nhà văn hậu chiến 1950- 1956 - thế phong-
về các nhà văn hậu chiến : 1950 - 1956 *
[ quốc gia việt nam & việt nam cộng hòa ]
thế phong
Lời dẫn:
- đây, bài nhập đề tập 3 NHÀ VĂN HẬU CHIẾN 1950-1956 / THẾ PHONG ( Đại Nam văn hiến xuất bản lần thứ 1 , Saigon 1959) có tái bản lại , vào khoảng năm 1973 - sửa chữa , đánh máy lại , in rô- nê- ô rõ ràng, đẹp hơn, bìa mầu nâu - đến nay không kiếm ra. Tôi sẽ cho đăng lại tập 3 nhà văn hậu chiến 1950-1956 ( trong bộ Lược sử văn nghệ Việtnam: 1900- 1956 * ) để bạn đọc có thêm tư liệu văn học tham khảo, về 1 thời đoạn văn học Quốc gia + Việt Nam Cộng Hòa ( 1950- 1956).
* bộ LƯỢC SỬ VĂN NGHỆ VIỆT NAM GỒM 4 TẬP:
1 - nhà văn tiền chiến 1930 - 1945
2 - nhà văn khàng chiến chủ lực 1945- 1950
a) nhà văn kháng chiến chủ lực 1945-1950
b) nhà văn miền nam 1945- 1950 .
3- - nhà văn hậu chiến 1950- 1956
[ quốc gia việtnam & miền nam/ việtnam cộng hòa)
4 - - tổng luận 60 năm văn ngh ệ việtnam 1900-1956
[ riêng tập này đã dịch sang anh ngữ :
a brief glimpse at the vietnamese literary scene , from 1900- 1956,
translated from the vietnamese by đàm xuân cận ]
dai nam van hien books , saigon, south vietnam 1970)
- bạn đọc cũng có thể tham khảo tại web < NEWVIETART.COM > ( France )
THẾPHONG
Saigon, Dec, 9, 2012.
G iai đoạn kháng chiến, từ 1945 đến 1950, Việtnam độc lập được gần một năm. Tiếp, Pháp chiếm lại Hànội ( ngày 19- 12- 1946) , cho dù đảng phái Quốc gia hay CS đều bỏ phù hiệu riêng, đoàn kết trong danh xưng kháng chiến chống thực dân tái xâm lược. Suốt chín năm ( 1945- 1954) , thì kháng chiến ở bốn năm về sau đã hao hụt thực chất; Mác xít ra mặt lãnh đạo -- và cho đến 20 -7- 1954, phân chia đất nước, danh xưng toàn dân kháng chiến mất hẳn ý nghĩa. Song trên bình diện văn nghệ; ý thức toàn dân kháng chiến tạo được một nền văn học có chiều sâu và rộng.
Giai đạon văn nghệ phân hóa, văn nghệ Mác-xít -- theo hẳn lối sáng átc được chỉ huy-- nhất là sau 1954 miền bắc là , Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa . Còn Quốc Gia và miền Nam ( VNCH) , văn nghệ chỉ là vườn hoang , mọc đủ loại thảo mộc.
Trong tập này, với người khắt khe cho là quá nhiều -- người dễ dãi cho là chưa đủ. Với tôi, vẫn chì là bắt voi bỏ giọ, và tất nhiên chủ quan ý riêng : thiếu sót tất nhiên không thể tránh. Nhìn vào những người viết sách nhân định văn học trước, như Vũ Ngọc Phan, kết luận cuối trang sách phê bình văn học, có đoạn :
".. Trước hết , bộ sách này là bộ phê bình văn học, như tôi đã nói nhiều lần, vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả nhà văn. Sau nữa, trong khi tôi viết những trang phê bình về thơ, có nhiều nhà văn chưa có sách biên khảo, chưa có kịch hay tiểu thuyết ra đời. Như vậy, biết căn cứ vào đâu cho chắc chắn ? Rồi lại những nhà văn chính
trị, tuy đã có văn thơ in trên báo chương hay xuất bản thành sách, cũng không có trong bộ phê bình này; vì một lẽ ai cũng hiểu, khi nhớ đến chế độ hiện hành về sách báo. Còn những nhà văn chuyên viết những sách Pháp văn thì tôi cho là không phải nói đến trong văn học Việtnam ( ...) Tôi xin nhắc lại đây một lần nữa rằng, bộ Nhà văn hiện đại này không chỉ là một bộ phê bình văn học, không phải là một bộ văn học sử. Trong văn học sử, người viết cần phải xét rất kỹ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến văn phẩm, rồi lại phải định rõ cả sự liên lạc của nhà văn nọ với nhà văn kia đồng thời hay khác thời đại. Nếu không đủ được những điều côt yếu ấy, để định rõ phong trào văn học , thì dù có văn học sử đi nữa, người ta cũng chỉ coi là một mớ sứ liệu .." (1)
Thời gian này tác phẩm viết bằng Pháp ngữ, như Phạm Duy Khiêm với Légendes des terres sereines và Nam et Sylvie; hoặc Nguyễn Tiến Lãng: Le Chemin de la Révolte, Phạm văn Ký với Frères de Sang, Celui qui régnera; Cung Giũ Nguyên Le Fils de la baleine - nhà sử học Lê Thành Khôi với Viêtnam, Histoire et + Civilisation v. v. .. không nói đến- cũng như lý do mà ông Vũ Ngọc Phan đề cập ở trên.
Đến nhà chính trị văn sĩ Hồ Hữu Tường vói Phi Lạc sang Tàu, Phi lạc bỡn Nga ... thì cũng vậy. Cả đến loại sách trinh thám kỳ tình, kiếm hiệp, phong thần, phỏng dịch, chắp và; được gọi là tác phẩm văn học -- chúng tôi xin phép không nói tới.
Rõ hơn là Phạm Cao Củng có mặt từ tiền chiến với Kỳ Phát ; hoặc truyện của
Người Nhạn Trắng cũng thế v. v. ..
Tác giả Hoàng Như Mai, thời gian 1950-1954 trong kháng chiến, chúng tôi đưa vào tập này, vì vở kịch Tiếng Trống Hà Hồi đặc sắc, được in ra và trình diễn ở Hànội. Có thể nói điển hình bộ môn kịch là Tiếng trống Hà Hồi.
Bước sang bộ môn biên khảo , đưa Duy Sinh vào một tiết , như một điển hình cho lớp người viết biên khảo; cũng vẫn chủ quan thô thiển , so với Diên Hương, Thu- Giang - Nguyễn- Duy Cần . Khi đối chiếu lại, thì Duy Sinh không thể giá trị bằng hai nhà biên khảo vừa nêu danh.
Trở lại bình diện văn nghệ hậu chiến, tập 3, gồm trên dưới 100 nhà văn ; chọn 30 điển hình, nói tới, cặn kẽ; so với người khác, viết tóm lược. Cũng vẫn chủ quan thô thiển và tự nhận thiếu sót Bởi còn nghĩ xa hơn rằng :
" không thể viết đầy đủ các nhà văn mình muốn đưa vào một quyển, thay vì mỗi nhà điển hình phải viết hẳn một cuốn điển hình về họ ..".
Nên, coi những trang viết này chỉ là chữ viết ( écriture) trong bộ sách này, mà không là
văn học ( littérature ) như quan niệm của Michel Butor (2) .
Lẽ, trang viết có y nghĩa tổng quát hơn.
Còn nữa, bộ sách này chỉ là kết quả viết về tác phẩm các tác giả mà tôi đã đọc, đưa ra nhận xét của riêng tôi, giùp cho nghề tôi nuôi nghiệp ( littérateur ) .
Từ 1950 đến 1956, biền chuyển thời cuộc tác động đích thực vào đời sống văn học mà nhà văn sống trong đó.
Ở miền bắc của Quốc gia Việtnam ( 1950- 1954) , nhóm Thế Kỷ tạo thành một
Triều Đẩu, qua những mảnh đời phóng sự hồi cư nóng bỏng, hàng ngày phải đối phó với đòi sống, tạm gọi ' độc lập trong lồng son Liên Hiệp Pháp' .
Còn thêm nhà văn điển hình như Hoàng Công Khanh với Mẹ tôi sớm biệt một chiều thu ( truyện) Bến nước Ngũ Bồ ( kịch dã sử).
Nguyễn Minh Lang , ngọn bút tài hoa của văn chương lãng mạn mới, qua Gái Hànội, Nước mắt trong đêm mưa, Cánh hoa trước gió .. ( 2 tập)
Hai nhà văn này, chúng tôi đề cập ở Chương 3 ( tiết 3 và 4) -- nhưng tập 3 này xuất bản ở Sài Gòn vào 1959 ( Loại sách Đại Nam văn hiến, trong Nhà xuất bản Huyền Trân,
Nhật Tiến chủ trương). bị kiểm duyệt bỏ trọn tiết.
Bản in lại lần thứ hai , in lại đầy đủ; nhưng trong lần này vẫn phải để trống phần phân tích; vì lý do tầm thường -- không kiếm được tái bản này in vào 1973.
.
Hai nhà văn điển hình khác nói đến trong Chương 3 : Thanh Hữu , Văn An .
Về các nhà thơ điển hình : Đinh Hùng, Nguyễn Quốc Trinh..
Viết tóm lượccác nhà thơ : Hoàng Phụng Tỵ, Song Nhất Nữ, Băng Sơn, Vân Long, Trần Nhân Cư ...
Bình diện văn nghệ miền Trung [ Quốc gia Việt Nam ] vào giai đoạn này, nhà thơ điển hinh được nói đến :
Huyền Chi ( nữ) Hoài Minh và Thanh Thuyền .
Viết tóm lược các nhà thơ : Hồ Đình Phương, Huyền Viêm, Thế Viên ...
Bình diện văn nghệ miền Nam [ Việt Nam Cộng Hòa], nhà văn điển hình:
Nguyễn Thị Vinh
Linh Bảo ( nữ )
Phạm-Thái-Nguyễn Ngọc Tân ( Phạm Thái kèm tên thật Nguyễn Ngọc Tân, phân biệt với một Phạm Thái khác trùng tên ).
Chấn Phong
Hư Chu.
Viết tóm lược : Tùng Long ( nữ ), Quỳnh Hương ( nữ ), Thiếu-Mai-Vũ-Bá Hùng ( nữ), Minh Đăng Khánh, Tạ Quang Khôi, Tường Hùng, Kiêm Minh, Nguyễn Hoài Văn, Uyên Thao, Tô Kiều Ngân ...
Một số nhà văn khác nổi tiếng sau giai đoạn 1956, như Võ Phiến ( chưa có tác phẩm xuất bản ) .
Phải kể thêm trong sớ đó: Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đình Toàn, Nguyển Thị Thụy Vũ, Trùng Dương ( nữ ), Nguyễn thị Hoàng, Túy Hồng ( nữ), Võ Hồng, Thế Uyên, Tuấn Huy, Thế Nguyên, v. v .. của Đệ II Cộng hòa . ( sau 1963 trở về trước ) .
Riêng về phóng sự tiểu thuyết :
Hoàng Hải Thủy với Vũ Nữ Sài Gòn (3) ,
Duyên Anh qua bút hiệu Thương Sinh.
Toàn Phong với Đời Phi Công...
chúng tôi chưa có cơ hội nói đến -- và nhờ Vũ Ngọc Phan giải vây sự khốn đốn -
" vậy không lẽ gì bắt buộc soạn giả phải nói đến tất cả các nhà văn ..." .
Thêm nữa, khoảng thời gian viết đến lúc in ra ( dầu cho là in ronéotypé cách vài năm ) . Do đó, chưa kịp nói đến Võ Phiến ( Chữ Tình ) (4). và các nhà văn khác, như:
Thế Uyên, Nguyễn Thụy Vũ, Toàn Phong, Cung Trầm Tưởng, Nguyễn Đình Toàn, Thế Nguyên, Văn Quang , Huy Trâm, Phạm- Nguyên- Vũ, Túy Hồng ( nữ), Lê Vĩnh Hòa, Nhật Tiến ( văn ) v. v ...
về thơ: Thái Thủy, Tô Thúy Yên, Tôn Thất Quán, Hoàng Khanh, Cung Trầm Tưởng, Cao Mỵ Nhân, Viên Linh, Trần Dạ Từ ( khi ấy ký Hoài Nam ), Hoài Khanh, Hà Yên Chi v. v. ... (5)
Gíá trị văn chương tiền chiến Tự lực văn đoàn có cả Lê Văn Trương ( tập 1 : nhà văn tiền chiến ), tiếp đến giá tri văn chương lửa kháng chiến ; sau là hậu chiến , tập cuối cùng tổng luận 60 năm văn nghệ Việtnam. .
Đọc Bướm trắng, Nửa chừng xuân, Mấy vần thơ, Gửi hương cho gió, Vang bóng một thời, Thằng Kình, Ngoại ô, Giông tố ... không nhìn thấy đầy đủ hình tương sống cuộc sống hôm nay, phải đọc sách mới thì mới được thấy trong Gió bấc, Truyện năm người thanh niên, Trên vỉa hè Hànội, Cánh hoa trước gió, Trại Tân Bồi, Nhìn xuống, Điệu đàn muôn thuở, Đêm giã từ Hànội, Sợ lưả, Rừng địa ngục ...
Văn nghệ là sản phẩm phản ánh thời đại, nên Kim Vân Kiều có hay đến mức thượng thừa-- cũng chưa thể đại diện cho một khỏng thời gian không tiếp nối .
Tác phẩm Nguyển Du mới chỉ nói lên đầy đủ về xã hội phong kiến giao thời mà tác giả Kim vân Kiều sống -- đủ một số điều tất yếu hình tượng sống lịch sử. Tác phẩm của Karl Marx, S. Freud.. cũng bị vượt qua, hiện nay vẩn cần khối óc siêu việt Oppeihemer, Einstein, Gandhi, J. P. Sartre v. v. ...
Phải hiểu được rằng, lịch sử mỗi nước, như lịch sử văn học, luôn theo đà diễn tiến, tiếp nối không ngừng. Nói khác đi, sử học, văn học sử một nước không thể bị cắt quãng, cũng không bị tùy thuộc vào lập luận một phe nhóm nào để định giá trị vĩnh viễn.
Rất cảm phục lập luận của Vũ Ngọc Phan dẫn trên kia: được gọi là văn học sử phải xét kỷ ảnh hưởng thân thế nhà văn đến tác phẩm, định rõ liên hệ ( chữ dùng: TP). giữa nhà văn này với nhà văn nọ, định rõ phong trào văn học. Càng rõ hơn, được gọi là văn học sử, ít ra phải làm được một bộ sách Lịch sử Văn chương Ngôn ngữ Pháp ( tạm dịch: Histoire des Littératures de la langue francaise ) (6) , do nhóm chủ trương gồm 209 giáo sư văn học thực hiện bộ sách vĩ đại này.
- cảm ơn số bạn giúp tư liệu, ý kiến khích lệ, động viên -- khi tôi khởi sự viết bộ sách này .
- như họa sĩ ( lúc đó còn là sinh viên) Đinh Cường cởi áo, ngồi xếp từng tờ, trên gác căn nhà trọ, cùng tôi chia giúp những trang sách in ronéotypé xếp thành tập, vào cuối tháng 11 1959 - căn nhà nằm ngay phía sau Nhà thờ Công giáo Bắc Hà, ở đường Lý thái Tổ ( Saigon 10) .
- bạn Uyên Thao mượn của ai đó , chiếc máy chữ Remington , có lịch sử sản xuất ngang niên kỷ Tây hạ thành Hànội.( bộ clavier tiếng việt tự chế nên chữ thường bị mất dấu) .
- trung úy Nguyễn Quang Tuyến ( nhà văn Văn Quang) nuôi ăn ở hàng năm , trên căn gác mái tôn thấp lè tè , tôi nhớ đâu đó, số nhà 29c Sư Vạn Hạnh ( Saigon 10 ) nhìn thẳng sang Bệnh viện Nhi Đồng 1 bây giờ ( lúc đó chỉ có 1viện Nhi Đồng) để tôi ra thư viện Quốc gia đọc sách, lấy tư liêu viết sách này.
- cùng với những bức thư tình đầy tâm huyết người-tình-bậc-chị từ Hong Kong gửi về tới tấp, cùng ảnh đẹp như Lý Lệ Hoa mặc sường sám , yêu thầm ít, khích lệ nhiều đối với người- tình-tuổi-em- để có công mài văn, có ngày thành công vang dội !. Chẳng cần phải giấu tên nữa, ông bạn ký giả phóng viên văn nghệ tạp chí Bách khoa đã tiết lộ trên báo ,đó là tác giả Tầu ngựa cũ , và anh Nguiễn Ngu Í đòi xem tấm ảnh của nàng bằng được ! Hóa ra bất cứ tên đàn ông có máu đàn ông yêu nữ đẹp cũng giống nhau như cùng khuôn đúc vậy !
- lại không thể quên bạn vọng niên, một vị giám đốc , từng là sếp thi sĩ Huy Lực ( kỹ sư canh nông Bùi Tiến Khôi ) ở Bộ Canh Nông, 58 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Saigon 1, cấp tiến ăn sáng, giấy duplicateur, và tiền ăn trưa, nếu 11 giờ thấy tôi vác mặt tới. ( nhắc tới kỹ sư BTKhôi: bởi mỗi lần, giám đốc Thức không có mặt tại sở làm, thì anh dắt tôi xuống căng-tin uống nước ).
- sau 1975, Phan văn Thức đi học tập cải tạo, tôi không còn được gặp lại bao giờ ( đến nay) , và tất cả bản thảo của tôi đựng trong 1 va li đầy gửi tại nhà Phan Văn Thức tại Tân An ( Long An) , chắc mất hết - cón hình ảnh từ thuở trẻ của tôi , gửi nhờ tại nhà của Cao Mỵ Nhân từ trước 1975. Năm 1992, nàng sang Mỹ không hề trả lại, chẳng thèm cho biết còn hay mất ?!
- và một sinh viên Trường Luật, sau làm thẩm phán Tòa án Thiếu nhi Saigon
Đào Minh Lượng cung cấp " cơm tây cầm' ( bánh mì thịt) ròng rả 3, 4 năm để tôi ngồi lì ở thư viện , 34 Gia Long ( Saigon 1) đọc sách, cao hứng đã dịch được 1/2 cuốn Nửa đường đi xuống với tựa Au mi chemin descendu .( thầy Nguyễn Đức Quỳnh đọc sơ bản dịch viết tay ).
- nay, Đào Minh Lượng , công dân Mỹ ,gốc Việt, có tên Lương Minh Dao, tác giả tập truyện ngắn THE CASE đăng tải trên web < virgil gheorghiu / the phong >
- cảm ơn thầy Nguyễn Đức Quỳnh, mà Phan Nghj gọi phù thủy văn nghệ ( nhật báo Mới ) ,còn, hiệu trưởng trung học tư thục Nguyễn Sỹ Tế tôn là ' giáo sĩ thành Đạt Ma' ,
Ký giả Lô Răng phong tước ' ông Trùm Corléone văn chương' ... - lắm khi tôi tức mình đến gây sự,' sửng cồ với' thầy' - thầy chỉ yên lặng, bẻ nửa điếu Bastos xanh châm lửa, phán :
" không thể nóng nầy, phải điềm đạm ."
- cảm ơn người viết sách kiêm nhà xuất bản Nguyển Hiến Lê đã mua sách Textes philosphiques của Bíélinsky để tôi có lon gạo nấu cơm chiều , cùng thi sĩ Sao Trên Rừng , tác giả tập thơ Những bài tình đầu , có cơm và lên miệng , ở căn nhà thuê tại xóm đạo Tân Sa Châu ( Lăng Cha Cả). - cha xứ lúc đó , linh mục đầy quyền lực Mai Ngọc Khuê.
( quân cảnh + cảnh sát ít khi lai vãng, kiểm soát tại khu vực này ).
- cũng không thể quên đã chịu ơn nhiều văn sĩ tài danh André Gide, qua cuốn sách viết phê bính về Fedor Dostoievski (7) và cả cuốn Textes philosphiques cùa V. Bíélinsky nữa
- sau cùng, có một lời cảm tạ đặc biệt , gửi Lê Ngộ Châu, chủ báo Bách khoa (9) .
.
THẾPHONG
-----
* (1) NHÀ VĂN HIỆN ĐẠI ( 4 tập) , Nxb Thăng Long, Saigon tái bản 1950. Vũ Minh Thiều , em ruột Vũ Ngọc Phan, chủ trương NXB này, đoạn trên trích trong tập 4.
(2) IMPROVISATION SUR MICHEL BUTOR ( par Michel Butor lui-même). Ed. Gallimatd, Paris 1993.
(3) cón ký bút danh CÔNG TỬ HÀ ĐÔNG.
(4) VÕ PHIẾN : tên thật Đoàn thế Nhơn, Sinh 1925 ở Bình Định, Học ở Quy Nhơn, sau ra trường Thuận Hóa ( Huế), tại đây được Đào Duy Anh chú ý, khuyến khích ( nhận làm con nuôi ?) Sau 1945, ra Hànội học, cuối 1946 trở về Bình Định. Tham gia kháng chiến ở Liên khu 5. Năm 1954 về Thành, làm công chức, đầunăm 1955, viết cho Mùa lúa mới, Võ Thu Tịnh chủ nhiệm ( Huế). Vào Saigon, đầu quâncho tạp chí Bách Khoa (Lê Ngộ Châu), làm nhân viên kiểm duyệt sách Sở Phối Hợp nghệ thuật, Bộ Thông Tin ( gây rất nhiều tai tiếng ) . Chữ Tình, tác phẩm đầu tay, 1956, Mưa đêm cuối năm, 1959 v... Chủ trương Nxb Thời mới.
-NGUYỄN ĐÌNH TOÀN ban đầu ký Tô Hà Vân. Sinh 19-11- 1936 ) tại Gia Lâm ( ngoại thành Tác ohẩm đầu tay Chị em Hải ( 1962), Những kẻ đứng bên lề ( 1964), Mật đằng ( thơ, Huyền Trân, Saigon 1968 )...
-NHẬT TIẾN ; Họ Bùi, sinh 24- 8- 1936 tại Hànội. Tác phẩm: Những người áo trắng ( 1959) , Thềm hoang ( 1962), Người kéo màn ( Huyền Trân, 1962), Chim hót trong lồng ( 1966) . v.. Chủ trương NXB Huyền Trân từ 1959 tại Saigon.
- TOÀN PHONG , tên thật Nguyễn Xuân Vinh. Sinh 1930 tại Yên Bái, thuở nhỏ học École de Garcon de Yen Bái. Con rể tổng đốc Cung Đình Vận. Tốt nghiệp phi công ở Pháp, tư lệnh KQ thời tổng thống Ngô Đình Diệm. Có chân trong Hội NASA ( Mỹ). Đậu Ph. D. Aerospace Science ( USA) , Docteur-ès- Science ( France ) . Giáo sư thường trực tại đại học Michigan ( Mỹ) , thỉnh giáng Đại học Sorbonne ( France) . Tác giả tập truyện ngăn Đời phi công ( 1962 ).
-NGUYỄN THỊ THỤY VŨ tên thật Nguyễn Băng Lĩnh . Sinh 19- 8- 1937 tại Vĩnh Long. Viết văn từ 1865, tác phẩm : Mèo đêm ( 1966), Lao và lửa ( 1967), Khung rêu ( 1969 ) v. v..
-TÚY HỒNG . Tên thật Nguyễn thị Túy Hồng. Sinh 12- 10-1938 tại Thừa Thiên. Viết văn từ 1962. tác phẩm : Thờ dài ( 1966), Tôi nhìn tôi trên vách ( 1979 ) v, v..
-VÕ HỒNG . Sinh 5-5- 1921 ở Phú Yên. tác phẩm đầu tay xuất bản vào 1959 Hoài cố nhân , Lá vẫn xanh ( 1982 ) , Như cánh chim bay ( 1971 ) v. v ...
- THẾ UYÊN : tên thật Nguyễn Kim Dũng, Sinh 1935 tại Hànội. Viết văn từ 1960. tác phẩm: Những hạt cát ( 1964), Mười ngày phép cùa một người lính ( 1971 ) . Mưa trong sương ( 1971 v. v.. Chủ trương Nxb Thái độ, cháu gọi Nhất Linh, Thạch Lam bằng bác và cậu.
-THẾ NGUYÊN . tên thật Trần gia Thoại ( trùng tên thật với Nguyễn Bá Thế cũng ký bút danh Thế Nguyên ). Sinh 1942, tác phẩm in rô-nê-ô đầu tiên trong Đại Nam văn hiến xuất bản cục ( tháng 8 / 1963 ) v. v.. qua đời 1969, chủ trương Nxb Trình bày và là chủ nhiệm tạp chí Trình bày từ 1970.
(5) đường bá bổn viết về các nhà thơ:
CAO MỴ NHÂN, VIÊN LINH, TRẦN DẠ TỪ, HÀ YÊN CHI, ĐÀO MINH LƯỢNG, HÀ PHƯƠNG, DIỄM CHÂU, KIỀU THỆTHỦY, NHƯ LAN, TUYẾT LINH, THANH NHUNG - được đề cập trong quyển Mười hai nhà thơ mới nhất hôm nay / Tủ sách ĐẠI NAM VĂN HIẾN, Saigon 1962.
(6) JEAN BEAUMARCHAIS .. cùng 209 giáo sư soạn giả . Ed. Bordas, Paris 1989.
(7) Ed Plon, Paris , 1926.
(8) Ed. en langues étrangères, Moscou 1960.
(9) - để tặng bạn cũ, kể cả bạn vong niên. nay thì kẻ còn, người qua đời - tới nữa - kẻ ở xa, người ở gần . Họ đã giúp tôi tiền bạc, cơm áo, khích lệ, động viên.
- thì bộ phê bình văn học này, trong đó tập 3 Nhà văn hậu chiến mới ra mắt được vào tháng 11 năm 1959 tại Saigon, thủ đô hoa lệ của VNCH, theo lối in ronéotypé.
- rất chiu ơn Võ thị Diệu Viên, Cao Mỵ Nhân, Đặng Thị Ngọc Oanh, Nguyễn Hiến Lê, Phạm Văn Sơn , Nhật Tiến -- riêng Lê Ngộ Châu đã đăng quảng cáo ủng hộ Tủ sách Đại Nam văn hiến suốt 16 năm liền ( cuối 1959 - tháng 4 / 1975) trên tạp chí Bách khoa.
- sau hết cảm ơn cô Thanh Loan, dốc sức , tận tâm đánh máy vi tinh, trình bày toàn bộ Lược sử văn nghệ Việtnam . Cảm ơn nhà văn nữ Trần thị Bông Giấy ủng hộ 300 USD, trả công đánh máy vi tính.
Thế phong.
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ