Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2012

trần tuấn kiệt viết về nhà văn duyên anh ( 1935- 1997- Paris) .

tác giả, tác phẩm / trần tuấn kiệt -
saigon, viêtnam, 1973 -

                                     nhà văn duyên anh :
                           ' tôi không chơi văn chương và triết lý '
                                                 bài viết : sa giang- trần tuấn kiệt


      nh ảnh Thiên đường và đất  Hứa của tuổi trẻ  trong tác phẩm của Duyên Anh - tuổi trẻ được phục sinh vừa thơ mộng, kỳ diệu, vừa phẫn nộ trong lầm than 1 vùng nhân thế .

       Ngòi bút của  Duyên Anh - tên thật Vũ Mộng Long  -  chạy cùng khắp nẻo trần lụy, cho đến cõi phong nhiêu lãng mạn thiên đường.

        Nói về Duyên Anh, đúng ra, ta nên đọc tác phẩm ( rất nhiều ) của nhà văn này , chứ nói, thì làm sao nói hết, nói đủ.   ta để cho nhà văn Duyên Anh nói, ta [ nên ] lắng nghe thì đúng hơn .

         Duyên Anh nói về văn mình, như vầy :
         "... truyện của tôi không cần cầu kỳ , không tối tăm, không ngộp thở.   Tôi không chơi văn chương và triết lý.   Nó bình thường như  một người Việtnam bình thường, mộc mạc.   Tôi không kêu thét, hãi hùng, trong  tác phẩm, không băn khoăn về thân phận con người, không tìm hiểu, vì sao mình đang sống, tại sao mình sẽ chết .   Không có tâm linh, siêu hình  ... Nghĩa là, tôi không thích đánh vật, với những cái gì, tưởng như  kỳ bí, khó hiểu, suy tư nát óc.   Không ai bắt người viết văn  phải đưa một triết thuyết hay vấn đề triết lý trong tiểu thuyết của y.   Người đoc tiểu thuyết chỉ đòi hỏi; nhà văn có làm họ rung động không ?   Nếu làm độc giả đọc mình rung động, thì y đã đạt nổi nghệ thuật viết tiểu thuyết của y [ rồi ].
          " Văn chương Việtnam  nó vốn nhẹ nhàng, bay bổng, tươi sáng, mộng thơ và hiền hoà.   Tôi muốn nhẹ nhàng, bay bổng ..."
             DUYÊN ANH .

           Bên sông Trà Lý , những người miền Nam, như tác giả đây  (T.T.K.) chưa hề biết.   Nhưng cái tên Trà, nó đượm mùi Thiền,   khiến tác giả   nhớ đến một thời  chơi  của người Nhật ' trà đạo '.   Nơi Vũ Mộng Long- Duyên Anh chào đời vào ngày  16- 8- 1935 ở thị xã Thái Bình,  tỉnh Thái Bình [ Bắc Việt ].
          Thuở bé, tôi sống ở Đồng Tháp Mười, chạy loạn vào một vùng toàn bông vải.   Thuở ấy,  bờ bến, cồn bãi hoang vu, vườn bông vải  thổi suốt ngàn dậm, đẹp như tơ trời bay rợp.

          Tác giả là 1 đứa bé, trần truồng, chạy giỡn dưới khu vươn bông vải.   Và gần 20 năm sau, viết 1 tập thơ, lấy tên là Lời gởi cây Bông vải .

          Cái tên Trà Lý , quê hương của Duyên Anh, gợi cho tác giả một vấn đề văn hóa.   ( Có lẽ để ngoài đề viết về ông, đôi chút, ở đây ).

          Sở dĩ, khi viết quyển Sát đát truyện , tác giả có   đi tìm lại phong tục, tập quán trong sách sử của ta xưa , thì thấy : người Tàu, trước thời  Đường, chưa có phong tục uống trà- tất nhiên là chưa có cây trà  nào mọc ở bên Tàu.   Hoặc có, thì các người dÂn Trung hoa chưa biết [ cây trà] để mà dùng.

           Đến đời Đường về sau, người Tàu  thường đi lại miền Nam, sang biên giới Việt Tàu và mang về thứ hảo hạng của dân Việt ( man di ) này  để  nhấm nháp  , làm thơ.   Từ đó, du nhập văn hóa trà của phương Nam  mà Tàu mới có Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,  Lão Trang và v. v. ... ( xin hiểu , trên bình diện văn hoá ).   Từ đó, mới có   loại Trảm mã trà, Thiên thai trà,   Vân Nam trà, Bạch Viên trà,  và cho tới .. Thiết Quan Âm ngày nay ...

          Các loại trà ấy là con cháu của trà Việt, do người Tàu   đem về nước [ họ ].   Văn hoá Nhật thì lại nhập cảng văn hoá Tàu.  Té ra người Nhật trà đạo  mà họ viết thành   hệ thống tư tưởng văn minh ấy,  đều là cháu  chắt văn minh trà Việtnam.   Hồi xưa,  còn có tên ngon lành hơn, là Đại Việt.
 
           Duyên Anh sinh ra  nơi đất Trà Lý.   Không biết noi đó có Trà cây Lê, cây Lý hay không ?   Nhưng xưa nay,  cổ nhân có nhận  xét :  địa linh sinh nhân kiệt .   Tất nhiên, Duyên Anh  không phải là  hạng  anh hùng hào kiệt, nuốt trời, mửa đất, như cỡ Sở  bá vương Hạng Võ. môn đệ Khổng Khâu.

         Duyên Anh  thừa hưởng  tinh thần lãng mạn  Âu châu, từ những Lamartine, Victor Hugo, cho đến sau này ; những tác giả Tự lực văn đoàn, các nhà thơ, tiền chiến, hậu tranh.

        Nhưng thừa hưởng , là những nguyên tính chất  trong con người.   Duyên Anh, mặc dầu bảo văn chương mình trong sáng, bay bổng.. nhưng thứ khinh khí cầu đó , không hẳn là không chứa đựng những ngày ưu tư, gạn lọc.   Và, bao hàm một thái độ triết lý, khi ông phủ nhận thắc mắc về triết lý.   Khi đọc Điệu ru nước mắt , Duyên Anh còn là một nhà tâm lý sâu sắc , qua tầm nhận định về bọn trẻ du đãng  Duyên Anh viết :
         " Tuổi trẻ bơ vơ thèm  xả thân cứu giúp đời, mà rốt cuộc tinh thần hào hiệp đó biến thành tinh thầh du đãng ..."  
           ĐIỆU RU NƯỚC MẮT .

      Mặc dầu  Duyên Anh nổi tiếng về viết văn, nhưng ông cũng là 1 cây thơ, đã sáng tác thật nhiều thơ, đăng trong các báo văn nghệ.

      Tôi còn nhớ , ngày tôi nằm trong B3 , nơi đó có cả  tác giả  Con rắnVũ Bình  Nghi .  Chúng tôi cùng sống chung những ngày lao lý ...
       Trong số quân nhân  này, nhiều tay lừng danh là du đãng, anh chị khét tiếng - như   Của Gia Định, từ Côn Sơn về -  Trong , 11 ngón  , tay đâm thuê, chém mướn cũng bị giam cầm tại nơi đây.

       Khi biết tôi là nhà báo , họ vui vẻ đế chia ngọt, sẻ bùi, đến lo cho tôi, từng thùng nước tắm, từng miếng cơm  trắng [  để ăn ] , từng điếu thuốc  [ để hút  ] , từng miếng bánh ngọt để ban đâm   cầu cơ  hỏi thăm [ đấng vô hình bói toán ] về ngày [ được] đưa ra tòa xử.   Và họ, kỳ vọng trong từng  lời cơ, bút gíáng'.

        Khi đó, hầu hết đều hỏi tôi ;
        " Anh có biết nhà văn Nguyễn Thụy Long và nhà  văn Duyên Anh không ?  Cũng như trong Binh chủng Nhảy Dù, thì hỏi :  "   Anh có biết  nhà  văn Nguyên Vũ, Phan Nhật Nam không ? " .
        Tôi gật đầu, trả lời :
       "   Có biết, họ là bạn của tôi đó !  Họ là bạn thật, tôi không nói láo ! ".

        Nghe tôi nói là bạn  của các người àny, họ càng vồn vã hơn.   Ở Tiểu đoàn 6 Quân cảnh, tôi được họ dành  cho 1 nới trải tờ giấy báo ra nằm, và có 1 chú bé mắc được cái võng treo trên vách.   Đó là vùng
 Đà lạt, có gió từ kẽ hở tường giam. họ cũng dành [ riêng ]  cho tôi .

       Không phải tôi ao ước.  Chứ những người như Duyên Anh, Nguyễn Thụy Long  ngày nay ; được nếm cái mùi tù tội chơi vơi vài ba ngày [ thôi ] , họ sẽ thấy sướng hơn làm tình , và sẽ thăng thiên ngay trong cái thế giới ấy !  Tôi nói thế, vì tù lính sướng lắm  , chỉ tội có nóng nực kinh khủng mà thôi.   Lao tù miền Nam, kẻ có  tội bị  tù [] tất nhiên !  Tội thời chiến, họ cũng biết vậy, nên dễ dàng thông cảm [ với ] anh em lao tù.   Không hay đánh đập, hành hạ, mà chỉ [ bị ]  hành hạ, khi nào kẻ ấy vào tù, còn ăn cắp, trộm, đánh lộn, bài bạc ...

        Thế giới mà Duyên Anh viết, là thế giới mà tôi  (TTK)  đã kinh qua, đã sống.   Duyên Anh kỳ tài, chẳng biết anh đã từng du đãng, từng ở tù lính, từng đau thương trong cái cảnh hèn mọn , bé mọn - giữa đời sống vì nghèo nàn hay chăng?
         [ Nhưng ] thật sự, Duyên Anh là một nhà tâm lý học , tâm phân học - ngoài một tiểu thuyết gia.   Đọc sách Duyên Anh, ta còn xem như đọc hàng vạn quyển của S. Freud, nói về phân tâm học.  (  mà làm gì S. Freud có [ là tác giả] được hàng vạn quyển ? ). [].


    trần tuấn kiệt

-----
* -  tạm lược 1 đoạn :  kê khai những tác phẩm của văn sĩ Duyên Anh
    - các   [ ... ] ,  chữ  của  Biên tập .               
      ( TP ).


( TÁC GIẢ   /  TÁC PHẨM / TRẦN TUẤN KIỆT-
   saigon, việtnam, 1973 -    tr. :  170- 175 )

                                                    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ