nguyễn lân & hoàng như mai : trẻ thì văn chương tài ba - già, cây đại thụ nền giáo dục - đường bá bổn viết
nguyễn lân [1906-2003]
& hoàng như mai [1919- 2013]
nguyễn lân & hoàng như mai :
trẻ thì văn chương tài ba -
già, cây đại thụ nền giáo dục
đường bá bổn viết
Trong bài Gặp gỡ kịch-tác-gia Hoàng như Mai ở tuổi 93 (Newvietart.com/France),
tôi bày tỏ sự tiếc nuối về 2 vị : Nguyễn Lân & Hoàng như Mai- trẻ thì văn chương tài ba, bỏ nửa chừng - già- trở thành cây đại thụ nền giáo dục.
Ở đâu đó, văn sĩ trẻ Từ Ngọc gửi bản thảo tiểu thuyết Ngược giòng để dự thi giải văn chương Tự lực văn đoàn, bị văn sĩ Khái Hưng (trong Ban giám khảo) thuổng cốt truyện , ông ta viết thành tiểu thuyết Thoát ly đăng
feuilleton trên báo Ngày nay . Tác giả gửi truyện dự thi nay chạy đôn đáo tìm cách xuất bản Ngược giòng để trình làng, để có chứng cớ so sánh việc Khái Hưng đạo văn.
Vũ trọng Phụng (dưới bút danh Thiên Hư) hết lòng bênh vực Từ Ngọc, viết nhiều bài trên báo Đông dương tạp chí :
'... Nếu sự ấy mà có thật thì hẳn có một sư ghê gớm cho Tự lực văn đoàn, báo Ngày nay, cho ông Khái Hưng. Trái lại, nếu Từ Ngọc không chứng minh được Khái hưng mượn cốt truyện của mình, sẽ mắc tội vu cáo và báo Ích hữu liên đới chịu trách nhiệm ..'
( THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG - VĂN UYỂN XB, SAN JOSE, 2000)
Thế rồi, chuyện Khái Hưng đạo văn rời vào quên lãng, chẳng còn mấy ai nhớ tới. Lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh - châm ngôn tây nói vậy - con cá kình ngư Khái Hưng vùng vẫy, quẫy mạnh trong biển văn chương tiền chiến. Còn chú nòng -nọc- văn -sĩ đứt- đuôi ,mất tăm trong làng chữ nghĩa, kể từ dạo ấy, không còn tác giả Từ Ngọc xuất hiện trên văn đàn tiền chiến - sau đó - vài chục năm sau, văn sĩ Từ Ngọc trở thành cây đại thụ nền giáo dục, Nguyễn Lân : nhà giáo Nhân dân - thầy của bậc thầy- thật, chẳng khác gì :
'... Con đường hoạt động giáo dục của giáo sư Hoàng như Mai gắn bó với hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, ' thầy' * đã cùng các nghệ sĩ nổi tiếng, sau này là nghệ sĩ nhân dân như Sỹ Tiến, Đào mộng Long thành lập đoàn kịch Độc lập lưu diễn suốt từ Huế vào Nam. Đến 1947, chiến tranh mở rộng, tổ chức kháng chiến Phú yên , khuyên anh em đoàn kịch trở ra Bắc, thế là, tất cả lại lặn lội núi rừng, đường trường về
Hànội. Giai đoạn 1948 , 1949 'thầy' là bí thư, tổng thư ký hội Văn hóa kháng chiến Hưng yên, nơi quy tụ rất nhiều người tài danh, như họa sĩ Lương xuân Nhị, nhạc sĩ Nguyễn đình Khoa,[kịch sĩ Hoàng Thư **]...'Thầy' cũng là người trực tiếp phụ trách đoàn kịch Văn hóa. Những năm tháng này, 'thầy' đã viết các vở kịch Tiếng trống Hà hồi đã được biểu diễn ở Hanội. [1950], Hải phòng, sau đó ở Huế , Sài Gòn ...' ***
----
* ' thầy' trong ngoặc của người Biên tập.
** [... }chữ của BT
*** BÙI MẠNH NHỊ ( báo Tuổi trẻ tp. HCM ra ngày 29-9-2013)
Kịch- tác-gia Hoàng như Mai trở thành giáo sư, nhà giáo Nhân dân- thầy của các bậc thầy- cây đại thụ nền giáo dục hôm nay- quá đúng như vậy !
với tôi, Hoàng như Mai là một thi sĩ tài hoa , như , từng thích thơ
Ý Nhi : thơ cho người lớn đọc :
... Hòn ngọc Viễn đông chồng thất thểu
Hà thành hoa lệ vợ bơ vơ
... Cha là hàn sĩ con còn khổ
Ông chỉ thương đàn cháu mất nhờ
... Năm mới toan tìm phương kế mới
nhớ ra tuổi đã sáu mươi tư
... Đã mất người thân mất bạn bè
mất rồi tuổi trẻ tuổi say mê
còn gì để mất?
còn chi nữa !
tưởng thế ai ngờ lại mất xe
... sông hồ lê bước gót chân mòn
đành rằng trọn kiếp thân lưu lãng
nhưng nghĩ mà thương cho đứa con
... cha đã chậm chân rồi con lại chậm
lang thang chân đất đến bao giờ ?
... Tuổi cổ lai hy sắp đến nơi
sổ đời tính thử khóc hay cười ?
... đầu bạc chiều tà nước chảy xuôi
... mới hay nhân thế phù du quá
được cờ chơi một ván thôi
... muốn mọi ước mơ thành hiện thực
thì muôn năm sống vẫn phù du
... Huống chi tuổi đã xưa nay hiếm
thế sự coi như chuyện tạc thù
... Cái thực nhiều khi là cái mộng
tầm thường là kẻ rất cao siêu
kìa trông cái tốt đang hư hỏng
cái xấu đang khoe vẻ mỹ miều
... Rồi đây mình cũng đi xa
Năm ba năm nữa biết là bao nhiêu
... Xin chào hết thảy người thân !
Giã từ ...
THƠ HOÀNG NHƯ MAI
***
Vĩnh biệt Hoàng như Mai, kịch tác gia, thi sĩ tài hoa !
SAIGON SEPT, 29-2013
ĐƯỜNG BÁ BỔN
( bài này , đăng lại LỜI DẪN , từ bài HOÀNG NHƯ MAI: THƠ CHO NGƯỜI LỚN ĐỌC web Thằng phải gió -tháng 9/ 2013. .)
feuilleton trên báo Ngày nay . Tác giả gửi truyện dự thi nay chạy đôn đáo tìm cách xuất bản Ngược giòng để trình làng, để có chứng cớ so sánh việc Khái Hưng đạo văn.
Vũ trọng Phụng (dưới bút danh Thiên Hư) hết lòng bênh vực Từ Ngọc, viết nhiều bài trên báo Đông dương tạp chí :
'... Nếu sự ấy mà có thật thì hẳn có một sư ghê gớm cho Tự lực văn đoàn, báo Ngày nay, cho ông Khái Hưng. Trái lại, nếu Từ Ngọc không chứng minh được Khái hưng mượn cốt truyện của mình, sẽ mắc tội vu cáo và báo Ích hữu liên đới chịu trách nhiệm ..'
( THƯ VIẾT Ở SAIGON / THẾ PHONG - VĂN UYỂN XB, SAN JOSE, 2000)
Thế rồi, chuyện Khái Hưng đạo văn rời vào quên lãng, chẳng còn mấy ai nhớ tới. Lẽ phải bao giờ cũng thuộc về kẻ mạnh - châm ngôn tây nói vậy - con cá kình ngư Khái Hưng vùng vẫy, quẫy mạnh trong biển văn chương tiền chiến. Còn chú nòng -nọc- văn -sĩ đứt- đuôi ,mất tăm trong làng chữ nghĩa, kể từ dạo ấy, không còn tác giả Từ Ngọc xuất hiện trên văn đàn tiền chiến - sau đó - vài chục năm sau, văn sĩ Từ Ngọc trở thành cây đại thụ nền giáo dục, Nguyễn Lân : nhà giáo Nhân dân - thầy của bậc thầy- thật, chẳng khác gì :
'... Con đường hoạt động giáo dục của giáo sư Hoàng như Mai gắn bó với hoạt động văn hóa. Trong kháng chiến chống Pháp, ' thầy' * đã cùng các nghệ sĩ nổi tiếng, sau này là nghệ sĩ nhân dân như Sỹ Tiến, Đào mộng Long thành lập đoàn kịch Độc lập lưu diễn suốt từ Huế vào Nam. Đến 1947, chiến tranh mở rộng, tổ chức kháng chiến Phú yên , khuyên anh em đoàn kịch trở ra Bắc, thế là, tất cả lại lặn lội núi rừng, đường trường về
Hànội. Giai đoạn 1948 , 1949 'thầy' là bí thư, tổng thư ký hội Văn hóa kháng chiến Hưng yên, nơi quy tụ rất nhiều người tài danh, như họa sĩ Lương xuân Nhị, nhạc sĩ Nguyễn đình Khoa,[kịch sĩ Hoàng Thư **]...'Thầy' cũng là người trực tiếp phụ trách đoàn kịch Văn hóa. Những năm tháng này, 'thầy' đã viết các vở kịch Tiếng trống Hà hồi đã được biểu diễn ở Hanội. [1950], Hải phòng, sau đó ở Huế , Sài Gòn ...' ***
----
* ' thầy' trong ngoặc của người Biên tập.
** [... }chữ của BT
*** BÙI MẠNH NHỊ ( báo Tuổi trẻ tp. HCM ra ngày 29-9-2013)
Kịch- tác-gia Hoàng như Mai trở thành giáo sư, nhà giáo Nhân dân- thầy của các bậc thầy- cây đại thụ nền giáo dục hôm nay- quá đúng như vậy !
với tôi, Hoàng như Mai là một thi sĩ tài hoa , như , từng thích thơ
Ý Nhi : thơ cho người lớn đọc :
... Hòn ngọc Viễn đông chồng thất thểu
Hà thành hoa lệ vợ bơ vơ
... Cha là hàn sĩ con còn khổ
Ông chỉ thương đàn cháu mất nhờ
... Năm mới toan tìm phương kế mới
nhớ ra tuổi đã sáu mươi tư
... Đã mất người thân mất bạn bè
mất rồi tuổi trẻ tuổi say mê
còn gì để mất?
còn chi nữa !
tưởng thế ai ngờ lại mất xe
... sông hồ lê bước gót chân mòn
đành rằng trọn kiếp thân lưu lãng
nhưng nghĩ mà thương cho đứa con
... cha đã chậm chân rồi con lại chậm
lang thang chân đất đến bao giờ ?
... Tuổi cổ lai hy sắp đến nơi
sổ đời tính thử khóc hay cười ?
... đầu bạc chiều tà nước chảy xuôi
... mới hay nhân thế phù du quá
được cờ chơi một ván thôi
... muốn mọi ước mơ thành hiện thực
thì muôn năm sống vẫn phù du
... Huống chi tuổi đã xưa nay hiếm
thế sự coi như chuyện tạc thù
... Cái thực nhiều khi là cái mộng
tầm thường là kẻ rất cao siêu
kìa trông cái tốt đang hư hỏng
cái xấu đang khoe vẻ mỹ miều
... Rồi đây mình cũng đi xa
Năm ba năm nữa biết là bao nhiêu
... Xin chào hết thảy người thân !
Giã từ ...
THƠ HOÀNG NHƯ MAI
***
Vĩnh biệt Hoàng như Mai, kịch tác gia, thi sĩ tài hoa !
SAIGON SEPT, 29-2013
ĐƯỜNG BÁ BỔN
( bài này , đăng lại LỜI DẪN , từ bài HOÀNG NHƯ MAI: THƠ CHO NGƯỜI LỚN ĐỌC web Thằng phải gió -tháng 9/ 2013. .)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ