Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

mối tình bất tử : dương thiệu tước và minh trang ...

   mối tình bất tử :
          dương thiệu tước và minh trang
                                              bài viết   : nhạc sĩ lê hoàng long


            (... ) Khi quen Dương Thiệu Tước, M.T rất trọng tài và mến nết, yêu dáng văn nhân  nho nhã, nhưng vẫn phảng phất nét hào hoa nghệ sĩ của chàng nhạc sĩ Bắc Hà. Từ bước mến nộ đếu tiên ấy đến tình yêu chỉ còn  là gang tấc.

           Hai người dìu nhau vào cuộc tình thật  là thơ mộng.   Có những chiều cặp tình nhân nghệ sĩ này sánh vai nhau, chậm rãi từng bước, theo dọc dòng Hương Giang , nước chảy lững lờ, làn gió nhẹ thổi làm tà áo M.T  phất phơ nay, làm cho mái tóc bồng bềnh của Dương Thiệu Tước tung lên, hạ xuống như những đợt sóng nhẹ, cùng nhau thủ thỉ tâm tình.   Những buổi mưa rơi trên xứ Huế, 2 người vẫn gặp nhau, rồi ngồi trong quán nước gần bến Vân Lâu, vai tựa, mái kề , sưởi ấm lòng nhau, bốn mắt cũng chỉ nhìn màm  mưa giăng giăng, khiến cảnh vật càng lúc càng tiêu  điều, buồn bã.

            Có những đêm trăng vàng tỏa sáng xuống dòng Hương, Dương Thiệu Tước cùng M.T mới 1 số bạn văn nghệ, thuê thuyền neo giữa dòng sông để ca hát, ngâm thơ.   Với những đêm thơ mộng này, Dương Thiệu Tước đã thả hồn trong tiếng đàn  Hạ uy cầm ( guitare hawaienne)  lả lướt, trôi nổi với làn sóng gợn của dòng Hương.   M. T cũng cất tiếng ca hát lên, những điệu hò buồn lắng, làm mọi người nín thở, để tận hưởng âm thanh, cung bậc của quâ hương, qua giọng ca thật chải chuốt, đậm nét trữ tình.

           Những ngày chủ nhật, M.T và Dương Thiệu Tước dành hoàn toàn cho những cuộc  đi thăm lăng tẩm.   Theo Dương Thiệu Tước,  đây là những giờ phút thả hồn tự do phơi phới với thiên nhiên và tâm hồn hoài cổ !   Dương Thiệu Tước là con người   chịu một nền giao dục gia đình khoa bảng, nho phong  - nên ông rất mến, trọng, rất hoài cổ.   Có lần, người nói chuyện về Huế, Dương Thiệu tước, M.T và tôi cùng gặp nhau 1 ý : mến và thích lăng Tự Đức hơn là lăng Khải Định.   Lăng tự Đức là 1 công trình kiến trúc hoàn toàn cổ kính, xứng đáng là di tích  lịch sử, còn  lăng  Khải Định mang nặng phong cách châu Âu, đúng là kiến trúc lai căng !

           Càng ngày, với M.T và Dương Thiệu Tước duyên càng thắm, tình càng nồng.   Hai tâm hồn trí thức lại nghệ sĩ, dìu nhau vào cuộc tình thật thần tiên vá lý tưởng.   Có điều đáng nói ở đây, Dương Thiệu Tước không yêu M.T vì sắc ( như xưa kia  các cụ ra thường nói: ' gái tham tài, trai tham sắc ')  Về ngọai hình, M.T không đẹp, để dễ hớp hồn người khác, mà DTTước yêu MT là yêu tâm hồn và cái duyên dáng.   Yêu như thế, tình yêu mới lâu bền, chứ nếu yêu sắc ( háo sắc)  thi bông hoa nào, dù cxo hương sắc vẹn toàn, thì  sớm nở, tôi tàn, người đàn bà cũng vậy !  Chỉ có tâm hồn, tính nết mới sống mãi.

            Thời gian dừng chân ỏ Huế, được tình nồng ấp ủ,  DTTước  sưu tầm và ký âm được rất nhiều điệu dân ca miền Trung.   DTTước đã có được  1 cái  vốn về dân ca miền thùy dương rất phong phú.   Chính vì thế, mà khi viết nhạc, ông viết được thật đúng, thật đầy đủ, để bất cứ ai đàn đúng bài, là nghe rõ điệu hát có âm hưởng dân tộc, không phải như Ph. D.  viết nhạc dân ca, khi đàn, hát lên, phải thêm láy, thêm lượn , mới nghe đúng âm hưởng  nhạc cổ truyền của dân tộc.( Thí dụ, bài Ru con chẳng hạn ).  

              Những điệu hò  mái nhất, hò mái nhì, hò mái đẩy, hò giã gạo, nam bình, nam ai ... đều được
MT hát rất hay, rất đúng- vì  DTTước ký âm rất chính xác, đầy đủ.   Tình yêu nở rộ trong vườn nghệ thuật thật  tuyệt diệu !   Chính thời gian này, DTTước đã có một vài sáng tác trữ tình, âm hưởng dân tộc có giá trị - trong đó, có bài Tiếng Xưa là hay nhất , mở đầu cho những sáng tác sau này.   Suốt bao nhiêu năm qua, bước vào điạ hạt sáng tác, DTTước chưa có lấy được 1 bài nhạc nào hay, để mọi người mến mộ !   Đến thời này, không ai dám phủ nhận, rằng, cuộc tình thơ mộng nghệ sĩ, tâm đầu, ý hợp với MT mà DTTước mới có được Tiếng Xưa ,bài nhậc nổi tiếng.    Bóng dáng MT đã ngự trị tâm hồn DTTước, để từ đó, ông có nhạc hứng chân thành  - và nếu không vậy, thì tác phẩm  làm sao có hồn đi vào lòng người, để ngườì đời mến chuộng ?

              Qua  1 thời gian sống trong nguồn   ân, bể ái , mộng hồng ấp ũ - MT + DTTước chính thức tuyên hôn thành vợ, thành chồng.   bạn bè, gia đình đều  tán thành, đồng tâm giúp đỡ, để hôn lễ sớm được cử hành.

              Sau   ngày đó, MT+ DTTước quyết định rời bỏ cố đô, vào  Saigon sinh sống.   Trong thời gian chuẩn bị vô Nam, người ta vẫn thấy MT+ DTTước hàng ngày, hàng đêm, tay trong tay, vai sát vai, dìu nhau đi dưới ánh trăng vàng dịu hiền tỏa sáng xuống dòng sông Hương Giang êm đềm, thơ mộng.  Vẫn có những buổi chiều tắt nắng, thâm tâm chay tịnh, đón nhận tiếng chuông thu không chùa Thiên Mụ, vẫn có buổi trưa bên nhau, tai cùng lắng nghe giọng hát ru con buồn rượi trong thôn Vĩ dạ đìu hiu ... làm cho cuộc sống vợ chồng vẫn thơ mộng như buổi ban đầu.   Cảnh sống nghệ sĩ lý tưởng ấy thật dễ gì mấy ai có được !
                  ( ...)
             Với cuộc sống vợ chồng cùng nhin chúng hướng trong 1 căn nhà  bao trùm bầu không khí thuận hòa  niềm hạnh phúc tràn đầy, nhin tương lai sáng sủa - DTTước lại càng hăng say sáng tác được những ca khúc có giá trị, được mọi ngừơi yêu thích , như :  Ngọc Lan, Bóng chiều xưa, Thiếu niên xuân khúc, Chiều  ...( phổ thơ Hồ Dzếnh )  ... thật ngược hẳn  câu nói 1 nhà hiền triết phương tây :".. khi nào người nghệ sĩ có được 1 cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ - thì -  cuộc sống sáng tác của họ coi như chấm dứt .   "

            Phải chăng đây là một biệt lệ, riêng với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước,  có MT bên cạnh, hạnh phúc viên mãn -   thì  sáng tác  DTTước  lại  càng tuyệt vời !  []
            (.... )

     lê hòang long

nguồn: CHUYỆN TÌNH CÁC NHẠC SĨ TIỀN CHIẾN /  LÊ HOÀNG LONG -
             Nxb văn hoá  - thông tin  -    Hànội,  1996  ) 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ