nhà văn hậu chiến 1950 -1956 - thế phong - 32
nhà văn hậu chiến 1950- 56 - 32 - thế phong
đại nam văn hiến xuất bản, saigon 1959
nhà văn hậu chiến 1950- 1956
thế phong
--------------------- CHƯƠNG NĂM--------------------------
Tiết 1. - KHÁI QUÁT VỀ BÌNH DIỆN THI CA MIỀN NAM
Tiết 2. - HỒ HÁN SƠN
Tiết 3. - PHAN LẠC TUYÊN
Tiết 4. - ĐỖ TẤN
Tiết 5. - HOÀNG TRÚC LY
Tiết 6. - NGUYỄN VĂN CỔN
Tiết 7. - BÙI KHẢI NGUYÊN [Bùi Bình Hiếu]
Tiết 8. - PHAN MINH HÔNG [1932- 197 ?]
Tiết 9. - tiểu mục:
1. HÀ LIÊN TỬ - 2. KIÊN GIANG-HÀHUY HÀ
3. THẾ VIÊN [1935-1993] - 4. CHẾ VŨ [1931-1961]
5. DIÊN NGHỊ - 6. HUYỀN VIÊM .
------------------------------------------------------------------------------
TIẾT 1.
KHÁI QUÁT VỀ BÌNH DIỆN THI CA MIỀN NAM
Ở tiết này, nói đến 7 nhà thơ độc lập điển hình. Mỗi nhà thơ đại diện cho một khuynh hướng riêng biệt. Chẳng hạn, Hồ hán Sơn là nhà thơ khuynh hướng cách mệnh. Phan lạcTuyên, nhà thơ tự do của xu hướng riêng : nội dung ca tụng quê hướng, sinh hoạt quân đội.
Phan minh Hồng , nhà thơ nói về biển cả duy nhất ,vào lúc này.
Đến Nguyễn văn Cổn, đại diện lớp nhà thơ ở hải ngoại, bắt đầu bằng tập thơ đầu tay Nước tôi ( 1944),
Đỗ Tấn , nhà thơ chiến sĩ , ngành tâm lý chiến bảo vệ chế độ. Nếu Đỗ Tấn biết điều hòa, sự dụng lập trường với tác phẩm văn chương, có rung cảm thực sự, tất cả sẽ đi đúng vào địa vị người làm văn, không theo công thức.
Hoàng trúc Ly, nhà thơ tâm tình, khắc khoải như Thanh Thuyền, sống vào thời kỳ thoái trào cách mệnh , nhìn thấy cảnh đất nước bị nô lệ Pháp, nên chán chường, dẫu thiếu lý do sáng suốt.
Song, những nhà thơ ấy nói đúng được rung cảm thành khẩn của họ, những thi sĩ hòa tiếng lòng với tư tưởng haong mang. Bùi khải Nguyên [Bùi bình Hiếu] , nhà thơ ẩn ức, sau khi tranh đấu, nhìn được thân phận bị lợi dụng, thơ có một lối tranh đấu rất riêng. Lúc đầu ông ký bút danh Hoàng Nguyên, sau ký bút danh Bùi khải Nguyên . (tập thơ Thiết tha, Saigon 1964)
Ngoài nhà thơ diển hình, còn nhiều nhà thơ tiến bộ hiện đại khác, , nhưng, tôi không có hoàn cảnh viết chi tiết như nhà thơ điển hình, việc này đành nhường lại cho những ai sau này, khảo và viết về thơ Việtnam.
đó là
Hà liên Tử, một tâm hồn thơ xúc cảm, tuy chưa mấy lắng đọng, ít rung cảm chân thành, có thể vốn sống nông cạn , nghệ thuật thơ chưa bày tỏ được .
Diên Nghị, nhà thơ chịu ảnh hưởng quá trung thành người đi trước Trần hữu Thung, chẳng hạn, trong tập thơ Xác lá rừng thu, ở bài Hoa cà lá mướp của Diên Nghị, chính là bài sao lại Thăm đồng / Trần hữu Thung .( giải thưởng thơ Bắc kinh / Trung quốc). Giá trị thơ Diên Nghị chỉ có mặt thơ tâm tình, thơ tranh đấu ít vốn sống thực, rất ư giả hình .
Thế Viên, Huyền Viêm , thơ đi sâu vào nội tâm, họ có thể trở thành nhà thơ đầy triển vọng hơn, nếu, theo con đường đang đi. sẵn khả năng thơ có bề mặt, chỉ thiếu chiều sâu, tôi muốn nói đến nhà thơ Huyền Viêm, tác giả tập thơ Trước mùa chính chiến .( Saigon 1956).
Một số nhà thơ nữa không nói đến, như Tuấn Giang ( Hồ bá Cao), tác giả tập thơ Hương lòng (Saigon 1956) , Tô thùy Yên, nhà thơ tự do đang đi lên , chưa có tác phẩm được in ra, còn Văn thế Bảo, Thái Thủy, Tô hà Vân ( Nguyễn đình Toàn), Lan Đình ...
Thơ Tuấn Giang có đôi bài giá trị như bài Xuân nghẻo, tác giả đạt rung cảm chân thành; nhưng , quá ít, chỉ có vài câu hay.
Thơ Tô thùy Yên trải qua các chặng: thơ mới, thơ tự do, thấm nhuần thơ tư tưởng mới, cả hình thức lẫn nội dung.( tuy vậy, nhiều bài thơ còn duy lý, khô khán quá !).
Thái Thủy, Tô hà Vân qua bài Ngày em về thăm quê tôi khá hay , 2 nhà thơ này đồng lứa với Song Hồ, Dương vy Long, thì, họ chưa tạo được thế đứng riêng .
Lan Đình, nhà thơ lứa sau ,cũng có đôi bài thơ hay, chịu hơi hướm nặng thơ Nguyễn Bính,
Hoài Khanh với tập thơ Dâng rừng mới xuất bản, chỉ là một tí nghiệm, chưa chứng tỏ có đường lối riêng.
và, Cao Mỵ Nhân nhà thơ vẫn đang bôn ba trên đường thơ học trò, khai thác hình ảnh hoải vọng tuổi xanh tha thiết, chân thành.
Tương lai thi ca đặt vào các nhà thơ trên thật rực rỡ, xán lạn - ấy là - nói về các nhà thơ mới nhất hôm nay.
TIẾT 2
HỐ HÁN SƠN
Tiểu sử.
Hồ hán Sơn có tên thật Hồ mậu Đề. Sinh 1929 ở Nghệ an. Học qua các trường ở Huế, sau tham gia kháng chiến, chiến đấu ở Liên khu 4. Cựu sinh viên trường Lục quân chiến thuật Liễu châu (Trung hoa), sau về thành, viết báo, xã thuyết, thơ, biên khảo chính trị, quân sự. năm 1952, ông vào Saigon, cộng tác với tuần báo Đời mới [Trần văn Ân], tham gia chính trị trong một đảng phái ở miền Nam [Cao Đài]. Năm 1955, vì lý do chính trị nội bộ, phe tướng Nguyển thành Phương cho thủ tiêu ông ở Trại huấn luyện quân sự ở Bến kéo .( tỉnh Tây ninh).
Khuynh hướng và tác phẩm.
- Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh ( Hà nội 1953) - Thế chiến thứ 3 bùng nổ Việtnam về đâu ? ( Mai lĩnh , Hà nội 1954)... Làm thơ ký bút hiệu Trần hồng Nam, thơ chứa khát vọng sống, ca tụng dân tộc, đem cả cuộc đời dâng hiến, như Tình nghèo, Hẹn hò, Nén hương tàn... Và hồi ký, như Tết giữa rừng xanh đăng trên báo Đời mới, Việt Chính ....( tuần báo do Trần hồng Nam làm chủ nhiệm, Thanh Hữu chủ bút).
Hồ Hán Sơn làm tho ít, nhưng, thơ chan chứa tình thương yêu, tình ái mặn nồng. Dẫn chứng 4 câu thơ chúc tết nguyên đán, vào năm Ất mùi :
Ở Bắc đã lay cậy rụng lá
Về Nam ngơ ngẩn áng mây sầu
Đất trời đang hẹn cơn vong quốc
Thư kiếm xuân sang chúc bạn bầu
THƠ HỒ HÁN SƠN
Miền Nam ở thập niên 50 đang lâm vào thế Thập nhị sứ quân, Hồ hán Sơn là một trong những người luôn luôn cầm trong tay binh lực, hy vọng chuyển dịch thời cuộc Ộng không thể chỉ là nhà thơ thuần nhất, như Nietzsche quan niệm ,phải lập thuyết, mới có thể giải quyết thân phận con người, mà chỉ thơ thôi thì không thể. Hoặc, lý thuyêt gia Karl Marx ban đầu làm thơ trong tuổi sinh viên, thì, 300 câu thơ gửi tình nhân, sau trở thành vợ . Nietzsche cũng không tin rằng thơ có thể xoay chuyển tình thế xã hội. Viết thư cho bố, báo tin ông [Nietz.] đang bước vào con đường nghiên cứu triết học.
Nhớ đến Hồ hán Sơn hạ bút' Thư kiếm xuân sang chúc bạn bầu' , hẳn , có lý do chính xác. Sách khảo cứu chiến thuật, chiến lược, nghệ thuật cầm quân trong Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh, ở đây không bàn đến , kinh nghiệm bản thân, khi tác giả học ở bên Tàu, cũng như dựa vào tài liệu của Hoàng đạo Thúy , tạo thành cuốn sách .
Kết luận
Hồ hán Sơn qua đời 30 tuổi, còn người vợ chưa cưới, chỉ mới làm lễ vấn danh. Đòi hỏi có vợ từ nơi Thượng đế, như La Répétition [Nhắc lại] của Kierkegaard hẳn có khác nhau - bởi ông chẳng còn sống để đòi, và cuộc đời kết thúc bất ngờ. Thơ thì hay kiếm thí sắc, nhưng chỉ chuốc vào bản thân thất bại, tài năng mai một, kiếm cung tự giết, chỉ thơ bất tử là còn. Thơ ông bao hàm ẩn ý bảo vễ sinh tồn đoá hoa dân tộc- ngoài ý nghĩa trên - thơ không còn có ý nghĩa.
trích thơ
1. TÌNH NGHÈO
Nhớ thuở Anh cày thuê
Em chăn trâu
Bóng mát dưới cầu
Quen nhau ...
Một cỗ trầu cau
Nên đôi chồng vợ
Túp lều tre nứa
Dựng cuối vườn làng
Hai mùa láu chín ngô vàng
Chày tre cối đất nhịp nhàng đã vui
Thế rồi
Mõ giục từng hồi
Giặc tràn mấy xứ
Lúa khoai màu mỡ
Ai không tiếc ruộng tiếc đồng
Đường quê thiên hạ tiễn chồng
Em đưa anh ra lính
Giặc vào anh đánh
Giặc tan anh về
Làm sao đuổi hết giặc đi
Để cho cối đất chày tre nhịp nhàng
Bao giờ
Giặc chết trên ngàn
Giặc tan ngoài bể
Nhớ lời em nhé
Và cánh đồng quê
Dù không may !
Anh cứ về
Ai chê người đuổi giặc
Ai ghét kẻ thương binh
Còn làng, còn nước, còn anh
Còn đồng ruộng cũ, còn tình lứa đôi
Em vui
Nước nhà độc lập
Đường quê tấp nập
Trai tráng về làng
Hai mùa lúa chín ngô vàng hơn xưa *
---
* Phạm Duy phổ nhạc, ca khúc này mang tên Tình nghèo
[nhạc: Phạm Duy / lời: Trần hồng Nam ].
2. THĂM QUÊ
Mải vui theo bước phong trần
Bao năm mới được một lần thăm quê
Lòng vui như gái đến thì
Chân vui nuốt chửng đường về khi nao
Làng tôi
Sông rộng núi cao
Lũy tre rì rào
Nắng vàng trải lụa
Ruộng đồng ngập lúa
Trai canh nhộn nhịp đường làng
Mùa mười lúa chín đã vàng
Áo quần vải mới rập ràng ngõ quê
Gặp nhau trên đường về
Bác Cu cười ha hả
Mùa mười được cả
Ruộng cạn ao sâu
Mấy khi mà chú về lâu
" Qua ăn xôi mới của đầu mùa nha "
Bác thợ rèn ngâm nga theo nhịp búa
Sức người cùng sức lúa
Tôi giũa với anh cày
Nguồn vui tràn ngập xóm làng
Câu hò câu ví nhịp nhàng cuối thôn
Nhưng
Ai biết được nguồn cơn
Qua mấy buổi chiều buồn
Mây trôi về lảng vảng
Khắp xóm làng lo lắng
" Năm xưa cũng có cầu vồng "
Dập dờn gió bão gió đông
Ba hôm
Nước ngập đường đê
Nước tràn ruộng lúa
Nước vào nhà cửa
Lợn gà xao xác cánh đồng
Lặng nhìn trời nước mênh mông
Cụ già than thở
Trời cho thấy, sao nỡ chẳng ăn
Lụt ra để cảnh hoang tàn
Cho em bé khóc cho lòng xác sơ
Lúa khoai chôn chặt dưới mồ phù sa
Mải vui theo bước phong trần
Bao năm mới được một lần về quê
Nghẹn ngào lúc bước chân đi
Bác Cu còn dặn nhớ về mùa chiêm
Lúa đồng rồi sẽ tốt thêm.
1952
TRÍCH BÁO ĐỚI MỚI
hồ hán sơn
(kỳ sau: phan lạc tuyên )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ