những bài tranh luận : t.t.kh. & người ấy là ai? / bài viết: sài-gòn-nay [ báo thanh niên]
t.t.kh. & người ấy là ai? - sài-gòn-nay
báo thanh niên số 119(559)
ra ngày 11-10- 1994
quanh chuyện tình buồn ' hai sắc hoa ti-gôn'
t.t.kh. & người ấy là ai ?
bài viết : sài-gòn-nay
Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng ' Hoa ráng như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi !
... Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi ! người ấy có buồn không ?
HAI SẮC HOA TI-GÔN - TTKH - 1937
TTKH (Trần thị Khánh) yêu người ấy (nhà thơ ThâmTâm) trước khi lấy chồng và chính bút danh TTKH, ngầm ý ghép tên 2 người làm một (TTKH: Thâm-Tâm-Khánh).
Cách đây 20 năm, nhà văn Thế Phong tạm tin giả thiết trên ( Lược sử văn nghệ VN- Nxb vàng son , 1974). Nhưng mới đây, chính Thế Phong trong cuốn TTKH- nàng là ai ? , soạn chung với nhà thơ Trần nhật Thu, ký tắt Thế Nhật ( Nxb Văn hóa- thông tin, 9/94), bác bỏ giả thiết đó và khẳng định :
TTKH tên thật Trần thị Vân Chung, sinh ngày 25/8/1919 tại Thanh hoá. Năm 15 tuổi ( 1934), vâng lời gia đình, lấy luật sư Lê ngọc Chấn ( tri huyện ). Trước khi về nhà chồng, TTKH tiễn người yêu là Thanh Châu , rời Thanh hóa ra Hà nội đâu biết lần đi một lỡ làng/ dưới trời đau khổ chết yêu đương.
Ba năm sau ngày TTKH lấy chồng, Thanh Châu viết truyện Hoa ti-gôn đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy (7/ 1937). Truyện chan chứa nỗi buồn, vì thư người yêu gởi :' anh hãy đi một mình và quên em đi ...'. Người đọc thư âm thầm đặt một cái hôn trên hoa và khóc.
Đọc truyện trên, TTKH thổn thức, viết Hai sắc hoa ti-gôn, rằng vẫn giấu trong tim một bóng người ... gởi đăng Tiểu thuyết thứ bảy ( 9/1937). Hai tháng sau, TTKH, gởi tiếp Bài thơ thứ nhất, cũng đăng Tiểu thuyết thứ bảy, cũng giọng ngậm ngùi : ở lại vườn Thanh có một mình...
Sau này, nhà thơ Nguyễn Bính viết bài Cô gái vườn Thanh để tặng TTKH, và, mơ mơ màng màng hỏi : phải chăng mình có nên ngờ / rằng người năm ngoái bây giờ là đây ?. Còn nhà thơ Thâm Tâm gọi thẳng :
' K . hỡi ! Người yêu của tôi ơi ! (...) Thôi em hãy giữ màu hoa úa/ Kỷ niệm ngàn năm một cuộc đời ...
Riêng TTKH vẫn im lặng. Chẳng ai biết tên thật, địa chỉ và tình buồn của tác giả Hai sắc hoa ti-gôn ra sao. Chỉ biết trong Bài thơ cuối cùng
( Tiểu thuyết thứ bảy, 10/1938), TTKH đã trách ai mang cánh ti-gôn ấy / mà viết tình em được ích gì ? Và là giết đời nhau đấy biết không ?
Ai giết đời nhau ? Có phải nhà văn Thanh Châu ?
Câu hỏi tạm gác đó. Sau 9 năm tham gia kháng chiến chống Pháp, ông Thanh Châu về lại Hànội và TTKH theo chồng di cư vào Nam. Ở Sài Gòn , ba TTKH sinh hoạt trong nhóm Quỳnh Dao, dùng các bút danh Vân Nương, Lê đông Phương, Tam Nương, viết trên nhiều báo. Sau 1975, chồng bà đi học tập cải tạo, bà ở nhà buôn bán nuôi con, trú nhờ nhà nữ sĩ Mộng
Tuyết .( vợ nhà thơ Đông Hồ).
Năm 1976, nhà văn Thanh Châu từ Hànội vào tp. HCM. lặn lội tìm gặp người con gái vườn Thanh của 42 năm về trước. Nước mắt 2 người đã chảy, ấm cả một ngày mùa thu của cuộc đời ...
Khi chồng bà TTKH trở về và mất tại Việtnam, bà đem các con ra nước ngoài và hiện sống tại Dordogne ( Pháp. Bà vẫn viết nhiều trên báo xuất bản tại Pháp, Mỹ, Canada ... và dĩ nhiên, không ký bút danh TTKH, vì, bà giành riêng tên cho một người ...
Theo Thế Nhật, TTKH chẳng phải là Trần thị Khánh, Tôn thị Khuê, hoặc Thái thị Khương nào cả, mà :
- T. chữ thứ nhất là TRẦN
- T. chữ thứ 2 là THANH (Thanh Châu,tên người yêu của bà TTKH).
- KH. chữ sau cùng, viết tắt của KHÓC.
nghia : TTKH và người yêu (Thanh Châu), cả 2 khóc giấc mộng những ngày hoa như lời thơ bà viết năm 18 tuổi.
Có thể đọc rõ hơn những điều trên qua cuốn TTKH- nàng là ai ? của Thế Nhật. Nếu cái nghi án văn học kia quả được là kết thúc , ở đây, vẫn còn một điều căn bản với tác giả. Đó là :
Dẫu nhà văn Thanh Châu ( hiện ở Hànội) là người yêu TTKH thuở nào cũng đừng nên vì thế nghĩ rằng nhà thơ Nguyễn Bính, hoặc, nhà thơ Thâm Tâm, hoặc, ai đó nữa, từng dựng đứng việc TTKH là người yêu của mình nhằm giây máu ăn phần như chữ Thế Nhật nhắc đến trong TTKH - nàng là ai ? Cách nhắc như vậy chưa thơ lắm . Như câu :' ông (Thanh Châu ) cực lực bác bỏ huyền thoại Thâm Tâm, Nguyễn Bính ... , những thi sĩ giây máu ăn phần với TTKH ... '
( Sđd. tr. 46)
Tôi nghĩ vốn im lặng cao thượng ( chữ Thế Nhật dùng) hơn 50 năm qua , như nhà văn Thanh Châu, hẳn không phải là người muốn nhắc mấy chữ ăn bám, giây máu ... chẳng hay ho gì ấy. Huống hồ, tên tuổi và tài hoa của các nhà thơ, như Nguyễn Bính, chẳng còn dám ước một điều gì hơn, có chăng yêu chỉ để mà yêu ...
Xin hãy xem đó là mối tình thơ một thời lãng mạn, là những giấc mộng đầy lá thu trên đường đời nghệ sĩ . []
10-1994
sài-gòn-nay
-----
< in kèm ảnh bia sách TTKH- nàng là ai? và chân dung ảnh Trần thị Vân Chung, thời son trẻ, phu nhân của đại sứ ở Anh quốc, đẹp như diễn viên , người mẫu >
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ