Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014

nhớ nơi kỳ ngộ : nguyễn văn chức + trần văn tích + thái văn kiểm + trần thế xương / lãng nhân- phùng tất đắc - 27

nhớ nơi kỳ ngộ - lãng nhân
zi6n hồng / zieleks xb, usa 1997


                                        trần văn tích + trần văn bảng +
                               thái văn kiểm + mạc kinh
                                                  bài viết : lãng nhân- phùng tất đắc


                                                           NGUYỄN VĂN CHỨC

Ít lâu,  sau khi sang tị nạn ở nước Anh, thấy trên báo, có người dùng bút hiệu Lãng Nhân, tôi bèn dùng một bút hiệu nữa là Tị  Tân.  Một hôm, nhận được bài thơ, mang cái tựa thầm kín, như nhỏ nhẹ bên tai,

                                                                   Dễ ngủ

                                            Sáu năm trời khát gió biên cương 
                                           Tâm tư tại hề thiên nhất phương..
                                            Đã buổi di cư da sạm khói 
                                            Thêm lần tị nạn tóc pha sương
                                            Gió khuya như vọng lời tiên tổ 
                                            Trăng lụn trông vời dấu cố hương
                                            Thơ rượu chẳng với sầu mất nước
                                            Người ơi, nhớ hẹn vượt trùng dương...

Rõ là lời tha thiết gửi đến những bạn cùng trong cảnh ngộ ...  Tuy tôi chẳng tài cán gì, lại tuổi già, sức yếu, nhưng cũng thấy nỗi đau lòng,  bèn lạo thảo mấy câu, nối lời,

                                            Xuân nào, ngàn liễu lỏng buông cương 
                                           Bỗng trận cuồng phong, cuốn tứ phương 
                                           Non nước ngẩn ngơ trong giấc mộng 
                                           Cỏ cây ủ rũ nép màn sương
                                           Đã buồn mây chó, chân thành ngụy 
                                           Thêm cảnh tiên rồng, lửa lụn hương
                                           Ngọn bút chưa  nguội hờn ngoại dịch
                                           Tị Tần nay lại náu... Tây dương ...

Qủa vậy việc đời xảy đến cho bọn mình, thật là oái oăm, chống mãi ngoại xâm, rút cục lại đi tìm họ  để ... tránh kẻ nội thù!  Sau đó, được thư, mới biết Thiên nhất Phương là một bút danh của bạn  Nguyễn văn Chức, bây giờ ngụ ở Houston, bang  Texas.  Tôi nhớ lại hồi trước, nới văn phòng Kim  Lai  [ấn quán], tôi đã có dịp gặp bạn,.  Bây giờ bạn  là một luật sư  hùng biện, một nghị sĩ đanh thép, mà, tôi thường biệt nhãn,  bạn cũng là một ngọn bút châm biếm rất sắc sảo.

Từ khi ra hải ngoại, bạn đã viết giúp nhiều báo, dưới nhiều bút hiệu ngộ nghĩnh. Nào VIP-KK chánh án quốc tế, với lối lập luận ngang ngược, ngạo mạn, nào Kha luân Vũ sắc bén, riết nóng, trong những mục
Tân thế giới, Bức tranh mây chó , Mây tần,  tôi theo dõi rất khoái trá
.
    (...) - tạm lược 16 dòng.(BT)



...                                                       TRẦN VĂN TÍCH


Mỗi khi nhận được tạp  chí Làng Văn mới ra lò, tôi thích thú giở đọc trước nhất bài biên khảo của bác sĩ Trần văn Tích, vì, trong đó, tôi được nghe kể lại những lề thói, những tin tưởng, những thách thức, trong cuộc sin h hoạt của các tiền nhân chúng ta  ...  bấy nhiêu đó, diễn ra bằng lối văn sáng sủa, bình dị, dựa vào điển xưa, tích cũ, chú thích rõ ràng.

Tôi vốn  ngụ cư nơi tỉnh nhỏ ở Anh quốc, tuy thư viện có một số lớn thư tịch của 5 châu, nhưng, làm sao tìm được những tác phẩm của Ngô văn gia phái, của họ Nguyễn Tiên điền , những Công dư tiệp ký, những Tang thương ngẫu lục... chỉ có thể thấy được, ở những thư viện  thượng thặng.  Thì nay, khỏi phải đi
  đâu xa, cứ hỏi ngay ở ông bác sĩ [viết văn] này.  , Và,  vì quí báu thế, nên những bài của ông, tôi cắt dán vào tập riêng, cho tiện  tra cứu khi cần.

Thế rồi, từ tác phẩm, tôi tìm đến tác giả. ban biên tập làng văn cho biết, bác sĩ gốc người ở Quảng trị, tị nạn, rồi hành nghề ở Tây Đức.  Tứ đó, én nhạn đi về, cái tình ngày ngày thêm thân mật, dù, chưa cùng nhau hội diện, tuy chỉ cách nhau một eo biển.

Đầu năm nhâm thìn ( 1992), bạn cho xuất bản cuốn Sự muôn  năm cũ , cũnglà lúc bạn đến tuổi lên lão, tôi có thơ mừng ,

                                           Bạn Nhâm *, tôi  Mậu, thảo nào Thân 
                                           Thôi én dù xa cũng xáp gần,
                                          Nghe mạch bạn dìu khuôn tạo hóa
                                          Mím môi, tôi góp chuyện xoay vần  
                                          Quê nhà những " gớm tần , thương cựu " 
                                          Đất khách càng lo " cựu háo tân "!
                                          Hoa giáp mừng ai quanh đã khắp 
                                          Đầu lòng, phương cảo chiếm đầu xuân ... 
-----
*  sinh 1932 ? , trước 75, ông đã viết giúp nhiều tạp chí ở          Saigon. (BT) 

Năm sau ( 1993), tôi gửi tặng bạn cuốn  Thơ Pháp tuyển dịch, với câu lục bát,

                                          Lý Tây mà Biểu lại Đông  
                                          Khéo thay gặp gỡ cũng trong tình người 

ngụ ý với  nha-y-sĩ, rằng : trong ý nghĩa thơ tây khác nào phần lý trong cơ thể, đem diễn ra lời việt, cũng tựa như đem phần biểu ra bày tò.  Trong thư phúc đáp, ông bác sĩ luận thêm cho rõ :  2 khái niệm căn bản, biều, trong lý luận ý học phương Đông, rất hợp với phong cách hành nghề của mình chưa bệnh bằng thuốc tây, mà al5i thích thú, ham mê về văn hoá phương đông .

 Ậu cũng là tính người gặp gỡ.

Nhưng, ông bác sĩ ơi !," kể chi những nỗi đường trường, phòng trong đã có chủ trương ở nhà": thì là bà đốc[ tờ] đấy, là người văn hóa có hạng, chưa đâu xa !  Bà nghiền ngẫm đọc sách, cân nhắc những ý kiến khác nhau, lại nhặt từng sơ sót của ' thày cò ' * , cũng như của tác giả.   Bà xứng đáng bậc ngự sử trên văn đàn, nên, tôi rất hãnh diện gặp một bạn đọc như ,  " lời vàng,  vâng, lãnh ý cao ".
----
*  người sửa  bản in mo-rát. ( morasse) (BT). 


                                                          THÁI VĂN KIỂM

 Năm 1995, bạn PHAN CAO PHÁI nhận đứng [làm chủ] , việt hóa 2 cơ sở của Pháp, là nhà sách Portail và nha in Imprimerie d' Extrême Orient  /  (I.F.O.M ), đã ủy tôi đổi lại thành tên việt, tôi đặt  tên :  nhà sách Xuân Thu ( thời đại văn học cực thịnh của Tàu ) và, nhà  in Kim lai).  Và, tôi dùng một gian bên trái nhà sách xuân Thu, để bán toàn sách việt ngữ.

Ở dậy, một hôm,  tôi gặp một người, trạc ngoài 30, vẻ mặt cởi mở, nói năng lễ độ, dáng dấp chững chạc, đến tìm mấy cuốn sách hiếm.  Tôi có thiện cảm ngay.  Sau đó, hỏi thăm, mới  hay khách al2 ôn g Thái văn Kiểm.

Quê ông, vôn ở làng Bao la, phủ Quảng điền , học trường Quốc học., Khải định, rối được bổ làm tham tá tòa khâm [sứ]. Năm 1952, tinh  trưởng Khánh hòa, rồi tỉnh trưởng Ninh thuận.  Sau 1954, được  chuyển sang bộ giáo dục, rồi qua bộ ngoại giao, được bổ nhiệm  sở ở Tunis,. Dakar, Zaire. Sau, trở lại Pháp, làm thư viện trường cao học Kiến trúc.  Năm 1987 về hưu, một đời công chức nhiều biến chuyển,rất thuận lợi cho một người hiếu học, [ và viết sách biên khảo]...

Năm 1965,  giải nhất. về nghiên cứu cho cuốn Đất Việt, trời Nam.  Năm 1957, giải Cosmos cho cuốn  Ay pays du Ne1nuphar ( Montreal- Canada).  Năm 1981, luận án tiến sĩ về từ ngữ Việt nam.  Năm 1991,  ông tiến sĩ được đón vào viện Hàn lâm khoa nọc Pháp quốc, với tư cách  là hội viên liên kết.

Ông dùng nhiếu bút danh, riêng tôi quí cái buát danh Bao la Cư sĩ.  Nếu chỉ thấy 2  chữ Bao la, tên nơi quê hương, có thể cho là khiêm trang, là tự phụ.  Nhưng, cái bao la về kiến thức, al5i được lồng vào chữ đồng nội của quê hương nước nhà, còn gì thân mật, mến yêu hơn !


                                               MẶC KỈNH- TRẦN THẾ XƯƠNG

Ít lâu say khi định cư tại khu đồi Oxmor, tỉnh Huntingdon , Anh quốc, một hôm, tôi nhận được số báo ra mắt tờ nguyệt san Phụ nữ xuất bản tại Luân đôn, chủ nhiệm: Trần hồng Nga. Phương danh này tôi chưa từng nghe trong giới nữ quen thuộc, nên chỉ viết mấy chữ cảm ơn theo thường lệ.   Rồi ,  dù chưa tiếp xúc với một ai trong ban biên tập, tôi  cũng đề nghị dành một mục riêng :  Hương sắc quê mình ...

Thế rồi, có một hôm, khoảng 10 giờ sáng- một chiếc xe hơi dừng trước cổng  nhà, tôi ra đón.  Ồ, một ngạc nhiên thích thú, thì, ông bạn Trần thế Xương cùng 4 người tới thăm, bà Thế Xương, trưởng nữ Hồng Nga, thứ nữ Hồng Ngọc, thứ nam Nam Kinh - toàn ban biên  tập báo PHỤ NỮ . Bây giờ, tôi mới biết, người điều khiển tờ báo có sự hướng dẫn của bạn Trần thế Xương - và - trong giới  làng báo miền Nam ngày xưa, biết tới bút danh Mạc Kỉnh.

Tôi cảm ơn, và vững tâm về tương lai tờ báo.

Biết ông Xương từ hồi 1955 xa xưa,  hồi đó đọc nhất báo Dân chúng, tòa sọan đặt ở đường Nguyễn an Ninh [ gần chợ Bến thành ]. Tôi đến thăm cụ Trần [ nguyên Anh], thân phụ bạn Xương, hàn huyên cùng ban biên tập, ký giả Ninh bảo Thái, và  người viết bài xã thuyết  là Trần  thế Xương.  Thân mẫu bạn Xương, vốn  là chị ruột hoàng thân Bửu Lộc.  Nhưng, ông Xương là người bình dị, phóng khoáng, say mê chinh trị, tham gia đấu tranh cho nền độc lập nước nhà - đôi lần-  không  đồng ý với nhà cầm quyền,  báo bị rút giấy phép, sau 10 năm tồn tại.

Với những ai biết thật rõ về mối liên hệ chặt chẽ giữa Trần thế Xương  với ông NĐN *  đứng tên làm chủ nhiệm tạp chí Xã hội vào những năm 1952-54, và, về sau, ông Xương có vài năm liên hệ với chế độ đệ nhất Cộng hòa, [chế độ Ngô đình Diệm]. , Ong Xương với người anh, em thúc bá, TCT **, phụ trách diễn văn cho tổng thống NDĐ ***, thì, đều không ngạc nhiên về thái độ khi khái ở ông [Trần thế] Xương, trên bước đường xây dựng nền móng của Việt Nam Cộng Hòa. Ông Xương đã rút lui để xông vào làm báo, ngòi bút của ông [Xương] chuyên viết [xã thuyết]. Ngày còn ở  nước nhà,  đến khi rời đất nước, MạcKỉnh- Trần thế Xương là một khuôn mặt tình cảm, chung thủy.  Ông vẫn luôn giữ lề độ cổ truyền, yêu thương gia đình, nghiêm nghị khi cần huấn dụ.

 Một người như ông, tôi ít thấy, nhất là từ khi ra nơi hải ngoại .  []

   lãng nhân- phùng tất đắc

    ( Sđd :- tr. 203- 208)    
                                                                                                                                    ( kỳ sau : Trần kim Tuyến )

                                                                                                         
-----
*  ông Ngô đình Nhu chủ trương tạp chí Xã hội, tòa soạn ờ 8 đường Ypres,Saigon - Đỗ la Lam, chủ nhiệm.

**  ông Trần chánh Thành là cháu ông Trần nguyên Anh, chủ nhiệm nhất báo Dân chúng.( ông Anh  là thân phụ  ông Trần thế Xương ).  Sau 30-4- 1975, ông Trần chánh Thành bị kẹt lại Sài Gòn, vì quá hoảng sợ, đã tự vẫn.

*** ông Ngô đình Diệm, nguyên tổng thống VNCH . 
   (BT) 


                             

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ