Thứ Tư, 9 tháng 1, 2013

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - thế phong - 6

 

                                       nhà văn hậu  chiến 1950 -1956         6
                                                             thế phong 

                                                  CHƯƠNG 3
                                         CÁC NHÀ VĂN ĐIỂN HÌNH

                  Tiết 1.-   Khái quát về các nhà văn điển hình
                  Tiết 2 .-  Hoàng Công Khanh
                  Tiết 3 .-  Sao Mai 
                  Tiết 4.-   Nguyễn Minh Lang
                  Tiết 5.-   Văn An 
                  Tiết 6.-   Thanh Hữu 
                  Tiết 7.-    Huy Sơn  

                                                     TIẾT 1.- 
                                   KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ VĂN ĐIỂN HÌNH

      Trong số các nhà văn, như Thanh Nam, Huy Quang, Nguyễn  Thiệu Giang ... với chọn lưa chủ quan,  chỉ nói đến Nguyễn Minh Lang , như  cách nói: một chef de file  ( trưởng nhóm)  làm điển hình.   Như vậy, cũng có ý kiến không đồng tình, trong số những nhà văn trên; tại sao không chọn Thanh Nam thay cho Nguyễn Minh Lang , chẳng hạn vậy.   Gọi là chủ quan, theo ý người viết, nếu là  chủ  quan thô thiển, có nghĩa Thanh Nam nổi trội hơn Nguyễn Minh Lang -- mà người viết tồi, không nhận ra được ?   Hoặc trong các nhà văn như ; Hiệp Nhân, Mai Anh, Nguyễn Ái Lữ, Kỳ Văn Nguyên ... chủ quan,  chọn  Huy Sơn làm điển hình, đánh giá  kỹ càng hơn,  đưa riêng vào một tiết.    Riêng Vũ Khắc Khoan , kịch- tác- gia, còn viết văn, sẽ đưa vào Phần thứ ba : miền Nam : 1954- 1956 . 

     Khi tập 3 Nhà văn hậu chiến 1950- 1956 ( trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam 1900- 1956) ra mắt  trong Loại sách Đại Nam văn hiến, mượn tên  Nxb Huyền Trân ( 1959) -- bản đầu tiên in ronéotypé  vào 1959  -- (  tập đầu trong bộ sách được in ra trước tiên, thì các tiết 2, 3, 4  /  Chương ba ) bị Nha Thông tin Nam Việt / Bộ Thông tin kiểm duyệt, bỏ trọn ba tiết, bàn về Hoàng Công Khanh, Sao Mai và Nguyễn Minh Lang.  *

      Đến 1973,  tập 4 tái bản in  trọn ba tiết về ba nhà văn điển hình ( bị bỏ ở lần xin phép xuất bản 1959) .   Thiếu sót này ngoài ý muốn của người viết, ý định viết lại, nhưng bất khả kháng.   Khi tôi viết bộ sách này, ở tuổi 27, sau 40 năm , không thể viết lại như lần đầu ( đã viết ).   Đành xin lỗi  để trống, và chỉ in bổ túc, khi tập Nhà văn hậu chiến  1954- 1956  tái bản  1973  tìm được.
  
     Tuy nhiên, trong tập 5: Tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam 1900-1956, chúng tôi đã đánh giá về các nhà văn này .    Bản mớI  nhất này, có sửa chữa đôi chút; nhưng nội dung chi tiết vẫn triệt để tôn trọng như ấn bản đầu xuất bản vào năm 1959.  **

------
 Hoàng Công khanh, Sao Mai, Nguyễn Minh Lang ở lại Hànội sau hiệp định Genève  20/7/1954, nên  Nha Thông tin Nam Phần  xóa bỏ.
**   Bản in ronéo Nhà văn hậu chiến 1954- 1956  lần thứ nhất  xuất bản ở Saigon vào tháng 11 năm 1959  --  lần 2 tái bản vào 1973  vẫn  in ronéotypé. 


                                                            Tiết 2.-
                                        HOÀNG CÔNG KHANH 
       Tiểu sử :
       Tên thật Đoàn Xuân Kiểu . Sinh 1923 -   2010)     .
       Tác phẩm xuất  bản :  Về Hồ ( công diễn vào 1945, 1946 do  Lê Văn- Vũ Bắc Tiến đạo diễn) , Bến Nước Ngũ Bồ ( kịch 5 màn, Sông Hồng Kịch Xã công diễn ở Hải Phòng 1953, Nxb Kuy Sơn Hànội in thành sách, 1952 ?) ,  Cung Phi Điểm  Bích , kịch, 3 cảnh, 1989) ... nhiều tiểu thuyết khác, như : Mẹ tôi sớm biệt một  chiều thu, Trại Tân Bồi ( truyện) , Chì một lần ( truyện,  Kuy Sơn Hànội xuất bản trước 1954) ,  Nhạn Lai Hồng ( truyện, Hànội 1992).  tác phẩm của ông xuất bản được 10 cuốn  (  tính đến 1956) .
    Khuynh hướng .-  (...)  -   Nha Thông tin Nam Phần/  Bộ Thông tin /  Saigo kiểm duyệt,  bỏ trọn  tiết.) 

     
                                                          Tiết 3.-
                                                        SAO MAI 

           Tiểu sử .- 

           Tên thật  Tần Khải Minh.  Sinh 15- 2- 1929-   2008  )       . Nguyên quán tỉnh Quảng Đông(Trung hoa) . Hoạt động văn nghệ  từ trong kháng chiến, biên tập các báo Nam Định
( kháng chiến), báo Thủ đô, công tác văn nghệ tại Liên Khu 3  ... về Thành vào khoảng năm 1950 định cư ở Hải Phòng.
         Tác phẩm:  Uất ( truyện, 1947 ), Nhìn xuống ( tiểu thuyết, Hànội 1953), Tìm Đất
( ký sự, 1966), Làng Cao ( tiểu thuyết , 1973), Sông Rừng ( tiểu thuyết, 1977) , Tiếng Gọi Rừng xa ( 1990), Mắt Chim Le ( tiểu thuyết , 1990) ...
        Sau 1954, ở lại Hànội, cho xuất bản ngay  năm 1955 cuốn ký sự Trại Pa- Gô- Đốt Hải Phòng, nội cung, chống cuộc di cư của đồng bào miền Bắc vào  Nam sau hiếp định Genève 20- 17- 1954 chia đôi Việtnam thành 2 nước
     Khuynh hướng . (...) Nha Thông tin Nam Phần / Bộ Thông tin / Saigon  kiểm duyệt, bỏ trọn tiết ).

                                                Tiết 3 .-
                                         NGUYỄN MINH LANG 

         Tiểu sử .-

         Tên thật Nguyễn Như Thiện.  Sinh 1928 tại Hànội.  Qua đời năm 2000 ở Hànội.
         Tác phẩm  :   Hoàng Tử Của Lòng Em ( tiểu thuyết, Hànội 1951), Trăng  đồng quê 
( tập truyện ngắn, Hànội 1951), Hoa dại ( tiểu thuyết, Hànội 1951), Gái Hànội ( tiểu thuyết, 1953 ), Cánh hoa trước gió ( tiểu thuyết, 2 tập , Hànội 1954), Ánh sáng của Hòa Bình ( tập truyện , Hànội 1955) .
         Khuynh hướng. (...) Nha Thông Tin Nam Phần / Bộ Thông tin / Saigon kiểm duyệt, bỏ trọn tiết). 

                                               Tiết 4.-
                                              VĂN AN 

      Tiểu sử.-

      Tên thật Nguyễn Văn An.  Sống ở Hải Phòng, công chức, trông coi thư viện.  Sinh năm 1931, bạn văn cùng thời với  Văn Thế Bảo, Vương  Đàm ...
      Tác phẩm.
      Cô gái Sông Thao ( tiểu thuyết, đăng  trọn trên tuần báo Cải Tạo, Hànội - chủ  nhiệm    Phạm Văn Thụ- vào năm 1951- 52)  Điệu đàn muôn thuở ( tập truyện ngắn , Nắng Mới xuất bản, Hải Phòng )... 
       Sau hiệp định Genève 1954, Văn An ở lại miền Bắc. 

       Phân tích tác phẩm chính.

       Giữa truyện ngắn, truyện dài, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Văn An viết hay, lên tay hơn.
   
       Điệu đàn muôn thuở gồm 5 truyện : Lỗi hẹn, Điệu Đàn muôn thuở, Làm Đĩ, Phũ Phàng, Bến Cũ, truyện ngắn đặc sắc là Phũ PhàngBến  Cũ .

      Tả đời nghệ sĩ  với cây đàn lang thang  khắp phố , ngõ cùng, với ngón đàn hay, cộng dĩ vãng đau thương -- nội dung cũ, hình tượng sống vẫn không có gì mới.   
       Điệu đàn muôn thuở được đưa lên làm tựa sách.

       Phũ Phàng, nội dung tách hẳn văn phong cũ , nói về thân phận hẩm hiu, sống trong xã hội kẻ ăn không hết, người lần không ra.   Nhân vật chính là Hoàng, dạy học tư tư thục.   Yến, vợ nhân vật, thêm cậu bé  Tân, chị của Tân là  Hằng.   Thường ngày, Hoàng đi dạy ở tiểu học tư thục, bữa nay là chót Tân phải nộp học phí.   Không tiền, tất nhiên bị đuổi học.   Hoàng gọi Tân lên, hỏi cho biết lý do.   Tân thành thật khai cha mẹ chết, sống với chị, chị đau ốm từ mấy tháng nay, không có tiền đóng học phí.   Mủi lòng, Hoàng không nỡ đốc thúc, nhưng nhớ tới lời dặn của hiệu trưởng, học trò không nộp học phí, phải đuổi học.   Hơn nữa, hoàn cảnh Hoàng   còn không thể bao bọc cho gia đình: vợ đau ốm, thiếu tiền thuốc thang, nên không có cách gì có thể bao che Tân.   Sau giờ tan học, Linh chưa muốn về nhà, lang thang qua phố, tình cờ gặp Linh, bạn của Hoàng.  Linh rủ Hoàng đến nhà chứa, cô gái làm tiền tiếp Hoàng, lại chính là Hằng, chị của Tân.   Thân hình tiều tụy, nàng lâm vào hoàn cảnh ngặt nghèo, Hoàng không nỡ ép Hằng làm tình -- Nhưng còn Linh, bạn Hoàng lại không vậy, lên tiếng mai mỉa.  

      Dưới đây trích đoạn văn tả Tân khất nợ học phí :
      "... Tân ấp úng:
       - Dạ ... con đã nói rồi.
      Qua cặp kính trắng, đôi mắt quắc lên :
       - Thế thầy mẹ anh định thế nào ?
       - Mặt cúi gầm xuống, trái tim thơ thổn thức :
       - Thưa thầy, bố mẹ con chết cả rồi.   Con ở với chị con.   Một tháng nay chị con ốm không đi làm được nên chưa có tiền trả thầy ..."

       Chị của Tân làm nghề điếm mạt hạng, để nuôi thân, còn em dại đi học; nhưng đau ốm vẫn phải lê thân xác hành nghề.   Tả đoạn này thật xúc động, Tân trả lời Linh, bạn của Hoàng cật vấn :
     "  ... Dạ thưa thầy chị con ốm .
      Mặt Linh xịu xuống:
      - Ốm nằm ở đâu ?   Hay bận khách khác, nói dối ?  
     - Thưa thầy ốm thật... Chị con vào nhà thương làm phúc nằm đến nửa tháng nay rồi.
     Hoàng không thể đang tâm hành hạ một em bé, qua lời cật vấn của Linh, và đây là lời của Hoàng nói với bạn mình :
    "... Anh tàn nhẫn lắm !  Có lẽ sung sướng nên không thông cảm được với sự đau khổ của người khác.  Như với một người con gái giang hồ hy sinh đời mình để gây hạnh phúc cho em, nay đau ốm, đã không được ai đoái hoài đến, phải vào ở nhà thương thí mà  anh còn nỡ mỉa mai họ thế ?

     Thầy dạy  tư như Hoàng, hoàn cảnh chua xót không kém gái giang hồ là bao !   Vợ Hoàng qua đời, cũng vì thiếu tiền mua thuốc.   Một phần, hiệu trưởng tư  thục không cho Hoàng vay tiền mua thuốc thang cho vợ.   Và tác giả lên án xã hội, thời được gọi là chính phủ Quốc gia cai trị .

     Bến Cũ, tả chàng  thanh niên qua đò sang sông, gặp cô lái xinh xắn,  xảy ra tình nở vội.   Khách lên đường, làm cô khách chở khách qua sông, nhưng chỉ nhớ một người.   Phút lơ đễnh, đò đắm, người cứu vớt cô là thầy phù thủy.   Để đền ơn cưu mang, cô chấp nhận làm vợ thầy.  Gã chồng này là tên chơi bời lêu lổng làm khổ đời cô lái.   Ba năm sau, khách, một chiến sĩ quen cô lái năm xưa, lại qua đò mà không  gặp nàng -- hỏi, mơi biết chuyện.   Như lời kể, cố lái yêu thầm khách qua sông , yêu mê mệt, chờ vẫn không thấy khách trở lại, nên cô hoá ra  điên dại, lơ đễnh để đò đắm , sau đó được thấy phù thủy cứu.    Khách cúi đầu, nhớ lại. 

     Giọng văn của Văn An  thật ngọt ngào, làm  mê đắm người đọc :
     "... Minh ngồi xích lại .
    -Thế thí dụ có một khách qua đây yêu Thơm , muốn hỏi Thơm làm vợ,Thơm nghĩ sao ?
     -Em không biết. 
     Nàng ngồi xa ra.   Tim đập mạnh.  Minh liều lĩnh nắm lấy tay nàng.   Toàn thân người thiếu nữ run bắn.   Nàng rut tay về.   Giữa lúc ấy bên kia sông văng vẳng tiếng gọi đò.   Được dịp cô gái vùng dậy chạy ra ngoài.
     -Chết, em phải ra chở đò.   Mà trời cũng ngớt mưa rồi ông ạ.   
     Minh bàng hoàng đứng lên đi theo.   Gió lạnh nhả vào người làm chàng tỉnh táo.   Minh hối hận nghĩ đến cử chỉ suồng sã của mình.   Mầu đen đã quang.   Bầu trời trở lại sáng sủa.   Mưa thưa thớt.   Chiếc xe đạp ướt đẫm đổ nghiêng bên liếp.   Minh bước ra dựng xe lại.   Chàng quay nhìn về phái bến.   Bóng cô lái nổi bật trên dòng sống trắng xóa.   Qua mấy phút lưỡng lự giơ mũ vẫy tay chào cô lái rồi dong xe lên đường.   Chàng đi vội vàng dẫm bừa lên cả những vũng nước.   Minh muốn đi chóng khuất cái quán, nơi chàng suýt gây ra tội lỗi trong lúc quá bồng bột ..."

    Văn An xây dựng  tâm lý nhân vật rất khéo, diễn tả tự nhiên, hợp tình, hợp lý.   Tử cử chỉ e thẹn, cô lái rất yêu, song ngập ngừng  : "... Mà trời cũng ngớt mưa rồi ông ạ ...",. Thât tuyệt vời !
      Ông nhận xét thật tỉ mỉ, nắm vững tâm lý nhân vật, thám hiểm nội tâm sâu sắc,  nói như André Gide, đó  là  aventurier intérieur

      Ngọn gió mát lùa qua mặt, đủ cảnh tỉnh giấc mộng dẫn tới hối hận, một tíc- tắc làm hại đời cô lái đò.   Nhìn ra, mây đen đã trôi đi, mưa ngớt hạt, bầu trời sáng.  Minh lên đường , không ngoái cổ lại nhìn, cô gái đang nổi bật trên dòng sông trắng xóa. 
  
      Sau đây là hình ảnh của ba năm sau, khách chiến sĩ trở lại, không còn tìm thấy cô lái năm xưa.   
      Văn An kết  cấu truyện thật sâu sắc, trong khi chiến sĩ bạn vui vẻ, chỉ một Minh âm  thầm :
     "... Khác với anh em .   Minh ngồi yên lặng, tư lự ngắm cây đa cổ thụ trên bến.   Con thuyền gỗ cột dưới gốc tre già cằn cỗi như nhắc nhở chàng, gợi cho Minh nhớ đến hình ảnh cũ.   Chiếc thuyền nan nhỏ bé với bóng dáng cô lái xinh xắn hiện ra trong óc chàng. Lòng rộn ràng những kỷ niệm êm đềm, chàng nhỏm dậy đến ngồi cạnh ông lái ..."

     Nhân vật Đại của Triều Đẩu  trong Ảnh và Hưởng chỉ khen cô lái cổ cao ba ngấn gánh nước, câu khen bâng quơ -- cô lái cảm động, về nhà,  chẻ ông tiền để dành để sắm sửa trưng diện, quyết định gánh nước hoài, gánh mãi, cho đến khi nào cạn cả Hồ Tây,  chỉ để nhìn  thấy chàng học sinh khen mình... thì đây , chỉ câu nói bâng quơ, một cái nắm tay liều lĩnh, khiến  cô lái đò điên dại làm uổng phí xuân xanh !  Sau này, nhân vật nam hối hận, cũng quá muộn !   
     Văn An cũng như Triều Đẩu, cảnh giác tình yêu không thể đùa, yêu chân thành  của hai cô lái chân thành dẫn tới thảm khốc ! 

     Văn An lại cho độc giả thưởng thức đoạn văn hay một cách mượt mà :
     '... Phải đấy .   Trước kia bến này  vẫn chỉ chở bằng thuyền nan.   Nhưng từ dạo cái Thơm làm đắm thuyền, rồi cả thầy phù thủy qua đấy, cho biết rõ, con thủy quái lạc về nhũng nhiễu.  Làng sợ xảy ra tai nạn đắm, nên phải sắm thuyền gỗ chắc chắn.
    Minh sửng sốt vội hỏi:
     - Cô Thơm làm đắm thuyền ?
     Ông lái chép miệng:
     - Chính nó làm đắm thuyền.  Con bé ấy có tiếng là ngoan ngoãn và đẹp nhất làng đấy ông ạ.   Không hiểu sao, sau cái hôm mưa to gió lớn, nó tự dưng sinh ra ngẩn ngơ như người mất hồn, chẳng chịu làm ăn  gì cả, cứ nằng nặc xin ra chở thuyền thay ông bác.   Chiều chiều, người ta thường bắt gặp nó đứng thẫn thờ nhìn về phiá xa  như ngóng đợi cái gì.   Mặt nó lúc nào cũng rầu rĩ.   Nhiều lúc nó ngồi ôm mặt khóc một mình.   Bố mẹ, anh em hỏi nó duyên cớ làm sao, nó nhất định không nói.   Rồi một đêm đang ngủ, nó vùng dậy lén ra đây, rồi con thuyền lật úp.   May có thầy phù thủy đi qua, nhảy xuống sông cứu được.   Ông ta bảo con quái vật ở sông này làm đấy.   Sau phải lập đền  khử trừ ma.   Bố mẹ nó mới ép nó lấy ông ta để đền ơn ..."

      Nào ai biết   được tình cô lái, nếu không là Minh và Thơm.   Tình yêu cô lái, chỉ Minh biết.   Tác giả dẫn câu chuyện ra làm ẩn dụ nhắc nhở : " Rượu ái tình ngọt mà chua, tuy chẳng dễ tránh nổi ?"  Tình yêu được diễn tả qua nhiều hình tượng khác nhau, ở đây Bến Cũ của Văn An là truyện ngắn đặc sắc hiếm thấy ! 

     Kết luận.- 

     Là nhà văn cùng thời vối Văn Thế Bảo, Vương Đàm , như trên đã nhắc, truyện ngắn Của Văn An qua Điệu đàn muôn thuở -- theo chủ quan nhận định của chúng tôi -- ông có một địa vị đứng vào hàng nhà văn hàng đầu .

      Dư luận phê bình tác phẩm hay trên, lại chỉ qua bài điểm sách công kênh tài năng, nên Văn An bị chìm vào lãng quên .   Xưa kia, nền văn học Nga ( thời Nga Hoàng ), Fédor  Dostoievski không được số nhà phê bình công tâm bàn tới, như Biélinsky chẳng hạn , chắc chắn tài năng bất tử Dostoievski chưa chắc gì được truyền tụng đến bây giờ !
                                 
                                                                  ( Còn tiếp ) 

 thế phong
     
     


                                          

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ