Thứ Tư, 12 tháng 2, 2014

t.t.kh... & những bài tranh luận / đinh bạch dân sưu soạn

bà vân chung không phải là  ttkh-
bài nguyễn đăng

       Lời dẫn.                              

      LTS :  TTKH - NÀNG LÀ AI ?  của Thế Nhật là một cuốn sách  đang gây nhiều nghi vấn. Ngấm ngấm tranh luận; công khai khen chê, phản bác trên báo chí cũng có.   Điều dĩ nhiên này dễ hiểu, bởi vì đây là một sự kiện văn học được rất nhiều người quan tâm, và , cũng không phải là lần đầu được đưa lên sách báo.

         Nếu như cuốn sách không đưa ra những phát hiện có thể xem là mới mẻ, so với những lần ồn ào trước đây, thì NSVH đã không phải  để bạn đọc mất thời giờ theo dõi đến 3 kỳ báo.
 Ngay sau khi được nhà văn Thanh Châu ác nhận mối quan hệ giữa ông và bà Vân Chung, bà Đ.T.L. , ông Nguyễn quốc  Văn [Lữ quốc Văn] *... vá như bạn đọc đã biết, qua bài viết trên số 8.  Chỉ riêng bà Trần thị Vân Chung, nhân vật trung tâm trong TTKH- Nàng là ai? - vì bà đang ở Pháp, nên, nguồn thông tin chủ yếu bằng thư từ   về ho bạn bè trong nước, vừa mất thời gian thư qua, tin lại ** vừa mang tính cách riêng tư, khó khai thác, vì, chưa có sự đồng ý của người trong cuộc. 
----
*     [...] chữ của người biên tập.
**    lúc này  Internet chưa mấy phổ biến .(BT)

     Phải mất hơn 1 tháng , với nhiều thư từ trao đổi qua lại,. nhà thơ Tôn nữ Hỷ Khương, với sự ủy thác của bà Vân Chung, đã đồng ý cho NSVH trích đăng lại những đoạn thư viết từ Sarlat
 ( Pháp), qua bài viết của Nguyễn Đăng.  Những đoạn in nghiêng trong bài là nguyên văn trích từ nhiều lá thư của bà Vân Chung viết, gởi cho bà Tôn nữ Hỷ Khương, từ 15-9 đến 4-10-1994.

     Đước biết, bà Trần thị Vân Chung sẽ chính thức lên tiếng về cuốn sách này trong nay mai.  NSVH hy vọng sẽ sớm được thông tin này đến bạn đọc .

          NGUYỆT SAN VĂN HÓA


                                  những bức thư từ sarlat ( pháp)
                                vân chung không phải là t.t.kh
                                                            bài viết : nguyễn đăng


   Do một  cơ duyên may mắn, trong một ngày cuối tháng 10 vừa qua , tại Thùy-Khương-trang ở đường Lê văn Sỹ, tp HCM, tôi đã được đọc những bức thư mới nhất của nữ sĩ  Vân Nương, bút hiệu bà Vân Chung, từ Sarlat, một miền quê xa xôi nước Pháp, gửi cho nhà thơ Hỷ Khương, ái nữ cố thi sĩ Ưng Bình Thúc Giạ Thị.

   Dư luận đang xôn xao về cuốn sách mới phát hành của nhà xuất bản Văn hóa- thông tin , mà Nguyêt san Văn hóa ( số 8+9), trích giới thiệu : T.T.KH. - Nàng  là ai ?  Nữ sĩ Vân Nương ( tức Trần thị Vân Chung) là người mà tác giả Thế Nhật đã khẳng định trong cuốn sách nói trên , chính là T.T.KH

    Vậy mà...

   ' Sarlat, ngày 15 Sepember, 1994

       Em Hỷ Khương thương nhớ,

     Chị vừa mới nhận được thư em tức thì, đọc xong, vội vàng lấy giấy bút trả lời và nhập đề
 ngay : chị không phả là T.T.KH  đâu !  Điều này như một với là hai, chứ không phải là ba, hay bốn !  Có điều chị ngạc nhiên : Thư Linh bảo chị đã tâm sự và thú nhận chuyện này ??? 
      Có lẽ  Thư Linh ' mê sảng' chăng ' ? ...

                                                                       *** 


      Tôi đã đọc cuốn sách TTKH - nàng là ai? và bị cuốn hút  bởi một niềm vui : kết thúc một nghi án văn học sôi động, lý thú [ từ] hơn nửa thế kỷ.    Nhưng càng đọc, tôi càng thắc mắc. Tác giả Thế Nhật,
 ' một điều là một vận vào '... dồn dập, áp đảo.

      Này nhé, ta mở sách với một câu hỏi: TTKH , nàng là ai ? và ngay ở trang đầu, đã gặp một thông tin khẳng định ...' Cảm ơn chị Tôn nữ Hỷ Khương với tấm chị chụp chung với TTKH và rất xin lỗi chị Trần thị Vân Chung ( tức T.T.KH ).'.. Tiếp liền  đó, là tấm hình bà Trần thị Vân Chung, lật trang 4, có bút tích của bà Vân Nương... đích thị TTKH là bà này rồi.  Cả cuốn sách, ' nói điều ràng buộc, thì  tay cũng già ..! ' Nhưng, có lẽ vì quá nôn nóng xuất bản, nên, người viết đã không có được một sự cẩn trọng cần thiết, đôi với một công trình nghiên cứu văn học, hơn thế nữa, đây là một vấn đề hệ trọng kết thúc một nghi án văn học ... Trong cuốn sách đó có rất nhiều tình tiết, sự việc không chính xác.

   Một ví dụ :  ở trang 54, tác giả viết bà Vân Chung sinh ' trong một gia đình quan lại '- sự thật bà [được] sinh ra trong một gia đình làm đại lý rượu Fontaine ở Thanh hóa.   Một ví dụ nữa: trong bài ' Thơ TTKH ở nước ngoài ' (tr. 59) , Thanh Châu viết :
   ' Năm 1989, ông Lê Trường, kỹ sư nông nghiệp làm chuyên gia cho Algérie, khi về nước qua Paris, được một Việt kiều tặng  một băng cát- xét ghi âm thơ TTKH, do chính người đó ngâm..'  

    Những chi tiết này, đến lượt Thế Nhật viết , thì hoàn toàn khác :
  ' Ông kỹ sư được tặng 1 băng cát--xét,  ghi âm thơ TTKH do chính tác giả ngâm ' ( tr. 15),... Thanh Châu  không những được nghe băng cát-xét ghi âm giọng của một bà kiều bào ở Paris- ông còn được nghe một băng khác, lần này đặc biệt hơn. Thơ TTKH do chính TTKH ngâm ' ( tr.72).   Chưa hết , : ' ... trong số những người đầu tiên biết TTKH hiện sống ở Pháp, có Thanh Châu - là điều không còn nghi ngờ - ông còn biết TTKH ngâm thơ, bài ' hai sắc hoa ti-gôn' , bắt đầu từ câu ..' ( tr, 73)

    Biết được TTKH còn sống, hiện ở Pháp, lại có trong tay băng thơ TTKH, do chính TTKH ngâm, thì khó gì không bật mí được TTKH là ai ? Riêng nữ sĩ Vân Nương từng có chân trong hội thơ Quỳnh Dao, thì chưa ai thấy bà biết ngâm thơ bao giờ.  Tất cả tác phẩm của bà, kể cả Bồ tát đạo mà sau đổi thành Con đường lý tưởng với hơn  5000 câu lục bát, khi còn ở Việtnam. lúc thu băng, đều là giọng ngâm Tôn nữ Hỷ Khương.

    Tôn nữ Hỷ Khương kể :
    ' Tôi và nữ sĩ Vân Nương ( tức Trần thị Vân Chung ) là chị em kết nghĩa với nhau trên mấy chục năm.  Ngoài tình thơ trên văn đàn, trong cuộc sống ngoài đời, chúng tôi đã xem nhau chẳng khác gì ruột thịt.   Chị em đã từng chia sẻ cùng nhau bao ngọt bùi, cay đắng, qua những năm tháng của thế cuộc thăng trầm ..
   '... do đâu nữ sĩ Vân Nương lại biết người ta viết sách nói về bà : chính là TTKH?...' [  tôi- Nguyễn Đăng - hỏi ]
  ' ...cách đây chừng mấy tháng, một buổi sáng, nhà văn Thế Phong, một người quen biết chị em tôi từ thập niên 60, lại thăm tôi . Anh nói :' Tôi đang viết về thi phẩm 'Tơ sương' của chị Vân Nương.  Hỷ Khương có tấm hình nào của chị vân Nương [ thì] cho tơi mượn ...  ' 
    .tôi vốn quý bạn bè ( vẫn lời chị Hỷ Khương)  nên đã đưa anh mượn  tấm hình tôi chụp chung với chị Vân Nương tại vườn  cam của một người bạn ở Mỹ tho .   Nhưng,  tháng 8 vừa qua, anh Thế Phong trở lại trả tấm hình, thì lại nói , các anh vừa viết cuốn sách TTKH- Nàng là ai ? - và cho tôi biết TTKH chính là Vân Nương.  Tôi sửng sốt, vì quá ngạc nhiên , tôi hỏi:' Anh căn cứ vào đâu mà dám đoan chắc như vậy ?  Anh cười :' Có chứ! Có bằng chứng hẳn hoi do một bà bạn của chị Vân Nương kể lại ..'
     sáng hôm sau, tôi nhận được điện thoại của chị Thư Linh : ' Hỷ Khương lên mình ngay, có chuyện cần nói với Hỷ Khương' .  Trong cuộc gặp gỡ, chị Thư Linh đã kể lại chuyện chị đã nói với anh Thế Phong, về chuyện chị Vân Nương là TTKH...'  

    tôi nghĩ đã đến nước này, thì phải tin cho chị Vân Nương hay.  Thư qua, tin lại và rồi tôi nhận được thư hồi âm của chị Vân Nương, như anh đang cầm thư trên tay đó...'

     Chị Hỷ Khương vừa dứt lời, tôi xin phép được đọc tiếp bức thư thứ nhất  (đề ngày 15-9-94) của nữ sĩ Vân Nương :

    ' Cách đây chừng một tháng, Như Hiên gửi chị mẫu bản thảo về tiểu sử của chị và viết ' còn vấn đề  TTKH thì sao ?, chị Vân Nương ?' Chị đã trả lời : ' Chắc chắn TTKH không phải là Vân Nương đâu.  Vì , vào thời ấy, chị mới 18 tuổi.   Làm sao một cô bé tỉnh nhỏ có thể có những bài thơ điêu luyện như thế ?' 

    Trong bức thư đề ngày 30-9-94 gửi các chị Việt Nữ, Hỷ Khương, nữ sĩ Vân Nương lại một lần nữa nhắc lại những điều nói trên và cho biết thêm những chi tiết liên quan tới tác giả ' Những cánh hoa tim '  và cuộc hội ngộ giữa ông và nữ sĩ vào năm 1978:

    ' Ông ( chỉ Thanh Châu ) là bạn thân của ông anh[ của] chị.  Mỗi lần về Thanh đều đến chơi.  Mỗi lần anh cả ra Hànội thì kéo nhau đi nhẩy đầm.  Dù bị từ hôn cô em, nhưng 2 người vẫn thân nhau.   Khi bố chị mất, ông cũng từ Hànội về viếng, khi đó chị đã có chồng con rồi.   Năm [19]76, ổng tìm gặp anh cả, ngỏ ý muốn thăm, gặp chị.   Anh cả khuyên ổng, nên nhờ cô em họ của chị
 ( chứ không phải em Minh ) dẫn tới nhà thăm đàng hoàng.   Dĩ nhiên là rất xúc động *. Câu chuyện chỉ hỏi thăm nhau về gia đình, con cái... cuộc gặp gỡ ấy không có một cái nắm tay, chứ đừng nói ' ngả vào lòng nhau ' và cũng không có chuyện khóc lóc trước mặt mọi người.  Vì những bồng bột của tuổi trẻ đã hết rồi ! Chỉ còn lại tình nghĩa, mà gạch nối là anh cả [của] chị, coi như anh em trong một gia đình .. *.' 


-----
*       những  cụm từ ' dù bị từ hôn cô em, nhưng 2 người [ anh cả  + bạn]  vẫn thân nhau - '  năm 76, ổng tìm gặp anh cả, ngỏ ý muốn thăm, gặp chị ... -  dĩ nhiên là rất xúc động  -  '... chỉ còn lại tình nghĩa ...' - ...việc ông ta ( chỉ Thanh Châu) cất công sưu tập sự thật về TTKH, là vì, chính ông ta  cũng nghĩ TTKH là chị... chứ không phải đóng kịch, giả vờ gì đâu ..?' 

        vậy thì,  thưa nữ sĩ Vân Nương , thuở trẻ người ấy đã dạm  hỏi cô Vân Chung , rồi chàng  bị từ hôn , nay chỉ còn tình nghĩa

        vậy là,  chuyện này có thật -  nữ sĩ nay đã  93  tuổi  đang ở Sarlat -  thưa bà chị,  bà chị còn ngại ngùng gì mà không nhắc lại câu  từng xác nhận  : 

                                                 ' Chắc chắn TTKH không phải là chị rồi..  [ TTVC]
                                                     ' nhưng, bây giờ thì  ...- [TPG] 

      tôi gửi lời cảm ơn nữ sĩ,  dù chưa một lần diện kiến , đã giúp tôi viết cuốn TTKH - Nàng  là ai? -   70 bài  phản ánh :  khen ít , chê nhiều, thoải mái  tranh luận - và, sau này - mỗi khi ai nhắc  đến TTKH,  người ta không thể  không nhắc Trần thị Vân Chung, và, nhiều vị vẫn khẳng định  Trần thị Vân Chung  chính là TTKH . Sau, tới  Thằng Phải Gió, mà có lần , ông Thanh Châu đã chửi thầm : ' nó chính là thằng malhonnête !' [ tư liệu Lữ quốc Văn }
      (ĐBD chú thích -  Feb, 12/2014 )

---------

    Đọan thư trên đây của bà  Vân Nương đã minh định lại 3 sự kiện àm tác giả Thế  Nhật viết sai sự thật.  Một là,  người đàn ông Thanh Châu đi gặp bà Vân Nương là cô em họ, chứ không phải bà Trần thị Anh Minh.  Ba là phút gặp gỡ giữa 2 người hoàn toàn khác  với sự tưởng tượng như tiểu thuyết của Thế Nhật, mà trong thư, bà Vân Nương đã trách cứ là ' bịa đặt ra câu chuyện dơ bẩn ở nhà em Minh, xúc phạm đến phẩm giá ' của bà.

    Bà Vân Nương viết tiếp :
    '    Năm 1987, ông (  chỉ Thanh Châu ) lại vào Nam..  Cô em lại tới, nói, xin gặp, chi từ chối . Cô ấy bảo ' chỉ là tới chia buồn với chị thôi !'  Chị trả lời' anh Chấn mất rồi, tôi lại càng phải từ chối.  Cô cũng đã thấy tôi thương anh Chấn biết chừng nao ! '. 

    ' Tôn nữ Hỷ Khương, có khi nào chị nghĩ:'   Nữ sĩ Vân Nương, vì một lý do nào đó, đã chối khéo trong chuyện TTKH không ?' -  [ tôi- Nguyễn Đăng- hỏi]

    [ Hỷ  Khương đáp] :' Tôi  hiểu chị Vân Nương, và tôi không bao giờ nghĩ như vậy.  Mối tình thời trẻ, chị còn xác nhận được, huống hồ cái tên TTKH đầy huyền thoại . Tôi nhớ có lần chị ấy viết cho tôi :
' Đạo văn người ta là một tội rất xấu xa ! Mạo nhận tên một nhà thơ nổi tiếng một thời như TTKH, chỉ có thể nói là vô giáo dục '.  Anh cứ đọc tiếp đi thì khác hiểu .

   ' Hỷ Khương ơi, em biết chị từ mấy chục năm, tính nết chị thế nào, chắc em đã rõ, chị không cần phải nói nhiều .  Chị cũng đồng ý với em :' Nếu đích thực chị là TTKH, thì cũng là lúc chẳng cần gì phải e  ngại khi nhà văn Thế Phong đưa ra ánh sáng tác giả những bài thơ tuyệt tác làm chấn động trong văn giới vào thời đó : dư luận xôn xao, phỏng đoán, bao nhiêu giao thoại, giả thuyết... đi vào tiềm thức bao nhiêu con tim, như một dấu ấn ( ngay chị Vân Nương của em cũng đã thuộc lòng ...'

    Khi cuốn sách vượt trùng dương, đến tay nữ sĩ Vân Nương, thì, phản ứng của bà thật quyết liệt :

   '    .Sarlat ngày 4-10-94

      Nhà văn Thế Nhật đã quá nông nổi khi tung ra cuốn TTKH - Nàng là ai? , chỉ vì căn cứ vào câu chuyện vu vơ, mà không cần kiểm chứng. ... Chị cũng trách nhà văn Thế Nhật, trước khi tung ra cuốn sách đó, phải là cả một hành động thận trọng, vì đã phạm lỗi,  đụng chạm cá nhân, gọi đích danh, đưa hình ảnh.. Thì, nếu là một nhà văn chân chính, biết tự trọng, trọng tha nhân  trong nghề cầm bút, ông phải liên lạc với chị trước, hỏi cho biết sự thật ra sao ?
     Trong một xã hội phức tạp, dĩ nhiên có người tốt, kẻ xấu, có người thiện, kẻ ác, thì, trước công luận, cũng có một số độc giả có ý thức, hẳn  đã nhận được đâu là sự thật trong cuốn sách TTKH - Nàng là ai ?...' 

    Sau cùng, cần phải công bố và xác định lại một chi tiết quan trọng : Bà Vân Chung thành hôn năm
 nào ?

    Cuốn sách của Thế Nhật viết :
   ' ...Năm  1934 Trần thị Vân Chung thành hôn với viên quan huyện trẻ tuổi ( tr.50) .' Năm 1934  qua mối mai. hai gia đình đã thuận gả chồng, cưới vợ ' (tr.54)..' Từ năm 1934 nàng đã lập gia đình ở vườn Thanh ..' (tr 57).

    Sự thật không phải như vậy. Ông Lê ngọc Chấn tuổi Bính thìn, sinh 1916, Vân Chung tuổi Kỷ mùi, sinh 1919.  Chồng hơn vợ 3 tuổi.  . Và, trong bức thư đề ngày 1-10-94, từ Sarlat gửi về cho một người bạn thơ, bà Vân Chung viết : ' Chúng tôi làm đám cưới  vào Nô-en 1959 ( chứ không phải 1934) '.  Trước đó trong bức thư đề ngày 30-9-934, gửi Tôn nữ Hỷ Khương, bà Vân Chung viết : '...' Hoa ti-gôn' viết năm 37 , khi chị đính hôn với anh Chấn. Tiếp tới ' Những cánh hoa tim' viết [vào[ năm
 [ đám ]cưới chị  ( 1939) '

     Như vậy,  vào năm  1937 và 1938, khi bài thơ Hai sắc hoa ti-gôn, Bài thơ thứ nhất, và Bài thơ cuối cùng  xuất hiện, thì bào Vân Chung đâu đã  ở ' bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi'.  Thiết tưởng chi tiết này nói lên tất cả.  Điều lý thú là, mới đây, khi trả lời phỏng vấn Nguyệt san Văn hóa, ông Thanh Châu cho biết :' Tôi còn nhớ lúc đó, sau Sài Gòn giải phóng, báo chí có lục lại vấn đề TTKH ? bà Vân Chung nói đùa với tôi ' Thơ TTKH? lại do Thanh Châu bịa ra chứ còn ai  '  ( NSVH tr. 23, số19-94) 

    Và trong bức thư đề ngày 30-9-94, bà Vân Nương đã viết :
    '...Việc ông ta ( chỉ Thanh Châu) cất công sưu tầm sự thật về TTKH , là vì, chính ông , sau đó cũng nghĩ TTKH là chị , nên muốn tìm hiểu cho đích xác.. Chứ không phải đóng kịch giả vờ gì đâu !'

    Vậy là, mặc dù thêm một lần nữa, tốn giấy mực, nhưng, cái nghi án văn học tồn tại hơn nửa thế kỷ vẫn còn đó như một huyền thoại TTKH , nàng là ai - nàng, chính là TTKH.

    Với những ai đã, đang và sẽ yêu, thì dù mãi mãi không biết TTKH là ai, nhưng trong tim họ, cuộc tình-thơ- TTKH vẫn sống mãi, không chỉ thắm hồng sắc hoa ti-gôn, mà sẽ đẹp mãi với muôn sắc hoa .[]

     01-11- 94
 nguyễn đăng

----

  < trích NGUYỆT SAN VĂN HÓA, số 10 -1994 - tr. 14-15.   Có in kèm ảnh Vân Nương và Tôn nữ Hỷ Khương cầm trái cam +  bút tích thủ bút của bà  Vân Chung từ Pháp gửi về  .>
     


                                           

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ