Thứ Năm, 20 tháng 12, 2012

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - thế phong - 3



                                     nhà văn hậu chiến 1950- 1956     3
                                                    thế phong  

                                                      Tiết 3
                                                     TRÚC SỸ

       Tác phẩm .-  

         Tên thật  Nguyển Đình Thái.  Sinh năm 1918 -  ?    )  .Tác giả truyện dài  Kẽm Trống  ( Thế Kỷ, Hanội 1952), kể lại chuyện rùng rợn thời  kỳ Kẽm Trống bị cướp bóc tàn khốc nhất.
 Ca  dao có câu:

                                Yêu anh em cũng muốn vô 
                                Sợ chuông Nhà Hổ sợ phá Tam Giang 

       Bùi Xuân Uyên  giới thiệu: 

       "...  Trái với phần lớn những người cầm bút phải dò dẫm mãi mới thấy đường đi của mình ,  Trúc Sĩ đặt một bước  đầu là nhằm ngay tới và đã như sỏ chân vào hia bảy dặm để tiến tới đài danh vọng .   Phải rồi, vượt qua Kẽm Trống, không có ai phu nhận tài năng của Trúc Sĩ  được nữa.  Không một ai là không thấy bằng lòng khi đọc Trúc Sĩ và trong giới văn nghệ, điều này thật là một diễm phúc ..." 

          Phân tích .

        Kẽm Trống, miền địa điểm giáp giới nam Bắc Việt, cực bắc Trung.   Mơi này hiểm trở, dân Vô Tu chỉ sống bằng nghề cướp bóc.   Một lần  thầy đồ Nghệ  ra  Bắc gặp cô gái Lim Hạ ( Bắc Ninh)  phải lòng, cưới cho bằng được, đưa nàng về quê quán ra mắt họ hàng.   Qua Kẽm Trống bị tên cướp khét tiếng Trương Vi  cướp  vợ và tiền bạc.   Cô đồ Nghệ đành phải lấy Trương Vi.   Nàng có sắc đẹp, từng làm thầy đồ Nghệ địên đảo.   Cô mang thai, sinh thiếu tháng, đứa bé vàng vọt, xanh xao  -- cuối cùng Trương Vi bóp  chết hài nhi.   Một đêm, Trương Vi lần vào buồng vợ, cọ đồ Nghệ giả điên khóc lóc.   Cô Đồ điên giả vờ  thét, gầm, trợn mắt nhìn Trương Vi, miệng sùi bọt mép , tay ôm bụng kêu đau.   Trương Vi không biết vợ bị bệnh gì, nàng đòi lập đàn chay, còn phải viết sớ, đủ tên những kẻ bị Trương Vi ám hại.   Có như vậy oan hồn mới siêu sinh tịnh độ, không còn luẩn quất ám ảnh.    Trương Vi  ngần ngại, và qua lời nói ngot ngào của vợ, chẳng hạn  :

        "...- chỉ có hai vợ chồng minh biết, chuyện này làm sao lọt tới tai ai ?"

        Chính tay vợ chồng  đốt sớ do Trương Vi viết ra, có gì phải sợ ?    Cũng vi  thương vợ con bị oan hồn ám ảnh, Trương Vi đành chiều theo.   Nhớ lại một tay Trương Vi đã giết 150 mạng, không quên bỏ sót một ai. 

       Một buổi, gần Tết, Trương Vi đem cặp gà về, bảo cho vợ biết, nay mai vợ chồng thợ bac bị bắt sẽ là vật tế thần.   Cô đồ Nghệ lên huyện báo cáo với tấm sớ Trương Vi giết 150 mạng người, và mai đây đến lượt vợ chồng anh thợ bạc. 
  
       Quan huyện sai lính bắt Trương Vi tại trận, khi tướng cướp đang trên đường đi tìm cô đồ Nghệ.   Tướng cướp bất ngờ bắt gặp vợ trong đám quân quan ấy.   Quan huyện ra lệnh bắt tất cả dân làng Vô Tu, chỉ trừ đàn bà, nhốt trong hang Kẽm Trống.    Từ đấy, dân yên ổn làm ăn, đổi tên làng Đoan Vỹ

      Phần 2, Trúc Sĩ bố cục khác thường, chính dân làng Đoan Vỹ lại bị cướp bóc.   Quan huyện sai đội trưởng vây bắt bọn cướp, gồm 13 tên  đều bị xử trảm.   Cuối cùng, chính đội trưởng lại ám sát chánh án , kết  thúc bằng cuộc xử tử đội trưởng vào năm 1946.

      Kẽm Trống của Trúc Sĩ , có phải  như Bùi Xuân Uyên tâng bốc quá lố: 

      "... bước đầu đã nhắm ngay tới và đã như sỏ chân vào hia bảy dặm để tiến tới  đài danh vọng ?   Phải rồi, vượt qua xong Kẽm Trống, không ai phủ nhận tài năng  của Trúc Sĩ được nữa ...? "   

      Bùi Xuân Uyên  tán tụng trong bài Tựa ở đầu sách   Nào phân tích, đánh giá  ở những dòng sau, xin dẫn bạn đọc theo dõi  truyện ngắn mang tựa  Giết chồng báo thù chồng của Nhất Linh & Khái Hưng ( trong  cuốn Anh phải sống . (  Đời Nay xb trước 1945- sau 1950, Nxb  Phượng Giang tái bản ở Sài Gòn ).

     Cốt truyện như sau: 
     Liệt, cô gái xinh xắn nhất của làng Nghi Hồng, vợ lẽ viên chánh tổng Liệt.   Ông Chánh bị ông Bá báo  thù, nên sai người đốt nhà, giết ông Chánh.   Không đủ tang chứng, quan huyện bó tay không thể đưa ra xử.    Nhờ lân la, Liệt giả vờ đi hái dâu, biết được chuyện ông Bá Mịch ở Làng Ngang là thủ phạm.  Liệt bèn tìm bà Hậu, thân thích của ba Mịch để dò la nguyên ủy.   Liệt giả vờ sang nhà mua dâu, nhiều lần mua, thành khách quen.   Thấy Liệt đẹp, ngoan lại hay làm, bà Hậu rất quí mến.   Một hôm, Liệt nhờ bà Hậu đua sang nhà Bá Mịch vay thóc.   Liệt trang điểm bằng cách dùng nhánh hoa hồng thoa nát bôi lên má hồng.   Vẻ tình  tứ của Liệt khiến ông Bá Mịch say mê điên cường, đòi cưới làm vợ.   Đêm hợp cẩn, ông Bá Mịch vào buồng, nang kêu đau bụng, nói nhảm nhí, đặt chuyện, như có   hai, ba hồn quanh đây chờ giết nàng.   Ông Bá Mịch gọi thầy gieo quẻ do Liệt yêu cầu.   Cô thầy cho biết nhà này bị ma ám, và cần lập đàn giải oan hồn lẩn quất.   Ông Bá Mịch phải  tự viết tên đã sát hại ai, trong đó có Chánh Cốc, rồi lập đàn chay giải oan hồn.   Liệt cho biết, muốn chính xác, cần phải làm sớ ghi tên oan hồn, thì giải oan mới ý nghĩa.   Tờ sớ ấy sẽ co chính tay Liệt  đốt, làm sao bí mật lộ ra ngoài.    Nghe bùi tai ông Bá viết tên, tuổi những kẻ bị sát hại rồi gấp lại, đưa cho vợ.   Liệt bỏ gồ sơ vào yếm thắm, lấy tờ giả đốt.   Sau đó, Liệt bỏ nhà đi, ông Bá  Mịch cho người đi tìm, chưa ai bắt gặp nàng ở đâu?   Bỗng một hôm, quân quan huyện  đem súng ống về làng bắt ông Bá Mịch.   Vào hầu, quan huyện hỏi, ông Bá Mịch chối hết mực, đến khi Liệt bước vào; ông  Bá không thể cãi, đành kêu lên :
     "  Nó giết tôi rồi ! "
Dân làng khen Liệt  có lòng với chồng cũ, trả thù, giải oan vong hồn Chánh Cốc.

      Vậy Kẽm Trống của Trúc Sĩ , chính là Giết chồng báo thù chồng, được viết lại hoàn thành trong một
 tuần lễ * 
-----
* Bùi Xuân Uyên trong bài Tựa, còn viết :
    "... Ngày  Kẽm Trống còn là một bản thảo nằm trong tay tôi, cũng đã không ngờ đâu Trúc Sĩ lại giỏi thế.   Bởi vì như tôi đã biết rõ, đó là một truyện viết một hơi trong vòng một tuần lễ ...". 
------- 
      Viêc đạo văn không là điều mơi mẻ.   Nhìn từ Đông qua Tây, lịch sử văn học các nước chép lại nhiều vụ đạo văn  -- gần hơn Bến nước Ngũ Bồ , Hoàng Công Khanh xuất bản sau Viễn khách của Hoa Thu là một thí dụ.

      Truyện Anh phải sống  Nhất Linh + Khái Hưng, được một đọc giả chép nguyên văn, ký tên Vô Danh, gửi dự thi văn chương Cần học, chủ nhiệm Ngũ Văn Bằng vào những năm 1948, 49 ở Nam Bộ.   Tòa soạn mới giám khảo tuyển chọn, sau, tác giả truyện ký tên Vô Danh, chiếm giải nhất-- và báo mời người trúng giải đến lãnh thưởng.    Tờ báo chờ đã lậu, nhưng chưa ai tới nhận-- bỗng nhiên báo Thế Giới của Dương Tử Giang đăng bài, cho biết: người được giải chính là Nhất Linh + Khái Hưng.   Và ban giám khảo mù văn chương, giống hệt con mắt mù viết  Tựa của Bùi Xuân Uyên vậy.

    Trờ lại Kẽm Trống,  Bùi Xuân Uyên vô tình rơi vào cạm bẫy.   Chủ nhiệm Ngũ Văn Bằng trở thành chủ nhiệm Bùi Xuân Uyên tạp chí Thế Kỷ  -- coi như  tòng phạm vụ  Trúc Sĩ đạo văn: thiên tài văn chương đi hia bẩy dặm.   

     Hãy cùng so sánh  nhiều đoạn văn trùng lắp của Trúc Sĩ qua Kẽm Trống ( xuất bản sau, khoảng 10 năm )  và Giết chồng báo thù chồng của Nhất Linh+ Khái Hưng ( xuất bản trước, cũng khỏang thời gian trên 10 năm ).

     Cô Liệt, cô gái xinh nhất làng Nghi Hồng, mở đầu cho truyện ngắn :
      " ... Liệt nức tiếng là xinh nhất làng Nghi Hồng .  Đôi khi quán sớm, chợ chiều, cái sắc đẹp tươi tắn, cái vẻ duyên mặn mà củqa nàng đã làm siêu lòng bao khách đi đường ..." ( Giết chồng báo thù chồng ) .

      Cô  đồ Nghệ Kẽm Trống, được Trúc Sĩ vẽ lại : 
      "... Mụ cúi xuống nhìn người con gái .  Cái lưng ong nhỏ nhắn uốn mình như cây liễu non trước gió phũ phàng.   Mớ tóc tả tơi phất phơ bồng bềnh như sóng mùa thu.   Mắt mụ bỗng nheo  lại ..." 

      Bá Mịch trở thành Trương Vi.   Và Trương Vi là hậu thân của Bá Mịch.   Hành động đêm hợp cẩn không được cùng Liệt chăn gối, ở trương Vi có khác hơn, sự xê dịch thời gian và vài tiểu tiết ( hơn một năm trời chung sống với cô đồ Nghệ) , Liệt dưa Bá Mịch vào tròng :

    "... Thế là Liệt  vài tháng sau đã nghiễm nhiên là vợ ông Bá.   Nhưng từ hôm cưới trở đi, hễ ông Bá vào buồng, nàng ôm bụng kêu  trời, kêu đất:  " - Ông ra ngay không  thời nó đâm chết tôi bây giờ, tôi đau lắm.   Thì có ba đứa nó theo sau hai ông, hai người đàn ông và một người đàn bà, nó đương cầm giáo sắp đâm tôi đấy, mau lên không thời chết cả bây giờ .. " Một hôm, Liệt đón ngõ, gọi một người thầy bói vào xem, có cả ông Bá ngồi đó.'- Nhà này hình như có oan hồn lẩn quất, phải lập đàn giải quyết không thì tai họa " ( hôm trước Liệt đã tiền dặn phải nói thế ).   Lúc thầy bói đi rồi, Liệt nhìn ông Bá dươm dướm  nước mắt nói : ".. Ông muốn cho tôi sinh nở với ông thời phải giải thoát cái oan hồn  ấy." " - Tôi quên mất bây giờ mới nghĩ ra .  Ừ thì lập đàn chay nhưng cúng ai mới được chứ , chuông trống long tong thế này còn nghĩa lý gì ?  " Rồi nàng ghé vào tai ông Bá, nói : "..-Việc không nên nói cho ai biết.   Vậy ông phải làm tờ sớ viết tên tuổi những oan hồn ấy ". 
      - Nhưng đừng cho người khác biết mới được ?
       - Chính vậy, ông viết xong đưa tôi, để tôi đem lên cho vào hòm sớ, rồi chính tay tôi đốt, việc này không thể để các nhà sư được, như lộ thì lôi  thôi ...".

       và trong Kẽm Trống của Trúc Sĩ :

       "... Trương lẩn vào giường vợ.  Anh lè nhè nắm lấy tay nàng.   Chị ghê tởm đẩy y ra, y chứng đôi mắt đỏ ngầu lẫn kinh ngạc.   Chi Trương kêu thét lân, chỉ tay ra phía tối om trong buồng.   Anh nhìn lại, có gì đâu ?   Nhưng hai tay chị cứ chắp lại lạy rối rít, miệng réo tên anh Đồ.   Căm giận anh quát to lên một tiếng như muốn trấn át và nhìn  chị , chị đã xùi bọt mép, ngã ra bên giường, hai tay ôm bụng quằn quại ... Một lúc lâu nàng tỉnh lại, nhìn anh buồn bã nặng nề kể lể : " - Nàng trông thấy anh Đỗ cùng hai người lái của ngày trước bước vào buồng trong lúc nàng cất tiền vào lạn.  Vợ y hổn hển:
    - Anh Trương  ạ! Anh có thương em thì phải lập đàn chay cúng vái cho em mới mong ăn đời ở kiếp với nhau được.   Cái thằng Đồ ghê gớm lắm, chinh nó giẩy em ngã lăn cho cái thai tuột ra đó.   Anh phải làm sớ mà trị nó đi.
     Trương đáp:
     - Lập đàn cúng thì được, nhưng ai cúng ?   Chẳng lẽ lại gọi thầy Mo đến để đọc vanh vách tên chúng nó lên để bỏ mẹ cả lũ à ?
     -Thế  thì để ma quỉ ám ảnh em mãi sao ?   Thế anh không muốn chúng ta sinh nở với nhau sao ?
     -Nhưng không được, lộ chuyện thì chết.   Ai dám viết sớ ?
     - Anh viết vậy,   Không cần nhờ ai cả.   Ta lập đàn chay kín đáo giữa sân này.   Anh viết hết tất cả tên những kẻ nào mà  anh đã thịt để  giải oan cho chúng.   Hồn chúng có tan đi, bấy giờ mình mới yên ổn được.
     - Trời ơi ! Ai có gan đâu mà kể tên lũ quỉ ấy ra, quan  trên mà bắt được thi chỉ có đầu rơi xuống đất.
     -Quan quân nào mà dám tới đây, ta viết xong xưng tôi đốt ngay.   Và chính mình cúng lấy mà !  Ai biết ?
       Trương  đau khổ quá.  Đành vậy phải để một ngày mà viết luôn lá sớ ấy.   Y đếm trong năm vừa rồi.  Vừa đung 150 mạng, nhất là về tháng chạp... "

       Liệt  báo  cáo quan bắt  Bá Mịch, cô đồ Nghệ cáo quan bắt  Trương Vi.   Cái khác không những bắt cá nhân Bá Mịch làm ác, còn bắt cả làng "

      "...Sáng hôm sau ,ông Bá không thấy Liệt đâu ?   Lão  Bá đã đến Phủ.   Quan hỏi còn một mực chối cãi, đương gân cổ cãi thì ở buồng bên cạnh Liệt lững thững bước ra.   Lão Bá giương mắt nhìn tờ giấy trên có mấy dòng chữ.  Lão Bá thấy rõ chữ mình mới viết đêm qua, không thể cãi vào đâu nữa kêu lên :
    -Trời ơi ! Nó giết tôi rồi  ..

      Kẽm Trống của Trúc Sĩ

     "... Trong  khi đó, Trương Vi tỉnh dây vào buổi ngọ.   Anh tính từng bước đi của cô Đồ.  Trời tới dần, sao bây giờ vẫn chưa về.   Anh hốt hoảng và hồ nghi .. ( ...) 
       Hiệu lệnh truyền xuống.   Bốn đội lính ( 96 người)  đủ võ khí nội nhật đến giờ tuất phải bao vây quanh kẽm. Y ( Trương Vi  ) chợt  nghĩ, trố mắt nhìn  đám quân quan, sau lưng một kỵ sĩ áo đen,  Kìa chẳng phải nó thì còn là ai nữa ?  Y vùng chạy lên tới chỗ cô đồ Nghệ, cô khanh khách cả cười .  Ông ( quan huyện ) cầm lấy lá sớ  của Trương Vi giao cho Nha đọc to lên trước miệng kẽm như gọi oan hồn ..."

     Kết luận.-

     Trúc Sĩ đạo văn, cả cốt truyện, mạch văn, chỉ thêm đọan văn tả sinh hoạt làng Đoan Vỹ thời kháng chiến.(1946)     Và nhận là thẩm phán ,  tham gia việc xử án, ông cho rằng truyện Kẽm Trống, nếu ai tìm ra trùng hợp, thì vẫn là thuật nhi bất tác.  

     Trúc Sĩ có một tác phẩm,  mà tác phẩm này lại  là đạo văn, nên không thể coi ông là nhà  văn  sáng tác được !

   thế phong 

( Nhà văn hậu chiến 1950- 1956, Đại Nam văn hiến xb , Saigon 1959). 

      
     

                                                   

       

                                             

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ