Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

don luce : người phát hiện đầu tiên chuồng cọp ở côn đảo



      

    Lời dẫn
             Don Luce, một trong ba người sưu tập,  chuyển ngữ, giới thiệu  tuyển tập thơ WE PROMISE ONE ANOTHER ( tạm dịch: Đợi ngày chiến thắng )  in mimeopraphed  năm 1971 tại  Washington D.C    - mà tôi đã đăng tải nhiều  bài thơ phản đối chiến tranh Việtnam  trên   web < thang-phai.blogspot.com/promise-one-another-to-huu-don-luce  ... > , và  tôi từng  viết :

       "... Bài vào đề   đề cập ba vị sưu tập thơ , có 2 vị  giỏi việt ngữ tận tường ( Don  Luce và John C. Schafer) - họ đã chuyển ngữ tập We Promise One Another,  dành tặng  cho những ai ăn cơm dứoi đất, nói chuyện trên trời.    Trang đầu tiên, đọc giả mở ra, đọc được hàng chữ viết tay :

           " From Vietnamese mythology comes an inspiring about struggling towards the impossible and finally succeeding .    We dedicate these poems to those who promise " To mend the sky and fill the ocean "   " vá trởi và lấp biển" .

            Riêng tôi,  ( TP) ban đầu có đôi  chút khó chịu -  vì lẽ,  bài thơ   What a Sight , 550,000 GI's in Vietnam / Thế  Phong   bị Don Luce và ... tự ý đưa vào  tuyển tập thơ phản chiến trên,  khiến Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Việtnam  ở  Saigon đã từ chối cấp visa  cho phép 1 nhà văn Việtnam duy nhất  ( miền Nam )  được  mởi sang  Iowa tham dự chương trình International Writing Program.   (  thời kỳ thi sĩ nổi  danh ở  Mỹ là  Paul Engle làm chủ tịch ). Tôi nhớ  lại, viên cố vấn văn hóa ,  ông Lincoln, thay mặt đại sứ  E. Bunker đã   chìa ra trước mắt tôi   We Promise One Another,  giở đúng trang  đăng bài thơ trên ( từ trang 33 - 39 ),  chỉ tay vào lời giới thiệu  cùa Don Luce ,  giới thiệu tác giả :

         "  Thế Phong is an airman working with the press office of the Vietnamese Air Force.  He spent two year working for the American military in Vietnam   and was a lecturer in politics at the Vũng Tàu training center which produced cadres for the Government of the Republic of Vietnam's pacification program.   Working closely with the American military in South Vietnam, he has an opportunity to observe the effect the presence of GI's has had in Vietnam society . Many of his poems  contain lurid details of the actions of Americans in Vietnam.   Include here are excerpts from a longer poems . "

              bài thơ What a Sight, 550,000 GI ' s in Vietnam / The Phong   mà  Don Luce trích lại , đã in  trong  tập thơ Nam Việtnam, đứa trẻ thơ của vú em  Huê Kỳ + South Vietnam the baby in the arms of the  American nurse -  bản dịch Đàm Xuân  Cận -   in song ngữ việt + anh  ( bilingual)  , Dai Nam Van Hien Books  , Saigon 1970 )

            Sau đó, Don Luce bị trục xuất khỏi Việtnam , còn  tôi bị từ chối  cấp visa đến 3 lần - thi sĩ Paul Engle viết gửi tôi 1 lá thư , giận dữ,  viết  " show it to them " - nhắn nhủ như cứ  hãy  chuyển  cho  Tòa Đại sứ  Mỹ đọc, [ để họ hiểu ]   lý do nào đã  không cấp visa cho tôi  đi  Huê Kỳ ( Iowa ) .  Bây giờ ( 2012 ) ,   đọc bài  Don Luce trả lời phỏng vấn,  đăng trên  < web thegioivemaybay> , tôi  hiểu  thêm cách tận tường  về  thái độ  của  tòa Đại sứ Hoa kỳ tại Việtnam   ' dị ứng trầm trọng , thù thâm căn cố đế ' đối với Don Luce . ( không chi  riêng đại sứ E. Bunker ,   đến đại sứ  Mỹ cuối cùng  tại Việtnam, ngài  Graham Martin  cáo buộc Don Luce + 1 người khác,  đã làm Mỹ thua cuộc chiến tại  Việtnam  )  .
                  vậy thì xưa kia  , tòa Đại sứ Mỹ  thẳng thừng  từ chối,  không cấp visa cho  tôi nhập cảnh Mỹ , vẫn  là chuyện rất  bình thường  mà thôi .
 
                    cùng nghe  Don Luce  phát biểu :
            " ... Tất nhiên là tôi tự hào đã phát hiện ra chuồng cọp. Nhưng điều quan trọng hơn cả là điểm đó khởi đầu cho việc trả tự do cho các tù nhân, buộc  chính quyền Saigon đóng cửa chuồng cọp và giúp chấm dứt chiến tranh bằng cách cho thấy chính quyền Thiệu tàn bạo đến mức nào ?"

            " .. Tôi sẽ không bao giờ quên thời khắc mình đi dọc những dẫy Chuồng Cọp ở Côn  Sơn .  Bốc lên 1 thứ mùi thật kinh khủng,  có lẽ là từ các vết thương vỡ .   Đầu 1 người đàn ông bị cắt sọ [ được ] mở ra.   Tôi không  hiểu sao ông ấy vẫn còn sống ?   Một người khác  bị cắt mất  3 ngón tay   (1)  (....)  Biết [ đã ] nhiều năm [ được ]  nghe Chuồng Cọp, nhưng điều đó không giúp tôi chuẩn bị đối diện với nó.   480 người chen chúc trong những cái lồng nhỏ.  Họ bị tê liệt vì bị cùm quá lâu.   Họ bị [ bỏ ] đói đến  chết. (...)   Có 180 người đàn ông ( 3 người 1 lồng  ) và 300 phụ nữ ( 5 người 1 lồng)  ... " .

            "  ...khi chính phủ Mỹ là 1 phần trong việc đối xử vô nhân đạo cả ở Côn Sơn và Abu Ghraib.  Tôi luôn nghĩ rằng, trong những cuộc cach mạng hoặc căng thẳng chính trị, nếu bạn muốn biết ai là lãnh tụ của tương lai thì hãy thăm các nhà tù  (...) Một trong những bài học Việtnam là,   một cường quốc ngoại bang  không thể đè bẹp chủ nghĩa dân tộc.  Cho dù kéo dài  bao nhiêu lâu, thì phong trào dân tộc vẫn có chiến thắng. Dù là mất hằng thập kỷ ... ".

              "...  Khi sáp kết thúc chiến tranh, trong cuộc điều trần  ở Quốc hội [ Mỹ]  năm 1975, đại sứ Mỹ tại Việtnam Graham Martin cáo buộc tôi và 1 người khác là đã [ làm ] Mỹ  thua cuộc chiến   [ tại Việtnam ] . "

              "... Tôi cảm thấy mình may mắn, vì vẫn làm việc ở tuổi 76 .  Những thời điểm có ý nghĩa nhất trong đới tôi là khi có thể giúp đỡ được ai đó.   Dù là giúp một sinh viên ở Việtnam thoát khỏi nhà tù từ thời chiến tranh,  hay giúp 1 người vô gia cư ở thác  Niagara thì đều quan trọng [ đối ] với tôi ..."
                        ( hết trích )

                 Năm 1958, Don Luce  đến   Saigon , tham gia Đoàn chí nguyện  quốc tế ( IVS)  , và giảng dạy ở Đại học Nông  Lâm Súc  cho tới 1967.    Năm 1969, Don Luce  và John Summer cho ra mắt sách  Vietnam- The Unheard voices ( Đại học Cornell / USA xuất bản ) . 

                Năm 1971 Don Luce, John Schafer & Jacquelyn Chagnon , lại cho  ra mắt tập tuyển thơ  We promise one another bỏ tiền xuất bản,   sách khổ 15 x  19 , dày 120 trang  ,  in rô-nê-ô -offset  gọi là  mimeographed book do  The Indochina   Mobile Education Project xuất bản,  Washington , D.C.  1971) .

                 Don Luce có 1 bài báo ngắn ký Đoàn Lân đăng trên tạp chí Trình bầy / Thế Nguyên chủ nhiệm  (  có thể,   Thế Nguyên đã cung cấp tác phẩm in mimeographed của tôi cho Don Luce , vì  chủ nhiệm tạp chí  Trình bầy đã  có 1 thới gian làm Tổng thư ký Đại Nam văn hiến xuất bản cục  -  h ơn nữa,  ấn bản đầu tiên, tiểu thuyết Hồi chuông tắt lửa / Thế Nguyên in rô nê ô  do Đại Nam văn hiến xuất bản. ( tháng 8/ 1963 )

                 Don Luce có tới thăm  miền Bắc  3 lần ( từ 1972-75) , đúng dịp Hànội bị B52  giội  bom,  ông  không quên :

                 "...Tôi đến Hànội đúng đợt ném bom phá hoại,  phải nói là 2 tôi rất sợ [ hãi ]. Tôi nhẩy xuống 1 cái hầm, chắc bạn vẫn nhớ đó là những cái ống bê-tông hình  ròn.   Cái ông rất nhỏ và tôi bị kẹt.  May mắn là 2 phụ nữ, mỗi người kéo 1 chân tôi xuống hầm...  "

                 Don Luce có trở lại Sài Gòn ( nay tp. HCM ) đôi ba lần , năm 2004, Don Luce và  Mark Bonacci  được trao  Huy hiệu tp. HCM :  

               -  Ngày 2-  1- 2004 ,tại trụ sở Hội Liên Hiệp Phụ nữ ( tp. HCM)  đã   trao  HUY HIỆU TP. HCM   của UBND  tp. HCM , cho  2 công dân Hoa kỳ: Don Luce ( giám đốc Tổ chức Tình nguyện quốc tế / IVS )  và  tiến sĩ  Mark Bonacci ( phó tướng IVS )   về  sự hỗ trợ : 
                "... chống AIDS tại Việtnam, chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại thành phố , cũng như góp phần tăng cường hữu nghị giữa nhân dân tp. HCM và nhân dân Hoa Kỳ.. ." 

                Năm 2008, Don Luce  lại trở lại Việtnam ,tới thăm  người  bạn cũ -  ông  Tư Chu (  lãnh tụ Biệt động Saigon   nội thành  ) - và lần này ,  1 nhà  báo  của báo PHÁP LUẬT tp. HCM  theo  chân Don Luce  để quay phim cuộc gặp gỡ  .

               Don Luce đã gặp lại  ' 2 con tin chiến tranh'  (  2 con  của ông  Tư Chu chỉ mới 5, 7 tuổi - Mậu thân, 1968 )   rơi vào tay chính quyền Saigon,   Don Luce đã  ra tay can thiệp , giải cứu 2 trẻ nhỏ  được trở về cùng gia đình  vào năm 1968, tết Mậu thân  -  nay, Don Luce  tỏ vẻ thật  vui mừng được gặp lại  2 cậu bé xưa kia ,  bây giờ   họ đã  ở tuổi gần 50  . 

               Bà Đoàn Thị Nhỏ (  mẹ 2  trẻ  nhỏ ,  vợ ông Tư Chu )  chia xẻ  :  
               "... tôi nghĩ dân tộc nào cũng có người tốt,  xấu.  Tôi nghĩ ông Mỹ này  [ Don Luce  ] cũng vậy thôi.    Ông là người tốt. Tôi cảm ơn  lòng tốt của ông đã giúp đỡ gia đình tôi ".   (2)

               Và hiện tại,  Don Luce là  một bác sĩ tâm thần , sau khi ở Việtnam  trở về Mỹ,  ông  tâm sự :   ' ... Về Mỹ, tôi trở lại công việc tẻ nhạt của mình : bác sĩ tâm thần  nội trú ở Mendocino State Hospital -  1 bệnh viện đang chuẩn bị đóng cửa [ nay mai ] ..' (3)

 ĐƯỜNG BÁ BỔN.

 
   
---------
   (1)          ".... 1 người đàn ông tù nhân bị cắt sọ  được mở ra ... một người khác bị  cắt mất 3 ngón tay  ..".    Phản ứng từ bạn đọc,  chính tôi đây, không thể không kết tội cai ngục Chuồng Cọp thật  ác độc, hành động phi nhân bản hơn  cầm thú.  Sau này , đọc bài ' Cựu tù Côn Đảo và những người bạn Mỹ'  ( 2012 ) - qua tấm ảnh minh họa bài báo - Don Luce đang ngồi chỉ tay vào sách cho cựu tù nhân Chuồng Cọp mất 3 ngón tay  kia -  anh ta  bị  mất 3 ngón tay , không phải chính quyền Saigon ra lệnh tra tấn,  mà chính anh ta làm nội ứng tham gia một vụ  đặt chất nổ tại vũ trường Mê Linh (  gần  bến Bạch Đằng )  nên bị cụt 3 ngón tay,   bị bắt đưa về Cục An Ninh Quân đội ( Việt Nam Cộng Hòa) ,  chuyển  tiếp qua  Nha Cảnh sát  Đô thành, cuối cùng,  anh ta bị đày ra Côn Đảo, rồi bị    tống vào Chuồng Cọp. 
                 Cựu tù nhân  bị mất 3 ngón tay ấy ,  chính là  ông Nguyễn Văn Ca ( Tư Ca ) , quê ở Tam Kỷ , Quảng Nam - hiện , chủ nhiệm CLB truyền thống Kháng chiến quận 11 ( tp. )... " []

            ( trích theo <google.com.search / don luce  / cựu tù Côn Đảo  và những người bạn Mỹ > ) 

(2)      -     nguyệt san PHÁP LUẬT ( tp. HCM)  ngày 25- 3- 2012.
(3)      -   < web  vietbao.vn >
           -    những chữ  HỎI, ĐÁP  và  trong   [ ...  ]   là của Biên tập.


                              

                                                           nhà báo don luce
             người đầu tiên phát hiện Chuồng Cọp ở Côn Đảo
                                        bài phỏng vấn qua email của   web  < thegioivemaybay.com.vn > 


                            Don Luce :  "  Tôi không  bao giờ quên  thời khắc nhìn thấy Chuồng Cọp." 


  LTS . 40 năm trước, sự thật về nhà tù chuồng cọp của Mỷ ở Côn Đảo đã gây chấn động báo chí quốc tế.  Người đầu tiên lên tiếng về sự thật đó trước công chúng Mỹ  là Don Luce, nhà báo Mỹ, giờ ông đã 76 tuổi và vẫn làm việc cho 1 trung tâm  giúap đỡ những người bất hạnh ở thác Niagra, bang New York , Mỹ.
              Tôi (  phóng viên <thegioivemaybay.com.vn>  thực hiện cuộc trò chuyện này với Don Luce qua email, ông đáp:
             " ... Cuộc trò chuyện này làm tôi nhớ lại quá nhiều kỷ niệm !"
 
                    < thegioivemaybay.com.vn  > 
             

Hỏi : - Thưa ông , cái tên Don Luce gắn liền với việc phát hiện ra Chuồng Cọp ở Côn Đảo.   Tìm ra những sự thật ở tầm [ cỡ  * ] như vậy , tồi tệ vẫn là điều có ý nghĩa rất lớn.  Ông có tự hào không ?
Đáp : - Tất nhiên  là tôi tự hào đã phát hiện ra Chuồng Cọp.   Nhưng điều quan trọng hơn cả, là điều đó khởi đầu cho việc trả tự do cho các tù nhân , buộc chính quyền Saigon đóng cửa Chuồng Cọp và giúp chấm dứt chiến tranh bằng cách cho thấy, chính quyền Thiệu tàn bạo đến mức nào ?

Hỏi : - Vậy đầu tiên ông có được thông tin về Chuồng Cọp như thế nào ? 
Đáp : -  Năm 1970, tôi đang dạy Trường Đại học Nông Lâm Súc Saigon , một số sinh viên  của tôi bị bắt giữ và [ bị ] bỏ tù , vì biểu tình chống Thiệu.   Tôi làm   việc rất nỗ lực để đòi trả tự do cho họ.   Khi được thả, có nhiều vết đánh đập trên người.  Tôi càng ngày càng  đối lập với việc Mỹ tham chiến ở Việtnam, tôi tham gia phong trào Phật tử và các nhóm khác phản chiến.   Khi sinh viên Cao Nguyên Lợi và một số người khác được thả ra khỏi Chuồng Cọp, gọ đã đề nghị tôi cho sử dụng 1 phòng ở trường Nông  Lâm Súc để " triển lãm  chính họ, cho mọi người thấy Chuồng Cọp là thế nào ?  Rồi 1 số trốn trong căn hộ của tôi ở đường Pasteur ".  Cuối  tháng 5 / 1970, đoàn Đại biểu Quốc hội  Mỹ sang Việtnam, điều tra về cuộc chiến.   Trợ lý của họ là 1 sinh viên  còn trẻ, tên Tom Harkin.   Tom muốn gặp các lãnh đạo sinh viên  và tôi giới thiệu anh ấy [ Tom ] với Cao Nguyên Lợi .  Lợi bảo, nếu ông [ ta  muốn biết ]  thực sự ở Việtnam  [ ra sao ] ,  thì nên  ra [ thăm] Chuồng Cọp ở Côn Sơn ( tên cũ: Côn Đảo) .  Rồi Lợi vẽ đường, làm sao để vào giữa các bức tường  Chuồng Cọp.

Hỏi: - Cuộc triển lãm ở Trường Nông Lâm Súc  có tổ chức đươc không, thưa ông ?  và công chung nhìn nhận thế nào ?
Đáp : -  Có chứ  Trường  Nông  Lâm Súc  cho chúng tôi mượn  phòng giải phẫu và các sinh viên tự [ làm ] triển lãm mình trên giá thí nghiệm, để mọi người trò chuyện với họ.    Họ bảo tôi là  có khoảng 20 người sẽ đến gặp.   Nhưng thực tế là khoảng 20 nghìn người đã đến, xen kẽ cả cảnh sát.   Cảnh sát phun hơi cay vào chúng tôi.   Đó là lần đầu tiên tôi biết thế nào là hơi cay.   Tôi còn nhớ 1 sinh viên mặc áo dài trắng, đã đưa tôi 1 cái khăn [ tẩm ]  chanh.   Vậy là  tôi  biết cách  phải làm gì, khi ảnh sát phun hơi cay vào mình.  Hóa ra  cuộc triển lãm, đó là cách  biết đến sự tồn tại của Chuồng Cọp.
 
Hỏi : - Ông có [ gặp ] khó khăn  khi thuyết phục Đoàn nghị sĩ  thăm Côn Đảo ?
Đáp: - Rất khó.  Các cố vấn nhà tù của Mỹ nói rằng không có cái gọi là Chuồng Cọp.   Đó là  cái có từ thời Pháp.   Cuối cùng, Tom Harkin thuyết phục được thượng nghị sĩ Gus Hawkins đi .   Hawkins là người Mỹ gốc Phi, đến từ Los Angelès.  Ông ấy nói : "... Nhìn này, tôi là người  da đen  và sẽ không ai tin tôi và sẽ không ai tin tôi đâu.  Mọi người biết tôi phản chiến , chúng ta hải tìm người khác thôi ...".  Cuối cùng Thượng nghị sĩ Bill Anderson đống ý đi.  Thượng  nghị sĩ Anderson  là anh hùng [ trong  ] quân đội Mỹ.   Ông ấy đã từng lái tàu ngầm Nautilus đến Cực Bắc -  rất tin tưởng   mạnh mẽ vào nhân quyền cà đồng ý ra Côn Sơn.   Các nghị sĩ thuê 1 chiếc máy bay và tôi được mời đi cùng làm phiên dịch.
       (    trong một bài viết  của mình, Don Luce kể lại , trên đường bay ra Côn Đảo, một cố vấn nhà tù Mỹ khóac lác rằng [ đây  chỉ là ] "  Trại giải trí của hướng đạo sinh thôi "-  [ nhưng thực tế là ] nhà tù   lớn nhất của thế giới tự doNhững gì Don Luce nhìn thấy [ ở đây ] khác hẳn.    Don Luce và các nghị sĩ không theo lịch trình mà các [ nhân viên ]  phụ trách  nhà tù vạch ra, họ sử dụng tấm bản đồ do Cao Nguyên Lợi vẽ, để tự tham hiểm, và tìm thấy cánh cửa nhỏ dẫn đến Chuồng Cọp.   Phụ trách nhà tù đã muốn giấu  giếm, song không không may, viên cai ngục  bên trong{ Chuồng Cọp ] nghe thấy tiếng nói  Sếp của họ, và mở cửa.  )

Hỏi : -  Điều gì làm  ông ấn tượng nhất khi  mới nhìn thấy Chuồng Cọp và các  tù nhân ở đó, thưa ông ?
Đáp : -  Tôi sẽ không bao giờ quên  thời khắc mình đi dọc những dẫy  Chuồng Cọp ở Côn Sơn.    Bốc lên một thứ mùi thật kinh khủng, có lẽ là, từ các vết thương vỡ.   Đầu 1 người đàn ông bị cắt và  sọ [ được ] mở ra.   Tôi không hiểu sao ông ấy vẫn còn sống ?   Một người khác bị cắt mất 3 ngón tay .   Bà Sáu bị mù vì vôi sống -- người ta ném vôi vào người bà ấy trong những phiên tra hỏi [ và bà ta ] xin ăn.   Tôi có 1 thanh chocolate trong túi  và tôi muốn ném xuống cho các tù nhân, nhưng tôi biết họ quá tự trọng [ nên thôi không ném nữa ] . Suốt nhiều năm   đã nghe về  Chuồng Cọp, nhưng điều đó không giúp tôi chuẩn bị đối diện với nó.   480 người chen chúc trong những cái lồng nhỏ.   Họ bị tê liệt vì bị cùm quá lâu.   Họ bị [ bỏ ] đói  đến  chết.   Nhưng họ vốn kiên cường đòi công lý.   Có 180 người đàn ông ( 3 người 1 lồng) , 300 phụ nữ ( 5 người 1 lồng) .   Họ đều lo lắng cho  1 người nào khác ... : " Làm ơn sang lồng số ...  xem Thieu thi Tao [ Thiều Thị Tảo ]   và Thieu thi Tan [ Thiều Thị Tân ] thế nào  ?   
            Những bức ảnh [ do ] Tom Harkins  ( giờ là thượng nghị sĩ )  chụp tại nhà tù Côn  Sơn đã được đăng trên tạp chí Life  ngày 17-7- 1970. .  Dư luận quốc tế bừng bừng phẫn nộ.  Nghị sĩ Anderson lúc đó đóng vai trò đáng kể trong việc thông tin về Chuồng Cọp  cho báo chí Mỹ.   Vì ông [ ta] có nền tảng quân sự, nên người ta coi ông là người bảo thủ và không ai nghĩ ông phản chiến .  Việc gặp những người ở Chuồng Cọp  đã có tác động lớn   đến Anderson và ông [ ta ] trở thành nhân vật quan trọng   trong phong trào phản chiến.   Vậy là ,  ông [ ta ]  đã tham gia cùng hàng nghìn, hàng triệu người khác [ để ] chấm dứt sự tham gia của chính phủ Mỹ trong cuộc kinh hoàng ở Việtnam. 

Hỏi : -   Lúc đó ông làm việc cho  chính phủ Mỹ, vậy ông có gặp khó khăn gì vì đã giúp phát giác Chuồng Cọp ?
Đáp : - Không , tôi chưa bao giờ làm cho chính phủ Mỹ.  Lúc đó, tôi làm việc cho Hội đồng Nhà thờ thế giới ( World Council of Churches )  - một tổ chức có trụ sở Geneva , Thụy Sỹ.  Hội đồng Nhà thờ Thế giới rất ủng hộ việc tôi tham gia phát giác Chuồng Cọp và giúp tôi [ phương tiện để ]  đi khắp  nơi ở Mỹ và chấu Âu để nói về sự vô nhân đạo đó.   Ủy ban  Đối ngoại Thượng viện [ Mỹ ]  đã đề nghị tôi điều trần  trước Ủy ban  và cũng ủng hộ tôi [ nữa ].  Đại sứ quán  Mỹ ở Saigon  rất tức giận  vô cùng [ xúi ]  chính quyền Thiệu ' đá' tôi khỏi Việtnam. 

Hỏi : - Có lần ông đã so sánh Chuồng Cọp và nhà tù Aby Ghraib ở Iraq.  Phải chăng đó là một bài học Việtnam - như người ta thường nói - mà Mỹ chưa thuộc [ bài ]. 
Đáp : - Quả thực là vụ Chuồng Cọp đã không ngăn chặn được nhà tù Abu Ghraib.   Với tôi, thật đáng buồn, khi chính phủ Mỹ  có [ dính líu ] một  phần [ nào ]  trong việc đối xử vô nhân đạo, cả ở Côn Sơn lẫn  Abu Ghriab  .  Tôi luôn luôn nghĩ rằng, trong những cuộc cách mạng, hoặc căng thẳng chính trị, nếu bạn muốn biết ai là lãnh tụ của tương lai - thì hãy thăm các nhà tù .   Luôn luôn có những người dũng cảm, những người bị tuyên án nặng và sẵn sàng hy sinh cho đất nước.   Một trong những bài học Việtnam, là,  cường quốc ngoại bang không thể đè bẹp chủ nghĩa dân tộc.  Cho dù kéo dài bao nhiêu lâu, thì phong trào dân tộc vẫn có chiến thắng [ sau cùng ].  Dù là mất hàng thập kỷ [ đi nữa ] !.

Hỏi: -  Ông vẫn giữ   liên lạc với các cựu tù Côn Đảo ? Điều gì là mối quan hễ để kéo dài đến vậy ? 
Đáp: -Những người đã ở Chuồng Cọp và trong các nhà tù khác là những người bạn thân nhất của tôi  và giờ cũng vậy.   Bạn bè thật quý giá và không thể mất bạn, cho dù ta sống cách đó nửa vòng trái đất.   Một vài người đã mất.    Nhưng tôi luôn sắp xếp đến thăm  họ, mỗi  lần tôi trở lại Việtnam .

Hỏi : - Hànội đã mời ông tham gia  miền Bắc.  vậy ở Mỹ lúc đó đã có ai coi ông đã phản bội nước Mỹ và cac cựu chiến binh Mỹ không ?
Đáp :  -   Tôi đã tới Hànội và thăm miền Bắc 3 lần vào những năm  từ 1972- 1975.  Tôi đến Hànội đúng 1 đợt ném bom phá hoại, phải nói là tôi rất sợ [ hãi [. Tôi nhẩy xuống 1 cái hầm , chắc bạn vẫn nhớ,  đó là những  cái ống bê-tông hình tròn.   Cái ông ấy rất nhỏ  và tôi bị kẹt.  may mắn là có 2 phụ nữ, mỗi người kéo 1 chân tôi xuống hầm.   Thế mà suốt trận bom, tôi cứ nghĩ làm sao mà chui ra được ?   Tôi cũng đã đi dọc đường mòn Hồ Chí Minh và gặp bà Nguyễn Thị Bình ( nguyên Phó chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việtnam )  ở vùng giải phóng Quảng Trị năm 1974.   Khi sắp kết thúc chiến tranh, tuy cuộc điều trần ở Quốc hội năm 1970, đại sứ Mỹ tại Việtnam Graham  Martin cáo buộc tôi và 1 người khác là đã [ làm] nước Mỹ  thua cuộc chiến  [ Việtnam ] .  Sau chiến tranh , tôi đã đưa nhiều đoàn sang thăm Việtnam, kể cả cựu chiến binh.  Và như bạn thấy, quá nhiều cựu chiến binh bây giờ ủng hộ Việtnam và tới Việt nam[ để ] chung tay kiến thiết.
Hỏi : Ở tuổi ngoài 70  oông ẫn làm việc.   Công việc giờ đây có quá sức ông không ?

Đáp: -  Tôi cảm thấy mình may mắn vì vẫn làm việc ở tuổi 76.   Những thời điểm có ý nghĩa nhất trong đời tôi là khi có thể giúp đỡ được ai đó.   Dù là giúp 1 sinh viên ở Việtnam thoát khỏi nhà tù từ thời chiến tranh, hay giúp 1 người vô gia cư ở thác Niagara - thì đều quan trọng [ đối ] với tôi.  Trong những năm qua, nhiều người đã giúp tôi ít nhiều, theo cách này hay cách khác, vì tôi muốn đền đáp sự tử tế mà tôi nhận được.

 Hỏi: - Xin cám ơn ông.  []

--------
* [ ... ] chữ của Biên tập.

 nguồn : web < thegioivemaybay.com.vn>                  
        

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ