số phận mình liên hệ với tác phẩm , liệu rằng, một khi  được in ra , đã đúng với đường lối chưa, và,  nếu được một kiểm duyệt viên duyệt lại , hẳn ,  tác phẩm sẽ  tốt hơn về mặt tư tưởng chính trị , làm   tác giả an lòng  . Nếu   có sự kiện không may xảy ra, thì  kiểm duyệt viên kia  cùng   chung trách nhiệm.  Quả là xã  hội ấy không ai tin ai,  kể cả đối  với chính bản thân ?

     Adolf Rudnicki viết truyện xảy ra, lấy bản thân làm trục xoay, trải kinh nghiệm bằng hình nhục, máu, xướng, kinh nghiệm chát chúa, đắng cay.   Nhà văn đã lăn lộn với khổ cực, quại quằn trong những ngày tranh đấu chống Phát-xít. 

        Hơn 1 lần, nhà văn  than  :

      "... máu chúng tôi đã làm tươi tốt  những sự thật; mà rồi, sự thật tan biến đi, không cần máu.  Đời sống quại quằn mang lại kinh nghiệm sống thường  trực, đó là những ngày nào của chúng tôi nhỉ  ... ?" 

       Adolf Rudnicki  nguyền rủa :

     " Biển sống  và biển chết " của tôi không tìm được nhà xuất bản  [ kể cả ]  ngày mai   người ta sẽ  vẫn từ chối. Khi mà chúng ngồi trên bệ, chúng đều mù đặc, câm điếc, tối tăm; chúng lao đầu vào một việc gì đó, thì chúng có  cảm tưởng như ở cấp trên  trên tin tưởng  tràn đầy  trong lý luận  [ trước khi hành động ] ...."

     Sau cùng ,chúng tôi bàn tới một thi sĩ nổi danh: Adam Wazyk . Bên cạnh những nhà văn xã hội khác - nhà thơ tài hoa đầu đàn , đó là  Adam Wazyk.  Ông còn  là  nhà phê bình văn chương nghệ thuật  có chỗ đứng  riêng biệt.  

     Adam Wazyk bắt đầu bước vào sự nghiệp văn chương từ ngày đầu thế chiến 2 , với  những bài thơ mang sắc thái lớp người tiền phong tranh đấu  bừng bừng khí phách cách mạng.

    Ở Ba Lan, các nhà phê bình nổi danh định vị : thơ  Adam Wazyk được so sánh ngang tầm Louis Aragon ( Pháp ).  Ông cũng tham gia trong  Đoàn quân giải phóng Ba Lan , và,  khi tổ quốc bị xâm chiếm,   ông xung phong vào đội Hồng quân Xô viết ,  quân hàm đại úy ,  chiến đấu trong  hàng ngũ  quân đội  Liên Xô  .  Khi tổ quốc  Ba Lan độc lập, quả có sự đóng góp  của thi nhân tài ba Adam Wazyk - nhưng, ông không thỏa mãn với công lao tranh đấu  bản thân, cũng như bè  bạn, vì tổ quôc ông vẫn bị   đàn anh Liên xô   cầm chân độc lập.   Bởi vậy,  Wazyk  tập hợp anh em lao vào đường tranh đấu, sát cánh cùng trí thức, văn nghệ sĩ tiến bộ, như:
 Jan Kott, Brandys, Rudnicki, Jastruw ... bất hợp tác với   chính quyền Ba Lan bù nhìn .    Thành lập Đảng xã hội mới, đó  là hành đông chinh trị, còn về văn chương,  thi phẩm  Adam Wazyk xuất bản khá nhiều.   

      " Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk  "  xuất bản năm 1955 làm náo động dư luận, thơ ôm mối hận thù, buồn nản, vì quê hương  tuy hòa bình mà chưa có tự do, đới sống dân chúng vẫn tôi đặc, bần hàn.. 

       Tập thơ của Wazyk lập tức được dịch sang nhiều thứ tiếng , trong đó có tiếng Pháp.* 
------
* Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk được dịch sang pháp ngữ " Pòemes pour les aldultes" , bản pháp văn  Victoria Achères
----- 
    
      Và trong những bậc tài hoa, thi bá, hoàng tử thi ca, kịch bản quốc tế sáng giá  như
Bertolt Bretch, ông đã vô cùng cảm phục, là  tác phẩm dịch cuối cùng của  Adam Wazyk.    

     Thơ Wazyk là tân hiện  thực, và tân siêu thực, tượng trưng, mang nhiều ẩn ức, đau khổ kết tụ thành khối, hằn thù sắt đá thành băng.  Thơ ông không phải dành cho  kẻ tiêu nhàn đọc tiêu khiển mà cho lớp người cầm đuốc soi đường cuộc sống, soi sáng tướng lai tổ quốc, thực hiện bằng được chủ nghĩa nhân bản đến tất cả mọi ngườ.  Vì xã hội  chưa hòa bình, đời sống con người luôn luôn bị đe dọa, nơm nớp lo âu, tất cả nhìn ngày đen tối  bủa vây.  Phải chăng đó lá ý nghĩa đích thực  thơ cho người lớn đọc ?

    Tính chất chông đối của nhóm nhà văn, thơ xã hội này, như : Jan Kott, Alodf Rudnichki, thì một Adam Wazyk, một Jastrun đều giống nhau, khác người ở chỗ, kẻ này nói lên điều ấy qua văn, người kia qua thơ.  Thơ Adam Wazyk qua "  Gửi " ,  mang tính chất khinh miêt đồng nghiệp hèn nhát, còng lưng gánh chế độ hà khắc, phi nhân, phản tiến hóa, thiếu nhân bản tính :

                                   Anh hỏi sao tôi không còn làm thơ ?
                                   khi lương tâm khẩn cầu kêu cứu
                                   vần thơ đầu, góp điệu, lên án  xã hội bất công
                                   buồn rầu,  thôi cũng đành, tôi biết làm sao hơn ...
                                    (...)
                                   Tôi có con, tôi yêu thời thơ ấu
                                    yêu nụ cười vợ , nàng ban cho tôi 
                                    với điều kiện khi nàng trông thấy
                                    cửa sổ tôi tràn đầy ánh sáng
                                    biết chắc rằng
                                                           tôi làm thơ
                                                                     ghi thực trạng cuộc đời 
                                                         ADAM WAZYK

        Trong một bài đại lược tổng thể về  thức giấc trong văn chương Ba Lan, chúng tôi  không thể giới thiệu đầy đủ tác phẩm các văn thi sĩ khác  trong nhóm, như : Jastrun, Slonimski, Machajek ... - mà chỉ đề cập  điển hình :  Jan Kott, Wazyk, Rudnicki ...đại diên cho họ. 

       Hơn nữa, chúng tôi đã trích, dịch  Trong 10 năm tôi vừa sống trải / Jan Kott  và toàn bài
Thơ cho người lớn đọc / Adam Wazyk   ở chương kế tiếp, hẳn độc giả sẽ đến gần tác giả hơn.

                                                                        ( còn tiếp ) 

    thế phong. 



     

     
       
    



    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ