Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

đọc ' chiều chiều ' của tô hoài - bài : vũ sinh hiên .



Lời dẫn:

    -  có  những buổi sáng, dậy sớm, túi rủng rỉnh rỉnh xu hào,nhớ bạn bè,  tôi đến thăm anh chị Nguyễn Ngọc Lan  rủ đi ăn sáng.   Chúng tôi  đến một quán bán  điểm tâm  trong khuôn viên sân vận động  Thống nhất -cũng đến sơm như tôi - vợ chồng Nguyễn nhật Ánh đến,   và họ,  được chỉ ra nơi chúng tôi đang  uống cà phê . Và lần   đầu,  tôi gặp đủ  vợ lẫn chồng nhà văn viết truyện thiếu nhi Nguyễn Nhật Ánh.  Kẻ nào tới trước, trả  toàn phần , có chút khác kiểu  Mỷ, rủ nhau đi  trả theo lối Dutch treat ( chia  trả sòng phẳng). Nguyễn Ngọc Lan  dành đòi trả tiền, tôi lắc đầu .

      Và bữa ấy, anh đưa tôi 1 bài  điểm sách của Vũ Sinh Hiên ( một trong 2  đệ tử thân tín  (  Vũ Sinh Hiên +  Ngô Công  Hưng)   phê bình  tiểu- thuyết -tự- sự -hóa  Tô Hoài.   Cũng là một cách nhìn  , phê bình, viết sách, ý riêng tôi thôi,   nên qua lối nhìn đa dạng  nhiều người, thì mới được gọi là ' cánh đồng văn chương tự do' - nếu mà  rặt ' cúc vạn thọ ' thì chán bỏ mẹ ! 
       Bài điểm sách,  Vũ Sinh Hiên viết khá hay ,  độc đáo, chính xác.

     -  tác giả  Tô Hoài ( tên thật Nguyễn Sen , 1920 -     ) quê ở  ngoại thành  Hà Nội, khi ấy  làm thư ký, sớm vác ô đi, tối giương trên đầu về,  với số  lương  còm cõi.  Thế rồi,  tập viết  đoản thiên ( truyện ngắn),  gửi báo Hà Nội tân văn , do Vũ Ngọc Phan làm  chủ bút.   Nhờ  Vũ Ngọc Phan nhận ra  ngay tài năng một  văn sĩ có tương lai   -  vị chủ bút  này đăng bài đầu tiên, trả nhuận bút rất sộp , tới 5 đồng bạc Đông Dương . (  số tiền khá lớn) . Và  chàng văn sĩ Nguyễn Sen mặc quần  dài trắng, áo the đen, khăn đống  khởi đầu  '  lên đời văn sĩ '. 

      -Tô Hoài nổi tiếng  là một tay cự phách viết truyện thiếu nhi thời tiền chiến-    bản thân tôi, khi đọc chuyện ' Dế mèn phiêu lưu ký' mê mẩn tâm thần,  lâng lâng thấy cuộc đời thật đáng sống .( ý nghĩ  vào 1942, khi tôi  học  ở  trường Sơ cấp Đại Lịch , huyện Trấn Yên,  tỉnh Yên Bái, ba tôi làm hiệu trưởng )
.
      - tôi vốn không  mấy ưa  từ ngữ cây đại thụ  (  và tôi đã  gạt bỏ  nhiều  thủ đoạn   từng trải nghiệm từ  Tô Hoài, dám viết ra -  một đội phó  Cải Cách - biết cách  đấu tố , biết nịnh trên, không tha nạt dưới, lợi dụng thời cơ  dâm ô  cưỡng bức không ít, trục lợi  cũng nhiều / tất nhiên  hành vi tác giả được  thể hiện trong  nhân vật tiểu thuyết, mà văn chương tây, gọi là protagoniste ,  ngoài vòng cương tỏa pháp lưật kết án ! )

      -   không thể không  thừa nhận Tô Hoài  - ông ta -  đã là một văn sĩ  tài văn ngang ngửa + thiên phú  + kiến thức tự học + vốn sống đời - tạo thành một Tô Hoài, tác gia  điển hình   trong văn chương Việt thế kỷ XX . ( Nhà văn tiền chiến 1930- 1945/ Thế Phong/ Saigon 1974).
  
       - và sau cùng ,  tôi vẫn không quên , có một buổi tối --  ngày  27- 2- 2007 -  ( tôi, Ý Nhi, Hoàng Vũ Đông Sơn) đến viếng Nguyễn Ngọc Lan ( 1930 - 2007) -- gặp  người dẫn khách đi vòng quanh quan tài mở nắp lần cuối nhìn mặt Nguyễn Ngọc Lan -  đó  là linh mục Chân Tín,  thì nay  là cố linh mục -  kể từ 1- 12- 2012 ,  thọ 92 tuổi. 

         -cố linh mục Chân Tín ( 1920- 2012 ) còn là  cha đỡ đầu,  người rửa tội, rẩy nước thánh lên đầu văn sĩ Nguyễn Thụỵ Long  ( 1938- 2009), khi anh ta  xếp hàng dưới chân đức Chúa  Ki- Tô  tại Nhà thờ  Dòng chúa Cứu thế  năm nào !  

     ĐƯỜNG BÁ BỔN
    Saigon,  Dec, 4, 2012


         NHÂN ĐỌC ' CHIỀU CHIỀU ' CỦA TÔ HOÀI

                                                                                        VŨ SINH HIÊN 

                                              Chiều chiều mở quyển' Chiều chiều'
                                              Nghĩ về dạo ấy... chín chiều buồn nôn


      Không màu mè riêu cua, ông Tô Hoài xốc thẳng vào hồi ký, khá dày, 562 trang, khổ A 5.  Ở đầu sách, ông ví von xa xôi coi mình ( và có lẽ cả môt số bạn bè dạo ấy) như người quân tử , bằng cách trưng dẫn câu ca dao cổ:

                             Chiều chiều  lại nhớ chiều chiều
                             nhớ người quân tử khăn điều vắt vai

     Sách cũng không chia thành chương, đoạn; chỉ chia ra 5 phần, đánh số  La Mã bâng quơ.   Có thể hiểu đại khái số I ( tr. 7-115), tác giả kể chuyện những ngày đi thực tế ở  Thái Bình, số II ( tr. 116-197) , những công tác ở thành phố , số III ( tr. 198- 346) , viết về những công việc linh tinh mà tác giả phải giải quyết trong cương vị Tổ trưởng dân phố, số IV ( tr. 347- 514) , viết về những chuyến đi công tác đó đây  trên thế giới của nhà văn Tô Hoài  - và   phần V ( tr. 515- 562)  viết về chuyến  trở lại thăm  thôn Đông ở Thái Bình, nơi ông đã thực tế trước đây. 
  
      Cáxh viết làm cho người đọc hậu sinh, như tôi,  ( tôi ra đời sau ông Tô Hoài 20 năm ) , lại không sống ở miền Bắc  dạo ấy, phải khó khăn định vị thời gian của sự kiện mà tác giả đang kể, bởi vì, đối với Tô Hoài, thì :

     " .. chỗ nào cũng mở chồng lên những chuyện cũ, chuyện mới ( tr. 232)". 

      Người đọc phải lấy những cột mốc thời gian lớn mà nhắm : thời Nhân Văn, thời Cải Cách,  Kháng chiến chống Pháp, Kháng chiến chống Mỹ, sau 1975. 
  
      Đến cuồi sách ( và ngay từ trang 369), ông cho biết,  nhiều trang đã được viết ở Đà Lạt năm 1997.   Sách được nhà xuất bản  Hội Nhà văn phát hành , nộp lưu chiếu vào quý II. 1999.

    Việc ông Tô Hoài có phải là người quân tử lững thững ' khăn điều vắt vai '  suốt dọc dài lịch sử của dân tộc hay không , càng đọc càng không thấy phải. 
   
      Đọc ' Chiều chiều ', chỉ 1 điều duy nhất làm tôi thích thú, là những đoạn tác giả tả cảnh đồng quê ngoài bắc: bụi tre,   đống rơm, bờ ao, cánh đồng ... làm tôi nhớ lại quê nhà, những năm tháng tấm bé.  Ngòi bút của Tô Hoài và các nhà văn miền Bắc vẫn sắc bén, về điểm này.  
        Còn thì ... tốt hơn cả, chúng ta theo chân ông Tô Hoài từng bước, từng trang.

                                 1.-   Ông Tô Hoài đi làm cách mạng.

     Ở miền Bắc vào những cuối năm thập niên 50, sau vụ Nhân Văn giai phẩm, các văn nghệ sĩ đều [ phải] đi thực tế nông thôn , tức là ' xuống địa phương tham gia lao động cho thấy được làng xóm sau cải cách ruộng đất và sửa sai đường lên hợp tác xã rầm rầm ... đi cho mở mắt ra '  ( tr. 8) . 

   Về nông thôn , đối với ông Tô Hoài, chẳng phải là việc lạ lẫm và ông có thừa mánh khóe để tránh những nhọc nhằn của nhà nông.   Bởi ông, đã từng là đội phó cải cách ruộng đất, kỷ niệm mà :
        ' ... Đến bây giờ  vẫn như còn mê ngủ, chưa hết ngạc nhiên, ngơ ngẩn về đợt công tác dài hạn.     Quê tôi, làng nghề thủ công, dệt lĩnh, dệt lụa, làm giấy.   Tôi không biết ước lượng được một miếng, một sào, một mẫu rộng hẹp thế nào.    Thoạt nhin cây ngô cũng như cây mía, cây lau.    Thế mà tôi đã dạy cho nông dân kể khổ, đấu địa chủ, rồi thống kê sào, mẫu, rồi cắm thẻ chia ruộng, thắc mắc gì cũng giải đáp được tuốt, anh đội phải quán triệt mà, cứ linh binh, bật tất cả lên ...'  ( tr. 35).

      Ở cái xòm nghèo  rách mùng tơi mà ông đội phó cải cách Tô Hoài về công tác, tìm đỏ con mắt, mà không  ra địa chủ, phú nông, trong khi :

     ' Quy theo tỷ lệ khẩu cứ bổ 5 % địa cho mỗi xã mà cũng không moi  được ra đủ ' ( tr. 47).
     Nhưng ông Tô Hoài  đã vận dụng cái láu cá của một người cầm bút từ Hànội về :
     ' Tôi tính toàn ra được một địa chủ ..' ( tr. 51).

      và cái ông địa chủ ấy, trong buổi họp đấu tố :
    '... ông ấy đứng phắt lên, chạy thẳng ra đâm đầu xuống cống Bắc... ' (tr. 52 ).

     Dạo ấy, do bùa phép của những đội cải cách, như ông  Tô Hoài, nhiều người đã ' bị lên địa'  oan uổng , làng xóm đâm ra hận thù nhau, cay đắng nhau :
    ' Từ hồi xảy ra những nhố nhăng, cây chuối mọc ngược, gà mái đạp gà trống, con cái vạch mặt bố mẹ, vợ tố chồng, nhiều người vẫn đăm chiêu ,âm thầm ...' (  tr. 48).

    Còn ông Tô Hoài, thì :
     ' ... những chuyện đấu tố chỉ chợt nhớ đến đã thấy sượng mặt ...' ( tr. 108). 

     Ông Tô Hoàiđã thấy sượng mặt ' , nhà nước cũng đã thấy sai. (...) thì phải sửa sai.   Ông Tô Hoài lại tham gia vài công việc sửa sai này.   Rồi hôm nay là đi thực tế, ở chung một đội với các ông Hoàng Trung ThôngPhùng Quán . Bắt tay vào việc đào một cái hố ủ phân mà cũng không xong, được ông  nông dân Ngải chỉ bảo, các nhà văn phải đầu hàng :
     ' Được rồi, cháu sáng mắt ra rồu cụ ạ ... Trí thức tiểu tư sản không bằng cục cứt thật .   Cụ ra ví dụ như thế, để cháu làm tiếp ' ( tr. 61).

       Rồi ngày ngày, nhà thơ Phùng Quán đi gắp phân về ủ vào cái hố ấy :
     ' Hai thanh tre của ( Phùng )  Quán mở ra gắp lên sọt tuốt cả phân trâu, phân người ' .
( tr. 70).
      Phùng Quán  thì rất tích cực, nhưng ông Tô Hoài có thừa mưu trí để tránh né những côngviệc đào hố, gắp phân này :

     ' Anh đội chủ chòm một xóm, ngại ra đồng, thì mở túi lấy sổ vờ nghiên cứu, đói thì  bảo cô Đàng, con ông  rể trưởng xóm ra chợ mua bánh ngô kẹo bột về ăn, có người đến thì đứng dậy cầm cái chổi đưa mấy nhát quét nhà.   Ăn vụng, kể cả ăn vụng người và làm che mắt thế gian, anh đội tôi nào biết trện đầu có ai  trên đầu ' ( tr. 9).

       Những kinh nghiệm quý báu của thời cải cách.   Ấy vậy, mà nông dân kính nể anh đội hết mình.   Ông Tô Hoài kể lại, việc anh đội cải cách Tô Hoài đã được một bần nông cung phụng ra sao, khi nhà anh  được chọn làm  rể của đội cải cách.   Vào một buổi tối,  anh bần nông đem về một bọc lá chuồi;
     '   cái gì thế ?
     -  cái dái trâu.
     Rồi anh cho biết:
    ' Các xóm ngả trâu nhiều lắm, giết hết.   Sợ bị lên địa chủ mà.   Tôi bảo cho tôi cái này về thết anh được ngay.   Ấy nhờ oai anh mà tối nay nhà tôi mới được ngửi hơi thịt trâu ' ( tr. 37). 

     Đêm ấy, anh đội Tô Hoài bị Tào Tháo đuổi gần chết .
      Trở về   chuyện đi thực tế của nhà văn Tô Hoài  và các bạn ông, tác giả phân loại những người trong Hội Nhà văn của ông  cần phải đi thực tế, mỗi người cũng có tính toán và thu xếp riêng :

     ' Những người bị kỷ luật của Hội về vấn đề Nhân Văn hay là có hơi hướng , với đám này, thì coi như nhất loạt thẳng cánh đi.   Những người trong kiểm điểm có tư tưởng khuynh hữu như tôi phải đi cọ xát thực tế cho thấy được cái đúng ở đâu .   Các người lãnh đạo thì chẳng ai nghi các anh ấy phải đi ' ( tr. 10).

     Cũng phải kể đến loại người ngang tàng, phải kiềng mặt ra :
    ' Trên có nhắc tôi rủ ông Phan Khôi , nhưng bố tôi cũng chẳng dám, dần cái phố Thuốc Bắc mời ông ấy đi thực tế ' ( tr. 11),' về cái ngang ngạnh đốp chát của Phan Khôi thì chúa thằn lằn, tôi đã nếm mùi ( tr. 39) .
   hoặc rất lịch sự, văn vẻ như Nguyễn Sáng
    '  ... vẽ là lao động rồi .   Tớ bận vẽ.   ( tr. 12).

    Có lẽ cũng phải kể thêm  loại văn nghệ sĩ khẩn khoản : '  Ghi tên tôi vào danh sách đi thực tế, có cải tạo mới nên con người, đi đ6au cũng được '. ( tr. 27). 

     Ở Hội Nhà văn, ông Tô Hoài luôn luôn được ngồi hiếu trên, chính ông đã khai rõ cái lý lịch này :   
   ' Chẳng mấy khi trong cơ quan , từ Hội văn nghệ đến Hội Nhà văn, trong 25 năm công tác, tôi không  được bầu vào chi ủy, Đảng ủy, làm bí thư, qua từng thời kỳ, cái tên tôi và Hoàng Trung Thông, Vũ Tú Nam, quanh đi quẩn lại đâu ở những chức danh trên.   Tôi đã [ được] kết nạp Đảng  và đã làm kỷ luật và kỷ luật đưa ra khỏi Đảng, cả chức Đảng viên -  nhưng chẳng qua cũng chỉ là chân chi ủy cơ sở, chuyên làm đầu sai tẻ nhạt.   Tôi chưa thấy Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi, Chế Lan Viên, Xuân Diệu làm chi ủy bao giờ ' ( tr. 201).

      Ấy vậy, mà lúc đi thực tế, nhà văn Tô Hoài lại cảm thấy bé nhỏ, ngù ngờ đến thế:
     ' Mặc dầu   tôi đã đi làm cải cách ruộng đất và công tác sửa sai mà khi trở về xảy ra việc
Nhân văn, cái nghĩ và làm của tôi  vẫn chất chưởng, tôi cũng không cắt nghĩa được.    Sự tự ti nặng nề bấy giờ đã làm tiệu tan cả suy nghĩ và nghị lực, lắm điều đã biết, đã nghiên cứu hẳn hoi, thế mà nghe nói lại, đọc lại; cứ thấy  như mới, như chưa tỏ tường bao giờ.   Tự nguyện hay không, tôi thấy tôi phải đi, mới giải quyết được bế tắc cho mình' .  ( tr. 31).

      Thế đấy, ở tuổi gần 40,   tứ thập nhi bất hoặc,   mà nhà văn Tô Hoài vẫn còn ' chất chưởng' , ngổn ngang , thì kể cũng tội nghiệp thật, và cái quyền lực đã đưa ông và các bạn ông đến chỗ tự ti quả là ghê gớm!

      Chính vì vậy mà khi về thực tế ở nông thôn, sống trong cùng một tổ, một xóm - mà họ vẫn phải giữ kẽ với nhau :
      '... chúng tôi  như có ý tránh những cái đã qua.   Kể cũng tế nhị, cùng một tổ, nhưng mỗi người một nhẽ.   Có anh chỉ dính với tập san Giai Phẩm, có tên ở cái quảng cáo   trên bìa 4 của nhà xuất bản Minh Đức.   Có anh  không viết một chữ sai trái, nhưng bởi đôi ba câu nói ngang ...' ( tr. 56).

      Giữ kẽ  mấy cũng có lúc bỗ bã với nhau, Hoàng Trung Thông vốn nát rượu, một hôm :
     ' ... chân la đà , Phùng Quán giơ tay;' Anh để em đỡ'.( Hoàng Trung ) Thông quắc mắt;' tao vừa công bố mày với ông ( Tô ) Hoài một nhóm, tao có say đâu ?' -  ' Anh cứ vịn vai cho chắc'. ( Hoàng Trung) Thông  quát:' Ông mà phải để cho Nhân Văn dắt à ?' ( tr. 59 ).

      Thế còn lao động cái gì trong thời gian thực tế này :
     ' ... chúng tôi thì cứ nghĩ  ra mà làm, hay đôi khi làm đỡ bà con tổ sản xuất.    Không thì đi chơi, nằm đọc sách, đào giun cho vịt ăn.   Cũng chẳng khi nào trò chuyện sáng tác, tối tác ra sao ?... ' ( tr. 56).

    Cái kiểu lao động lè phè của ông Tô Hoài  và các bạn văn của ông không qua khỏi mắt dân làng.   Họ đã đưa các ông ra làm trò cười, như đã có lần, trong một buổi họp xã viên, trong một :
      '... gian nhà hũ nút  tối lem nhem như trong chuồng trâu ... một anh dáng chừng thông tin xã nói to:- các bác văn nghệ ra cho một bài báo nào .- Phải đấy !  Ai đi hò lơ ... Bí thư Sự hét:- đây là các bác nhà văn, nhà báo, không phải văn công.- Thì cũng là văn báo, văn công cả !  Một người ngồi đàng gíp tường, bỗng lên một câu hò lơ lẩy Kiều.- Nhà báo à ? báo cô báo cậu!
     Đội Trời đạp đất ở đời
     Ai đi hò lơ
     Họ Từ tên Hải vốn người ăn không
    Hò lơ hò lơ hò lơ ...'

     Nguyên  hai câu thơ trong Truyện Kiều :

                                     Đội Trời đạp đất ở đời
                                     Họ Từ tên Hải vốn người Việt Đông
                                            ( tr. 65)

    Cái hố phân  ủ của ông Tô Hoài và các bạn văn về làng thực tế đã trương lên, ông nông dân Ngải hỏi bao giờ tổ trưởng Hoàng Trung Thông đến thu :

       ' Chẳng thu đâu ông ạ .- Thế thì các anh ủ phân làm gì ?- Học tập lao động ấy mà .- Rõ buồn cười ! ( tr. 93).

        Ông Tô Hoài đâm ra thẹn thùng với chính mình ;
       ' trong đời, có mấy lúc ủ hố phân xanh để mà chơi mà cũng lo, cũng không làm nổi.   Thế thì tôi còn biết làm gì, tôi là ai, tôi là thằng thế nào ... trước mắt tôi chỉ là ông Ngải thôi mà đã cảm thấy ngượng ngùng ..' ( tr. 76- 77).

    Ông Tô Hoài  cảm thấy ngượng ngùng, nhưng trong thâm tâm, ông thừa biết :
     ' tôi vừa nắng thằng tôi là ai, tôi là ai thì tôi biết quá đi chứ..' ( tr. 79). 

      Ông biết rõ mà ông cũng nhìn thấy rõ cuộc sống của người dân quê, họ ăn :     ' ... thường thì cơm khan , chỉ chan nước mưa, nước vối,mít bữa nấu canh ...' ( tr. 77).

       Còn họ  làm, thì :     ' ... khi chưa vào Hợp tác, mẹ tôi thổi cơm từ canh hai ... bố tôi ..,. ra ruộng còn tối đất ..' ( tr. 73). 

                                      II.-   ông Tô Hoài đi học Mác- Lê

       Hình như mãi đến năm 1961, ông Tô Hoài đã ngoài 40 tuổi, mới đi tham dự một khoá về Mác-xít- Lêninnít.  Ở lớp học của ông:
     '... Về tuổi tác, thì tuổi ai phần nhiều cũng đã cứng.  Có những người trong ngoài 70... người được đi   trau dồi kiến thức, chuẩn bị lên cấp.   Người đến trường vài ba tháng, lại phải về, vì công tác khẩn ở chiến trường B, ở nước ngoài.   Có người  lão quá, đi học là một ưu  đãi tinh thấn, rồi về  hưu.   Nhiều nơi cơ quan hục hặc nhau, làm neo đẩy đi học, tạm hòa hoãn.   Có cán bộ chẳng sắp việc nào cho êm, thì hãy gửi đi học cái đã.   Bao nhiêu đoạn trường, mỗi người đến đây một tâm sự, mỗi nỗi làm sao mà tò mò cho thấu ..' ( tr. 130) 

      Trong số học viên:
     '... Có một chi ở cấp ủy địa phương lên học, chị ghi không kịp thầy giảng, phải mượn sổ tôi để chép.  Chị đã trả ơn, biếu tôi chai dấm làm bằng chuối chín và chị dậy tôi cách làm dấm chuồi.   Có người bảo tôi, ngày trước, chị bán rau ở chợ tỉnh, thạo rau, cỏ, mắm, muối.   Chị mặc áo vét ka ki, đeo túi tài liệu, nào ai đoán được ai ?..'  ( tr. 127- 28)
.
     Tuy nhiên, trong giới văn nghệ sĩ của ông Tô Hoài, cũng có những ông ' kễnh'  đứng ngoài vòng cương tỏa của cái vụ học tập này, chẳng hạn, như :

     ' ... như Nguyễn Tuân không thấy giấy gọi đi   học bao giờ,  mà không biết được mời, thì ông có  đi không, chẳng thể đoán  được ...' ( tr. 116).

      Ở Sài Gòn sau 1975, các trí thức như tôi cũng đều được học về lý thuyết Mác-xít Lênininít.   Hồi đó, chúng tôi được xếp vào loại chẳng ra gì, bởi  trong dân gian có lưu truyền một bài tục ngữ :

                                    Nhất trụ, nhì tù, tam khu, tứ  kết 
                                    Sau hết là  Bắc Kỳ
                                    Chẳng ra gì là tại chỗ

     Đó là  những bậc thang giá trị để sắp xếp  vào những công việc của các cơ quan lúc bấy giờ.   Trụ là những cán bộ bám trụ trong vùng kiểm soát của chính quyền Sài Gòn.   là những cán bộ bị giam giữ  tại các trại giam của chính quyền Sài Gòn cũ.   Khu là ỏ trong chiến khu.  Kết là  những người gốc miền Nam tập kết ra Bắc.  Bắc Kỳ là những cán bộ gốc  Bắc vào giải phóng miền Nam.   Được xếp vào loại chẳng ra gì, ấy vậy, mà khi nhìn vào chương trình học của lớp Mác-Lê, mà ông Tô Hoài đã học 1961 ấy ( tr. 124)- tôi thấy cũng chẳng khác gì chương trình mà chúng tôi đã học suốt 18 tháng, mỗi tuần 5 ngày.  

    Tôi vẫn còn nhớ như in cái bài thu hoạch cuối  khóa của tôi gồm 3 phần.   Ở phần triết học, tôi khẳng định, tôi vẫn tin vào Thượng đế, loài người sẽ cư xử với nhau như lang  sói [ được] ư ?!  Về kinh tế, tôi khẳng định, phải công nhận  lợi nhuận và luật cung cầu , những động lực thúc đẩy cho kinh tế phát triển.    Không thể có chủ nghĩa bình quân và chẳng ai muốn làm anh hùng nữa.   Trong phần lịch sử, tôi cho rằng những gì đã được học,  đều mang tính cách anh hùng ca ( épopée), tránh né những lỗi lấm trong lịch sử  , không tôn trọng sự thật của những sự kiện đã xảy ra.   Hồi đó, chúng tôi học nghiêm túc, bởi không có việc gì để làm, và cũng háo hức muốn biết những điều mới lạ.

      Thế còn trong cái lớp của ông Tô Hoài 1961, khi ông Tô Hoài vào lớp, đã nghe ;
     '... Các anh kể  : khóa trước có  1 thầy Nga già dạy kinh tế cụ thể, vừa lên bục, hội trường đã dọa :- ' Tôi ghét những người ngồi nghe mà nhổ râu.   Ai nhổ rây thì hoặc là người ấy hoặc là tôi  ra khỏi đây ngay '.   Thấy lớp tôi không nói như thế .  Nhưng tôi sợ, nhỡ sờ lên cằm, lại rụt tay lại ..' ( tr. 126).

       Thế còn nội dung học và hành thì sao :
     ' Thầy triết Xéptôlin kháo trước giảng chức năng mỹ học là tiêu chuẩn hàng đầu của văn nghệ, rồi mới đến chức năng giáo dục v. v. ... Đến thầy dạy tôi , thì lại bảo chức năng giáo dục mới là số một.   Nguyễn văn Bổng  tha cái chức năng  mỹ học vào Khu Giải phóng trong chiến trường B , thế là bị tai nạn.  Tôi thì chức năng giáo dục, chính quy quá, nhưng tôi cũng chẳng phát huy được hơn một câu giảng.   Khó lắm, tưởng là đến nghe giảng về kinh tế - cụ thể- rồi về nhà máy liên hệ, kiểm tra sẽ vỡ ra, nhưng cùng ù ù, cạc cạc, như vịt nghe sấm ' ( tr. 126).

       Thành thử ra :
     '... những cái được của tôi  cũng vẫn chỉ là chắp vá, khâu rúm, khâu đụp... Tôi vẫn chỉ là tôi, vậy thôi ." ( tr. 127).

       Ông Tô Hoài bảo ông vẫn là ông, nhưng bài thu hoạch của ông trơn tru lắm.   Ông xác nhận đây là lần đầu tiên , ông nghiên cứu lý luận hiện đại ( từ tháng 10 / 1961 đến tháng 7/ 1963) , ông đã :
      ' lĩnh hội  được  một cách có hệ thống.. thấy sâu sắc hơn... thấy được ... thấy được... hiểu được hơn ...' (tr. 182 - 83) .

      Thật chẳng hiểu ra làm sao cả !

                                                                   ( Còn tiếp 1  kỳ )

       vũ sinh hiên

(  tạp chí Tin  Nhà  / Paris - số 42, Février 2000 ).

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ