ký giả lô răng [phan lạc phúc], nhà báo viết không biết mỏi tay / bài viết: hồ nam.
100 khuôn mặt văn nghệ sĩ-
hồ nam+ vũ uyên giang
nxb đất sống, usa 2006.
ký giả lô răng-phan lạc phúc,
nhà báo viết không biết mỏi tay
bài viết: hồ nam
Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc, nhà báo bất đắc dĩ, vì khi vào đời, Phan lạc Phúc theo binh nghiệp, lấy nghề cấm súng làm kế mưu sinh, học [để trở thành] sĩ quan hiện dịch *- nhưng tới hồi Nội các chiến tranh của tướng Râu kẽm Nguyễn cao Kỳ. đảng Kaki cầm quyền, nghe lời cố vấn 'quân sư quạt mo', kiêm bộ trưởng Thông tin Đinh trịnh Chính- đóng cửa các báo trong một thời hạn, thì chỉ còn 2 tờ báo; 1) một tờ củabộ Thông tin, 2) tờ kia của quân đội , nhật báo Tiền tuyến. Thế là, thiếu tá hiện dịch Phan lạc Phúc được cử về làm chủ bút Tiền tuyến .
----
* sĩ quan nhà nghề, do trường Võ bị Liên quân Đà lạt đào tạo, trường Võ bị Thủ đức huấn luyện các sĩ quan bị gọi động viên, thời Pháp gọi là Officier de Réserve).[BT]
Ngay khi được cử làm chủ bút tờ Tiền tuyến, thiếu tá Phan lạc Phúc đã sáng tác ra mục chuyện hàng ngày, đặt tên 'Tạp ghi'. Mục Tạp ghi ban đầu Phan lạc Phúc viết ít thôi, vì có các sĩ quan Dzư văn Tâm (Thanh tâm Tuyền) và Lê tất Điều( (bút danh Kiều Phong) phụ giúp. Thanh tâm Tuyên viết trong mục tạp ghi, ký tên Ba Tê, còn Lê tất Điều ký bút danh Kiều Phong. Làm báo một thời gian, TTTuyền chán, bỏ viết báo, chỉ còn một Lê tất Điều làm tin cho báo Tiền tuyến, không còn viết ở mục tạp ghi nữa, bút danh Kiều Phong dùng để viết phim cho nhật báo Hòa binh) nên, Phan lạc Phúc phải bao sân mục Tạp ghi.
Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc viết tạp ghi nổi đình đám, nhờ chịu khó đọc, chỉ khều nhè nhẹ , chứ không bao giờ dám chọc quê bất cứ ai, chứ đừng nói đến bóp dế thiên hạ, như Chu Tử viết trong mục Ao thả vịt trên nhật báo Sống,
Phan lạc Phúc làm chủ bút nhật báo Tiền tuyến qua mấy đời chủ nhiệm, và, nếu không có ngày 30 tháng 4, năm 1975 xảy ra, vật đổi sao rời, thì chắc Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc còn làm chủ bút tờ báo quân dội cho đến khi về hưu mới thôi.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975, xảy ra, Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc đi trình diện học tập cải tạo, bà vợ ở nhà cho con vượt biên sang Úc. Nhờ vậy, khi Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc rời trại cải tạo về với vợ, không phải chờ đi theo diện H.O. sang Mỹ, như Thanh Tâm Tuyền, Đặng trần Huân - mà đã có giấy bảo lãnh sang Úc đoàn tụ rồi.
Sang Úc, Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc gặp ngay một lính cũ của mình ở báo Tiền tuyến ngày nào, là nhà báo Nhất Giang (vượt biên qua Úc trước, nay trở thành chủ nhiệm nhật báo Chiêu dương) nên Phan lạc Phúc có đất dụng võ liền.
Trải qua những ngày khốn khổ ... trong trại cải tạo nhiều năm- nhưng Phan lạc Phúc vốn được trời sinh có tính dĩ hoà vi quí, vẫn giữ nguyên chừng mực ngòi bút, chỉ khều nhẹ, hay nói chuyện tiếu lâm mua vui cho thiên hạ, chứ không hung hãn, vung vít, chửi bới lung tung- nhờ vậy, mà có những bài tạp ghi viết trên nhật báo Chiêu dương xuất bản ở Úc, được một số báo ở Mỹ quốc trích đăng lại. Và, Phan lạc Phúc đã trở thành một trong số ít nhà báo viết chuyện hàng ngày trên báo việt ngữ ở hải ngoại, được trả nhuận bút đàng hoàng.
Với đường lối viết báo mua vui cho thiên hạ là chính, không đụng chạm ai, dĩ hoà vi quí với mọi người, Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc chỉ 'giễu' thiên hạ, bằng chuyện viết theo kiểu tiếu lâm, bằng cách giải thích ngữ nghĩa tiếng Mỹ..., hoặc chuyện vợ việt, chồng mỹ, qua cách pha ngôn ngữ mỹ việt, khá tức cười !
Ký giả Lô răng-Phan lạc Phúc chịu khó đọc, chịu khó sưu tầm, nên tạp ghi nào của nhà báo này cũng được người đọc thích thú, chứ không như Công tử Hà Đông [bút danh của văn sĩ Hoàng hải Thủy,
một khi tay viết này] bí đề tài, đem chuyện Hai bà Trưng ra 'giễu', nói khơi khơi là' hi bà Trưng khởi nghĩa đánh thái thú Tô Định, chỉ vỉ Hai bà Trưng bị mất chồng chung, nên [dựng cờ]khởi nghĩa'. để các '[phu nhân[ là cựu học sinh trương nữ Trưng vương [Hà nội, Sài gòn] phải 'tác zăng nổi giận' làm um sùm, khiến Công tử Hà Đông phải xin lỗi rối rít.
Cái hay của Ký gải Lô Răng-Phan lạc Phúc là, cầm bút viết báo [gần 50 năm], mà, không viết gì khác, ngoài 'tạp ghi', cứ tà tà một ngày một bài, nói đủ thứ chuyện đông, tây, chuyện trên trời, dưới biển để mua vui cho thiên hạ. Ký giả Lô Răng-Phan lạc Phúc viết không chán, mà, người đọc cũng không chán, [lại] không mua thù, chuốc oán với ai hết. []
hồ nam
< 100 khuôn mặt văn nghệ sĩ / Hồ Nam + Vũ uyên Giang/ Đất sống xuất bản, USA 2000)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ