Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 15


               nhà văn tác phẩm cuộc đời  15
                                              tự-sự-kể : thế phong

                                                                 5 

    Và cùng chúng tôi vào thời kỳ ấy, còn có nhạc sĩ Phạm Duy, công cán ủy viên .  Và nữa,  tôi chẳng ngạc nhiên gì, sau,  một nhật báo khui chuyện cũ, mỗi ca sĩ muốn đi Tây đều được qua tay anh Tư Hiếu ( Ngô trọng Hiếu) để  học phép quảng giao Âu, Mỹ ra sao - tất nhiên đêm tối chỉ còn  một thầy, một trò. 

      Tôi nghĩ rằng, việc giới thiệu một số ca  sĩ cho bộ trưởng, không ai  môi giới tài hơn  người tài hoa  của vụ ' ăn chè  Khánh Hội '., tôi bật nhớ ca sĩ Mỹ Frank Sinatra xưa kia từng môi giới Marilyn Monroe cho J.F. Kennedy, tổng thống Mỹ vậy.  

     Như vậy, quả , anh Nguyễn đức Quỳnh rất biết dùng người đúng' việc & người'.  Và như vậy, anh bộ trưởng cũng rất biết dùng đúng chỗ' người & việc'.  

     Một buổi sáng, tôi trở lại để chờ đợi kết quả xin thôi việc +  lãnh lương; thì  bên văn phòng  đổng lý trao một chi phiếu 9000 Vnđ .    Đã vay 2500 Vnđ rồi, còn 6 tháng kia là số lương còn  lại  tổng số chi phiếu 9000 đồng.   Người ký chi phiếu là  bộ trưởng
 Ngô trọng Hiếu , tiền trả tại  Ngân khố Quốc gia. 

     Đây, một thủ đoạn nữa của tay chính trị gia  thích dùng ' đòn tâm lý chiến'.   Gặpông đổng lý , ông Phan văn Tạo cho biết, bộ trưởng rất tiếc, cấp trên không duyệt danh sách tuyển dụng nhân viên, trong đó có tôi (  tôi đã được ông phó đổng lý  phủ tổng thống  Đoàn Thêm cho biết trước, danh sách trình lên không  có  tên tôi ).  Ông đổng lý Tạo  đưa ra  giả thiết:
      '   nếu bộ trưởng đã được duyệt danh sách nhân viên 5000 đ / tháng, liệu tôi có trở lại nhận việc không ?  
       lắc đầu ,   trả lời :' ...giả thử mâu thuẫn giữa chuyện văn nghệ  dễ hòa giải hơn, nôm na anh em văn nghệ  chém nhau chỉ bằng dọng, không bằng  lưỡi, và mâu thuẫn chính trị trong văn nghệ, nên giã từ nhau là tốt nhất; như vậy đỡ làm khổ nhau ' 

     Hôm sau,  ra  ty Ngân khố  lĩnh tiền, bỏ vào túi , tôi ra quán Brodard uống  cà phê, suy tưởng lại  chặng đường đã qua.  

     Chiều hôm ấy,trở về nhà trọ thanh toán nợ nần,  báo tin cho  Cao Mỵ Nhân biết : 
' ...   mối tình chúng ta bắt đấu có vết rạn nứt rồi, em đâu có hay ...?'

       Và tồi hôm ấy,  tôi vào xóm điềm, tìm một cô bạn , hy vọng rằng những ngày đầu năm 1962 ít ra có một bạn gái ôm ấp, một cô gái  hoàn toàn xa lạ suốt đêm, để cùng chia sẻ món tiền ngài bộ trưởng trả .  Tôi còn trả đũa ,  không trả  món  nợ ở Câu lạc bộ bộ Công  dân vụ , khoảng 3000 đ.  Họ đòi tiên, tôi bảo :'... cầm giấy nợ này  lên văn phòng  bộ trưởng nhận tiền... '.

     Trong tủ quần áo tôi, lần ấy có món tiền nhỏ để dành, dầu chỉ để dành trọn một đêm. cái tủ  mua từ năm xưa  , dự định lập gia đình đó.  Bây giờ, tôi sắp phải ' ' lại cho  bà chủ nhà , bởi, đã 2 tháng chưa trả tiền  nhà.  Nó không còn là chiếc tủ  xưa dự tính để quần áo vợ chồng tôi  nữa.

   Sáng hôm sau,  tôi vẫn vùi đầu trong chăn kín mít, để  suy tưởng về đêm qua cùng người bạn gái xa lạ chung chăn, gối, quả sáng nay cảm thấy mệt mỏi thân xác.  Nhin chiếc chăn hôm nào, tính để  tân lang & giai nhân  chung đắp, nay, dùng đắp  cho 2 thân lõa lồ mà ' người vợ 1 đêm luyến mến dành cho tôi '.  Tôi bảo  nàng :' ... sớm mai này, em cứ  ra về,  khép cửa lại, đừng thức giấc tôi làm gì và nhớ , đừng cho hàng xóm  biết,  vì xóm đạo Tân sa châu  rất kỵ  ' chuyện này'.   

    Mùng 2 tết, cô  gái điếm tên Lộc đưa con gái nhỏ trở lại thăm chúc tết ;  tôi đi vắng- bà chủ nhà khen: '   đứa bé gái xinh đẹp như mẹ nó  , người đàn là ấy là bạn gái tôi sao ?'  Tiện dịp, tôi viết bài thơ ' Chuẩn bị '-   tặng cô bạn gái tên Lộc kia

    Tập thơ ' Cho thuê bản thân ' ra đời, ông Nguiễn *  trong tạp chí Tin sách  đã mang ra  nhận xét, mổ xẻ, kể ra ' người điên  có con mắt khá tinh đời ' .  Bởi,  tác giả tập thơ  chán chường, muốn  phỉ nhổ vào xã hội, qua từng chữ, từng câu, từng bài , cảnh đời trái ngược hắt lại tôi toàn những cái tát.  Ông Ngiuễn viết :
-----
*  Nguiễn Ngu Í ( tên thật : Nguyễn hữu Ngư ) .

    ' ... Trắng trợn sỗ sáng, tàn nhẫn , ta đều thấy đó đây trong thơ Thế Phong, nhưng, cái chân thành không bao giờ vắng mặt.  Âu đó, cũng là một điều đáng kể cho người tự cho mình là ' kẻ bị lưu đày' :

                               Tôi mang sự lưu đày tù ngục giam trong ngươi
                               Ra đường lộ mình là kẻ xa lạ mọi người
                               Khi bản án chung thân tự tay mình ký nhận
                               Khi chán chường không thể bộc lộ cho đời... 
                               
      Một nhân vật tự lưu đày của Jean-Paul Sartre ( ' Frantz' trong '  Les Séquestrés
 d' Altona ' , khi ngồi trong phòng kín, thường lên tiếng trần tình trước một bày cua.  Nhân vật đó tự dối mình, dối người, dối cả bày cua, là những sinh vật duy nhất chịu nghe những lời lảm nhảm.  Thế Phong cũng tự cho mình là kẻ tự lưu đày.  E sợ người  đồng thời không hiểu nổi mình, anh xoay lưng lại cuộc đời, ghi lấy thi thần để mà giãi  bầy những từ khước, những chối cãi , những mộng ảo.  Kể ra làm thi thần của kẻ tự lưu đày cũng là điều khổ hạnh lắm thay  ! '.*
             NGUIỄN NGU Í 

-----
*  tạp chí Tin sách ,  Saigon, tháng 10  / 1962 - chủ nhiệm : Nguyễn ngọc Linh )

    Tôi đọc bài này , đâu đó vào  cuối tháng 12  / 1962, nghĩa là sau 2 số báo.  Số sau,
Tin sách giới thiệu  thơ Minh Đức  * cũng in rô-nê-ô.  Lúc đó, tôi  cho rằng, sở dĩ  tác phẩm của tôi được điểm sách, bởi, Nguiễn Ngu Í muốn phê bình tập thơ Minh Đức mà thôi.  Vì, tôi , người đầu tiên, khởi xướng phong trào in rô-nê-ô trên đất nước này,  đó là ơn thiên triệu đấy thôi.  Cả xã hội  văn chương miền Nam lên án tôi lập dị, ngang bướng, kiêu sa, khinh bạc; có ai lên tiếng khen đâu, dầu  thơ tôi hay thật, dầu tôi có tài thực sự, qua những lời nhận xét  Nguiễn Ngu Í trên đây, sở  dĩ có - nhờ ở một ký giả văn nghệ xuất thần, từng nhiều lần mất trí, phải đưa đi điều trị tại  Dưỡng trí viện Biên Hòa.
------
*  sau này đổi  thành Minh Đức- Hoài Trinh ( Võ thị Hoài Trinh 1930 -   em gái nhà văn nữ Linh Bảo
 ( Võ thị Diệu Viên  1926-       ) . Lý do đổi bút hiệu, bởi ở Saigon khi ấy, một sĩ quan VNCH  viết  văn  cũng  ký Minh Đức.

    Thực ra, tôi lưu đày, chỉ mình tôi biết, mà người đời  ( bình thường) chưa thể biết, có biết, cũng chỉ về sau, khi việc xảy ra.  Anh Nguiễn  Ngu Í cũng đứng trong lớp người ấy khi anh  hết' điên' đã tỉnh trí lại.

    Khi tôi xin thôi việc ợ bộ Công dân vụ  ( có kẻ ác miệng gọi ' bộ Vu dân Cộng ' để nhận  thêm nhiều viện trợ  chú Sam ) , tất nhiên bộ trưởng Hiếu sẽ không để yên cho tôi sống khơi khơi .  Ông ta sẽ có nhiều cách trừng trị , mà tôi  từng  gọi họ  ' bọn chó đều , bất tin 'rỉ tai một cậu em làm văn nghệ,  còn  là  tay chân g bộ trưởng  : ' ... tôi  hèn, không
dám tự cầm dao giết mình, dầu bị tù hay chết là chóng đi vào lịch sử . Chính quyền họ dại gì cho tôi đi vào con đường đó. '.

      Từ đó, tôi ở nhà , ngoài việc tự nấu cơm lấy, viết sách, tiếp tục viết  cuốn
 ' Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh ' cuốn thứ 2 ' Jacques Perry * thế nào là phi lý ?' giới thiệu  cuốn tiểu thuyết ' L' Amour se Rien ' hay tuyệt !   Ngoài  2 bản thảo  trên, tôi tiếp tục dịch ' ba khuôn dáng Serge Essenine qua Victor Serge '  ** -    để tự trấn át sự chán chường bản thân định tự vẫn, như Essenine  trước cuộc đời  bạc đãi chó đểu kia ! 
-----
  *      Đại  Nam văn hiến xb năm 1962. 
 **   chương 4,  sách ' Le tournant d' obscur / Victor  Serge ' - Nxb Plon, Paris 1951. 

    Cảm ơn Victor Serge , cảm ơn những ngày ở thư viện  mải miết đọc, thường tự nhủ
'... nếu  Léon Trotsky không có Victor Sege ở bên cạnh nhà  lãnh tụ , rồi dịch hồi ký Ma vie của Trotsky,  thế giới chưa biết nhiều về lãnh tụ đệ tứ quốc tế.'  Cảm ơn Vicotor Serge  một lần nữa , qua tập  nhật ký Carnets !

       Và cảm ơn tòa Lượng* trưa trưa tới Thư viện quốc gia cung cấp tiền ăn trưa  ăn '  cơm  tay cầm ' ( bánh mì thịt ) , uống nước lã đọc sách .
-----
* Đào minh Lượng, tác giả tập thơ' Vô cùng" - Sùng chính viện xb, Saigon, 1960. Sau 1975, vượt biên sang định cư ở San Diego ( Hoa Kỳ ),  tác giả  tập truyện  THE CASE / LUONG MINH DAO  ( website  Thephong's poems  )
( Chú thích sau )  
                                                              (  kỳ sau tiếp )

       Thếphong

 ( Nhà văn tác phẩm cuộc đời   / Thế Phong  / Đại Ngã  tái bản, Saigon 1970 - tr.  189  - 194 )
                     

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ