Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

thi sĩ quách thoại ( 1929- 1957) yêu ai, để có ' trăng thiếu phụ' -

tác giả, tác phẩm / trần tuấn kiệt
saigon, viêtnam, 1973 .

                      
Lời dẫn:
          ... năm 1957, Quách Thoại qua đời, lâp tức  Hàn Mặc Tử & Quách Thoại, nhà thơ siêu thoát  ra mắt, (  Đai Nam văn hiến, Saigon xb 1960,  tái bản in ty-pô 1965   )- bị phản ứng mãnh liệt.  Từ người anh ruột Đoàn Tường, phản đối, em ông ta  qua đời , tại nhà thương thí Lao Hồng Bàng (  Saigon 5 ) , không phải chỉ có một bà -xơ vuốt mắt.    Rồi phu quân   nữ  thi sĩ ( Vi Khuê ),  đọc sách xong, cơn nóng bừng  bừng  bốc hỏa,  đỏ mặt, ghen , tức hận ...   Bây giờ , chàng phu quân của  nữ thi sĩ, cũng đã  '  ra đi không mang va li theo,   chân không đi ba ta ...'.  
           Tuy Thoại,  mang tiếng,  là biên tập viên tạp chí Sáng tạo / Mai Thảo  ( nhận tiền tài trợ USIS Saigon) ,  nghe tin Thoại qua đời  trong nhà thương thí , thì , không  tên nào tới  thăm,  chu cấp tiền bạc , thuốc thang ,  kể cả  ' tên đầu sỏ  Mai Thảo mặt  ngựa'   vẫn  chụm đầu  hằng đêm tại nhà hàng Văn Cảnh -    hít hà   cặp má vũ nữ  - và  anh ruột, là  Đoàn Tường ,   sau này cũng  qua đời trong  nghèo túng ở thời bao cấp tại   Làng Báo chí  ( quận 2 bây giờ ) -   chết cũng chỉ  mang theo được sự bội bạc đối với bạn bè( Mai Thảo ) , anh em ruột thịt. ( Đoàn Tường- Lý Hoàng Phong ) . 
        ...  giới thiệu một đoạn viết về Quách  Thoại của Sa-Giang-  Trần Tuấn Kiệt , trong sách TÁC GIẢ, TÁC PHẨM   in tại Saigon 1973 - hồi đó ,in  lần đầu tới 3500 ấn bản.-  , giá 350 Vnđ. cho tập sách dày 222 trang, khổ  13x 19cm.  

ĐƯỜNG BÁ BỔN.
                                
                            quách thoại với ' trăng thiếu phụ'
                                            bài viết : trần tuấn kiệt

        (...)  Chàng ta phải ở trong một căn gác tồi tàn , thất tình hay đang say  tình, đạt đến độ khoái ngất của tình cảm , hoặc kỳ thú tột bực, hoặc cô đơn vô cùng.   Chúng ta mới cảm thông, hòa hồn xác, thể phách vào tiếng thơ Quách Thoại , với bài Trăng thiếu phụ  tuyệt vời, như một  tiếng thở dài thoát ra và làm khua động trăng sao, làm ớn lạnh trên đường u- tịch.

         Rất nhiều thi nhân đã chết sớm, bởi vì trong linh hồn nao động của họ không phút nào yên tĩnh và chịu đựng nổi hư vô !   Một Bích Khê, Hàn Mặc Tử [ ] trong quyển này xin ghi lại. 

        Khi viết về Bích Khê ngày xưa,   tác giả ( TTK) có những lời nhận định về nhà thơ này một cách nghiêm khắc,  nhưng tầm vóc của Bích Khê, một tầm vóc lớn, mặc dầu thiên tài Bích Khê chưa phát hiện trong tác phẩm, thi ông đã mất đi.

        Quách Thoại cũng [ trong ] dòng thơ ấy.   Dòng thơ chảy xiết về cõi thê lương hắc ám của hố thẳm, của hoang liêu, của hoang mộ và địa huyệt.
         Thi ca Việtnam có dòng thơ ấy, nó mang cái âm vang, từ thơ Chế Lan Viên, Hàn  Mặc Tử thời tiền chiến , và mang cái âm vangx a hơn của Edgar Poe, Baudelaire, Omarkhayyám chẳng hạn.   Trong thi ca Việtnam hiện đại, tác giả đã ghi về nhà thơ Quách Thoại, như sau :

        "... những năm tạp chí   ' Sáng tạo' xuất hiện, đến tạp chí ' Thế kỷ 20' , ' Văn nghệ ' - những số báo  này có nghệ thuật tiến bộ, bài vở giá trị, xứng đáng, hữu ích cho người đọc.   Những người trí thức thực sự không là thứ vang bóng, không trưởng giả , kiểu cách, hoặc hợm hĩnh, như nhiề utuần báo công kích họ ..."

       Những nhà văn tiến bộ này đã làm mới nghệ thuật, ngòi bút sắc bén, và tư tưởng hoàn toàn mới lạ, tư tưởng Hiện sinh.

        Trong số đó có Quách Thoại ,  Ông là một thi sỉ có óc tân tiến , có tâm hồn thơ mộng tuyệt vời, muốn làm mới một số thi-ngữ, với bản chất thơ là thường; hầu như say thơ không ngừng nghỉ.
        Ông vốn tên thật là Đoàn Thoại, em nhà văn Đoàn Tường, chủ bút tạp chí ' Văn nghệ ' , sinh vào năm 1929  tại Huế.    Thuở nhỏ, sống trong gia đình đông anh em, mỗi ngưởi lưu lạc một phương ; nhưng ông có lúc [ đã ] vào chùa để say sưa mùi Thiền, về sau viết ở hầu hết các báo tịai Thủ đô.  
      Tâm hồn  luôn ngây ngất, với gió trăng huyền sử, Quách Thoại đã nhân cách hóa, hoặc  Thần hóa trăng  trở thành một nàng thiếu phụ diễm mộng trong khung cảnh huyền thoại hoặc Liêu trai .
      Ông sáng  tác nhiều, lúc chết, còn để lại 3 thi phẩm [ bản thảo ] :

                                               GIỮA LÒNG CUỘC ĐỜI *
                                              NHỮNG BÀI THƠ TÌNH ĐẦU TIÊN
                                              CỜ DÂN CHỦ .
------
* sau này  báo  ' Văn nghệ' , Đoàn Tường đã xuất bản . (TP )
-------
     Về sau, ông mất vì lao, tại Bệnh viện Hồng Bàng, trong cảnh  liêu vắng, chỉ có người anh và vài bè bạn đưa tiễn.
    Thơ và cuộc đời Quách Thoại, có cái âm hưởng vang bóng của Hàn Mặc Tử.  Đây là 1 bài thơ đạt thần của Quách Thoại :

                                           THƯỢC DƯỢC

                                   Đứng im ngoài hàng dậu
                                   Em mỉm nụ nhiệm mầu
                                   Lặng nhìn em kinh ngạc
                                   Vừa thoáng nghe em  hát
                                   Lời em ca thiên thâu
                                   Ta sụp lạy cúi đầu .

      Nhưng,  tiếng thơ hay nhất của ông ,  có lẽ,   là bài Trăng Thiếu Phụ Ôm ấp mối tình u  uất, để rồi trong 1 đêm trăng sáng, nhà thơ đành gởi tiếng thở dài lên khoảng bao la, chẳng bến bờ !  Mối  u tình  đó, nhà thơ muốn tâm sự mình trở thành bất diệt, thiên thu vạn đại, vẫn còn ngân mãi tiếng lòng mình.   Chẳng biết đó có phải là một u tình , như thiên tình sử Trương Chi, mà
 ' Khối tình mang xuông tuyền đài chưa tan ' hay chăng ?

     Đây là bài Trăng thiếu phụ của Quách  Thoại :

                                      TRĂNG THIẾU PHỤ

                                 Đã mấy  đêm trường tôi không ngủ
                                 Nằm thao thức nhớ mảnh trăng thu
                                 Đã biết bao lần tôi tụ nhủ
                                 Rằng cho tôi chết giữa âm u
                                 Cớ sao trăng sáng ngoài kia nhỉ ?
                                 Làm động tình tôi giữa buổi đêm
                                 Tôi nhắm mắt nằm không dám nghĩ
                                 Sợ nhìn trăng lạnh rớt bên thềm
                                 Tôi muốn phòng tôi luôn mãi tối
                                 Xin trăng đừng chiêu lướt qua song
                                 Tôi muốn hồn tôi chìm lạc lối
                                 Cho tàn chết hết cả hoài mong
                                 Cơ khổ cho tôi còn nuối mộng
                                 Làm đau chăn gối giữa đêm thu
                                 Chỉ tội hồn tôi thêm náo động.
                                 Mà thươngmà sợ mảnh trăng lu .
                                 Tôi sợ ngày mai trời sẽ sáng
                                 Trăng thu mơ mộng sẽ không còn
                                 Tôi gặp mặt người , người đã bán ,
                                  Cả mùa xuân đẹp thuở sắc son
                                  Chao ơi ! trăng hỡi ! trăng thu đẹp !
                                  Trăng của lòng tôi hay của ai ?
                                  Tôi mở hồn thơ thôi khó khép 
                                  Gởi cả lên trăng tiếng thở dài
                                  Và cho tôi ngủ cho tôi ngủ
                                  Thao thức làm chi mãi thế này ?
                                  Trăng tội tình chi mà ấp ủ ?
                                  Mảnh lòng thi sĩ hoá thơ ngây
                                  Bởi đâu lệ nhỏ lăn trên gối
                                  Tôi thấy cô đơn lạnh lắm rồi
                                  Tôi biết đời tôi e hấp hối
                                  Mà trăng thì sáng tận trên đời
                                  - Không người thiếu phụ đứng bên tôi !

                                                 QUÁCH THOẠI

    Nhưng  thơ Quách Thoại không chỉ sầu thảm hơn  mùa đông, cô liêu như  mộ vắng, như lời thốt ra từ 1 bóng tối ma trơi nào !
      Thơ Quách Thoại  còn mang hình ảnh của những bước  chân đới, những buổi chiều Việtnam thê lương, đầy sắt máu và khổ đau ' của một nòi giống chịu nhiều khốn nạn '. ' 
      
       Đọc Quách Thoại, hinh ảnh của quê hương thời loạn, mà tâm hồn người đã nhiều đau xót và quá nhiều phũ phàng của cuộc đời.
        Có khi nào những kẻ gây nên xương máu cho nòi giống, gây nên tang tóc điêu linh cho dân tộc, hãy đọc thơ người - mà hồi tâm  - bớt say máu và ngăn đi cuộc chiến bạo tàn phi nhân xưa nay ?   Ắt hẳn là không ?

         Nói đến Quách Thoại mà chẳng nhớ đến nhà thơ Chế Vũ * ,   thì thật là một bội bạc lớn cho những người viết văn học thời chiến  .

         Chế Vũ  sống trong thời loạn, chết giữa sự cô độc.  Xưa nay, thi nhân bao giờ cũng chết  trong cô độc, họ chết giữa tuổi đời đang lên.    Giữa mùa Xuân đang vừa hé nụ, giữa lúc mà người tình bắt đầu vang dội tiếng giày gần đến cổng.

         Thi nhân tại sao lại âm thầm lặng lẽ ?   Tại sao lạo phải chịu tai họa và ít khi chống chọi nổi với hư vô ?   Có phải số kiếp của người thơ là số kiếp con tằm nhả tơ làm kén hay chăng ?

        Cớ sao trải qua suốt thiên thu, nói đến thi sĩ, nói đến thi nhân; thì người ta như nhắc đến một Từ Thức về trần gian, một chàng Orphée thổi sáo   , dọa đày từ địa ngục trở về ngơ ngác, để cho bầy thú dữ xé xác, hay nhắc tới thi nhân là đầu bù tóc rối mà lòngdạ đảo điên, bởi thế sự thường bạc ác như vôi !

      Một thế hệ thi nhân thả hồn mây gió, lãng mạn đã lùi lại trong tư trào tranh đấu chống ngoại xâm.   Thi nhân đi thẳng vào lòng cuộc đời, thi nhân vẫn hằng ngước mặt và thở phào những hơi thở đầy hoa lá với trăng gió muôn đời. 
  
     Nhưng thi nhân của thế kỷ lầm than, đã đứng lên, và hơn nữa đã từng nhìn đời, hòa nhịp đời,  hòa tư duy với toàn thể nền văn minh nhân loại.

      Thi nhân ý thức và nhận định rõ trạng huống xã hội, dấn thân và yêu đời, đối kháng với đời sống mãnh liệt, những giá trị sáng chói, do cuộc đối kháng giữa lương tâm con người và bản năng thú vật của con người khắp đây đó.

      Nhà thơ chẳng còn gì chống chọi với  hư vô, mà đặt hết tâm hồn, nhà thơ còn đời sống xã hội, hiểu biết xã hội, tập thể và kiến thức của nhân loại, hết trong tháp ngà mà bước vào gia nhập với xưởng thợ, với phu hồ, vơi việc cầm binh đánh trận, việc xây dựng kinh tế, chánh trị văn hóa của đất nước. 

       Thi ca thêm hơi thở ấm, thêm sức sống mạnh, dù có phản kháng siêu hình, cũng đã trài qua sự hiểu biết về xã hội của toàn thể.

      Không tự cao tự đãi tự mãn, nhưng biết mình là cao đại và xứng đáng là lẽ đẹp, xứng đáng vai trò của người trí thức trong buổi nhố nhăng  loạn lạc.   Thi ca ngày nay đã trải qua giai đoạn' bùng vỡ ý thức'- không phải nói tào lao  như chuyện' ngộ' Thiền.   Mà là giữ nguyên  tinh thể, mở rộng tồn thể học, lượn vòng trên đỉnh hư không mà tạo ' tiếng  ngàng ngang trời ' , giữa thác lũ cuồng ,   ' bông hoa đầy đất '.  

    Nói đến thi ca  - Ta có thể nương theo triết lý mà đặt ra câu hỏi  : ' Thi ca là gì ?' 

    Thi ca  cũng như triết học, đôi bên, đều ở trên chót vót của đinh cao; nhưng cách nhau,  bởi một  hố huyệt sâu thẳm chìa nanh vuốt chơm chởm gớm ghê !   Hoặc cách nhau bởi miệng núi lửa, nên  cả hai đều ở 2 đỉnh riêng, khó bề vang vọng âm vang lẫn nhau.

     Ta có thể kéo Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Đồ Chiểu, Tôn Thọ Tường về đây , để hỏi chuyện Thi Ca Là Gì ? -  hay chăng ?

                                        Nhất thiên minh  nguyệt giao tình tại
                                        Bách lý hồng sơn chính khí đông
                                        Nhãn đề phù vân khan thế sự
                                       Yêu giang trường kiếm quải thu phong

      Đó là   câu đồng vọng lời đáp về tiếng thơ Nguyễn Du, Đồ Chiểu hoặc Phan Thanh Giản  với  :
    
                                           Minh tinh chín chữ lòng son tạc
                                           Trời đất từ đây mặc gió thu

     Thi ca là gì ?  hay 'Thi Ca Hiện Đại  ' là gì ?  Ta có bao giờ chịu lắng nghe lời các nhà thơ nói thầm trong Thi ca của họ  một cách  thấu đáo và ngậm ngùi, chân thành mà đón nhận .

       Tiếng thơ văn hiện đại nào mà chẳng có vang bóng từ nguồn mạch phát tiết tự thưở xa xưa .

                                           Xưa kia ta đã bên thành
                                           Cỏ cây cũng nhớ thương mình ra hoa

      Thơ văn  dấn thân rồi, những tâm hồn cao đại, bao giờ cũng phải làm một cuộc'  đê đầu tư cố hương' như Lý Bạch , vì nhận thấy  rõ ràng là cái cõi náo hoạt xô bồ kia, quả thật tình không có man mác mây trrời, bao la bể rộng, để cho tâm hồn thi nhân vươn dài trong cõi ngan ngát gió sương.

         Mở rộng chân trời thiên vạn cổ đến thiên thu sau, thi nhân chẳng còn là 1 hình ảnh linh hoạt, như 1 chính trị gia sừng sững, thực tế và đang chinh phục đời sống bằng kế hoạch hành động thế này, thế nọ.

       Càng trầm tư càng chìm sâu vào cái mông lung, nếp gấp hư ảo,  giấu biệt mù hình tich và tiếng nói, chỉ còn có dư ba, chỉ còn có lời vọng, có âm  vang giữa cõi trời đất tĩnh mịch này mà thôi vậy.

      Nói nôm na, muốn thấy cái sự hành động của thi nhân, đừng ngó dò cẳng ngo ngoe của hắn, mà cùng nằm ngủ, coi hắn, thỉnh thoảng có mớ lên lời gì chăng ?   Từ tâm thức phóng nhiệm ra, từ cõi vô thức, hay vô tâm trào ra Như Lai ý nhiệm về các tòa sen ở cảnh Niết bàn.

    Không có tham vọng giao tiếng nói với thiên thu vạn đại, nhưng tiếng nói  u-yên, tiếng nói là ngôn ngữ tồn thể, là vĩnh thể, là ẩn thể lạ thường châu báu, nhà thơ sống hay chết để lại cho đời.

       Tuy nhiên, thi ca Việtnam co các điều khác với thi ca Nga Xô.   Khác ở lề lối tổ chức cho thi  sĩ tuyên truyền, dù là tuyên truyền trí thức và nghệ thuật như các thi sĩ  của đảng CS.

      Thơ đọc trước công chúng, đó là cách trình diễn, thơ nói thẳng và thơ công cụ cho 1 chiều hướng đó.   Dù đôi khi chính người viết cũng có tham gia vì nể anh em, nhưng thấy chẳng phải, không đúng và thơ ở các nơi trình diễn đó không phải là dòng suối hay dòng sông tuôn chảy ra khơi, theo cách điệu của nhà si sĩ toàn chân.

      Người Việtnam làm thơ khá dễ dàng, mà hời hợt, nhưng ngoài hàng triệu người thơ ấy - cũng có 1 số thi gia có chân tài, thiên tài, lỗi lạc, những người đó gọi là ' nhập thần', theo quan niệm thần giáo của người soạn.   Giai đoạn nhập thần là giai đoạn đã sinh ra giá trị lịch sử, triết học, khoa học hoặc đạo học.   Đó là đấng Giác Ngộ hoàn toàn  đang trở thành bất tử. 

      Nói đến bất tử cũng không khỏi thiên hạ  đời nay cho là khuôn sáo.   Nhưng người thơ bất tử là những người đạt được Thần tính  do tu luyện .   Làm thơ là làm 1 việc của nhà đạo giáo, thực nghiệm bản thân, để đạt thần.   Nói  tự nhiên, như thế vậy . ( ...)  [] 

       trần tuấn kiệt

-----
*  CHẾ VŨ ( 1931- 1961)
     Tên thật Hồ Xuân Tịnh.  Sinh 1931 ở Huế, chính quán thành phố Vinh.  Thời kỳ kháng chiến đã hoạt động văn nghệ về thành mới in thơ.   Đã xuất bản ' Hoa tâm tư'  ( 1956)  gồm hơn hai chục bài, hầu mượn nguồn cảm húng, vay mượn [ từ ] người  đi trước .   Kỹ thuật chưa có gì sâu sắc, hay dùng từ ngữ sáo.  Nguồn rung cảm  cá nhân vị, kỷ, nhưng chứa nói lên thành khẩn được ý muốn ấy.   Chịu ảnh hưởng, gần nhu quá trung thành, khờ khạo trong thơ tình Xuân Diệu.   Chẳng hạn ở bài ' Tha thiết' .    Sau, ông có giọng, hơi thơ của người có tâm hồn, nhưng chưa mấy thuần thục, tư tưởng xáop loạn, tiếng thơ chưa bứt lên được.  Trong tập thơ trên, có đôi bài hay, chẳng hạn' Em tôi'  chân thành, xúc cảm.
        Phê bình tập thơ đầu tay xủa Chế Vũ, ông Uyên Thao nhận  xét có phần xác đáng :
        "... Thơ anh  cũng tỏ ra hứa hẹn  một tương lai đẹp đẽ, song điều kiện để tiến tới là : vấn đề ' chỉnh bị con người' theo quan niệm riếng ấy, chúng tôi hy vọng và chúc anh sẽ tự thắng trong những bước đường tới.   Và, tuy chưa hề nghĩ, sẽ viết cho anh  1 vòng hoa, chúng tôi vẫn sẵn sàng gửi lời chào mừng anh ở những ngày tới.   Riêng trong ' Hoa tâm tư' , ngoài hết mọi điểm đã trình bày, tôi muốn nhắn cùng Chế Vũ : ' Hãy nên  quay về bới những nguồn cảm hứng của mình hơn là vay mượn.... "
           ( tạp chí Sinh Lực, số 2 ra ngày 1- 12- 1956, Saigon ).

 (  trích  NHÀ VĂN HẬU CHIẾN : 1950- 1956 / THẾ PHONG (  tập 3:   bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM 1900-1956   -  Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon 1959 - hoặc có thể xem trên website <  Newvietart.com  > ( France )  .

trần tuấn kiệt


( TÁC GIẢ / TÁC PHẨM / TRẦN TUẤN KIỆT-
    saigon,  việttnam, 1973 - tr .   38 -  47

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ