Thứ Hai, 23 tháng 9, 2019

26- thư của 30 nhà văn, nhạc sĩ trong nước + ngoài nước gửi thế phong ở thập niên 90 ' s ( thế kỷ XX ) : nhạc sĩ LÊ BÌNH với ca khúc ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC ]

thư của nhà văn, nhạc sĩ trong nước + ngoài nước
gửi Thế Phong, ở thập niên 90 's :



nhạc sĩ LÊ BÌNH
tác giả ca khúc ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC


...
...
...

vài dòng vê tiểu sử nhạc sĩ Lê Bình

  Vài năm trước, tôi đã viết một bài về  nhạc sĩ Lê Bình  đã post trên blog Virgil Gheorghiu.

 - bây giờ,  không thể tìm lại được bài viết cũ  --  kể cà  nhờ  " tổ sư Google  tìm kiếm "tiểu sử nhạc sĩ Lê Bình  cũng " mù tịt" luôn !

  - thôi thì " nhớ tới đâu thì viết  tới đó vê người nhạc sĩ tải hoa cô đơn  ở đường  Nguyễn văn Giai , P. Dakao vậy ., " 

 -  cũng nhờ  tay giáo sư dạy ban  trung học,  Nguyễn Linh ( anh ruột nhà văn Hoàng Khởi Phong ) đưa tôi tới thăm, tôi  được quen biết  nhạc sĩ , tác giả ca khúc " Đường lên sơn cước "
( giai đoạn 1953 - 54  thì phải) qua giọng hát " ngọt ngào mê tơi "của ca  sĩ tài danh Thanh Thuý .

 - vài lần chở anh sau xe gắn máy đi cà- phê, cà- pháo giữ trưa nắng trên đường Duy Tân ( cũ) --  gần nhà  cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn  -- anh  cho biết anh  có đôi tập bản thảo thơ, nếu xuất bản được, anh sẽ nhờ nhà- thơ- cưu-biện- lý Huy Trâm  Hoa Kỳ) viết Tựa 
     ( xem thư Huy Trâm  gửi Thế Phong  (*).

 - tôi đã viết bài giới thiệu về tập thơ ấy ( cũng post trên blog Virgil Gheorghiu) -- và , tập  thơ kia  chẳng  thể " chào đời"-- và   bản thảo thơ cũng" chết" theo  nhạc- sĩ -tác- giả !

 -  ấy là  chưa kể  người được đề nghị để viết Tựa cho thi tập bản thảo của  nhạc sĩ Lê Bình  (nhà-thơ- cựu -biện-lý Huy Trâm ) cũng " ra đi  ở chân trời xa ở Hoa Kỳ" .

Vậy là : " tất cả đi vào chốn hư vô" mất rồi  !!! "

THẾ PHONG
 Sài gòn  23 Sepember, 2019 .


-----------
(*) -   thư Huy Trâm gửi Thế Phong 


                      Westminster    6  -   tháng 8  - 97

                      Thân mến gửi anh  Thế Phong ,

 Nhận được thư anh, H.T. rất vui .  Anh nhớ lại chuyện xưa, non nửa thế kỷ từ 1950 ở Hà nội, với trí nhớ tài tình .   Đúng là nhà mình ở Wiélé; anh em quen nhau lúc cùng học ở Tư Thụ Phan Đình Phùng, hàng Đẫy -- Mình lại nhớ là anh từ Nghĩa Lộ về, sau khi Pháp rút vá bà chị cho ăn học; trong pension nhà trường, có cả Dương Ngọc Hoán nữa . 

Hay tin anh, viết đều, vui sống con cái phương trưởng, mình xin mừng anh  --  Mà luôn luôn anh là trung tâm điểm của bạn bè, của bàn tiệc, của quán café . Ai cũng quý anh về sự niềm nở, cởi mở , thấy gì nói vậy.  Nhớ anh mà chưa có đủ tài chính để về thăm nhau. Anh Linh  , anh Thạch, Vương Đức Lệ, chị Phái  (1) -- những nơi này anh hay ghé chơi phải không ? 

 Vậy thì sẽ gửi một khoản dollars , đãi anh , anh Linh, nhạc sĩ Lê Bình, anh V. Đức Lệ, đi nhà hàng cho vui . Biết rằng quý anh bên đó, không thiếu gì, song đây là chút lòng quý mến của H.Tr và nhờ anh Linh đi mời giùm .   Kiếm chỗ nào êm ả, lại đấu huyện văn chương, chuyện đời .

.Bên này, có kẻ hợp với xã hội Mỹ, cũng lắm kẻ bị dội, không phù hợp được điểm nào. Sống đâu phải chỉ có ăn uống và cũng không ai mặc 1 ngày 4, 5 cái áo .  Nó còn cái khác nữa , trong đó tình người là hàng đầu .

Văn nghệ sĩ bên này không khắng khít để gặp nhau như bên nhà .  Họ bị thôi thúc vì sinh kế, lại nữa, nó mênh mông, xa xôi .  Khi cùng một quận ( county)  mà ba, bốn năm chẳng gặp nhau .  Báo " lá cải"  nhiều, không có mấy thơ hay .  Thơ mất gốc, vong thân, xem phát chán ! -- Lâu lâu mới vớ được bài hay, có tình tự dân tộc và ngon từ xuôi chảy .  Sầu xứ mang mang, thêm khắc khoải do tuôi già. Năm nay mình 61 tuổi rồi.  Nhìn lại, một đời người !Thấy quý anh lắm, hình ảnh của xa xứ, sau bao nhiêu cái mất mát, cuốn hút .  

Anh Vượng (2) ở  Florida, có qua chơi đây ( 7 ngán km )  năm 95.  Vẫn như xưa, chân phương, cười tươi  . ( bà vợ là  em anh Tới ) . (2) -- cò n anh Phả ( Hoàng Liên ) (3) tu về Mật Tông, ở gần đây .

Thân chúc anh, gia đình vạn sự tốt lành .

                                                                     HUY  TRÂM



----------

(1) - Nghiêm Phái -Thư Linh [ Đặng thị Lạc 1924 -     }] người cung cấp tư  liệu cho Thế Phong viết TTKH - NÀNG LÀ AI? hiện sống ở Mỹ, tác giả  tập thơ Những dòng thơ hoa  ( Saigon 1995) , Nữ tướng Bùi Thị Xuân ( kịch thơ ) v.v. ...

 (2)- Nguyễn văn Vượng, cựu sĩ quan Quân Lực VNCH , bạn học cùng lớp Nguyễn Hồng Nhuận Tam [ Huy Trâm ] ở Trường Trung học Tư thục Chuyên Khoa Phan Đình Phùng, 42 Hàng Đẫy, Hà nội - Hiệu trưởng : Bùi Quang Tời ) . 

(3)  - Đặng Nguyên Phả   ( 1932 -    ) viết báo ký tên HOÀNG LIÊN,  cũng là học sinh Trường Trung Học Tư Thục Chuyên Khoa Phan Đình Phùng,  Hà nội, thập niên 50 ' s. 
 ( Chú thích của BT)



--------------------------------------------------------------------------

FROM : Lê Bình
 12 Nguyễn văn Giai
P. Dakao- Quận 1                 dấu bưu chính: TP HCM 7-  1998
                                                                70000. 14 TT SAIGON


                                                    TO : Ông Thế Phong
                                                    .../ ... A Trần Khắc Chân
                                                    Phường Tân Định
                                                                    Quận 1

--------------------------------------------------------------------------------



thư nhạc sĩ Lê Binh gửi Thế Phong


                                                 Dakao, ngày 07 - 02 - 98

                                                  Thi sĩ Thế Phong kính mến,

`Tôi đã đọc hết quyển thơ NACELV [ Nếu anh có em là vợ ]  của anh và đọc luôn cả những trích đoạn của các giới có tiếng tăm nói về anh, mến phục anh vô cùng !   Tôi không nhớ rõ thời gian anh sáng tác tập thơ nầy trước hay sau thi sĩ Thanh Tâm Tuyền mà cùng một hướng đi mới, mở đường cho thơ tự-do, gây dư luận chống đối không it  trong thập niên 50 -- Thời gian nầy tôi cũng có đăng thơ trân các báo '  Văn Nghệ Tiền Phong' , ' Phụ Nữ Diễn Đàn ', ' Cải Tiến', ' Tầm Nguyên ', ' Tiểu thuyết thứ bảy ( năm 1960) của Anh Huy ( Cấn Huy Tăng)  chủ trương biên tập .  

Từ lãnh vực nhạc tôi nhảy qua thơ , vì tôi cũng yêu thích thơ như nhạc .  Co điều thơ tôi thuộc về dạng cổ -lỗ-sĩ, chịu ảnh hưởng gò bó của thơ lạc hậu, giữ đúng niêm luật trắc, bằng . 

Sau giải phóng, tôi tuyển chọn được trên 100 bài vừa ý , chiu ra làm 2 giai đoạn .  Giai đoạn 1 là thời thơ ấu với sáng tác vỡ lòng-- và giai đoạn 2 là ' Tuổi thanh xuân ' , giữa mùa binh lửa .  Tập 2 cũng chia làm 2: ' Thời son trẻ' với tình yêu đẫm lệ , và ' Tuổi về chiều '  ở cuối đoạn đường thơ .

Tập 2 tôi lấy tựa đề là " Hoa Cuối Mùa "  in vi tính được 80 bài, tốn kém và cực khổ quá, nên không còn can đảm để làm vi tính tập 1.  Nghĩ cũng ngược đời, vì có Tập 2 mà không có Tập 1 . 

Mong muốn tặng anh Tập 2 để anh đọc ho vui, nhưng ngại rằng thơ tôi không hạp với kiến thức duy tân của anh.  Ngại rằng tôi đã " múa rìu qua mắt thợ " , ngại rằng ... nhưng thôi, không dám làm mất thỉ giờ anh nhiều , xin tạm biệt anh  ./. 
                                                                                   
                                                                                                  LÊ BÌNH

- Tôi có nhờ GS Linh gởi  Huy Trâm để đề tựa . 




                        ----------------------------------------------------------------------
                        kỳ sau :   tác giả  HOÀNG TẤN  ( tức HỔ TĂNG ẤN )
                        ------------------------------------------------------------------------

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ