bài & thư chưa đăng của nữ văn sĩ lý thụy ý + dã lan-nguyễn đức dụ + trần nhật thu viết về TTKH- NÀNG LÀ AI? .
bài & thư chưa đăng...
về ttkh- nàng là ai
lời dẫn
Khoảng 70 bài tranh luận về 'TTKH- nàng là ai ?', chúng tôi đã chọn đăng một số bài tiêu biểu - riêng 1 thư Trần nhật Thu, viết tay, gửi nhà văn Thanh Châu + bài viết đánh máy (2 trang A4) của nhà gia phả học Dã Lan- Nguyễn đức Dụ + bài viết tay khá dài của nữ văn sĩ Lý thụy Ý , về cuốn 'TTKH- Nàng là ai?/ Thế Nhật' , chưa hề đăng báo.
cố học giả Dã Lan- Nguyễn đức Dụ đưa đọc, kèm , ' thân tặng nhà văn Thế Phong / 17/11/1994'.
nữ văn sĩ tài năng Lý Thụy Ý , vai em, thân tình của nữ sĩ Thư Linh, rất buồn phiền, khi đọc báo thấy Thư Linh tứ bề thọ địch , bèn, viết bài để an ủi đàn chị - và sau đó , Thư Linh trao tôi.
thư viết tay , Trần nhật Thu gửi Thanh Châu [đồng tác giả] TTKH- Nàng là ai ? '- anh bạn rất bồn chồn , bởi, qua lời Hoài Việt - Thanh Châu sỉ vả thậm tệ 2 tác giả , ' chúng tôi là dốt, là ngu, là v.v... '- và anh Nhật Thu cũng vơi một phần , thu tiền bán sách bộn - và, báo chí từ trung ương, tới trung tâm văn hóa, tp. HCM đăng bài về TTKH , tạo thành dư luận quá ồn ào , gần như nhất loạt, báo nào cũng có bài viết về cuốn này . Anh Trần nhật Thu 'copy' lá thư ấy đưa tôi, kèm lời ,
' ... từ nay anh ký Thế Phong, khi sách tái bản, và, tôi tặng 2 bài nhỏ mà tôi viết trong sách ...'
Tôi cho post bài + thư - coi như khép lại ' dư luận báo chí tranh luận về 'TTKH- Nàng là ai ? hay 'Ai là nàng TTKH ? ' -va, nếu tính, ngày phát hành đầu tiên ,
2-10 -1994 ,tới 2-10-2014 - cô nàng 'TTKH nàng là ai ?' vừa tròn 20 tuổi .
Riêng tôi, chỉ gửi lời cảm ơn bạn đọc hôm qua, hôm nay , ngày mai .
THẾ PHONG
SAIGON, MARCH 12, 2014
------
1. '... CHỈ VIẾT SỰ THẬT VỀ TTKH, KHI MÌNH ĐÃ QUA ĐỜI, NHỚ NHÉ THƯ LINH!... '
bài viết : lý thụy ý
- ...giữ bí mật về TTKH, suốt 50 năm nay - ...sách in ra,
thế có chết không ?...'
- '...TTKH già và [nay]rất xấu,đang sống rất thiếu thốn và thơ chẳng ra gì ... '
- ' vân nương tâm sự, ' điều đó chứng tỏ chuyện về TTKH hoàn toàn có thật!'
-'... thế nhật không đáng trách,nhưng, điều đó làm buồn lòng 2 vị nữ lưu tài đức ...
- ... ai giây máu ăn phần ư ? chàng văn sĩ thanh châu bủn xỉn, ghen tuông với thâm tâm và nguyễn bính
- ' nàng TTKH ở hậu chiến, '... chỉ viết sự thật khi mình qua đời, dù anh Chấn đã mất,... '
- ... biết được chính chị là TTKH , người đó là vân nương - không phải là ai khác ...
---------
Khi tôi viết những dòng này, có lẽ những người yêu thơ, quan tâm đến văn học đều đã có, hoặc ít ra cũng nghe nói về tác phẩm' TTKH- nàng là ai? '.
Một cuốn sách không dày lắm, trình bày đẹp, trang trọng. Nội dung viết về TTKH, cuộc đời thật của nữ sĩ lâu nay là huyền thoại văn học. Những bí ẩn cua một nghi án văn chương gần nửa thế kỷ đã được giải tỏa khá bất ngờ và nhẹ nhàng.
Nhưng ở đây, tôi không muốn nhắc đến những gì mà tác giả Thế Nhật gởi đến bạn đọc, mà, tôi muốn nói đôi điều bên lề tác phẩm, tại sao TTKH đột nhiên xuất hiện 1 thời gian dài im tiếng.
Vào một ngày giữa tháng 8, nữ sĩ Thư Linh điện thoại cho tôi. Và bằng giọng nói không được thoải mái ( điều hiếm thấy ở T.L.), cô cho tôi biết chuyện về TTKH đã được in, và, không bao lâu nữ sách sẽ tung ra trên thị trường, điều, mà cô hoàn toàn chưa muốn, ít nhất về thời điểm này.
- 'Thụy Ý thấy đó - giọng cô buồn bực - mình đã hứa với chị Vân Nương, là sẽ giữ bí mật về TTKH, như chị ấy đã giữ suốt 50 năm nay, bây giờ , đùng một cái , sách in ra, thế có chết không ? Chị ấy sẽ nghĩ sao về mình ?'.
Tôi ngẩn người. Tôi cũng bất ngờ như cô. Thư Linh là người bạn thơ của thi sĩ Bàng bá Lân, thầy dạy văn của tôi , và sau này cũng là bạn thơ của tôi , tôi quen miệng gọi cô, trong khi Thư Linh còn [hơn] tuổi nhiều người , mà , tôi gọi anh hay chị. Tôi quý cô về tư cách cũng như tài năng. câu chuyện về TTKH và mối tình không trọn, đã tạo nên những áng thơ tuyệt vời, Thư Linh đã kể tôi nghe và kể luôn cả lời hứa với chị Vân
Nương , mà , Thư Linh rất quý mến. Rằng, sẽ giữ kín tâm tình TTKH cho đến bao giờ tác giả ' Hai sắc hoa ti-gôn' không còn trên đời ... Vì thế mà, mặc dù rất thú vị và háo hức được viết về tình thơ huyền thoại này, tôi cũng đành ngậm ngùi chia sẻ với Thư Linh, về mối tình đau thương, đã khiến TTKH hòa máu, tim, viết nên 3 bài thơ sống mãi trong lòng người.
Thư Linh khổ tâm cũng đúng, thanh minh cách nào cho chị Vân Nương, hiểu rằng tên tuổi chị được khởi động cùng với mối tình xưa, ma, vì danh dự cua chồng và hạnh phúc gia đình, người phụ nữ cao quý ấy đã chôn chặt quá khứ và câm lặng trước bao nhiêu dư luận, phần nhiều là ' võ đoán', ghép chị hết người này đến người khác, hoàn toàn không do chủ ý của Thư Linh, người được Vân Nương tin tưởng, gởi gắm tâm sự, mà, từ một câu chuyện vô tình.
Trong cuộc nói chuyện với mấy người bạn ( trong đó có Thế Phong) , một người bảo rằng có quen TTKH. Người ấy * mô tả, ' TTKH già và[nay] rất xấu, đang sống rất thiếu thốn và... thơ ... chẳng ra gì ...' - điều đó hoàn toàn không đúng với TTKH , mà , Thư Linh biết, tức là nữ sĩ Vân Nương, một trong những cây bút nặng ký của nhóm ' Quỳnh Dao' , vẫn rất đẹp, dù đã có tuổi, mà , Thư Linh đã được biết rõ và tin là tác giả' Hai sắc hoa ti-gôn' gây chấn động trên văn đàn.
----
* Thanh Vân- Nguyễn duy Nhường, chồng nữ sĩ Như Hiên, trong nhóm' Quỳnh Dao'. (BT)
Thư Linh không ngờ sự phản bác mạnh mẽ của mình, lại, khiến anh Thế Phong chú ý. Hôm sau, Thế Phong trở lại, hỏi Thư Linh về TTKH. Thế Phong khẳng định, ' Tôi chắc chị biết TTKH là ai, nếu không, chị đã không nói thế...'.
Sau đó, Thế Phong được nghe kể lại bí mật của người thơ, với lời yêu cầu không được công bố.
Cùng lúc đó, thi phẩm 'Những dòng thơ hoa' của Nghiêm Phái- Thư Linh ra đời, trong đó có bài thơ ' Hoa tim'. mô tả khá chi tiết về mối tình TTKH... - điều đó càng khiến anh Thế Phong thấy mình có tội, nếu cứ giữ sự hiểu biết thú vị này một mình... thế là, cùng với Trần nhật Thu, tác phẩm 'TTKH- nàng là ai?' của Thế Nhật xuất hiện .
Chân dung của người thơ huyền thoại bỗng dưng trở thành sự thật, với đầy đủ hình ảnh và chi tiết cuộc sống..., nhiều người, trước nay quen biết, tiếp xúc với chị Vân Nương, đều hoàn toàn bất ngờ trước sự tiết lộ đầy thuyết phục này .
Riêng Thư Linh, cô đã phải gởi ngay tác phẩm 'Những dòng thơ hoa'
+ [' TTKH- nàng là ai? '] , cùng một bức thư 5 trang giấy kín chữ, tôi đã được cô cho đọc, những lời tã lỗi chân thành gởi chị Vân Nương ở Pháp.
Thư Linh nói rõ lý do tãi sao mình lại trở thành người thất tín, và, viết rõ một cách trung thực những điều Vân Nương tâm sự với mình, điều đó chứng tỏ chuyện TTKH hoàn toàn thật, cả lần TTKh và người tình gặp nhau ở nhà em gái, chỉ có điều, Thư Linh nhấn mạnh là không hề kể rằng 2 người ngã vào [ vòng] tay nhau khi gặp gỡ, bởi vì, trong điều đó không có trong lời tâm sự của chị Vân Nương, chỉ có những dòng lệ đau tủi lúc trùng phùng.
Quen Thư Linh khá lâu, tôi biết sự khổ tâm của cô rất chân thành.
Hấu hết bạn bè đều qúy mến tư cách của Thư Linh. Ta có thể hiểu tại sao trong các bạn bè thơ quen, chị Vân Nương không tâm sự với ai khác, ngoài Thư Linh?
Nhất là tâm sự đó không phải tầm thường, mà là một uẩn khúc đã chôn sâu gần nửa thế kỷ.
Là một người , ' đọc thơ mà yêu thơ, nên muốn biết người làm thơ ' - một dạo- tôi cũng bị mập mờ, lẫn lộn trong ' bát quái trận' , chằng chịt quanh huyền thoại TTKH - thế nên theo tôi , tác giả Thế Nhật không đáng trách, khi đứng ra giải toả sự thắc mắc kéo dài trong văn học mấy chục năm qua, tuy, điều đó làm buồn lòng 2 vị nữ lưu tài đức, tôi tin rằng Thế Nhật sẽ được cảm thông, nhất là TTKH, vì những người yêu mến thơ chị.
Có 1 điều làm tôi không thoải mái, khi đọc ' TTKH- nàng là ai?', vì , Thế Nhật lặp đi, lặp lại nhiều lần [cụm từ] ' giây máu ăn phần'- khi nói đến 2 thi sỹ Thâm Tâm và Nguyễn Bính, dù đó chỉ là ý của ông Thanh Châu, người tình xưa của TTKH.
Tôi thấy lời buộc tội hơi quá đáng. Thâm Tâm và Nguyễn Bính đều có làm thơ tình đáp lại TTKH, nhưng đó, chẳng qua là duyên thơ, sự xúc cảm của tâm hồn đa sầu, đa cảm. Với những bài thơ đau thương buốt tim như thế, ai yêu thơ, mà, không rung động ? Tôi tin rằng cả Thâm Tâm lẫn Nguyễn Bính, đều không có ý ' giây máu ăn phần' với tác giả ' Hai sắc hoa ti-gôn', vì điều dễ hiểu, là, họ là những thi sỹ thật sự, xứng đáng với mỹ từ đó, họ có chiếu riêng của mình trong văn đàn, không cần phải ' nương' vào TTKH để nổi tiếng thêm ... sự vay mượn chỉ có ở kẻ bất tài.
Sự thật về một huyền thoại văn học đã được vén màn. Một tình yêu cao
thượng được trân trọng giữ suốt một thời gian dài, vì, không muốn làm khổ người khác, cũng đủ chứng ta cảm phục. Chị Vân Nương đã yêu cầu Thư Linh,
' ... chỉ viết sự thật khi mình đã qua đời, bởi vì, dù anh Chấn đã mất nhưng còn các con ...'
đó là nét đặc trưng của người phụ nữ á đông, quên mình vì người khác. Nhưng dù chị Vân Nương đồng ý cải chính hay im lặng, điều đó không quan trọng. Điều quan trọng là những tác phẩm tuyệt đẹp chị tặng cuộc đời... Sự giải tỏa nghi án chỉ góp phần làm rõ người thơ, còn lời thơ tự nó đã đi vào lòng người mến mộ từ lâu.
Đôi lần gặp Vân Nương tại nhà bạn thơ, tôi bị thu hút bởi người phụ nữ mang vẻ thánh thoát khó quên, [qua] những ấn tượng đầu tiên, giờ,
[được] biết chính chị là TTKH, thần tượng của bao trái tim yêu thơ, tôi vui, vì người đó là Vân Nương, chứ không là ai khác.
Còn một điều nữa, trong xã hội mà hư danh được đề cao, có người ra sức tìm kiếm trên văn đàn một chỗ đứng khiêm tốn, tìm đủ cách để ... được biết đến, kể cả vay mượn tên tuổi, thì chị , một cái tên lớn, một chỗ đứng danh dự, lại âm thần quên, để vun quén một hạnh phúc bình thường...
Tôi mong rằng Vân Nương sẽ được yên [ổn] , như chị muốn, sẽ không [còn]ai xâu xé chuyện riêng của chị, để, làm tổn thương đến mối tình thiêng liêng ấy. Cho dù, người ta có tin chị là TTKH hay không, cho dù chị có đúng là TTKH hay chỉ là Vân Nương, thì, chị đã có một cuộc sống ý nghĩa, và, nhân danh một người yêu thơ, tôi xin cám ơn những bài thơ tuyệt vời của chị, cũng như cám ơn người đã là nguyên nhân , để , có những bài thơ đó...
lý thụy ý
SAIGON , 27-9-1994
-----
( tựa bài tác giả ' Tản mạn TTKH'. Nữ văn sĩ Lý thụy Ý hiện sống ở một vùng ngoại vi, nơi đâu đó, của thành phố này - nữ sĩ Thư Linh [ Đặng thị Lạc, 1924 - ]
ở Houston [ bang Texas ]- Trần thị Vân Chung [ 1919- ] , được mệnh danh 'nàng TTKH giấu mặt' , vẫn ở Sarlat [ Pháp]. Và, Trần nhật Thu , và Thanh Châu , và Dã Lan- Nguyễn đức Dụ , và ..., đã không còn hiện diện trên đất.
riêng, Thằng Phải Gió [ 1932 - ] , ngày ngày chăm sóc web văn chương, đôi khi la cà cà -phê , cà- pháo, ngắm các cô bé bán quán đẹp mơn mởn , và, đấu láo văn chương đôi điều cùng Thằng To Đầu [ Lữ quốc Văn, 1934 - ] ở Sài thành hoa lệ, từng đư8ợc mệnh danh Hòn Ngọc Viễn Đông .
(BT)
2. 'TẠI SAO CHỈ MỘT CÁI TÊN TTKH
MÀ LÀM TỐN HAO GIẤY MỰC ? '
bài viết : dã lan- nguyễn đức dụ
Một buổi tối, tôi ngồi miệt mài trước đống phả, phổ mãi cũng thấm mệt, tôi tẩn mẩn giở chồng báo nói về NÀNG THƠ TTKH bấy lâu ra coi. Gọi là Nàng, nhưng, theo chỗ tôi biết được biết, thì nàng Trần thị Vân Chung , năm nay cũng đã ngoài thất thập. ( bà sanh ngày 28/8/1919, ra đời sớm hơn người viết bài này 12 ngày ).
Rồi, tôi đếm số báo để trước mặt : cả thảy có 14 bài viết về TTKH. Thật là một con số hiếm thấy dành cho TTKH, một nhà thơ nữ vô danh, mà, lại hữu danh của vang bóng một thời, cách đây đã hơn nửa thế kỷ.
Hơn hai chục năm, khảo cứu đã nhiều dòng họ, thú thật, tôi chưa thấy, và, cũng chưa từng biết một dòng họ nào, lại có được một vinh dự quá lớn đến thế ! Mười ba, mười bốn tác giả đồng loạt nhắc đến cái tên vô danh , mà, mấy chục năm trước đây, đã từng gây sóng gió trong giới văn thơ,
Trong số tác giả, có dăm người tôi quen thân : Thư Linh, Thế Phong , [Lữ] Quốc Văn, v.v..., đã cùng nhau gắn bó qua lời văn, nét bút. Ngoài các tác giả chưa quen : Thanh Châu, Quang Hiển, Nguyễn song Quỳnh, Ngọc Tỉnh[ Mai quốc Liên], Thanh việt Thanh, Võ đình Tiến, Nguyễn song Quỳnh..., tôi lại vừa nhận được một tin động trời, song, khó bề mở miệng, của một việt kiều mới cho biết [vào] ngày 06/11/1994. Vì, trước hết là để tránh dư luận xôn xao, nó chỉ làm tăng thêm nỗi đau đớn bi thảm cho người trong cuộc và gia đình...
Trong nhóm bạn hữu vừa kể trên, có hai vị đối với tôi, được kể như là bạn thâm giao. Một là nhà văn Thế Phong, hai là bà Thư Linh, cả 2 có tiếng tăm từ trước 1945 và sau năm 1950 , đều được tôi trân trọng đưa tên vào cuốn LƯỢC KHẢO PHỔ TRẠNG CÁC NHÀ VĂN MIỀN NAM * .( sẽ xuất bản, nếu có dịp)
-----
* bản thảo hoàn tất, chẳng bao lâu, tác giả Dã Lan- Nguyễn đức Dụ qua đời ( 1919- 2001)- trưởng nam Nguyễn đức Lân đem theo di cảo này về Hoa Kỳ. (BT)
Riêng sự quen thân , rồi đi đến chỗ thâm giao với nữ sĩ Thư Linh, tác giả cuốn [kịch thơ] NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN và tập thơ NHỮNG DÒNG THƠ HOA( vừa mới xuất bản), thi, đáng kể là câu chuyện hy hữu trong cuộc đời làm ' phổ, phả' của người viết bài này.
Xin phép bạn đọc cho tôi được đi ra ngoài đề một chút, để, kể lại cuộc gặp gỡ hiếm có ấy .
[ Ấy là], năm 1970, tôi được cố giáo sư Nghiêm Thẩm ( 1918-1979), nhờ viết giùm bản tộc phả họ Nghiêm, tôi mới được biết Nghiêm Phái, chồng nữ sĩ Thư Linh
( Đặng thị Lạc 1924 - ) cũng cùng trong chi nhánh với họ Nghiêm Thẩm. Ông tổ đời thứ 13 của họ Nghiêm [làng]Hòa xá là Nghiêm hoài Sằn, được phong tước Vương dưới triều Lê.
Do đó, tôi mới được quen biết nhà thơ Thư Linh, cũng là con, cháu một dòng họ, lệnh tộc ở vùng Hà đông - trong họ có tới 9 vị được phong tước Quận công .
Mối thâm giao ấy đi xuống con cháu 2 nhà, thân đến độ, đứa con dâu tôi ( hiện ở nước ngoài) đối với bà [ Thư Linh] chỉ vào hạng con, cháu, cũng được bà tặng tập thơ * .
---
* tập kịch thơ NỮ TƯỚNG BÙI THỊ XUÂN / NGHIÊM PHÁI- THƯ LINH ( Nxb Văn nghệ tp. HCM 199x, bìa : nữ họa sĩ Mai Phương .
( dâu thứ hai của ông Dã Lan- Nguyễn đức Dụ, vợ của thứ nam Nguyễn đức Mạnh). (BT)
Một bạn già [của tôi] khi hay biết, cười [nói],
'... bà [Thư Linh] ấy tặng tập thơ cho con dâu cụ, không tặng cụ, [cụ ]sẽ bị kẹt cứng ...!' .
Tôi chưa kịp hiểu sao, thì, ông bạn ấy [ lại] cười, nói tiếp, '
...Kẹt lắm chớ! Nếu mai mốt cháu nội , nó hỏi cụ rằng : má con được bà[ Thư Linh] tặng thơ, thế ông nội có được tặng không ? Bà ấy cho người ta nhiều lắm, sao không [tặng] ông nội ?'
Tôi chỉ còn biết cười gượng.
Chắc, không ít bạn bè thân, quen ở trong và ngoài nước, khi đọc bài viết này, hẳn là, sẽ cười tôi,một ông già lẩn thẩn, dở hơi - khi không - đi làm cái việc lãng xẹt ! Đúng là ' ăn cơm nhà, vác ngà voi '- chuyện TTKH. thì, mặc người ta nói với nhau, đó có phải là đất dụng võ của ông đâu, mà đi mua việc ? '.
Quả đúng vậy! Ngoài việc sưu tầm , lục lọi [về] ông cố, ông sơ ,của các dòng họ ở trong nước, còn những chuyện khác - nhất là chuyện văn thơ - tôi là người
[được] xếp hạng bét trong xã hội văn học ! . Tôi đành nhận lỗi với bạn đọc.
Nhưng, tôi vẫn trộm nghĩ, ' Cha mẹ cho ta hình hài, xã hội nuôi ta cơm ao, thì ta phải làm gì để đền đáp cái công ơn trời, biển ấy !'.
'Tại sao chỉ có một cái tên[TTKH] , mà phải tốn hao giấy, mực như vậy ?'
Hàng chục bài báo lên tiếng , đưa hết lý này, lẽ nọ, để, bênh vực cho cái lý chưa mấy ai tin - còn'NGƯỜI TRONG CUỘC có đủ lý do để nói ra sự thực - thì, lại im hơi, lặng tiếng, để, mọi người làm rùm beng xoay quanh cái tên TTKH. Ai cũng muốn giữ lấy cái phải về mình. Nghĩ chỉ tội nghiệp cho bà quả phụ bất hạnh Trần thị Vân Chung - cứ để bà bình yên với cái gia đình đã bị trốc mái. Hãy cứ để cho bà ấy hưởng nốt quãng đời còn lại, bên đàn con, cháu - giờ đây đã trưởng thành, đang lo
việc báo hiếu mẹ, bà nội, bà ngoại của chúng .
Tôi cũng xin có đôi lời với NGƯỜI TRONG CUỘC, bà Trần thị Vân Chung - tuy tôi chưa được [quen] bà. Nhưng, vào năm 1985, 86 gì đó... (tôi không nhớ rõ ngày,tháng), tôi đã có hân hạnh được diện kiến bà cùng luật sư Lê ngọc Chấn, tại tư thất chị Tôn nữ Hỷ Khương. Lúc đó, tôi chưa được biết đích danh bà, nhưng, may mắn được tiếp chuyện với luật sư Chấn. Và, nếu tôi không nhớ lầm, thì, dường như tôi có trao đổi ít câu về tổ tiên, gia đình , với luật sư.
Qua nhận xét, tôi nhận thấy luật sư là người điềm đạm, chững chạc, và, tôi cũng rất vui được luật sư quan tâm đến việc [phổ, phả] mà tôi đang làm. Tôi đâu có dè, người thiếu phụ đứng tuổi, dịu dàng, thùy mị, nói năng nhỏ nhẹ, ngồi đối diện tôi kia - lại chính là phu nhân - hiện nay đang chịu nhiều đau khổ, bất hạnh nhất, trong cuối đời, giờ đây đang là bà nội, bà ngoại của bầy trẻ...
(...)
Tôi mạo muội xin phép được nói riêng về ý riêng của tôi, là, [phu nhân] hãy dẹp bớt tự ái, nói cho mọi người biết:
' Trần thị Vân Chung có phải là TTKH TRONG ' TTKH- NÀNG LÀ AI KHÔNG ? '
(...)
Và, chỉ cần đôi lời vắn tắt trả lời : CÓ hay KHÔNG trên báo chí, hay, trên đài phát thanh ở nước ngoài - thì- sẽ không còn dư luận ồn ào nữa - đồng thời, nó cũng được xóa tan đi mọi sự hoài nghi kéo dài cả nửa thế kỷ- và , lúc nhắm mắt, 2 tay buông xuôi, phu nhân sẽ cảm thấy lòng mình thanh thản, không còn gì vướng mắc .
Tôi còn tin chắc tiếng nói NGƯỜI TRONG CUỘC có giá trị gấm trăm lần những ý kiến đang nêu ra trên báo. Vì, dù sao thì Trần thị Vân Chung phu nhân cũng đã được coi như ' người trong cuộc' , nên, dư luận phải tin vào lời xác minh của phu nhân.
Vài hàng thô thiển, có điều gì thất thố - xin bạn đọc trong và ngoài nước lượng thứ cho tuổi già tôi không còn được minh mẫn, như thời trai trẻ .
DÃ LAN- NGUYỄN ĐỨC DỤ
( THÁNG 11/ 1994- NỬA ĐÊM MÙA ĐÔNG GIÁP TUẤT)
----
( tựa bài tác giả' Suy nghĩ về TTKH'-' Thân gởi nhà văn Thế Phong' / 17/11-1994)
----
- Địa chỉ :
N.Đ. THU,
130 / 2 Duy tân,
PHÚ NHUẬN .
.
-----
3. THƯ VIẾT TAY CỦA TRẦN NHẬT THU
GỬI NHÀ VĂN THANH CHÂU
TRẦN NHẬT THU
TUẦN BÁO VĂN NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH
662 Nguyễn thị Minh Khai
ĐT : 392244
tp HCM, ngày 4 tháng 10 năm 1994
Kính gửi anh Thanh Châu,
Thưa anh
( xin phép cho tôi gọi anh bằng anh, thay vì gọi bằng ông,
như mọi người đã gọi. năm nay anh đã 82 tuổi, và, đã viết văn từ lúc tôi chưa ra đời ).
Hôm qua tôi được điện thoại của anh Hoài Việt , gọi từ Hà nội vào... - vì - có đôi chút dính dáng đến văn chương - và, [ tôi] cũng đã từng ngồi ăn chung với anh , anh Phan huỳnh Điểu, tại nhà anh Hoài Việt, tôi cũng rất quý anh ấy, và , anh [ Hoài Việt ] còn dặn tôi viết thư cho anh[ Thanh Châu].
Thưa anh, chắc anh đã nhận được cuốn sách TTKH và đã đọc nguyệt san Văn hóa. Trong bức thư ngỏ ,đăng trên NS Văn hóa, chắc anh thấy lý do nào, để, chúng tôi viết cuốn sách này.
Có một điều, anh và nhiều người cũng chưa biết là anh Thế Phong, bạn tôi sắp đi xa *, nên, anh em chúng tôi viết một cuốn sách ký tên chung, để làm kỷ niệm.
---
* năm 1992, tôi xin nghỉ ở Công ty xe khách thành, có ý định nộp đơn xin xuất cảnh. Văn phòng HCR ở Thái Lan hoàn trả hồ sơ, vì, tôi làm ở Trung tâm Xây dựng nông thôn Vũng tàu (tòa đại sứ Mỷ đài thọ ) chưa được 3 năm trở lên. (BT)
Viết vế cái nghi án xảy ra cách đây hơn nửa thế kỷ, vì vậy, chúng tôi viết cẩn trọng, khi sử dụng tư liệu và viết lách. Tôi cũng đã gửi bản thảo cho anh Quang Huy [giám đốc nhà xuất bản Văn hóa- thông tin] và, [tôi] có nhờ anh Đoàn minh Tuấn đọc giúp, có gì, anh chỉ giáo cho, để, chúng tôi sửa chữa, nhưng, tiếc là bản thảo không đến tay anh .[Thanh Châu]
Vì thế, sau khi sách ra, anh đọc vài 'phản ứng dữ đội ' [nguyên văn lời anh Hoài Việt] cho , 'chúng tôi là dốt, là ngu ', là v.v...
[ Anh] là bậc ông, cha mẹ của tôi . -( còn anh Thế Phong năm nay cũng đã ngoài 60 tuổi). - Anh [Thanh Châu] chửi tôi thế nào cũng được, giống như một người con bị cha mẹ chửi vậy.*
----
* có lẽ vậy, Trần nhật Thu gửi ngay 500 ngàn đồng, gọi là trả nhuận bút 2 bài viết , in trong 'TTKH- Nàng là ai ?' chăng? Có kẻ mách lại,
' nhà văn kỳ cựu nhận được bưu phiếu, cười hà hà, ' vậy là, đã có tiền mua thuốc thang chữa chạy cho vợ ta, mới bị té cầu thang '.
(BT)
Tôi viết hết sức tôn trọng anh và chị Vân Chung. Tôi và bà Đ.T.L [Thư Linh} cũng vừa nhận được thư chị ấy. Chúng tôi cũng đã gửi tặng sách và tờ NS Văn hóa cho chị Vân Chung.
Có thề, bà Vân Chung ( vợ ông Lê ngọc Chấn), bạn rất thân của bà Đ.T.L [Thư Linh], trước khi xuất cảnh sang Pháp -kể một câu chuyện về TTKH mà chị Vân Chung [từng] kể cho bà ấy nghe từng lúc một, từ năm 1975 đến 1986 ...
Thư từ, bút tích (tiếc, ngày đó không ghi âm - vả lại- bạn bè lại đi ghi âm những chuyện tâm tình như vậy ?) - vì - những cứ liệu có phần xác đáng ấy và tình cảm của chúng tôi.
Viết cuốn sách này, vì chúng tôi cho đấy là SỰ IM LẶNG CAO THƯỢNG. Cả cuốn sách không có gì bôi xấu anh và chị Vân Chung. Tất nhiên một cuốn sách ra đời, có nhiều chi tiết sai sót, để bàn [luận] , kể cả những điều tế nhị, mà, người trong cuộc không muốn nói ra, như cách đây 66 năm.
Anh đọc xong, phẫn nộ, và chửi tôi ngu dốt ,(lời ông Hoài Việt qua điện thoại ) một cách thậm tệ.
Vậy , [ như] hàng con, cháu của anh, tôi thành thật xin lỗi anh và gia đình, bạn bè quen của anh, nếu, tôi viết có điều gì xúc phạm đến anh, ngoài ý muốn của tôi.
Mong anh, [người] đã vào hàng cha, chú - xin rộng lượng tha thứ cho tôi, như tôi đã viết trong bức thư ngỏ. Vả lại, anh là nhà văn, có lẽ, anh sẽ hiểu hơn ai hết, về sự đời, của người cầm bút, lỡ đi vào nghiệp dĩ này.
Anh bỏ qua, thì, chúng tôi cảm ơn, còn anh chửi thì tôi chịu, còn anh kiện ra toà, thì, tôi cũng đành theo anh phải đi hầu tòa thôi.
Liệu các bằng cớ tư liệu, hiện tôi đang lưu giữ, bà Đ.T.L [Thư Linh] đang lưu giữ. ( kể cả cái thư mới nhất của chị ấy [Trần thị Vân Chung] vừa gửi về, có thể biện bác trước tòa, được không ?).
Tôi cũng mong việc ấy, cũng không xảy ra. Tôi đã từng dự phiên tòa ' X30 vua phá lưới ' *, thấy những nhà văn mạt sát lẫn nhau trước công chúng, mà buồn !
----
* nhà văn Nguyễn Minh Lang [ Nguyễn như Thiện - 1930- 2000 ] kiện ông Đặng X ra tòa, vì tay này đạo bản thảo' X30, vua phá lưới' ký riêng tên anh ta. Nguyễn minh Lang là nhà văn ở lại Hà nội, sau 20-7-1954, bị Đặng X. , một thẩm phán(? VNDCCH , ban đầu đòi viết chung, sau tước đoạt tác phẩm. (BT)
Thôi, cái nghiệp chướng là như vậy.
Tất cả mọi cái tùy thuộc vào ANH .
Một lần nữa, kính chúc anh mạnh khỏe. Hẹn được gặp anh ở Sài gòn như ngày nào.
Vô cùng cảm ơn anh.
Kính
TRẦN NHẬT THU
( ký tên)
[]
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ