Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

ý nhi: giới thiệu bùi giáng đầu tiên ở saigon sau 1975

những gương mặt / những câu thơ / ý nhi
nxb văn nghệ tp. hcm, 2008.

Lời dẫn:
             cuối 1992, anh  Lữ Quốc Văn, ( từng là  hiệu trưởng một trung học ở Biên Hòa trước 75,  bài báo viết đầu tiên đăng trên tạp chí Trình Bày ) - lúc đó  - luôn luôn vác theo máy ảnh chụp chân dung văn nghệ sĩ.  Chẳng biết anh ta quen  nhà thơ nữ Ý  Nhi   từ bao giờ , lúc này  Ý  Nhi, Trưởng chi nhánh  Nxb Hội nhà văn tại tp HCM.   Anh đưa tôi tới giới thiệu với  Ý Nhi. Và  sau, tôi gặp Bùi Giáng ở đây - và trước đó 1, 2 năm - Bùi Giáng  thường lui tới nơi bán mũ nón của vợ tôi, trước trường Hai Bà Trưng, tìm gặp tôi .  Rồi anh xưng nhận tin Chúa ,  mục sư  Hồ Hiếu Hạ  quản nhiệm  Hội thánh Tin lành  Trần Cao Vân cầu nguyện  danh xưng đức tin  .   Có lúc, anh ghé chỗ bán nón   vợ tôi, vay nóng 200 Vnđ,   rồi đi, ít ngay sau,   trở lại trả  nợ  nhiều hơn ,  rất đàng hoàng - dáng điệu bình thường, vợ tôi nói : ' ai bảo anh Bùi Giáng không bình thường,  cần xét lại '. 
  
      Trong' Thư viết ở Saigon ( Văn Uyển, xb,   San José,  California, 2000 ), có 1 đoạn  nhỏ  tôi viết  về BG , và nhắc tớiÝ  Nhi, người đầu tiên tái bản tập thơ MƯA NGUỒN  ( 1993, nhạc sĩ Quốc Bảo trình  bày bìa) , ruột in giấy Bãi  bẵng 56 gr, bìa  trang nhã - thời kỳ khó khăn này , cả giấy phép cấp tái bản  sách in trước 75  còn phải có hội đồng thẩm định , và  chi phí in ấn  loát đắt đỏ, phát hành hạn chế , thâu tiền về  nhỏ giọt - bỏ vốn ra nhiều.

        Ấy thế mà  Ý Nhi làm được, quả  người nữ cầm hầu tinh này đã  làm được chuyện bất thường ( Giáp thân, 1944)  -  gan lớn  hơn hầu tinh  Tố Hữu  ( Canh thân, 1920 ) vùa là một Voronsky  Xô viết  non tay , là  tội đồ  xắn tay bóp chẹt văn nghệ miền bắc - thì ,  nữ thi sĩ cầm hầu tinh  sinh sau, đẻ muộn ,   lại là  ân nhân , mở đầu   cho  phong trào văn chương miền Nam hồi sinh ồ ạt tái bản '. ( Mưa nguồn / thơ Bùi Giáng tái bản  đầu tiên  1993 ) ).
  
       Một số  văn nghệ sĩ miền Nam , hoặc  đã học tập cải tạo trở về ( Cung  Trầm Tưởng, Doãn Quốc Sỹ  ngại ngùng , khi được rủ tới thăm Ý Nhi, chỉ rón rén  tới cửa, mà chân  không bước vào ngưỡng cửa 371 / 16 Hai Bà Trưng, quận 3)  - mạnh dạn hơn' cậu thiếu tá VNCH   ĐinhThành Tiên   1938 -    ' -   thì không chi tới 1 lần mà vô số kể, và cậu' binh bớp VNCH  học tập cải tạo tại chỗ 3 ngày, Nguyễn Đình Toàn  liều mạng cùi,  cóc sợ đứa nào  theo,  cứ  lê la cà phê cà pháo  mòn  quần, trước quán Chi nhanh  NXB Hội Nhà văn'.  

            Riêng  văn sĩ Nguyễn Đình Toàn còn giới thiệu  1 bản thảo của 1 nhạc sĩ  VNCH  -   để   Ý Nhi in được 1 tập nhạc  của  nhạc sĩ  này, nhà    ở  tận Bà - Rịa - Vũng Tầu - lời ca khúc có đôi guốc  mộc  gì đó ...  - '  trí nhớ quá tồi,  xin lỗi, tôi quên phéng tên chàng  nhạc sĩ kia !  

           Vậy là  Ý Nhi công đầu  trong việc mở lối  cho ' văn chương miền Nam trước 75 ' được tái sinh  trên thị trường  sách, báo  ở miền Nam  sau 1975.  

           Được hỏi thơ Bùi Giáng tái bản,  tôi  đáp :
 ' ...  không có Ý Nhi ,thì  danh xưng Bùi  Giáng, cùng giá trị tư tưởng Bùi Giáng vẫn xếp só trong bếp nguội, tro tàn, dù  văn chương nghĩa lý có hay ho đi nữa ! '
.
       Ấy là tôi chưa nói tới  tác  phẩm đầu tay  Khi người ta trẻ  của 1 tác giả trẻ vô danh Phan Thị Vàng Anh ( 1966 -      )  được Ý Nhi   in ấn, phát hành, tổ chức ra mắt sách - và  tác giả này trở thành 1 nhà văn nữ  có tầm cỡ. 

     Ý Nhi còn cho tái bản một số thi phẩm chọn lọc  của các nhà thơ tiền chiến , in đúng theo nguyên bản, không biên tập ( sách trước 1945 muốn tái bản cũng phải Hội đồng thẩm định)  - và mỗi lần sách ra, tôi bắt gặp  phu quân, tiến sĩ Nguyễn Lộc  cột sách phía sau xe gắn máy Honda ,  đèo  phu nhân đến Câu lạc bộ  Lao động ra mắt sách.  

         Mời bạn đoc  bài viết của Ý  Nhi về Bùi Giáng, chàng thi sĩ ' đếm tiền rành mạch, phân biệt từng con số trên giấy bạc,  đưa ngón tay   nhấp nước miếng đếm từng tờ chậm rãi ,  từ tay cô Hà,  thư ký  trao tiền, khi lãnh nhuận bút tập thơ tái bản  MƯA NGUỒN ở phòng khách Chi nhành NXB Hội Nhà văn- mà chính tôi được chứng kiến !". 
            Đứa nào dám  bênh vực  : '  bọn thi sĩ  coi đồng tiền to không hơn núi ! " ( câu tôi  nói, rất  thực lòng, khóng   có ý châm biếm !'.

ĐƯỜNG BÁ BỔN
Saigon Nov, 25, 2012.


                           ý nhi viết về bùi giáng :

                      ' buồn đau như thể thân mình / 
                         ai chia nửa máu, ai giành nửa xương '
                                                             THƠ Ý NHI

                                                             bài : ý nhi

'                                                    
      1. 
     Trong  số tài liệu tôi còn giữ được, khi làm tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, có một ít giấy tờ, thư từ liên quan đến Bùi  Giáng.

        Ngày 7- 7- 1993, tôi đại diện Nhà xuất  bản gửi đến ông xin phép in lại tập thơ Mưa nguồn của ông.   Tôi gửi 2 bản  , nghĩ rằng ông sẽ giữ 1 bản; nhưng ngày hôm sau, ông đã gửi lại tôi cả 2 bản , với 2 câu trả lời khác nhau .  Ở tờ thứ nhất, ông ghi :

        "... Xin trân trọng chuyện này với niềm tri ân vô tận." 
       - ở tờ thứ hai, ông  lại ghi : 
       " Xin chấp nhận đầy đủ  2  tay ".
      - phần dưới thư, ông ghi thêm :
       " Gửi cháu Ý Nhi, nếu thấy bài nào trong' Mưa nguồn'  cháu thích thì xin đề tặng Ý Nhi.   Có lẽ nên tặng cháu bài cuối cùng   trong tập ' Em về mấy thế kỷ sau  / Nhìn trăng có thấy nguyên mầu ấy không ? '


     - Ngày 29 / 5/ 1995, tôi lại gửi thư đến ông xin phép in lại tác phẩm Syvia Souvenirs du Valois của  Gerard de  Nerval  , do ông chuyển ngữ, với tựa  tiếng việt là Mùi hương xuân sắc.   Ông trả lời bằng 2 câu thơ :
      
                                           'Kinh thưa  nương tử Ý Nhi
                                          Toàn nhiên quyết định cái nhu mì của con '

      ...tháng 10 / 1993, sau khi Mưa nguồn in xong, ông viết thư cho tôi :

                                      " Thân gửi Ý Nhi,

        ' Thấy tập thơ Mưa nguồn in thật đẹp, tôi thật cảm động.   Tôi có đến Hội Nhà văn hai lần, không gặp cô.   Nay tôi nhờ chú Thanh Hoài  ( là cháu rể ) rất thân  của tôi đến thăm cô bàn với cô vài câu chuyện.   Thanh Hoài đàng  hoàng lắm, không luẩn quẩn như tôi. Kính mong cô niềm nở nói chuyện với Hoài, và vân vân  ...'.

      - sau đó, ông lại gửi 1 thư khác :

     '... nghe anh Trúc nói chuyện nhiều về Ý Nhi, câu chuyện thật  cảm động.   Chú xin cầu chúc gia đình cháu mọi sự ... vân vân...  Cháu tùy ý làm gì cũng được cả, tác phẩm thơ đó củia chú nghe xa xôi quá, cũng như những kỷ niệm về ba má cháu.   Chú thình thoảng có gặp thầy Huỳnh Lý   và cô .   Con đầu thấy Lý tên là Tùng ...'      

     ( Trúc là  anh ruột con dì ruột tôi, bạn vong niên của Bùi Giáng. Huỳnh Lý là giáo sư Huỳnh Lý, em ruột ông nội tôi, bạn của Bùi Giáng . Huỳnh Lý là giáo sư Huỳnh Lý,  em ruột ông nội tôi , bạn của Bùi Giáng từ ngày trước.   Thực ra, con đầu lòng của giáo sư Huỳnh Lý tên Lễ, đã hy sinh ).
      Vài lần khác, ông ghé lại nhà xuất bản, không gặp tôi, thì gửi lại thư, bằng thơ , một bức viết :

                                         Chiêm bao xẻ ngọn chia ngành
                                         Buồn vui vô tận
                                                            Biến thành như không
                                                                     Hẹn gặp cô  Ý Nhi lần khác .

          bức kia là :

                                       Cậy em vô tận bây giờ
                                       Ý Nhi từ buổi sơ đầu gặp nhau
                                       Anh đi như gió phai màu
                                       Bưồn vui như thể mộng đầu éo le

      Bùi Giáng thường viết chữ to, chỉ vài câu đã hết một trang giấy.   Nét chữ ông cứng cỏi, phóng khoáng.

      2
.
      Tôi  có nhiều mối quan hệ họ hàng với Bùi Giáng.   Một người cậu ruột và một người dì ruột của tôi thành thân với 1 người chị ruột và 1 người anh ruột của ông.  ( Bùi thị Dung ông Bùi Luân).   Tuy vậy, tôi chỉ được  nghe kể về Bùi Giáng, sau khi in Mưa nguồn, tôi mới được gặp ông.   Có lần, Bùi Giáng cho người vào cơ quan gọi tôi ra quán nước đầu hẻm.   Ông bảo việc này ( việc xin tục bản Mưa nguồn) nên bàn ở bên ngoài tiện hơn.   Rồi ông cười, nụ cười móm mém, hóm hỉnh, ánh nhìn hấp háy, tinh anh.

     Thường thì ông vào thẳng văn phòng nhà xuất bản ở 371/ 16 Hai Bà Trưng.   tại đây, ông gặp Tô Thùy Yên, Thế Phong, Nguyễn Đình Toàn, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đức Sơn và nhiều bạn bè văn nghệ khác.   Có lần, ông và họa sĩ Nghiêu Đề đứng đổi áo ngay chỗ cửa ra vào.   Cả hai đều có vẻ hoan hỉ vị cuộc' Yêu nhau cởi áo cho nhau ' .    Nghe nói Nghiệu Đề đã đem chiếc áo của Bùi Giáng về Mỹ để khoe với bè bạn.

      Trong bài viết Đi thiêm thiếp cõi mai sau lạ lùng', viết cho báo Phụ nữ tp. HCM, tôi nhắc  lại hình ảnh Bùi Giáng : những lần ghé lại nhà xuất bản Hội nhà văn :

       "... Chân đất lấm lem, dép đeo lủng lẳng trước ngực, áo xống lôi thôi, quần đem quấn quanh đầu ... lúc thì lặng lẽ đem tặng một chậu cảnh, lúc lại hét lên từ ngoài cửa .   Đỡ Trẫm xuống ...'

     Mỗi lần  đến, ông hay đòi giấy bút để làm thơ .   Cô nhân viên thường trực đã chuẩn bị sẵn cho ông 1 cuốn vở học trò, để ông ghi lại nhũng câu thơ chợt đến, với nét chữ ngày một run rẩy.   Lúc nhận nhuận bút Mưa nguồn, ông ghi hay chữ ' Zách ồ'  vào chỗ ký nhận , ông bảo nhiều tiền quá, nên  ghi vậy.

     Có lần, ông hỏi thăm   ba mẹ tôi, hỏi thăm Trinh Đường.   Ộng bảo:
    " Trinh Đường tên thật là Trương Đình .." 

       vì lúc ấy ở Quảng Nam có Nguyên Đình làm thơ, nên Trinh  Đường   mới đổi bút danh như vậy. Ông còn nhớ Trinh Đường con ông bà nào, ở đâu.  Nghe kể lại, Trinh Đường làm lạ về trí nhớ của Bùi Giáng.

     Mỗi lần, ông đến, tôi thường biếu ông ít tiền để đi xe.   Có hôm tôi đi vắng, ông hỏi cô nhân viên :  làm gì ở đây.   Rồi ông bảo  nhân viên : '  có, thì cho Trẫm  20 ngàn .   Ý Nhi thì phải cho 50 ngàn '.

    Bùi Giáng cũng thường nói đến bệnh điên của chính mình .
     Thấy ông quấn quần dài quanh đầu, tôi hỏi :
     " chú sao vậy
     Ông  đáp :
      " bị đánh". 
       hỏi ai đánh, ông bảo :
       " mấy đứa thanh niên ."
       hỏi sao  lại bị đánh, ông đáp :
    "  ...điên, nói bậy   , nên bị nó đánh..." 
       Có lần ông bảo tôi :
      " ..ông Hoàng Châu Ký lúc trẻ đẹp trai lắm.   Con vợ Trẫm, nó mê ổng.   Trẫm buồn, thế lá  Trẫm điên luôn ".

        Rồi ông phá lên cjười.   Ông thừa biết rằng, cô Ninh, vợ ông, là bà con dì của ba tôi.   Cô Ninh còn co họ hàng bên mẹ tôi, gọi mẹ tôi bằng cô ruột.

      Vài tháng trước khi mất, ông ghé lại chỗ tôi .   Thấy ông gầy yếu, tôi hỏi :
    " chú  có khỏe không ? "
      Ông đáp :
     " đỡ điên rồi nhưng yếu lắm ".
       rồi ông chỉ vào bịch ny- lông đựng rượu ở túi áo ngực, nói tiếp :
      " .. cũng ít uống rồi "
      Nghe tôi nói đến việc chọn bài Phụng hiến cho  tuyển tập thơ Trăm năm thơ đất Quảng, ông  kêu lên :
    " Trời ơi, sao lúc nào cũng Phụng hiến được,  Phụng hiến   , chọn bài khác đi.   Thơ của  Trẫm phải có cái gì nghịch nghịch, vui vui "
   
        3

        Lúc Bùi Giáng   mất, nhà thơ Hoàng Hưng có nhờ tôi viết bài cho báo Lao động.   Bài viết  đã được in, với tựa đề : Bùi Giáng - vẫn sẽ có những bận quay về  và được biên tập ít nhiều.  Tôi muốn giữ lại bài viết ấy, như bản viết tay, mà tôi còn lưu , kể cả tựa đề :

                                               Buồn vui như thể thân mình
                                               Ai chịa nửa máu, ai giành nửa xương 

       Đó là  nỗi buồn của Bùi Giáng, nỗi buồn vui khốc liệt, bi thảm của 1 thân phận khác thường.

      Người ta biết đến Bùi Giáng, bởi những khảo luận văn học, như những cuốn viết về Truyện kiều, Chính phụ ngâm , Lục Vân Tiên ... bởi những  những khảo luận triêt học như Tư tưởng hiện đại, Tư tưởng hiện đạiHeidegger  ... [  ] những bản dịch  tuyệt vời các tác phẩm của St Exupéry, A. Camus, G. de Nerval ...

     Nhưng người ta yêu thơ ông hơn cả:

                                    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt 
                                   Tôi đui mù cho thỏa dạ em yêu 

      Đó lá lời giải thích giản dị, minh bạch nhất cho những ai muốn đọc Bùi  Giáng, muốn hiểu thơ ông.   Một sự sáng suốt phải trả giá như vậy, hẳn phải có điều chi đặc biệt, hẳn dã tạo nên 1 giá trị riêng biệt.

       Mỗi khi đọc những câu thơ hay của Bùi Giáng, tôi lại nhớ đến tiếng đàn rỏ máu năm đầu ngón tay  của Thúy Kiều.    Những câu thơ như được chắt ra, từ máu huyết, từ nỗi khắc khoải khôn nguôi, về thân phận con người, về sợi dây nối kết vừa bền vững, vừa mong manh giữa kiếp người với cõi trần gian.   Ít ai trong số các nhà thơ Việtnam hiện đại lại viết nhiều về cõi trần gian như Bùi Giáng.   Lúc thì nguyện:

                                 Yêu trần gian nguyên vẹn
     lúc thi :
                                  Sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
    lúc khác lại :

                                  Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
                                  Đời chúng ta là mấy trăng tròn

      yêu tha thiết cõi trần gian, nhiều khi ông nhìn trời đất như đứa trẻ :

                                  Ngàn mây về cuối mãi trời xa
                                  Nước có bằng lòng đứng đợi ta

     nhiều khi ông bập bẹ :

                                 Trần gian ơi cánh bướm cánh chuồn chuồn
                                  Con kiến bé cùng hoa hương cỏ dại
                                  Con vi trùng cùng sâu bọ cũng yêu luôn 

     nhiều khi ông thảng thốt :

                                  Ồ gót chân anh đứng ngó như ngây

      ông òa  khóc, không gìn giữ :

                                  Em ra đi đời  bưng mặt khóc òa 

        Nhưng Bùi Giáng  là đứa trẻ biết rằng :

                                 Diều đứt giây trẻ cũng cầm bằng
       
        Thơ ông, từ bài này đến bài khác, từ trang này đến trang khác, thấm đượm nỗi lo âu cho :

                                 Những thân đau khổ, những đời rã riêng
                                 Những nỗi đau về chẳng hẹn giờ

        ông là con người:

                                Nghe Trời đầy xuống hai vai

        ông gánh chịu gánh nặng đó suốt cả cuộc đời đơn độc của mình .   Có khi ông cô đơn, như một gã say :

                                  Đời dại khờ như một giấc chiêm bao

        có khi ông lắng nghe : 
           
                                   Mấy đời ly biệt vì đau trong mình

         có khi ông van nài :

                                    Em ở lại với đời ta em nhé
                                    Em đừng đi cho ta nắm tay em .


          và nhiều khi ông phập phồng, lo âu :

                                     Nhưng em hỡi trần gian ơi ta biết
                                     Sẽ rồi ra vĩnh biệt với người thôi

           và :

                                    Đài Vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ
                                     Một  nụ cười thế giới sẽ chia đôi

        Dường như mỗi cảnh, mỗi vật đều in dấu nỗi  lo âu. phấp phồng , nào là :

                                    Đường vất vả vó ngựa chồn lảo đảo
                                    
       nào là :
                                    Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng,
       nào là :
                                     Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
                                     Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm
       nào là :
                                    Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai  ...

          Giờ, thì con người luôn yêu thương, lo lắng cho cõi người ta ấy đã ra đi.   Có lẽ, trước lúc an nghỉ, ông vẫn còn mơ ước :
 
                                      Còn không một bận quay về
                                      Vườn xưa ngó bóng trăng thề vàng gieo

vẫn giữ nguyên  lời nhắn giữ, niềm mong mỏi :

                                        Em sẽ khóc khi nhìn trong khóe mắt
                                       Thấy một mình người đi lại lang thang
                                       Còn ghì giưã ân tình trong cỏ nhặt
                                        Múa vi vu  vì hẹn với trăng ngàn.

              4.

               Thi hài Bùi Giáng được quàn tại  Nhà tang lễ chùa Vĩnh Nghiêm, trong 2 ngày 9 và 10 tháng 10 năm 1998.    Đến vĩnh biệt ông là những người bà con ruột thịt, những bạn thơ, những người từng yêu quý mến mộ ông.   Nhiều người đã đến  và ở lại rất lâu.   Nhiều người đã thức thâu đêm để nhắc nhở những kỷ niệm về ông, để đọc những câu thơ của ông.   Nhiều ngôi chùa đã gióng chuông tiễn biệt ông.

     Giản dị, lặng lẽ, sâu lắng.   Đó, thực sự là cuộc tiễn đưa một nhà thơ .[]

           SAIGON 6- 2007
  
       ý nhi



  ( NHỮNG GƯƠNG MẶT / NHỮNG CÂU THƠ / Ý NHI -
      nxb văn nghệ tp. hcm, 2009  - tr. 31- 37. )
                                

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ