Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

viết về tô thùy yên + nguyễn đức sơn ...

tác giả, tác phẩm / trần tuấn kiệt -
saigon, việtnam, 1973 .

                                                                  tô thùy yên :
                                                 ' canh bạc nhỏ thì thắng, còn lớn thì thua ' 
                                                  nguyễn đức sơn
                                                 ' có khe, suối vọng, có trời đất hỏi ...
'
                                                   bài viết:  sa giang- trần tuấn kiệt



                 tô thùy yên, nguyễn trung,  mai chửng * 


       Phải thành thật mà nói, trong số bạn bè như Mai Chửng, Nguyễn Trung, Tô Thùy  Yên - một người điêu  khắc. một người làm thơ; thì Nguyễn Trung có lẽ là 1 tay nhậu cừ hơn cả.

      Thỉnh thoảng, Tô Thùy Yên lái xe đưa anh em đi nhậu, nầy một cái cánh nó đi ... kìa, cái đầu nó đi, nọ, cái gan, mề nó đi ... Mặt đỏ, miệng cười, ăn nói, không có dáng dấp văn nghệ lớn, văn nghệ bé gì cả.

      Nguyễn Trung có lần  gõ mõ cho đức Phật, anh dịch loại [ sách ] gì đó của đạo Phật, do DAISETZ TEITARO SUZUKI, khoảng 10 năm sau, thì An Tiêm xuất bản , bản dịch Trúc Thiên, [ tựa] sách là
  Cốt tủy của đạo Phật.

       Mai Chửng  thì buồn [ về ] nghề điêu khắc, vì không có phương tiện để đục núi [ làm] tượng, nên sau này quay ra nuôi [ chim ] cút chơi. 

        Nghe nói, Tô Thùy Yên, cũng trúng một mối [ chim ] cút lớn, mà sau này có tiền làm xuất bản ( ?) . Điều này phải hỏi lại.

       Đời là 1  canh bạc - tôi nhớ, [ đã ] đọc 1 truyện nào đó của Tô Thùy Yên đăng đã lâu.   Canh bạc nhỏ thì thắng ở đây, ớ đó, rồi gom lần để thua sạch, vì một canh bạc lớn.

     Tuy nhiên, điệu đánh bạc của Dostoievski ấy, không phải  là nghề tay phải của anh đâu ?
     Anh  [ ] nghề lắm , ở 1 canh bạc lớn lao , mà lịch sử thời gian, không gian bị bỏ lại.   Thời gian , không gian cũng không tương đối; nhưng cũng chẳng bất di, bất dịch  , cũng chẳng dịch, chẳng hư ; không chẳng là vĩnh thể, chẳng là cái mô hình gì đó cả.   Cái sân khấu bi hài kịch, cái viễn tượng mịt mù trong Tô Thùy Yên , anh phất tay áo  xua tan tro bụi của ngày mai.   Than ôi ! thứ nghệ thuật trang trí của xã hội ngày mai, ắt là không dễ khiến cho người [ làm] văn hóa này hy vọng, tin tưởng dấn thân đến, phi thân lùi. 

      Hãy nhìn từ Chợ Cũ ( nay  là đường Hàm Nghi, quận 1 ) , tới Chợ lớn mới.  Trong Chợ lớn cũ có  hàng vịt quay thơm ngát, mùi hương bay thấu 9 tầng trời, bay thấu 18 tầng địa ngục.

      18 tầng địa ngục thì có 10 cửa, rặt bọn du côn, du đãng, trộm cắp, bất nhân, bất hiếu.   Địa ngục của đạo Phật lập ra, để nhốt môn đệ cụ Khổng.   Còn Thiên  đàng đạo Khổng lập ra, để bắt môn đệ đạo Lão nấu thuốc tiên , hái nhân sâm  [ nấu ] rượu [ đãi ] tiệc bàn đào gì đó .   Nghĩa là môn đệ Lão Đam thì làm bồi cho các Thần  thánh của Khổng Khâu .

     Tụi này  không khoái mấy chỗ đó, khoái Chợ Cũ, khoái Tản Đà hơn !  Nên ngoài giờ làm việc, hay lấy rượu ở mấy chỗ đó làm vui, đó cũng là những mảnh đất Hứa giữa cõi đời này vậy, chứ chẳng mong ngóng cái đất Hứa, cái quê chung ở đâu trên Trời, dưới Đất xa xôi.

      Với Tô Thùy Yên, có lẽ anh không cảm thấy có vùng đất Hứa ở đâu cả, bây giờ và mai sau .


                                                nguyễn đức sơn 

   Đôi khi người ta biết   cúi mình xuống với mọi người  một chút, để cho lễ nghĩa nâng mình lên.   Những thứ đó, người ta gọi là hạng  Nho hương nguyện, hạng nhà Nho vườn tược, nho thù tạc. 
 
   Nhưng trong thế giới thời chiến, vây phủ bôn bề, trên, dưới- đ6i khi hình ảnh những con người giống như hình ảnh' con nai bị chiều đánh lưới không biết đi đâu ngồi sầu bóng tối ', như câu thơ xưa.

     Nguyễn Đức Sơn không sầu bóng tối, mặc dầu quá thông cảm với cái hư vô.   Ông là một người, biết một vài điều thông cảm với mọi người.   Tôi còn nhớ mãi câu nói của Sơn :

      " Mầy cần sống nên mầy phải hạ mình viết nhiều thứ, tao hiểu ".

      Câu nói lúc đi ngang qua đường Phan Đình Phùng  ( nay Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 ) , hai đứa chúng ta gặp nhau, và từng hiểu nhau .

       Nhưng, 1 thời gian qua.  ta đã nhận thấy tinh thần ta mỗi lúc một sa sút, còn Sơn- anh trở thành một vùng sương bóng kỳ bí giữa đất trời.

      Chung quanh Nguyễn Đức Sơn toàn mây, núi, anh ca hát với Thánh thần  trên đỉnh núi vọng về đời mà đôi khi ta lắng nghe được.   Ta giật mình, tỉnh ngộ, như đứa trẻ đạt Thiền, hốt nhiên cười ré lên, rồi khóc.

       Nói đến Thiền, ta xem như các việc lặt vặt của tư duy - Nguyển Đức Sơn e ngồi co gối trên mái nhà, nhìn trăng mà cười khào !

    Nhưng quanh vùng sương bóng của Nguyễn Đức Sơn, còn có khe , suối vọng, có Trời Đất hỏi ?   Có rừng núi kêu gọi.  và anh giải đáp.   Rằng nọ, rằng kia, vốn  là có, là không; chớ nên lao xao gơn thiệt, luận bàn ! 
 
      Viết đến đây, ta cũng xin ngưng.,
      Chẳng muốn bàn thêm gì nữa !   Càng  ghi nhiều càng viết bậy về thơ .  
      Ta nói chơi cho có chuyện nơi trang giấy này đôi chút vậy !  []

----
* tựa nhỏ của biên tập.


          trần tuấn kiệt

----------  
( TÁC GIẢ / TÁC PHẨM / TRẦN TUẤN KIỆT
   saigon, việtnam, 1973-  tr. 73 -  77 )
    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ