nhà văn hậu chiến 1950 - 1956 - thế` phong - 8
nhà văn hậu chiến 1950 -1956 8
thếphong
Tiết 7
HUY SƠN
Tiểu sử.-
Tên thật Dương Quang Thuận. Sinh 1936 tại Hànội. Trên ghế nhà trường trung học tư thục Nguyễn Huệ ở Hànội , ông đã viết văn , bài đăng trên các báo Giác ngộ, Quê hương, Tia sáng ... bạn văn đồng lứa với Huyền Giang, Băng Sơn, Vân Long, Song Nhất Nữ, Hồ Nam ...
Năm 1955 vào Nam, ông viết cho cá báo Thời Đại, Việt Chính, Chiến hữu ( quân đội ) thư ký tào soạn nguyệt san Văn nghệ tập san ( chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục ), Phụng sự
( quân đội ), Lý tưởng ( tạp chí quân chủng Không quân )...
Tác phẩm .-
Trước mồ trinh nữ ( truyện dài, Chính ký, Hànội 1953), Anh đi ngày duyên thắm ( Nxb Hiến Nam, Hànội 1954 - ký tên chung với Hoàng Vinh ), Thương em lạc hướng đời ( truyện dài, Người bốn phương, Saigon 1955), Trường ca ( truyện dài, Saigon 1956 ) ...
Phân tích.-
Viết văn theo xu hướng roman rose. ( tiểu thuyết khuê phòng) , với mục đích câu khách nữ trung hưu; ở đây được xếp vào tiểu thuyết lãng mạn buông lỏng. Truyện
Trước mồ trinh nữ , loại hình truyện dài tài hoa son trẻ, tình tiết éo le, ly kỳ, gút mắc : thêm số sáo ngữ lãng mạn khi xây dựng cốt truyện, như 1 chuyện tình thấp câu khách kiểu bình dân . Nếu đem Trước mồ trinh nữ so với thời gian, thì nhân vật có thể lùi lại, 3, 4 chục năm, chẳng ai thấy khác ! tất nhiên khi so sánh vậy, không có nghĩa đem Trước mồ trinh nữ văn chương + nội dung với các tiểu thuyết tình cảm giá trị của thời tiền chiến.
Ba truyện tiếp theo Trước mồ trinh nữ cùng chung duộc ( Trường ca ) trừ cuốn sau có chuyển biến đôi chút khác hơn.
Huy Sơn chuyển hướng lối viết cách nhìn ở Trường ca như thế nào ? Khi bắt đầu viết, dự định cho một tựa đề Em ơi thuyền đã sang rồi , chỉ cần nhìn qua tựa đề sách: người đọc biết được tác giả muốn nói gì, kém nội dung, nghèo văn chương, so với truyện của nhà văn viết tiểu thuyết trường giang tiến chiến Lê Văn Trương, trong Ngựa đã thuần rồi mời Ngài lên yên .
Dẫu sao đi nữa,, đối với Huy Sơn, sự cố gắng làm mới nội dung văn phiong + nội dung trong Trường ca cũng là điều khích lệ đáng ghi nhận.
Khộng phải chỉ có nhiều đoạn văn tả tình, tâm lý ba xu, cũng có đoạn văn tâm tình lãng mạn đẹp, mượt mà, có hình tượng mới trong Trường ca. Nhưng tổng quát mà xét, từ bố cục truyện thì tùng lắp; sao chép nhiều hơn sáng tạo.
Hoài Thu, một thanh niên theo kháng chiến , sau bỏ về Thành . Rồi quen Khanh , yêu nhau. Chẳng biết lý do nào, Hoài Thu bị Pháp cầm tù, rồi chẳng hiểu sao được trả tự do? Hoài Thu thất nghiệp, lang thang thì tình cờ gặp lại Khanh. Bây giờ Khanh là vợ một luật sư. Mặc dầu vậy, Khanh vẫn cứ lãng mạn , bất chấp dư luận, dón Hoài Thu về nhà ở chung.
Năm 1954, hội nghị Genève dẫn tới sự chia 2 đất nước, Thu vào Nam . Gia đình tan tác, chồng Khanh là Hoàng bị bắn chết, Hoài Thu và Khanh lại tự dso số`ng chung như vợ chồng. Có một lần, Hoài Thu đi họp văn nghệ về khuya, về nhà không còn gặp Khanh, nàng đã bỏ nhà ra đi. Lá tâm thư để lại, cho biết Khanh trở ra Hànội lại ( khoảng đầu 1955, trở về Hànội còn được phép như trong hiệp ước Genève đã ký kết ) .
Huy Sơn chuyển lối viết cũ, bước sang một đề tài mới mẻ, như ông tự cho là
tiểu thuyết luận đề , qua Trường ca; nhưng không phải ở thể loại này ai cũng viết hay được ?
Victor Serge, André Malraux, đến Panait Istrati, không phải là nhà văn viết tiểu thuyết luận đề, mà trước đó chính cuộc đời nhà văn đã là một luận đề đã sống trải được tiểu-thuyết-hóa .
Một nhà văn bình thường không thể là tác giả của tác phẩm luận đề thuộc phạm vi tư tưởng; còn xây dựng tác phẩm có bối cảnh trên, đem vào đó với công thức chính trị lồng qua nhân vật nói ra ( không ý nghĩa, hành động, lối sống) -- hẳn chỉ đem lại sự rỗng tuếch nhàm chán được lạm dụng là tiểu thuyết luận đề. ( chưa bàn tới hay, dở ) .
Dưới đây trích đoạn tiểu thuyết luận đề của Huy Sơn trong Trường ca :
"... Bây giờ Thu chỉ mong có một chính phủ Quốc gia cương quyết về phương diện giao hiếu với Pháp, cương quyết cải thiện bộ máy chính quyền và gột sạch tệ đoan xã hội mới có thể hoạt động kết quả được ..."
Rất nhiều đoạn tương tự, đích thực không thể là văn chương; càng không thể là văn nghị luận chính trị; chỉ là chắp vá tả-pí-lù của cái gọi là văn chương luận đề tranh đấu mà thôi .
Kết thúc, truyện dài Trường ca, tác giả chưa cho nhân vật Khanh về Hànội để làm gì và tại sao lại trở về ? Về Hànội, có phải là cách giải quyết những tinh tiết ở trên mà tác giả đặt ra ? Có thể, tác giả chỉ đưa ra lối giải quyết cách tình cờ : cả tác giả + nhân vật chẳng hiểu sao phải kết thúc để giải quyết vậy ? Có thể, cho Khanh đi biệt tích để câu chuyện được kết thúc lâm ly chăng ?
Huy Sơn thường đưa nhân vật luật sư vào tác phẩm, không phải để phân tích, mô tả hình tượng sống, nếp suy tư -- mà chỉ để tác phẩm có trí thức hơn, làm cho truyện của ông được sáng giá hơn ? Nếu có, nhân vật luật sư rất trí thức ấy chỉ có danh xưng mà thôi.
Kết luận.-
Về tiểu thuyết luận đề của Huy Sơn, khá xác đáng, qua Hồ Nam phê bình Trường ca , vừa như khích lệ bạn văn, còn nói lên cách dựng truyện , xây dựng nhân vật lỏng lẻo, thất bại nhiều hơn thành công của Huy Sơn :
"... "Trường ca " đang dâng , thế hệ Trường ca đã dựng lên bao công trình vĩ đại đến nỗi tác giả không làm sao dựng được nữa. Do đó, nhân vật chính của Trường ca biến thành những người hùng. Không nên nói nữa, vì đến đây nhiều khía cạnh xấu phô bầy, mà là chiến hữu, tôi sợ vạch áo cho người xem lưng ..."
Qua truyện ngắn khác của Huy Sơn, vào thời kỳ chuyển biến khi viết truyện Đèn dầu * - một truyện ngắn hay, đặc sắc, tâm lý nhân vật ăn ý, có cảm xúc hình tượng mới, đủ làm xúc động người đọc. []
( Còn tiếp )
-----
* - tập san văn nghệ " Vào nguồn" , Saigon số 1/ 1957 - chủ trương biên tập : Thanh Thương Hoàng.
-hiện nay tác giả định cư ở Hoa Kỳ , bang Connecticut; viết báo mạng Newvietart.com ( France ) ký bút danh HUY SƠN -DƯƠNG THUẬN.
thếphong
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ