Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

phần thứ 1 : miền bắc 1950-54 ( quốc gia việtnam)


                         nhà văn hậu chiến 1950- 1956    2
                                       thế phong 



                                                        --------------------------
                                                             PHẤN THỨ NHẤT
                                                          MIỀN BẮC 1950 -1954
                                                             (Quốc Gia Việtnam )
                                                                          -----
                                                               CHƯƠNG NHẤT
                                                            NHÓM THẾ  KỶ

                                      Tiết 1.-  Khái quát vế các nhà văn trong nhóm Thế Kỷ :
                                           BÙI  XUÂN UYÊN- TẠ TỴ - XUÂN NHÃ ( nữ)
                                                         HOÀNG CHU NGẠC
                                     Tiết 2 .-  TRIỀU ĐẨU
                                     Tiết 3.-   TRÚC SỸ
                                     Tiết 4.-   PHAN PHONG LINH
                                     Tiết 5:     KẾT LUẬN VỀ NHÓM THẾ KỶ.
                                                          ----------------------


              Tiết 1.     KHÁI QUÁT VỀ CÁC NHÀ  VĂN TRONG NHÓM THẾ KỶ
         
1. HOÀN CẢNH CHÍNH TRỊ .

       Nhóm Thế Kỷ  xuất hiện ở Hànội vào thập niên 50.    Tạp chí Thế kỷ , cơ quan diễn đạt  của nhóm.
      Gồm các   cây bút :
       Bùi Xuân Uyên ( chủ nhiệm ) , Trúc Sỹ, Triều Đẩu, Phan Phong Linh, Tạ Tỵ, Nhã Ái ( nữ - sau đổi Xuân Nhã.
       Giữa hoàn cảnh   nô lệ thực dân Pháp, Quốc gia Việtnam độc lập trong lồng son Liên Hiệp Pháp; ngoài kia, kháng chiến đi  vào giai đạon phân hóa.   Dân chúng trở về Thành, sống cảnh cá chậu chim lồng : hoàn cảnh  xã hội tác động vào tác phẩm của người văn nghệ ý thức.
 
     Nhóm Thế Kỷ tụ tập   được một số nhà văn chân tài, về phóng sư tiểu thuyết có Triều Đẩu;
truyện ngắn trình bày hoàn cảnh xã hội sâu sắc của Tạ Tỵ; truyện dài có Trúc Sỹ, truyện tâm lý tình càm tiến bộ của Ái Nhã, đến thơ của Phan Phong Linh, nét đặc biệt: hoài cổ.  Tất cả, tạo thành  nhóm có thực lực, uy tín trong văn giới.   Chính tạp chí này đã đăng truyện ngắn của nhà văn Toàn Phong, sau ông trở thành giáo sư lỗi lạc về ngành Không gian NASA.

        Trước khi giới thiệu nhà văn, thơ điển  hình: Triều Đẩu, Trúc Sỹ, Phan Phong Linh- và tiết sau,  chúng tôi nói đến số nhà văn viết sơ lược.

 2. BÙI XUÂN UYÊN

       Sinh 1922 -- 199?- Saigon, tại Hànội.  Còn ký  Hi Di.  Bùi Xuân Uyên viết bình luận, nghiên cứu văn học, chính luận.
        Năm 1954, ông là tác giả truyện dài Luyện máu ( ký Hi Di) đăng nhiều ký trên nhật báo Tự do ở Saigon.

3 . XUÂN NHÃ

     Tên thật Nguyễn Thị Mến.     Sinh 1928 ở Hànội.  Vợ của Bùi Xuân Uyên, bài đăng trên Thế Kỷ ban đấu,, 1950 ký Ái Nhã.   Truyện ngắn tình cảm, tâm lý sâu sắc, chưa xuất bản thành sách.

4.  TẠ TỴ.

    Sinh 1921 ở Hà Đông- 2004,Saigon.  Tốt nghiệp Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông  Dương ở Hànội.(  khóa chót)    Họa sị lập thể, được giải thưởng của Phòng Triển Lãm Duy Nhất năm 1942-43 ở Hànội. ( Salon d' Unique ), Giả i hưởng Báo chí Việtnam tại Triễn lãm Hànội vào tháng 8- 1946.
  
       Tạ Tỵ còn viết truyện ngắn, làm thơ đăng trên các tạp chí Thủ đô, Nói thật,  Thế Kỷ... Truyện ngắn viết rất sâu sắc, như Cẩm Nhung ( trên báo Đời Mới, Saigon), Những đưá trẻ mất dạy ( Đất Đứng, 1956), Thằng bé đánh giầy ( báo Sinh Lực, Hànội), 

        Truyện ngắn mổ xẻ .   Nội tâm và dựa trên tự-sự-kể-hóa về đời sống tác giả trải nghiệm.
       Sau 1955, viết phê bình văn học rất sáng giá
 .
        Đã xuất bản: Những viên sỏi ( tập truyện, 1962), Yêu và Thù ( 1970), Mười khuôn mặt văn nghệ ( phê bình, 1970), Mười khuôn mặt văn nghệ hôm nay  ( 1972), Cho cuộc đời ( thơ, 1971 )
v. v. ...

5.  HOÀNG CHU NGẠC .

   Đứng trong nhóm Thế Kỷ qua cuốn truyện dịch  Wuthering Heights ( Trên cao gió lộng) của Emily Bronte.  Sựi thâm nhập văn hóa giữa các nước lá cách  làm giàu cho  nền văn học.  Như Lê Đình Chân với tác phẩm dịch của S. Maugham, bản việt ngữ: Một đêm trăng -- hoặc Giản Chi qua Con người cô độc của Lỗ Tấn- còn Hoàng Chu Ngạc dịch chưa thoát, ngôn từ trúc trắc, có thể vì chú trrọng dịch sát nguyên tác .

TIẾT 2
TRIỀU ĐẨU
 ( 1909- 198? )

TIỂU SỬ .- 

       Tên thật Nguyễn Văn Phùng.  Snh 14 - 7- 1909 ở  Bắc Ninh.  Họa qua Trường  Bưởi, làm công chức thời Pháp. Viết văn từ thời tiền chiến, chỉ từ 1950, mới lao vào nghiệp văn cách dấn thân.   Ông qua đời ở Saigon sau năm  1980.(  không nhớ hính xác năm  )

TÁC PHẨM. -

    Trên vỉa hè  Hànội , phóng sự ( Thế Kỷ, Hànội 1952) - Lá Thư Hànội, tạp bút ( Tân Quảng Lợi, Hà nội 1954 ) - Tranh tối tranh sáng, truyện dài ( Trần Dương, 1953) - Trên vỉả hè Saigon ( Sàigon, 1957) - Những thiên đường lỡ ( Saigon, 1957)- Năm chương tự ngôn ( Saigon, 1968)- Men rượu đế, truyện dài, (  Saigon, 1969) v . v . ...

KHUYNH HƯƠNG.-  

       Triều  Đẩu có giọng văn hài chước, châm biếm sâu độc, về thói hư tật xấu xã hội đương thời, qua nhỡn quan phán xét tinh tế của tác giả.   Tác phẩm đầu tay Trên vỉa hè Hànội, khi xuất bản  gây được một dư luận trong văn giới cách rộng rãi ở Thủ Đô.   Truyện dài Tranh tối tranh sáng chưa mấy xuất sắc, bước sang  Lá Thư , gồm tạp bút, phê bình văn học, hồi ký - chỉ hồi ký - ông viết đặc sắc ở điểm chân thực.   Bài phê bình sách Đồi thông hai mộ, theo lối viết phê bình phóng túng ( critique spontanée) , lập luận thiếu vững chắc, nệ tình cảm.

PHÂN TÍCH  TÁC PHẨM CHÍNH .

      Trên vỉa hè Hànội   ra đời, khi ấy, là một xã hội đầy cuồng loạn , bát nháo.   Người Hànội cũ lục đục hồi ư, mỗi người một lối sống, nghĩ, cảm thụ riêng tư.   Tình anh em co dãn, đạo lý khủng hoảng suy đồi, miếng cơm manh áo ảnh hưởng trực tiếp con người hơn hết.   Không tình thương mến, đùm bọc gia đình, như truyện Cô Chính - mô tả nhân vật đi lang thang, người anh hắt hủi, dấn thân vào đường giang hồ vô định.    Người mẹ lúc trẻ bị cưỡng hiếp, sau đẻ ra Suzan, đứa con 2 dòng máu , không biết cha mình là ai ?   Người mẹ trẻ đi lấy chồng, con riêng bị bố dượng hành hạ.   Tả cảnh chàng nghệ sĩ bi đời ghẻ lạnh, xã hội lãng quên, đọc đến đây liên tưởng đến  văn Nam Cao :

      " Nước mình còn nô lệ, thì tiếng mình còn bị chê khinh và bọn nhà văn còn bị rẻ rúng, bạc đãi;  coi như một hạng người  không có cũng chẳng thiệt thòi trong xã hội."

     Triều Đẩu  nhớ tới nhà văn ấy, trong  Nhà Tôi.   Đến Gái năm con, , mô tả nhân vật nữ, chồng qua đời, tái giá; mụ đích giải quyết dục tình.   Qua một truyện khác  , Tình trưởng giả, nhấn mạnh sự khắc biệt của 2 trình độ văn hóa, khó dung hòa, cuối cùng tan vỡ.   Hoặc, trong Chim bồ câu trắng, Tết Hồi cư,
 Nhân quả, Người ơi ! ... mỗi truyện  là một cảnh sống đầy hỗn  tạp -- như sau chiến tranh, động đất; kẻ sống sót có cảm tưởng ngày mai không còn nữa; họ thay đổi cách sống, sống vội, yêu cuồng, giải quyết tình dục cấp thời, chóng vánh.   Bối cảnh sau 1950 ở Hànội tạo thành thiên phóng sự linh động, sâu sắc.

      Trên vỉa hè Hànội gói ghém  nhiều phóng sự : Thiếu nữ lang thang, Ăn cơm tây, Cô Hoa, Rau muống vắt chanh,  Nhà tôi, Bộ com lê hai nghìn rưởi, Gái năm con, Tình trưởng giả, Nhân quả, Chim bồ câu trắng, Vầng trăng sáng ...

      Này đây, Cô Hoa, em Loan, thuộc một gia đình trung lưu  hồi cư về Hànội.   Loan đi làm thuê nuôi gia đình.   Nhân vật nữ dám nghĩ đến tình yêu, bởi tinh yêu không cùng đi với đạo luật, nghị định .   Tại sao vậy ?  tác giả lý giải thật sâu sắc, người đọc phải não lòng thương  xót nhân vật, đi làm chi có mục đích có miếng ăn.

   :... Chỉ  biết Loan đi làm rất đúng giờ, ốm không dám nghỉ ? giữ gìn từng ly từng tý để khỏi mang
tiếng.   Từ chối mọi bức thư tình cảm của người quen biết  hay không quen biết; mặc dầu nhiều khi lòng trinh nữ cũng cảm thấy rộn ràng.   trai tim người ta, anh ơi !   đâu phải là gỗ đá.   Loan đã cố thủ trước mọi cuộc tấn công tình ái, chỉ vì -- như nàng vẫn tin tưởng một cách chắc chắn -- ái tình không được phép đi đôi với những đạo luật, nghị định..."

   Tâm trạng cô chị như ở trên, còn cô em, Hoa yêu  thích  thơ văn, có tâm hồm văn nghệ.   Quãng đời còn ở hậu phương, Hoa yêu Quân, văn nghệ sĩ.
  Cũng như   Lý Văn Sâm, Vũ Anh Khanh thường đề cao vai trò người văn nghệ, với Triều Đẩu, là Tóc thề -- nhận định về mặt này, tác giả viết :

   "... Họ không   tính đến chuyện cưới xin.  Vì trái lại với thường tình, họ đã yêu chỉ để mà yêu.   Vả lại, nếu có xin làm rể, chắc chắn Quân sẽ bị từ chối.   Anh chưa có công ăn việc làm nhất định.   Danh từ nghệ sĩ đẹp đẽ thực, nhưng viển vông quá : Ở đời, người ta cần một thứ gì thực 
tiễn hơn ! ..."

    Nguyễn Bính với Giòng  dư lệ , Thâm Tâm với Các anh hãy uống thật say   khóc tình gặp gỡ  chẳng nên duyên  phận, hoặc như T.T.KH. với 3 bài thơ bất hủ : " Nếu biết rằng tôi đã có chồng /  Trời ơi người ấy có buồn không ?". Vậy thì yêu  chỉ để yêu, người nghệ sĩ không việc làm chắc chắn lại vác khăn gói  lên đường vô định; còn nàng ở lại vương vấn, lấy chống thì lấy nhưng nhớ người tình cũ.    Cái khổ là  ở điểm này, và thất tình dễ làm người ta tưởng  hạnh phúc,  mà vẫn chưa hạnh phúc -- hồi tưởng, làm  khổ đời nhau nhiều hơn.   Có lẽ vậy,  khi lý giải nhạc Đoàn Chuẩn, nhạc sĩ tài hoa vẫn làm cho người yêu   thích lãng mạn hồi tưởng : " Mối tình nghệ sĩ như giấc mơ / chóng tàn vì vướng muôn ý thơ " .

     Trở lại với Quân,  yêu không trọn vẹn, khăn gói lên đường, cố quên tinh yêu của năm tháng cũ.   Người yêu ở lại, gia đình gặp hoạn nạn -- Bố nàng, chỉ vì đánh chắn bị bắt , phải đi cải tạo, và một chính trị viên chú ý con gái  phạm nhân, hứa cứu bố vợ tương lai, với điều kiện nhân vật nữ  làm vợ anh ta.   Cùng dọc đoạn ăn được mô tả, giọng văn châm biếm thật sâu cay, mỉa mai, độc địa.   Và chỉ ở cái xấu này, văn
 Triều Đẩu mới phát huy được :

       "... Ngày xưa tôi đã nấu bếp. Nhưng từ khi  ra giúp nước được làm chính tri viên, tôi quên hẳn hình thù cái soong, cái chảo.  Hì. hì ! Thế mà có những món ăn đặc biệt, tôi không bao giờ quên.   Cô cứ yên chí.   Để bao giờ cưới, chúng ta sẽ ra chỉ thị  để gia  nhân họ nấu: ô nào pô ta roay an, nào bút sê a la rét, típ tâm banh ... "

       Bộ com lê hai nghìn rưởi , tả nhân vật nam lưu manh trong giai đoạn tranh tối tranh sáng, ra tay chớp cơ hội.   Thành tích sản xuất thuốc lá Bastos giả, từng  thuê những bộ com-lê đắt tiền  để làm mánh.   Có một ngày, hắn gặp người làm công, xưa  kia quấn thuốc lá thuê  cho hắn.    Hai vợ chồng Nha và Nụ ( Nụ xưa kia, đã bị hắn cưỡng hiếp)  nghe chủ cũ  giở môi mép, để bán bộ com-lê cho người làm công cũ :

     "... Con định đưa nhà con  chiều nay đi dự một  dạ hội Cứu tế, có thiếp mời hẳn hoi.    Thế mà bộ com-lê chưa lấy được.   Thế có giận không chứ ?
       Nói xong, nó nhìn chòng chọc bộ com-lê của hắn.   Hắn hiểu ý, giọng tự nhiên :" Nếu anh muốn, tôi để lại cho anh bộ com-lê."
.

    Nha trố mắt ngạc nhiên, nghiêng mặt, môi trề xuống, như không hiểu .   Hắn phải bồi thêm mộtt trùy bịp bợm:
     - Nay mai tôi đi khai mỏ.   Anh cũng biết là đi khai mỏ với bộ com-ê lịch sự như thế này bao giò ?   Cho nên tôi rất có thể để lại cho anh.   Để bằng gí rẻ thôi vì tình nghĩa thấy trò ai mà còn ăn lãi.   Tôi vừa may hai nghìn rưởi đấy :
         Nha mừng quýnh, vỗ vai vợ, nói lớn:
     - Tiền nong có quản gì, miễn là được mặc bộ quần áo ông chủ cũ Nha là sướng rồi ! ..."

     Tác gia tả chủ cũ túng quẫn, đầy cơ hội tính, nên gạ bán thẳng thừng.   " Chẳng ai đi khai mỏ với bộ com- ".  Bên có tiền,  mua được bộ com-lê chủ cũ, hãnh diện, lại sẵn dịp đang cần.   Sự sung sướng ra mặt của Nha chẳng khác  Xã Bèo mua được miếng đất Trương  Dần , kẻ xưa kia từng khinh miệt
 Xã Bèo. (*) .
------
trong truyện dài ĐẤT/ Ngọc Giao. 
   xem thêm : NHÀ VĂN TIỀN CHIẾN 1930-1945 / LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆTNAM : 1900-1956 / THẾ PHONG .  ( đã đăng trên web < Newvietart.com> ( France ).
------
      Nhân vật chủ cũa Nha : cởi quần áo trong quán giải khát gần đó, hẳn là không mấy hợp lý .   Vai trò chủ cũ vẫn còn đầy đạo lý;" Tình nghĩa thầy trò ai mà ăn lãi ?" .  Giả thiết, tác giả cho đoạn này chìm đi, không cần tả, thay quần áo ở đâu, chẳng hại gì ?

      Nhân vật được mô tả trong Trên vỉa hè Hànội  - mỗi nhân vật đều có cá tính riêng biệt , mỗi cảnh đời một hoạt cảnh sống động, lột được bộ mặt xã  hội thời Hànội hồi cư.   Nhưng chưa có tác giả viết phóng sự hoạt kê , đã thực hiện được như Giông tố của Vũ Trọng Phụng thời tiền chiến.

     Vào thời bấy giờ, Triều Đẩu  là  khuôn mặt văn nghệ sáng giá của phóng sự hoạt kê.    Đánh giá về
Trên vỉa hè Hànội, thì ;

     "... Cây bút  trào lộng của Triều Đẩu đã dùng cái cụ thể diễn tả cái trừu tượng một cách bất ngờ làm cho người đọc phải bật cười.   Cười rồi lại phải im bặt ngay để mà suy nghĩ ..." (*)

------
nhật báo Tiếng Dân / Hànội / chủ nhiệm: Cung Mạnh Đạt, số ra ngày 27-12-1952. 

       Lá thư Hànội,  truyện khác của Triều Đẩu  đáng được nói tới.   Qua bài điểm sách, cụ thể, phê bính sách Đồi thông hai mộ không có  gì đặc sắc.   Qua  Thư gửi từ Hànội cho người bạn,  , chỉ có tính cách
riêng tư, giữa nhân tinh cũ với người bạn ở xa - không khiến người đọc bận tâm
.  
      Chỉ riêng tự-sự-kể Ảnh và Hưởng , viết dưới dạng hồi ký là đặc sắc.
      Nhân vật Đại, không ai khác hơn , là chính tác giả, ông kể lại thời chìm nổi thật chân tình,  xúc động.   Là nhà văn đáng nể, trong lối viết tự-sự ờ hậu chiến. 
 
        Đại, con nhà gia đình trung lưu , thuở nhỏ theo học chữ nho. sau chuyển  học chữ tây, qua gtrường làng lên tỉnh, đậu bằng Cơ Thủy (*) , vào  Trường Bưởi .    Đại trọ học  ở Thụy Khuê ( ven Hồ tây, gần Trường Bưởi ). Tốt nghiệp, Đại là công chức của Chính phủ Bảo hộ, lập gia đình, sinh con, đẻ cái, sống  an thân .  Vợ chết. Đại lại tiếp tục cưới vợ khác. 1948, Đại bước vào đời viết văn, rồi nổi tiếng.(**)   Tự-sự-kể
-------
*   Certificat d'étude primaire complémentaire. Văn bằng Cơ Thủy ( nay, bằng tiểu học) cao hơn văn bằng Certficat  d' étude primaire élementaire, còn gọi là Sơ Học  Yếu  Lược .
**    - tự-sự-kể này được viết kỹ, rõ hơn trong NĂM CHƯƠNG TỰ NGÔN  / Đại Nam văn hiến, Saigon 1968.   Góa vợ năm 29 tuổi, sau đó cưới vợ , Những truyện ngắn đầu tay  đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bẩy vào 1948, như: " Tình nghĩa vợ chồng-"   Láng giềng Quan- " .
------
của Triều Đẩu, tuy chưa  nhận  là  tôi như đối với Nguyên Hồng - nhưng Đại - kể lại ,  đời mình thật chân thành.   Truyện tự sự  rất hiếm, tuy không phải không  có câu chuyện cảm động để viết ra; nhưng với người viết và người đọc- thì cái tôi là cái đáng ghét - (*)  khoe mình.  
----
* le moi est  haisable.
----
       Với Triều Đẩu , viết Ảnh và hưởng, tả cuộc đời  niên thiếu đến thanh niên, vốn sống riêng của ông không thể tương đồng với bất cứ ai  khác.   Nói như Alfred de Musset ( 1810- 1857):   " muốn viết  đời mình, đầu tiên phải sống trải   "- và vốn sống của ông được viết lại như thế nào ?   Có thể, nhân vật Đại từng đọc   Confession d'un enfant du siècle của A. de Musset - hoặc tư tưởng  J.J. Rousseau được dẫn lại  ở trang 101 trong sách của ông. 
 
       Viết về đới mình, Charles Dickens mô tả, qua cậu bé trong truyện David Copperfield, tác ohẩm nổi tiếng thế giới.    Đạt được giá trị, điều kiện cần , đủ xây dựng tác phẩm vẫn thành khẩn, nếu biến hóa tính xấu thành tốt như E.  Renan , hẳn bớt nhiều gái trị thực của văn chương.

    Còn   đối với Triều Đẩu, tác giả Ảnh & Hường thì sao ? phần sau sẽ được lý giải.

    Trên kia, tôi nói đến tự truyện thời tiền chiến, không phải chỉ có Nguyên Hồng,   còn Mạnh Phú Tư, Thiết Can, Nguyễn Đức Quỳnh .   Giai đoạn hậu chiến từ 1950 là bắt đầu với Triều Đẩu.   Tả quang cảnh đời thơ nên thơ, vô tự ất; khi chưa phải lo áo cơm, danh vọng:

     "... Chao ôi ! cái tiết tháo ngây thơ và trong sạch đó  , sao anh không giữ được mãi ?   Cho tới ngay nay,  sau mấy chục năm lăn lóc với đời, anh đã khổ vì danh nghĩa vợ chồng,  và nhục vì  nhục   vì đại nghĩa tình ái .   Giờ đây chạy theo những con chim xanh để không bao giờ bắt được, anh đã trở về với gia đình, với người vợ đăm chiêu và khắc khổ.   Anh đã bâng khuâng nghĩ tới thời gian ngây thơ đẹp đẽ mà loài người đã tượng trưng  được nghĩa vợ chồng và tình yêu không nước mắt trào, giữa một anh con trai lên sáu và cô con gái lên ba ...".

     Trọ học  ở nhà  thầy cùng bạn học lớn hơn, nhân vật Đại thường bị bắt nạt.   Hơn một ngày hay một việc, kẻ lớn hơn thường ăn hiếp kẻ yếu hơn.   Viết đoạn văn này, không phải cho ông, còn cho tôi, cho anh - trong một xã hội chung một thời đoạn  chính  trị.   Hãy thu mình nhỏ lại, nghe Triều Đẩu tả trò lớn dọa dẫm :

      "... Thế rồi chiều chiều , thầy cư đi đánh tổ tôm hoài để mặc Đại ở nhà cùng với vài trò khác, cũng trọ như thầy, như Đại.   Và có lẽ hy vọng được thầy săn sóc riêng như Đại.   Đêm đêm, thằng học trò lớn --  thằng ở nấu cơm cho thầy -- thằng đó đem chuyện ma ra kể, làm cho lũ trò nhỏ sợ rúm người lại.    Xa nhà xa cha mẹ, sống với một tâm hồn tí hon, với những suy nghĩ thơ ấu,  Đại đã sợ hãi vô cùng.   Đêm đến, tiếng dế, giun kêu đều đều, tiếng ễnh ương cất lớn ngoài ao.   Đó là lúc những con ma đen ngòm thè lưỡi đỏ  dài xuống tận đất, hoặc cái lao lăn xả vào chân Đại.   Và, đó cũng là lúc những con ma hát nghêu ngao, nằm võng đưa tít trên ngọn tre, để, nếu Đại đã đi qua, nó sẽ ngã ngay xuống cuốn ngay đi.   Tất cả đã được tạo nên  tư miệng thằng trò lớn.   Và cứ mỗi buổi tối, những hình ma, những hình ma cử động quái đản đó lại hiện ra để dọa nạt Đại.   Thấy có hiệu lực, thằng trò lớn lại thêm bớt thay đổi chương trình.   Cho đến khi một lũ ma đi cà kheo và múa may giữa đồng khuya thì cũng vừa lúc Đại được gọi về, lên tỉnh học ..." 

     Phác họa qua vài nét  điển hình về một gia đình, tác giả cho người đọc hiểu rõ môn đệ Khổng Mạnh chịu ảnh hưởng, rối tác động đến đời sống thường nhật ra sao :

      "... Ông cụ  thân sinh ra anh, như trên đã nói, là một ông đồ nho  thich ngâm thơ, uống rượu, đánh tổ tôm và hát ả đào.   Có khi mê mệt đào hát làng bên, ông cụ quên cả về nhà.   Bà vợ có kỳ kèo thì nhất định là quyền của bà.   Nhưng ông cụ nại những nguyên lý tối cao của  Khổng Mạnh để mắng chửi om sòm và dùng cả đấm đá để bảo vệ cái quyền bất khả xâm phạm.   Bà cụ chỉ còn khóc lóc và mấy cô em  gái đã lăn xả vào lôi mẹ ra ..."

      Đối với thanh niên  chịu ảnh hưởng tây học nhìn cảnh này, nhân vật Đại đã phản đối, dầu là âm thầm, qua những dòng chữ viết, chống đối bất công từ bao đời, hiện vẫn tồn tại.    Ở tuổi 20, cô gái bên cạnh ở tuổi dậy thì, tấn công tình ái, thờ ơ -- mà nhân vật đã hiểu gì  về tình yêu là thế nào đâu để đáp lại ?   Nhân vật nữ,t, sang nhà Đại trọ học  dò la.   Tác giả mô tả nhân vật này thật linh hoạt, vì Đại không đáp lại dục vọng Mít, nàng chạy theo chàng thợ bạc.   Thâm ý tác giả lên án sự lãng mạn đáng thương của cô gái tỉnh lỵ, với lời bình chê trách khá nặng nề :

     "... Đại đang ngồi học trong nhà trọ, bỗng thấy cô Mít ở nhà bên cạnh tự nhiên sang chơi.   Cô đến ngồi sát cạnh Đại.   Cô hỏi han về việc học của Đại một cách vẩn vơ và Đại đã đáp lại một cách ngây thơ đáng tiếc.   Nhưng mấy hôm sau cô Mít đã trở về ... Còn anh thợ bạc có cái răng vàng cũng đã quay về với vợ con.   Gã cứ phớt tỉnh như không có chuyện gì xảy ra ..."

    Vào Trường Bưởi , cụ thân sinh Đại, quần the thâm   như cụ Lý, dẫn con đến, bị anh gác cửa bĩu môi.   Tác giả tả lại, qua một pha thật sinh động.   Thói đời thời nào cũng vậy, anh kém học, dẫu ở địa vị thấp kém, lại hay tỏ ra sĩ diện hão, tự cho mình cao trọng :

     ".. Cụ Đồ hỏi anh công séc  *
     - Thưa Ông  , trường đã nhận học trò vào chưa ạ ?
       Liếc mắt nhìn ông lão nhà quê với anh học sinh cũng nhà quê, gã liền bĩu môi khinh khỉnh, sau khi giang tay đóng sập cánh cổng lại:
     - Ồ trường còn nghỉ.  Hỏi vớ vẩn ...
-----
* concierge, người gác cổng ( TP )
-----
       Tác giả lên án tất xấu người ag1c cổng, nhưng cũng không quên bà hàng bán nước ở cổng trường..   Họ nghèo, nhưng là Mạnh Thường Quân, bán chịu cho học trò nghèo thiếu, khi các cậu còn hàn vi, chưa ra trường , chưa trở thành ông Thông, cậu Phán Tòa Sứ .. Hãy cùng tác giả nhớ lại hình ảnh mẹ con bà hàng nước ngòai cổng  -- qua giọng văn  hoạt kê, tả chân, đầy lòng thương xót :

     "  Chủ hàng   là một người đàn bà có tuổi, mặt đậm nắng đầy vẻ phong trần.   Hơn nữa, những nét hằn chằng chịt trên  khuôn mặt , tố cáo  một cuộc đời nhiều lo toan và đau khổ.   Bà góa chồng đã lâu, sống nghèo nàn với một đứa con đen đủi.  Hai mẹ con đã từ bao lâu nay sống với một loại khách hàng duy nhất và  dễ dãi, học trò ngoại Trường Bưởi.  Có gì đâu, quả me chua loét, chiếc bánh mật cứng nhắc, múi bưởi về chiều khô đét.   cái tụi khach hàng quen thuộc này có bao giờ chê bai hay khó tính đâu ?   Họ vui vẻ nhận tất cả những món quà trước giờ học và ăn một cách ngon lành.   Bà hàng đã quen các  cậu, biết tên từng người, vui lòng bán chịu, nếu cậu nào không sẵn tiền.   Cho tới sau này các  cậu làm  nên kỹ sư hay thạc sĩ, giáo học hay thư ký, có trở lại thăm trường, vẫn còn trông thấy ti tiện với ngôi hàng nhỏ trên bãi cỏ, có một người đàn bà lam lũ đã từng bán quà chịu cho mình với một độ lượng vô biên..."

    Tả tác phong  người lao động, biết làm lụng, ít khi nghĩ đến hưởng thụ -- như vợ chồng nhà chủ cho thuê phòng trọ, học sinh ăn cơm hàng ở gác trên, chủ nhà ở dưới.    Gia đình trung lưu này không đến nỗi nghèo như mẹ con bà bán nước rong, song họ chắt chiu, căn cơ :

     " Chí thú suốt đời , ông Phú đã làm được một căn nhà có gác con con, nhưng không dám hưởng
thụ.   hai vợ chồng chỉ ở căn dưới, dành gác cho học trò ăn cơm tháng.   Nấu cơm cho học trò từ ngày có Trường Bưởi, vẫn là mối lợi cho dân làng Thuỵ Khuê.   Làng này ở sát Hồ Tây ..." 

     Tuổi trẻ dễ xúc động yêu đương, với Đại, bắt đầu tuổi mười hai.   Người đầu tiên dạy Đại yêu thì đã bỏ lỡ cơ hội, như giới thiệu là cô Mít.   Rồi Đại bắt gặp môt cô gái làng khác xinh xắn, đi qua nhà.   Đại hay nói bông lơn.   Cô gái làng dễ bắt nhịp yêu, tưởng lời bông đùa cậu học trò có tình ý  .  Cô dốc tiền để dành
trong ống sắm sửa quần áo tươm tất.   Mỗi lần gánh nước qua nhà , nên đại hay bông lơn.   Cô gái làng dễ rung nhịp yêu đương, tưởng lời bông đùa của cậu học trò có tình .   Mỗi lần gánh nước qua nhà, mong  dịp gặp cậu học trò.   Cậu học thi, quên lời ân ái quảng đại với cô gái siêng năng gánh nước ấy.   Đoạn văn thật tâm lý, đầy xúc động, nhất là đoạn tả Đại hồi tưởng, sau, hối hận vì không ngờt cô gái làng yêu mình đến thế :

     "... Đại bỗng để ý tới một cô gái làng, cổ cao quá kích thước và  làn da trắng trẻo như bột gạo.   Cô ăn mặc cũ kỹ như lúc đi làm ở nhà Ô  Mền * .  Mỗi chiều nghỉ việc về nhà, cô vẫn đi gánh nước, cũng tạo nên những cái cổ cao và khuôn mặt trắng trẻo như vậy.   Cô sống âm thầm cần cù ít nói và hình như làm được bao nhiêu tiền cô đều chắt chiu bỏ cả vào ống làm vốn ( ...)   Thật cô đi qua, vai nặng chĩu.   Đại nói đùa  bâng quơ :   "- Cô gánh nước có nặng không? "  :- Nào ai biết.  Chỉ biết sau đấy, anh chàng Đại lại phải vùi đầu vào những kỳ thi.   Nhưng ngoài ngõ cô em bị một phát tên vô hình bắn vào ngực đã bước vào tình trạng mới. Láng  giềng bỗng thấy cô thay đổi, sung sướng vui vẻ tươi cười.    Ống tiền giữ gìn bấy lâu cô đã thẳng tay bổ vỡ toang ra để sắm quần áo mới.   Như vậy, tất cả số tiền công nhà Ô  Mền  tích trữ từ mấy năm nay trong ống bương, thì một buổi sáng đẹp đẽ, đã bương hết nhẵn.   Rồi thì chiều chiều thắng bộ đồ mới, cô đi gánh nước, gánh mãi, ganh mãi.   Vại đầy, chum đầy, cô tưới cây, cây tràn trề, cô tuới đất, đất đã ướt sũng, cô tưới bàn chân cô, tấm lòng cô.   Giả sử lúc ấy anh chàng hôm nọ trên cửa sổ, chỉ nói cho một câu đẹp đẽ như hôm nào thì cô mình sẽ bớt đau khổ, không tuyệt vọng  và thừa tin tưởng,  để,  nếu chàng muốn, nàng sẽ gánh nước, gánh mãi, gánh nữa, gánh đến cạn cả Hồ Tây ... Nhưng than ôi !  Trên sông hồ, bóng người đã vắng .   Cái gã  ba hoa gieo tai họa mà không hay đã quên khuấy cô nàng như cơn gió thoảng ..." 
----
*  Ô  Mền  : Bìère d' Hommel -  hãng bia nổi tiếng của Pháp vào đầu thế kỷ XX. (TP ). 
------
      Thuở học trò, tuổi đẹp nhất đời người, chưa mang lụy danh lợi, tình yêu -- dễ mở lòng nhân ái.   về bản chất : nhất quỉ nhì ma, thứ ba học trò, trêu ghẹo  bạn, nhiều khi không có ác ý.   Học sinh thời kỳ đầu thế kỷ XX, thời Pháp thuộc, ít học sinh quên câu :

     "... J'  aime en vous  votre famille dont vous êtes la joie ... J' aime en vous votre patrie dont vous êtes l'espoir.   Modeste, je vis, modeste, je mourrai ..."

        Tác giả dẫn đoạn sau, phiên âm  tiếng việt, chính âm điệu này, từ giáo sư đọc cho học trò - tạo một không khí vui nhộn.   Trò cười ồ lên chế nhạo lẫn nhau, sau khi đã ra trường, vẫn không  quên được !

        Triều Đẩu có giọng văn đùa cợt sâu sắc: không ác độc, như văn của De Amicis áp dụng vào đây không sai :  "... ba mươi năm sau , cá anh mới thấy hối hận, vì ngày xưa đã tệ bạc với thầy !..." 

     " Giáo sư  A-na-mít trong buổi học cuối cùng đã cao hứng hạ đôi kính trắng và tuyên bố như vậy.   Để kết luận, giáo sư đã dùng câu này đây -- có` lẽ của Guyau -- nhưng đã đọc bằng giọng hoàn toàn việtnam :   " Dem ăng vu, vốt phăm mi đồng vu dết la doa, dem ăng vu bát ty đồng vu dết lét boa.  Nô đét dơ vi dơ mô đét dơ mua dê."   Mặc dầu trong lũ học trò có anh đã phải lấy hai ngón tay giữ  chặt hai môi để khỏi bật tiếng cười khả úy, đồ đệ của Khổng Tử đã bình đoạn văn trên đây của đồng bào Voltaire  một cách khoái trá  say sưa như một bài thơ Đường tức cảnh vậy.    Giờ đây, sau này mấy chục năm lăn lộn với đời mưu sinh và trà trộn với rất nhiều hạng người, Đại thật nhiều khi đã chán nản.   Trong những giờ lỏng lẻo của đời thực tế mới có dịp ôn lại những năm tháng sống với thầy và bạn ngày xưa.   Đại cảm thấy sống lại cái thời đẹp đẽ của vô tư mà niềm hy vọng được đặt trên bó hoa hồng.   Đôi kính trắng của giáo sư chữ nho lại hiện ra cùng với những danh từ Việtnam phăm mi bát ti ..." 

     Đại tiếp tục đau khổ, tiếp tục với nghề kế toán và biết lấy vợ,  có ý đào mỏ, thật  chẳng còn ý nghĩa !   Hồi ức dĩ vãng trở lại đầy ăm ắp  trong dòng chữ viết của nhà văn từng trải, khuây khỏa nỗi phiền muộn, bù lại ngày thiếu thốn cơm, áo ở hậu phương.

     Đại, tác giả hoá thân bước vào hiệu sang trọng:
     "...Hắn ta từ đâu lại . Thì hắn vừa từ hậu phương lại.   Và nhất định hắn sẽ đi tới ô-ten  Phú Gia , hoặc Mỹ Kinh Tửu Điếm.   Điều mà hắn còn băn khoăn bây giờ chưa biết là đi Mỹ Kinh hay Phú Gia ...?" 

       Triều Đẩu  thành công với lối viết tự-sự, đời sống từng trải qua nhiều truân chuyên , cay đắng.   Ông chịu ảnh hưởng lối viết phóng sự châm biếm, hay đùa cợt, nhả nhớt, kể cả trong tự-sự-kể - đôi khi, không cần phải làm ra vẻ khôi hài.   Truyện dài Tranh tối tranh sáng  chỉ là một thí nghiệm cách viết truyện dài, không bằng phóng sự hoạt kê, hồi ức tự-sự-kể.

 KẾT LUẬN.-

         Triều Đẩu có giọng văn châm biếm, thích hợp với đoản truyện, như Trên vỉa hè Hànội.   Hồi ức Ảnh và Hưởng ( trong tác phẩm Lá thư Hànội ) Triều Đẩu thành công   vượt mức .    Luận về giá trị  đồng tiền thật sâu sắc, quả như đồng bạc, có thể hiểu theo 2  nghĩa :  đồng là tiền và bạc cũng là tiền.- nếu không biêt sử dụng,  tiền   trở thành  bạc ( nghĩa)  ! Triều Đẩu mai mỉa tiền vi quí cũng vì vậy.   Chân lý  của con người ở giai đoạn hồi cư, chỉ là tìm ăn  uống, và  giải quyết tình dục.   Tiền vi quí tạo phản nghĩa  vợ chồng, bạc tình thâm phụ tử, phản trắc thầy trò, bạn bè lừa lọc, trên chẳng ra trên, dưới chẳng phải dưới !  Triều Đẩu ghi lại trong tác phẩm, giá trị cả văn chương và ý nghĩa. Đôi khi văn Triều Đẩu độc ác, lại trầm lặng như tiếng đàn trầm, sôi nổi như triều cường lũ.   Triều Đầu thành công ở phóng sự hoạt kê, thêm nữa: hồi ức tự-sự-kể.   Ông là nhà văn   có tư tưởng tâm thúy, sâu sắc, nổi tiếng của thời đại văn chương hậu chiến.  []

    thế phong 
                                                                                      ( còn tiếp :    tiết 3 /  trúc sỹ . ) 

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ