sinh hoạt văn nghệ từ 1954- 73 - trần tuấn kiệt .
tac giả tác phẩm / trần tuấn kiệt-
saigon việtnam , 1973.
sinh hoạt văn nghệ miền nam từ 1954- 73
sa giang - trần tuấn kiệt
CÔNG HẦU KHANH TƯỚNG TRONG THIÊN HẠ
RÓT LẠI CHƯA ĐẦY MẮT MỸ NHÂN
PHẠM THÁI
nét đẹp vời vợi người nữ qua ngọc dũng : cô khuê gió bắc (1)
Quán cà phê Gió Bấc ở đường Phan Đình Phùng ( nay Nguyễn Đình Chiểu ) , kể như là một cái quán đặc biệt cuả người Bắc hà di cư vào Nam, nơi các văn nghệ sĩ thủ đô bấy giờ, hay đi lại, để cùng thưởng thức từng giọt cà phê, có hương vị ngọt ngào ,thơm ngát- và cũng để đôi khi trầm tâm hồn trong sóng tóc mỹ nhân . Có người bảo cô chủ , đẹp với nhan sắc ' trầm ngư lạc nhạn' , hơn cả gái Liêu trai.*
Cô lặng thinh và lạnh lùng với hầu hết văn nhân, thi sĩ thời bấy giờ, nhất là các nhả văn nghệ sĩ miền Bắc di cư trong và trước thời đại nhà Ngô chí sĩ cầm quyền.
Hồi ấy, người ta gặp rất nhiều khuôn mặt văn nghệ sĩ, có người mặt dài như tài tử mặt ngựa ở Âu châu ** , có người phục phịch như Đổng Trác của thời Tam quốc, có tay hảo hán, ăn nói dọc ngang trời bể như Từ Hải trong Truyện Kiều, cũng có tay rụt rè, trầm tư như các tội nhân tử hình đã bỏ ? Dường như thế, và nếu như thế, kể ra , nền công pháp Việtnam tiến bộ hơn các nơi trên thế giới nhiều. Đó là một sự thật của công lý nước nhà đáng tán dương. ( tội tử hình đã bị lên án trong nhiều tác phẩm cao cả của các văn hào lừng danh thế giới - nhất là đại văn hào A. Camus ).
------
* họa sĩ Ngọc Dũng ( hý họa vẽ trên báo Chinh Luận ký TUÝT - là 1 trong 3 đệ tử trong họa thất Nguyễn Tiến Chung ở Hànội trước 1954: Duy Thanh ( Nguyễn Khánh Thành ), Lê Khánh Hòa, Ngọc Dũng ( Nguyễn) . Lúc này, Dũng thuê 1 căn gác nhỏ trên đường Lý Thái Tổ ( gần đường Nguyễn Thiện Thuật ) rất mê sắc đẹp Liêu trai , cô Khuê, con gái chủ quán Gió Bấc, tầm thước, gầy, ria mép, giống quân binh Lương Sơn Bạc). Dũng thường xuyên có mặt trong số đông tài tử nam xếp hàng mê Cô Khuê , mái tóc dài gần chấm đất, khuôn mặt trái soan, mắt nhân hậu hơn Điêu Thuyền, pha phin cà phê đậm, sanh, thơm lựng rất ngon , Dũng rủ tôi đến cùng, anh ta lấy bút chì hí hoáy phác họa cô ta , hàng trăm nét khác nhau. Thời gian khá lâu, Dũng cắm sào, neo bến- hình như cô Khuê như có cảm tình hơn so với khách trai trẻ khác. Còn đậm đà tới đâu, chỉ cô và 1 kẻ tự biết. Sau này, quán dọn về con đường gần chợ Thái Bình , khách ít hơn, và lúc này Dũng đã lấy vợ . Sau 1975, cô Khuê mở 1 quán cà phê trên đường Lý Tự Trọng ( Gia Long cũ ) , nghe đâu chồng , sĩ quan cấp tá VNCH đi học tập. Tôi trở lại uống cá phê đôi lần, hỏi chuyện, cô từ chối không nhận là Khuê, kể cả tôi, khách quen biết cùng với họa sĩ Dũng ngày xưa. Khoảng ngoài năm 1980, quán đóng cửa, và cô chủ Khuê bặt tăm.
Ngọc Dũng sinh 1932 di tản sang Huê Kỳ ngay chính biến 1975, và qua đời ỡ Mỹ.
( bây giờ, tôi còn giữ làm kỷ niệm chiếc dấu đồng tròn, bề ngang 7cm, 5 - logo Đại Nam Văn hiến xuất bản cục - Ngọc Dũng vẻ 2 khuôn mặt thanh niên, thiếu nữ nhìn về 1 hướng ( in ở trang 2 sách xuất bản của ĐNV, từ 1959 - 1975 ).
** Mai Thảo .
( TP )
-----
Sau, quán cà phê Gió Bấc, nghe nói bị ' dời đi nơi khác', người đẹp như một hình bóng liêu trai, tóc mây buông phủ cũng âm thầm đi vào cuộc đời náo hoạt, mà quên lần trong tâm não khách văn thơ.
Những nhà văn, tác phẩm văn học nghệ thuật lúc bấy giờ có 1 năng lực đấu tranh, chống đối, phản kháng vô cùng mãnh liệt với CS chủ nghĩa . Họ được huy động triệt để.
Những bậc đàn anh như : Nguyễn Đức Quỳnh, Vũ Khắc Khoan, Nghiêm Xuân Hồng, Mặc Đỗ ( nhóm Quan điểm ) Nguyễn Mạnh Côn, Uyên Thao, Thế Phong, Hồ Nam, Vị Ý và nhất là nhóm ' Văn Hóa Ngày Nay' , từng có kinh nghiệm về CS Hànội, và tất cả , hầu hết những nhà văn miền Bắc di cư vào Nam tự nhiên khua động lên những tiếng chuông cảnh gíác về CS. Lúc đó 1 số nhà văn miền Nam đã từng đi kháng chiến chống Pháp, từng chịu tù dày. Những người như Tam Ích, như Thiếu Sơn thì bi chính quyền nhà Ngô hăm dọa, bắt bớ, đánh đập. Một số đi Côn Đảo, như Trần Văn Ân , Hồ Hữu Tường , sau này đến Nhất Linh, Trương Bảo Sơn , các đồng chi Việt Nam Quốc dân Đảng... Các ông Phan Khắc Sửu, Trần Văn Hương ... Vũ Hồng Khanh , những nhà chính trị cũng bị lao tù dưới thời nhà Ngô. mặc dầu, họ lúc đó, chẳng phải là CS, mà là những người muốn đất nước được tự do, tiến bộ và bình đẳng đôi chút.
tiểu thuyết bình dân đắt khách ở saigon 1954 :
ngọc sơn, bà tùng long, phú đức ...
Về mặt chính trị, thuận tiện cho việc kiến quốc xiết bao, nhưng chính quyền thời nhà Ngô biết sử dụng văn nghệ sĩ vào công tác chính trị; nhưng chẳng được sự mến mộ của người dân, vì các văn nghệ sĩ miền Bắc vào Nam chưa gây được sự tin tưởng hay có nền tảng, gốc gác sâu rễ trong miền Nam - các tác phẩm đó thiếu hụt không khí, thiếu nếp suy diễn và đời sống Nam bộ, nên ít được đón nhận, mặc dầu lúc đó, những loại văn chương của Ngọc Sơn, bà Tùng Long, Phú Đức và các truyện Tàu như Tam quốc chí, như Thủy Hử vẫn đắt khách.
Các loại sách Học làm người của Hoàng Xuân Việt bán chạy như tôm tươi, các loại Rèn nhân cách, tập cho thanh niên tinh thần ham thích hoạt động xã hội của Nguyễn Hiến Lê, các loại sách việt văn của Nguyễn Duy Diễn, Kiêm Đạt, Trần Đỗ, Phan Lạc Tuyên được đón tiếp nồng nhiệt . Tinh thần thanh thiếu niên thích xông xáo, cởi bỏ lớp hiền nhu, như đất nước miền Nam.
bình nguyên lộc: tiểu thuyết gia lỗi lạc
sơn nam : anh hùng ca hương rừng cà mau , bà chúa hòn ...
Tiểu thuyết gia Bình Nguyên Lộc vẫn là tiểu thuyết gia lỗi lạc và ăn khách bậc nhất. Hàng chục quyển lọi tình cảm được tung ra thị trường, đặc biệt các tác phẩm có giá trị như Đò dọc , như Gieo gió gặt bão , được coi như đại diện cho tiểu thuyết thời bấy giờ.
Nhà văn Sơn Nam cẩn thận hơn, là 1 nhà biên khảo có tâm hồn , 1 nhà trí thức hiểu biết sâu rộng; thỉnh thoảng ông xuất bản 1, 2 tác phẩm, đều có giá trị nổi bật về văn chương, triết lý. Những thiên anh hùng ca như Hương rừng Cà Mau, như Bà Chúa Hòn , viết trong khung cảnh rừng bụi, miền viễn tây của việtnam, nơi những cảnh đầm nước mênh mông, muỗi kêu như sáo thổi, đỉa, vắt, rắn rết lội như bánh canh, và cá sấu, heo rừng, cọp núi, trâu nước, bọn hải khấu tung hoành, và đời sống cúa vài người khai phá vùng đất hoang, biên địa, như các tay thủy tổ của nhân loại, xuất hiện lần đầu tiên trong thời hồng hoang lịch sử nào.
lê xuyên: nhà văn viết về tình dục hàng đầu : xinh, chú tư cầu ...
lê minh-hoàng thái sơn:
tiếu thuyết gia xuất thân tử đảng hăc long nhật
Những tác phẩm ẩn uất tình dục của Lê Xuyên , bắt đầu xuất hiện nơi các nhật báo. Nhưng khác với Lê- Minh-Hoàng- Thái- Sơn, Lê Xuyên viết về dân quê, một thứ người' đất' , được nhào nặn mặc tình trong cái hoàn cảnh xã hội phi nhân, bạo lực và thú tính, từ vùng quê, với các ông Kẹ, đến thị thành với hàng trăm thứ người nham hiểm, tôi lỗi, gây nên từ thời Pháp thuộc.
Tiêu biểu cho tác phẩm của Lê Xuyên, của thời đại nhá nhem vừa chấp chánh của Ngô Đình Diệm, đó là tác phẩm Xinh . một loại tiểu thuyết u ám, thê lương, hiện lên đầy đủ nỗi khốn nạn của kiếp người bị chà đạp. Với quyển Xinh , hoặc Chú Tư Cầu , Lê Xuyên xứng đáng là 1 tiểu thuyết gia lớn vào bậc nhất, mà ta có thể so sánh ông với nhà văn Mỹ âm u, kỳ bí là William Faulkner, người chiếm giải Nobel văn chương đã khá lâu.
Lê-Minh-Hoàng-Thái-Sơn có 1 cuộc đời lạ lùng , ráo riết hưởng thụ và hoạt động tàn bạo đầy dâm tính .
Thuở bé, ông được [ 1 người ] Nhật Bản nuôi, đem về Nhật một thời gian - lớn lên Nhật lại đem vào đảng Hắc Long. Ông là 1 người Việtnam có chân trong đảng Hắc Long của Nhật, và hoạt động hầu hết trên đất Trung hoa. Đến lúc Mao Trạch Đông lên cầm quyền ở Trung hoa lục địa, Lê-Minh-Hoàng-Thái-Sơn là ngươi duy nhất còn bị kẹt trong vùng đó. Sau lặn lội qua Áo Môn, Hương Cảng ( Hong Kong ) rồi trở về luôn Việtnam.
Thời bây giờ có nhiều chuyện lạ về Lê-Minh-Hoàng-Thái-Sơn, Kỳ thú, là chuyện họa sĩ Hoài Nam kể lại như sau :
".. Chẳng biết Lê-Minh -Hoàng-Thái-Sơn ( LMHTS) làm gì , mà lúc nào cũng lại dắt theo khoảng 20 thiếu nữ đủ quốc tịch ( hồi kháng chiến chống Pháp ) . Ông ta bảo với các tay' mơ' kháng chiến, hãy để cho ông lập 1 đài phát thanh, đủ các thứ tiếng trên thế giới ... "
Dân kháng chiến cả sợ. Chẳng biết LMHTS định làm gì , nhưng chẳng lẽ hại 1 người có lòng tốt với kháng chiến. Rốt lại, chẳng dùng ông , họ để cho ông tự do, nuôi cơm 1 thời gian.
Nhưng điều này khiến LMHTS đâm cáu. Những lúc tập hợp mọi người lại để nghiêm chỉnh chào cờ, thì LMHTS và các ả cứ nằm ì ra đó, chẳng chịu đứng dậy ra chào cờ như mọi người.
Chẳng lẽ đem giết đi, bèn cho LMHTS xuống rạch, cùng các ả kia ở trng 1 chiếc ghe nhỏ. Suốt ngày mặc tình ăn, ngủ.
Ở đó ít lâu, họ thầy khó chịu, lúc đó LMHTS lại thuyết phục làm sao đó, lấy được 1 sô tiền
' tống khứ' của họ, mà quay về thành lập ra nhà xuất bản Đi và Sống
Tác phẩm LMHTS viết về các cuộc đời ngang tàng, vũ bão, ở khắp nơi mà ông từng đặt chân đến , phần nhiều ông khai thác những chuyến công tác của đảng Hắc Long, các cuộc cách mạng nửa mùa của các anh chàng mẹ Việt, con Tây, và các tay kháng chiến bất đắc dĩ.
Khác với ngòi bút châm biếm, nói móc họng, mỉa mai và cười cợt. Lời văn của ông được thay vào đó một cảnh làm tình để châm biếm, câu chuyện thật độc đáo, tế nhị, đến tàn nhẫn !
Trong lúc đó, chính quyền nhà Ngô đang chuẩn bị tinh thần dân chúng để hầu vận dụng tinh thần đấu tranh chống CS, đang báo hiệu họ đang có những dấu hiệu xâm nhập miền Nam.
Chính quyền dồn dân, lập ấp, những vòng đai bảo vệ thủ đô, bằng các ấp chiến lược, vơi 1 số dân trung thành từ Bắc vào. Nhưng cùng lúc đó, các thân hào nhân sĩ miền Nam bị chụp mũ CS, phá hoại an ninh xã hội và các tay anh hùng chống Pháp, lẫn CS, như Ba Cụt, như Trịnh Minh Thế .. cũng đều bị tiêu diệt.
Mất lòng dân miền Nam, đức Hộ pháp Phạm Công Tắc ( Cao Đài giáo) phải chạy lánh nạn sang Campuchia. Các tông đồ Cao Đài giáo lập nghiệp ở vùng Biển Hồ bị chính phủ Campuchia bạc đãi vô cùng.
thay tên bản làng : Plei Brei bằng Lệ Xuân ( bà Ngô đình Nhu)
Các ấp được lập ra, vì mất long dân, nên không có tác dụng hữu ích về việc ngăn ngừa CS, mà trái lại. Cũng như vài thí dụ điển hình trên vùng Thượng, các ấp chiến lược lập ra trong các thôn, bàn Thượng. Ngày xưa, có những tên Plei Brel , sau đổi lại là Lệ Xuân .. Lệ Thủy , khiến dân chúng bất mãn, bỏ vàng rừng sâu.
Biết văn hóa có tác dụng lớn lao mà chẳng hề đặt đúng việc sử dụng văn nghệ vào đúng chỗ hợp tình, hợp lý. Nhà Ngô thất bại, mất lòng dân, còn hơn là việc chẳng hề sử dụng đến lợi khí đấu tranh văn hoá.
Lúc bây giờ, có 1 phong trào văn chương dấn thân vào các miền cheo leo, biên địa ấy, loại văn chương mang về thung lũng mây ngàn của Bích Hoài, loại văn chương sáng tạo trong buôn Thượng, với hình ảnh gái núi, mưa rừng của Hàn Giang, Kiều Thệ Thủy, Phạm Năng Hóa, Diên Nghị v. v. ... cũng mang chút tươi mát vào phong trào văn chương chống CS, phong trào văn chương hiện sinh thành phố.
(... )
đàm trường viễn kiến: chủ soái nguyễn đức quỳnh
Cũng tại Đàm Trường Viễn Kiến - một thứ salon littéraire, chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh - nhiếp ảnh gia Nguyễn cao Đàm nói về nghệ thuật chụp hình , nôm na là nhiếp ảnh . Với nghề chụp hình này, Việtnam đã ghi những nét son đậm, nâng nghề chơi đầy nghệ thuật lên hàng quốc tế.
Với các bức ảnh nghệ thuật đầy công phu sáng tạo, nhà chụp hình của Việtnam đã vượt lên hàng nhất, nhì thế giới.
Nguyễn Cao Đàm lúc đó được huy chương vàng , nhưng chẳng được ra ngoại quốc lãnh. Và nghe nói, muốn lãnh huy chương vàng nhiếp ảnh quốc tế này, họ Nguyễn phải đóng thuế gì đó, nên cái huy chương vẫn chưa về tới tay họ Nguyễn . ( khoàng 1958- 59 thì phải ?)
Những năm đó, thì tải tử diễn xuất Mỹ tài ba , John F. Kennedy đã thắng tổng thống Nixon... vì ông Kennedy gây một dư luận sôi nổi trên trường quốc tế, ngoài các lá phiếu phụ nữ Mỹ bầu ' tài tử tổng thồng điển trai' - dàn hỏa tiễn mà Xô Viết lắp trên đất Cuba phải lập tức được gỡ ra , mang về lại nước Nga CS.
Cả thế giới ớn lạnh ( thế giới Âu Mỹ ) vì hảnh động quyết liệt này, Khrutchev xếp re và John F. Kennedy tăng uy tín, phụ nữ Mỹ lại có phen vỗ tay hoan hô.
Nhưng chẳng phải phụ nữ, mà cả những kẻ yếu, nhưng tâm hồn da đen cũng tán dương, chỉ có một số nhà đại tư bản, chế võ khí, là hè nhau .. giết nó đi - và rồi 1 viên đạn từ lầu cao được nổ xuống, kết liễu tính mạng vị tổng thống hào hoa này- chỉ vì John. F. Kennedy muốn giải quyết nội vụ trên thảm xanh, hơn là trên bãi chiến trường !
Chính quyền Ngô Đình Diệm có vẻ hậu đãi các văn nhân, nghệ sĩ, và bạc đãi các đoàn thể tôn giáo chống đối, cũng đi trước J.F.Kennedy về hỏa ngục, hay thiên đàng- ta chẳng biết ?!
Nhưng, 1 cảnh Niết bàn chuông mõ ồ ạt. Chùa chiền mọc ra như nấm, thầy sãi, tăng ni, đi chật đường ngõ. Cái cảnh đất Di Lặc hiện ra ở đây chăng?
Hay hội Long hoa, hay cõi Cực lạc có rồi chăng ?
Than ôi : ' Nhất tướng công thành vạn cốt khô !'
Than ôi : ' Đống xương vô định đã cao bằng đầu
mà các danh tướng miền Nam, sau khi đã lật chế độ nhà Ngô, họ đã chẳng tạo được trong cái đà CS cứ mở mang đường mòn HCM, chuyển vũ khí vào Nam, qua ngả hạ Lào . .
nguyễn mạnh côn : thầy quỳnh ơi, nỡ lòng nào không viết tựa cho em ?
Thời đó, Nguyễn Mạnh Côn , bậc đàn anh văn nghệ chống Cộng, có lý thuyết và kinh nghiệm, nắm quyền tờ báo Chỉ đạo, tung ra quyển Đem tâm tình viết lịch sử - Cuộc xử án trong vùng Tề , hay các tiểu thuyết chở đạovăn dĩ tải đạo , như quyển Mối tình màu hoa đào ...
Riêng quyển Đem tâm tình viết lịch sử của ông được ký tên Nguyễn Kiên Trung . Có lời
tựa đặc biệt, như sau :
"... vào cuối tháng chạp năm ngoái, anh Nguyễn Đình Vượng đã in xong cuốn Đem tâm tình viết lịch sử này của tôi. Tạp san Chỉ đạo có thịnh tình báo tin là sang đầu tháng giêng 1958, chúng tôi sẽ có sách bán. Kể từ bây giờ, chúng tôi có khá nhiều bức thư hỏi thăm. Nhưng cuốn sách vẫn chưa ra được, cho đến nay đã sang tháng năm ... Cuốn sách không ra được vì thiếu hẳn 1 khuôn 16 trang đầu . Khuôn này không in được vì chúng tôi chưa có bài tựa *
" .. tôi vẫn đinh ninh xín bản văn viết cho mấy lời giới thiệu, Hoặc nữa -- tôi nghĩ như vậy - tôi có thể bày tỏ những nguyên nhân, vì đâu tôi tạo được cuốn sách. Từ 5 đến 7 trang in chữ là việc làm trong 1 đêm.
" Thế mà hơn 100 đêm qua, chúng tôi vẫn chưa có bài tựa * . Hay nói cho đúng, trong số 7, 8 bài đã viết xong, chúng tôi không tìm được bài àno tương xứng với cuốn sách.
" thật xa tôi, những kỳ thị chủ quan về giá trị văn chương, hay tư tuởng của bài tựa :
" Tôi vẫn muốn được giới thiệu, hoặc tự giới thiệu, hoàn toàn về tình cảm. Nhưng tình cảm trong bản thân tôi, sau khi tôi viết xong cuốn sách, đã lắng xuống, như trời quang mây tạnh, sau 1 cơn giông tố. Ngày này qua ngày khác, tôi tìm hoài không có được 1 rung động nhỏ.
" Tôi nghĩ mãi, thì ra vấn đề, không thu hẹp trong phạm vi văn nghệ hay kỹ thuật, vấn đề bao quát vả 1 niềm hy vọng thiết tha của quốc dân năm 1945- cả 1 việc phản bội của Mặt trận VM, với không biết bao nhiêu người chết thê thảm, vì sự phản bội ấy. Tôi không viết được là phải. Không có lẽ nào đem chút tình cảm vụn vặt của mình làm mào đầu cho cả 1 giai đoạn lịch sử cao qúy, hùng vĩ của dân tộc ?
" Nhưng vì đâu hôm nay tôi tự nhiên thấy bùng lên trong tâm hồn 1 ngọn lửa, như ngày nào còn đương viết về những người bạn bị hạ sát trong cuộc đấu tranh chinh trị của VC. Tôi nóng nảy muốn trút ngay lên mặt giấy, môt sự cần thiết phải gào thét, phải nức nở, cho số phận những người bạn tôi sắp phải chết, ngoài kia, bên trên vĩ tuyến Bắc 17 độ.
" Nói là bạn, nhưng chỉ có 1 số nhỏ là bạn của tôi thật; còn nhiều người mới quen biết sơ qua trện con đường kháng chiến, nhiều người chưa hề được gặp mặt, nhiều người đáng tôn lên bậc thầy : Phan Khôi, Đào Duy Anh, Văn Cao, Trần Dần, Hoàng Cầm. Trương Tửu, Trần Đức Thảo, Nguyễh Mạnh Tường ... những người ấy sắp bị đem ra xử án. Tôi đủ hiểu VC, để biết đích vì sao họ phải đem ra buộc tội công khai, những người đáng lẽ họ có thể thủ tiêu bí mật . Nhất định là trong hàng ngũ của họ có sự nứt nẻ trầm trọng. Một luồng dư luận mãnh liệt rõ rệt được sôi sục lên giữa những người trí thức. Họ * có thể giết bỏ vài chục nhân mạng bằng chuyến máy bay định
trước, cho phát hỏa trên không trung, nhưng cần phải dập tắt một luồng dư luận.
" Họ * cần phải được tổ chức cho kỳ được những phiên tòa công khai, trong đó từng người, từng người trong số những người chủ trương chống lại chủ nghĩa CS , phải công khai nhận tội, sau khi được giáo dục lần cuối, cũng bằng những phương pháp phát minh bởi MVD, đặc vụ chính trị.
" Năm 1936, Staline đã dùng những phương pháp ấy, nào những vị lãnh tụ của thời kỳ tiền khởi nghĩa 1917; tất cả mọi người đã nhận tội phản đảng, phản quốc, phản nhân dân.
" Bây giờ đến lượt những nhà trí thức Viêtnam kháng chiến. Họ sẽ [ bị đưa ra ] tòa, ngày độn, ngớ ngẩn vì những liều thiệt nặng của những thứ thuốc Penthotal, Morphine, Largactil, vì những đêm đứng cả đêm , dưới hàng chục ngọn đen 500 nến, với một phần đầu óc bị liệt, bởi độc dược, họ sẽ nhận hết mọi tội, xin lỗi đảng đủ điều, để chóng được nằm xuống nghỉ, dù là nghỉ chẳng bao giờ còn dậy. Họ * sắp phải trả giá bằng tính mạng những lổi lầm của họ năm 1954.
Năm ấy bằng sự tự ý của miền Bắc, họ đã chấp nhận những nguyên tắc thiết yếu của một chế độ độc tài. Họ đã nhìn chúng tôi -- chúng ta -- ra đi, hoặc thương tình, hoặc diễu cợt. Tin tưởng vào lý luận, ho chờ đợi trông thấy giai cấp vô sản nắm quyền chuyên chế, nhờ có sức mạnh của đa số. Họ không phải là người của đa số, họ biết từ lâu đa số sẽ quá khích và độc đoán. Nhưng họ không phút nào sợ hãi, viện cớ rằng họ là người chỉ đường cho đa số -- số người ta, lãnh đạo vẫn nói như thế trong suốt thời kỳ kháng chiến .
" Họ * không chịu rằng họ chỉ là những phương tiện của lãnh đạo, phương tiện dùng để khích động dân chúng reo hò băng mình vào lửa đạn. Phương tiện đã hết mọi tác dụng, khi cuộc chiến tạm thời ngừng lại. Mà họ không chịu biết như thế, nên vẫn còn muốn soi sáng cho dân chúng đi lên con đường tự do, hạnh phúc. Rất có thể, họ muốn lãnh đạo cả chính trị, ảnh hưởng cả lãnh đạo, bởi nhân danh văn nghệ sĩ, họ gần gũi nhân dân hơn ai hết. Họ nghĩ mình là những phần tử thành tâm nhất của 1 chế độ cộng hoà nhân dân hay xã hội chủ nghĩa lý tưởng, nếu không phải là những người CS thuần túy. Họ quên mình vốn dĩ là trí thức, trí thức tư sản.
" Họ * , nói cho thật đúng, có nhớ rằng, từ khi chính phủ công khai lệ thuộc Đảng, đảng đã còn thái độ rõ rệt đối với những kẻ thù số một là giai cấp tiểu tư sản, lãnh đạo bởi tầng lớp trí thức, luôn luôn bảo vệ nhân phẩm, nhân đạo, tự do cà nhân và tình thương yêu, từ con người đến đất nước. Thái độ này nhằm xử trí trước tiên những phần tử tiểu tư sản đối kháng, chỉ giữ lại một số những kẻ nào chịu đầu hàng -- Chính họ đã đầu hàng nên cho chết tinh thần tự trọng để học tập chối bỏ ông cha vào quá khứ. Họ tưởng thật, rằng làm như thế sẽ được tha thứ cho các tội đầu thai nhằm giai cấp.
" Cho nên, họ không ngờ phía sau những danh từ tốt đẹp của ' cuộc cách mạng vô sản vĩ đại của nhân dân ta ' đã có sẵn một bản án ... và tất cả những trọng tội (... )* đem buộc cho họ hôm nay... lợi dụng khẩu hiệu ấy( ... ) * để vận động nhân dân, tranh giành ảnh hưởng nhân dân với lãnh đạo .
' Sự nhầm lẫn của họ phải trả giá bằng tánh mạng. Nhưng trước khi họ chết, họ đã phải hối hận. Những truyện ngắn, những bức tranh, những bài thơ, hay những bài tham luận họ sáng tạo ra trong ba năm gần đây, hết thảy, đều chứng tỏ niềm thất vọng cay đắng, xót xa của họ. Đến bây giờ, đọc những bài buộc tội họ, do bọn học trò của họ viết ra , tất họ đã hiểu (... ) * không bao giờ không là tiểu tư sản ? ..'' **
(.....)
NGUYỄN KIÊN TRUNG
V- LVIII.
-------
* Biên tập thay thế một số chữ, hoặc tạm lược .
** Nguyễn Kiên Trung ( Nguyễn Mạnh Côn ) nhờ chủ soái Đàm Trường viễn kiến, ông Nguyễn Đức Quỳnh viết tựa cuốn sách này. Như tác giả tự bạch , chờ tới trên , dưới 3 tháng vẫn không được ông Quỳnh viết cho ít dòng, lại sắp kỳ hạn cuối cùng , để nộp dự thi Giải văn chương Toàn quốc.
Đến nhà ông Quỳnh nhiều lần quá, tác giả nản lòng, đi cậy cục nhiều người khác viết ( như tác giả tự khai, 6, 7 bài không bài nào ưng ý, so với cuốn sách này).
Bỗng, 1 ngày trên tuần báo Nắng Sớm ( báo của Phong Trào Cách Mạng Quốc gia / Trần Chánh Thành ) xuất hiện 1 bài báo trên trang 1 :
" THAY LỜI TỰA : ĐEM TÂM TÌNH VIẾT LỊCH SỬ / NGUYỄN KIÊN TRUNG / DUY SINH viết "
Duy Sinh ( Nguyễn- Đức Phúc Khôi , s. 1936 - ) là trưởng nam chủ soái Nguyễn Đức Quỳnh). cộng tác với tuần báo Nắng Sờm, khi ấy Lê văn Siêu ( trong nhóm Hàn Thuyên của ông Quỳnh thời tiền chiến) làm chủ bút , bài báo được đăng ngay.
Vì lý do đó, ông Nguyễn Kiên Trung phải viết bài này thay thế, cho kịp ngày dự thi giải Văn chương Toàn quốc .
Cuốn này được Ban Giám khảo chấm trúng giải nhất , thuộc Bộ môn khảo luận chinh trị - thì phải ?
( TP ).
---------
quan điểm loại mới : nghiêm xuân hồng, vũ khắc khoan ...
tư lực văn đoàn nối dài: thế uyên, tường hùng duy lam .. .
Đó là lời tựa sắt đá của quyển Đem tâm tình viết lịch sử , người ta còn bắt gặp một số tác phẩm nói về vận mệnh, và cuộc vận động trí thức tiểu tư sản, qua Nghiêm Xuân Hồng, Vũ Khắc Khoan, và các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn , như: Thế Uyên, Tường Hùng, Duy Lam ,v. v. .. cuộc vận động trí thức chống lại tư tưởng CS , nhóm Quan điểm thành công.
Nhưng nhóm Quan Điểm có những nhà trí thức tạo được thời thế hơn các nhà trí thức có vẻ chống đối lại họ.
Các nhà trí thức Hiện Sinh , đại diện là : Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Dương Nghiễm Mậu, Hồ Nam. và một người nổi bật, lạc lõng một mình ... là Thế Phong
một người nổi bật, lạc lõng một mình : thế phong .
Trong quyển Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời / Thế Phong bàn đến chuyện của mình, chuyện riêng tư ( các tác phẩm nào mà chẳng riêng tư, tuy có sử dụng bút pháp khác nhau ) - Thế Phong như một tấm cửa hậu có nhiều màu, soi rõ tất cả cuộc đời, văn học nghệ thuật, và chính trị của thời bấy giờ của các văn nghệ sĩ, cả các nhân vật chính quyền. Quyển sách gây nên những ân oán giang hồ và khiến cho một số nhà văn quen lối trầm tư mặc tưởng phải cau mày, đến độ sửng sốt !
Thế Phong được mệnh danh là côn đồ, hay du đãng văn nghệ ?.
Nhưng, quyển Nhà văn, tác phẩm, cuộc đời trong thời đại tranh tối tranh sáng , đó là một quyển có giá trị tiêu biểu về nếp suy hành của những người được mệnh danh trí thức thời đại. Nói thẳng, mói ngay, nói cho mọi người đỏ mặt, xanh mặt, tái mặt, chạy mặt.
Đó là lối viết trong tác phẩm của ông.
Một người được hấu hết các nhà xuất bản và anh em văn nghệ... xa lánh. Trừ những kẻ rách trời rơi xuống, từ biển mò lên , mới chịu chơi với Thế Phong, những kẻ đó cũng đồng tính giang hồ hảo hớn như vậy.
Sách của Thế Phong tự in lấy, ông tự lập ra nhà xuất bản Đại Nam Văn Hiến , ban đầu in ronéo, sau in bìa theo lối typo. Ông in và sáng tác đủ loại, văn thơ, triết lý, bình luận, dịch của mình và của bạn bè.
hai nhà phê bình thi ca: giữa cao thế dung và nguyễn đình tuyến
thì cao thế dung xuất sắc hơn .
Dường như nhà văn Nhị Thu, Cao Thế Dung, nhà phê bình cũng có chân trong
Đại Nam Văn Hiến của Thế Phong.
Cao Thế Dung có in quyển phê bình thi ca, viết rành mạch về các nhà thơ hôm nay * . So sánh Cao Thế Dung với Nguyễn Đình Tuyến **, viết biên khảo phê bình về thơ - hai người này , [ thì ]
Cao Thế Dung xuất sắc hơn.
Nguyễn Đình Tuyến , thì mỗi khi hỏi đến một nhà văn, nhà thơ nào, ông hay hỏi lực ra sao , đã đỗ bằng cấp nào '? .
Kể ra, Nguyễn Đình Tuyến có vẻ trọng bằng cấp hơn là nghệ thuật sáng tác. Nhưng dủ có tốt nghiệp Sorbonne ** ra, mà dường như ông có quí chuộng văn học nghệ thuật, ông không có sự cảm thông sâu sắc là bao nhiêu ?
Còn Cao Thế Dung, thì lại có tật đọc tác phẩm ôm đồm, không nhìn ra một số tác phẩm giá trị như thế nào cả. Chỉ nhận xét chung chung, rồi nhận xét toàn bộ đạt định giá trị của tác giả. Người thế này thế khác. Cũng như trong tác phẩm của tác giả Trần Tuấn Kiệt , ngoài nhận đinh về Triều Miên Ngâm Khúc khá cẩn thận.
Rồi Cao Thế Dung bảo tác giả ( TTKiệt) sáng tác hàng ngàn bài thơ, nhưng bài nào cũng có không khí giống nhau.
Cái nguy hại của việc phê bình là như thế. Tác giả viết và in khỏang 15 tập thơ, mỗi tập 1 chủ đề, mỗi tập 1 khác nhau, cả nghệ thuật cả tư tưởng. Chưa chắc Cao Thế Dung đã đọc hết, số tác phẩm in ra trong 1 tập thơ, đừng nói chi đến toàn bộ tác phẩm, mà nhận định quyết đoán như vậy, mặc dầu anh đầy thiện chí.
------
* Văn học hiện đại / Thi ca & Thi nhân / Cao Thế Dung, Nxb Quần chúng, Saigon 1969.
** Những nhà thơ hôm nay / Nguyễn Đình Tuyuến - ' ấn bản mới đã được hiệu đính - Saigon 1967.
Bìa 4 Những nhà thơ hôm nay, tác giả ghi :
".. tác giả sinh 1930. Học trường trung học Trương Vĩnh Ký và Khải Định. Tốt nghiệp đại học Sorbonne ". v. v. ...
Ở một cuốn sách khác, tác giả lại ghi ' học hàm thụ' - nhưng thực ra ' học hàm thụ, đúng nhất - ( từ 1975 về trước, Nguyễn Đình Tuyến chưa xuất cảnh tới 1 quốc gia nào, mặc dấu là đại tá trong Quân đội VNCH .) So với bịp bạc , bịp tình, bịp tiền.. thì bịp ' tốt nghiệp' hoặc' hàm thụ' này đáng yêu và đáng tha thứ hơn !
Sau 1975, 2 tác giả giả đều định cư ở Huê Kỳ, viết sách, lại ghi thêm ' tiến sĩ' - chắc hai tiến sĩ CaoThế Dung và Nguyễn Đình Tuyến đều nhận grant của nhà nước hoặc 1 cơ quan cấp đi học không phải hoàn lại.
(TP)
--------
Anh ( chỉ CTD ) kể ra gần với Dương Hùng Cường, bạn tâm tình của tác giả , từng tuyên bố rùm beng trên nhật báo, hoặc trong quán nước- rằng :
" thơ mày ( chỉ TTK ) thì hay mà văn thì ẹ quá ! " .
Anh ( chỉ CTD) có đọc những tác phẩm, như Tiếng đồng nội , như Màu kỷ niệm , như Mê cung - đó là tác giả của TTKiệt. Chỉ đọc truyện Sát đát truyện , mà chắc anh cũng chưa đọc qua. Tác giả ( TTK) ký tên trên truyện kiếm hiệp là Hồng Lĩnh Sơn, rồi lên tiếng đùa cợt.
Tuy nhiên giọng DHCường là giọng dễ thương, không có ác ý. Chỉ thiếu phần sâu sắc ( cũng vì dư luận chung quanh ) rồi nói đùa cho vui đó thôi, không khiến người bị anh cao hứng lên tiếng, phải thiệt hại gì cả.
Khác với nhận định ra vẻ trang trọng như Cao Thế Dung :
"... đọc 1, 2, 5, 7 bài của TTKiệt thì khoái, mà đọc hàng mươi bài, hàng trăm, ngàn bài thì nhàm chán ..."
Tôi nghĩ, sở dĩ người đọc nhàm chán như thế, là vì sự đón nhận thiếu hụt âm vang, chứ không phải thi ca có âm vang thiếu hụt. Cái tinh thần theo dõi tác phẩm thiếu hụt, chứ không phải tác phẩm không đủ bao la để chứa đựng tinh thần ấy .
Điều này, Cao Thế Dung đã mắc phải lỗi lầm lớn lao, về việc không chịu đọc kỹ, hay không ' ngộ' được thơ . không ' đạt' được bao nhiêu tiếng thơ, mà anh đã phạm lỗi không thấu đáo trong tập phê bình đầy thiên chí của anh với tất cả mọi người mà anh phê phán !
Những người sáng tác khó công nhận các người phê bình, vì hẩu hết các phê bình gia đểu thiếu hụt tinh thần trước những tác phẩm cao cả, và tich cực.
Chúng ta cũng vậy, không phải tránh né phê bình tác phẩm, những tác phẩm lỗi lạc, xương máu của lịch sử , mà chúng ta e rằng, chỉ vì lầm lỗi mà ta coi có quyền phê phán họ, khiến cho tư tưởng nghệ thuật của họ bị đời dễ ngộ nhận, và tất nhiên là có vô số sự có hại trong lịch sử văn học, vaà nền văn minh cao cả của dân tộc.
Lịch sử không chỉ phơi mình thiên thu trong sách sử của đời mà lịch sử rất sống động đầy bí ẩn trong từng kẽ hở. Chúng ta nhận định ôm đồm, bởi hơi vội vã hoặc tỏ ra khinh thường , sẽ đưa đến việc không tốt, đó là điều những tâm hồn thành thật không muốn nhúng tay vào.
Có thể chúng ta không nhìn thấy các[ điểm] lớn lao của tác phẩm. Khi đó, chúng ta nên dừng bút lại và đừng buông viết, ghi những lời phê phán kịch cỡm !
Tôi (TTK ) một người rất quý tư cách Cao Thế Dung, nhưng rất buồn, vì lối nhận định của anh.
.
về phạm công thiện
(1941 - 2011)
Phạm Công Thiện sinh ngày 1- 5-1941 tại Mỹ Tho , là tên thật trong gia đình thế gia vọng tộc ở đây. Nhưng ông bỏ nhà lên Saigon lúc thiếu thời. Biết nhiều sinh ngữ một cách tường tận lỗi lạc. Gia đình bị phá sản, Phạm Công Thiện buồn mình, đã có lúc đi tu , rối sang Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Thụy Sỹ, Nhật v. v. ... ngao du 1 thời gian. làm bạn với Henry Miller, gặp thượng tọa Thích Minh Châu mời về làm Khoa trưởng Văn khoa ở Đại họcVạn Hạnh của Phật giáo.
Nơi đây, ông đã trước tác rất nhiều thơ. Thơ văn sáng tác có Ngày sinh nật xcủa Rắn , bộ sách biên khảo Ý thức mới trong văn nghệ và triết học, tái bản lại đến 3, 4 lần . Rồi đến các bộ Hố thẳm tư tưởng, dịch Triết học là gì ? Về thể tích của chân lý ( Martin Heidegger ) , nhất là sách của Krishnamuni, Faulner v. v. ...
Đang trước tác các tác phẩm, thì Phạm Công Thiện bị Nguyên Sa- Trần Bích Lan , núp dưới cái tên dinh viên Lê Hải Vân công kích dữ dội.* Ông có viết 1 số bài để phản công kích, nhưng chưa ngã ngũ ra sao, thì ông tỏ ra chán nản , bỏ trường Đại học Vạn Hạnh lên đường phiêu du về các chân trời tây phương xa xăm, bỏ lại cuộc bút chiến sau lưng. Với hình ảnh :
Ta ngang nhiên trở lại núi rừng
Một mặt đỏ máu hiện sau lưng
ĐINH HÙNG
Phạm Công Thiện là 1 trong số những nhà thơ ( vài ba người lỗi lạc nhất ) của miền Nam hiện đại. LÀ nhà tư tưởng thâm cảm với hố thẳm, với hư vô, trầm thông và quyết liệt, chẳng khác nào một Nguyễn Đức Sơn, một Viên Linh, Quách Thoại trong thời đại thi ca hôm nay.
------
* không riêng gì công kích một PCThiện, Lê Hải Vân còn chỉ mặt, nói thẳng tên , bọn sa đích văn nghệ : Trần Phong Giao, Sơ Dạ Hương ( Nguyễn Quốc Trụ ), Nguyễn Nhật Duật v. v... Tôi không nhớ rõ lắm, sau có in thành sách , thi phải - đó là cuốn Một mình một ngựa / Nguyên Sa ( báo Văn học / Phan Kim Thịnh xuất bản ).
----------
Trở lại cuộc đời văn nghệ sĩ tiền chiến, vào Nam có 2 người lớn tuổi ở trong hoàn cảnh khác nhau ; Đo là:
LÊ VĂN TRƯƠNG & NHẤT LINH
Tinh thần đó giống như 2 nhân vật trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu của Kim Dung.
Lê Văn Trương là một lão Hồng thất Công, thì Nhất Linh là cái mạo khí hiên ngang của một Kiều Phong vậy.
Ta hãy ghi nhận lại cái chết của Lê Văn Trương như sau. ( trích lại từ báo Phổ thông ) :
NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA LÊ VĂN TRƯƠNG . []
trần tuấn kiệt *
----
* Sa Giang- Trần Tuấn Kiệt ( 1939 - ) hiện sống ở tp. HCM.
(1) tựa nhỏ , do biên tập đặt .
--------------
nguồn : TÁC GIẢ TÁC PHẨM / TRẦN TUẤN KIỆT -
Saigon, Việtnam , 1973 - tr. : 6 - 28 )
.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ