Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn / hoàng vũ đông sơn 2


                        tháng hai buồn đọc lại lỗ tấn
                                                 hoàng vũ đông sơn


                                                   CÀ- KÊ- DÊ-NGỖNG 

     Người Pháp đem tàu đồng, súng thép đến xâm lăng Việtnam, lại ngụy danh là đi khai hoa văn minh.  Họ đã mang vào đây vô số tật.   Tật uống café là một.

     Sau chiếm đất là bình định.   Sau bình định là khai thác tài nguyên.   Họ nghiên cứu thổ nhưỡng vùng núi đồi cao nguyên nam Trung phần, thấy cây  café thích hợp với vùng đất đỏ này, nên họ mang giống má cùng quy cách trồng trọt, thu hoạch và chế biến ra cái chất đen đen, đăng đắng - ma một nhà văn tây hay ta nảo đó đả gọi là nước- tương- tư khi uống nó,

    Tất cả người Việtnam  đều biết café là gì, dù không hề nhấp môi,  Cứ 100 người việt có uống café thì may lắm  mới có một, hai người nghiện thực thụ.   Còn phần lớn uống để mà uống.  Đến quán café là thói quen đàn đùm.  Uồng café để mả đánh lừa con  tỳ, con vị. sau café là những ly, những tách nước trà đi kèm,  có khói thuốc lá điểm xuyết từ đầu mùa đến cuối mùa để lơ mơ, để làm phồng bao tử và bàng quang, để khỏi phải tốn tiền ăn sáng.  Nếu là buổi chiều, buổi tối, tiếp anh em bầu bạn bằng café thì để xù chầu ăn, chầu nhậu.
     Trên  đây là cái lợi của café với những anh kiết xác hay những đấng giả vờ nghèo.   Còn cái hại của café thì vô cùng vô tận đối với lũ con em cháu chắt tuổi choai choai của chúng ta.   Chúng cũng bắt chước cha anh hẹn hò rồi tấn cấp lên mãi, rồi làm những chuyện ma mãnh, rồi xì ke ma túy cũng bắt đầu ở các quán café đen mờ, đèn tỏ.

     Bắt mạch  được thời cơ, đáp ứng đúng thị hiếu của thời đại, ở đất Bến Nghé này có tay tư bản chủ đồn điền muốn kiếm chác từ A đến Z, nên vừa trồng cả mấy trăm mẫu tây café, lại muốn bán sỉ bán lẻ, bán đến tận mồm tận miệng người tiêu dùng, dùng những ly những tách thổ sản miền cao.   Cách quảng cáo trên báo chí, cách tiếp thị tuyệt vời đã thu hút được nhiều người ham thanh, chuộng lạ.  Thậm chí, còn coi như đến đất hứa để uống nước thánh thần cho sống lậu giàu bền.  Ai chưa đến chưa biết, coi như thứ nhà quéo, cả đẫn.

    Cùng sống  lâu ở thành phố này,  ông đàn anh tôi sợ đứa em nhà quéo, cả đẫn, nện giữa trưa nắng  chang chang, dắt tôi đến đó cho bằng được ngang tầm với thiên hạ.   Đúng là trăm nghe không bằng mắt thấy.

     Vốn là loại bất tri kỳ vị, tôi không phân biệt nổi đâu là café- siêu- xịn, đâu là thứ -phi- xịn như lời quảng cáo.  Tôi đành thú thực với anh em ngồi cùng bàn.   Thắc mắc của tôi liền được phân giải, nhưng lại mỗi người một phách.   Người thứ nhất bảo :
    " Xin đấy ! Café bây giờ dội khẩu thiếu gì.  tây u nó chê, mít ta cân tuốt! "
    Kẻ thứ nhì  hô:
    " Bịp ! Café thu hoạch đại trà, chế biến đại trà,   Không thể tự  ngôn là lọc lựa quả chín với thu dọn cứt chồn được nữa, người ta cũng thành thực khai báo rằng có bí thuật làm chồn nhân tạo  ị ra cứt chồn.   Dĩ nhiên là phải bằng hóa chất.  Lấy gì bảo đảm rằng không có độc hại ? Có  VụViện Cục nào kiểm tra và chịu trách nhiệm dâu !  Dân lang bang cafe thuốc lá có tịch mịch sớm, để nhường chỗ cho con nít nó thở càng tốt chứ sao ?   Đỡ phải phá rừng lấp biển, mở rộng mặt bằng .'

    Người thứ 3 vẫn nổi tiếng là người cái gì cũng biết, biết cả cái không biết ực  một phát hết chỗ cafe còn lại, rồi vừa tự tay rót nước trà vào tách, vừa phán :

    ' Không phải đâu là không phải đâu !  Không phải ở cả tình lẫn.  Về, thì  thì chủ nhân có café bán với đủ các dạng, có giấy phép kinh doanh, có người đến mua, đến uống và còn có người đội tên ăn theo mở quán,  tiếp quán ... Thế là hợp pháp, chẳng chê vào đâu được.  Còn về tình thì hơi phi lý chút đỉnh.  Vậy là thế này,   nếu làm chủ vài mẫu café thôi, đã cưỡi giấc mơ lùn bay phấp phới , hàng ngày đi chợ tây cũ, chọ Cora.  Còn  đã là chủ vài chục mẫu cho tới cả trăm mẫu, ngồi xế hộp vi vút có gắn máy mùa đông, có điện thoại  vô tuyến, sáng nhà hàng, trưa nhà mát, tối nhà hát rong chơi.   Ông bà chủ cỡ đó làm gì còn có thì giờ để nhìn ngắm đến chồn ị nhiều hay ít.  Phi lý là ỡ chỗ đó.

    Một anh hỏi :
    " Như thế  sao lại gọi là phi lý ?  Người ta làm ăn có một quy trình khép kín, tốt quá đi ấy chứ "'
    Anh nọ trả lời
     " Dạ, đúng là tốt thật.  Vì tốt quá nên người ta có quyền nghi ngờ sự phác thực, e rằng mấy tay trồng café bằng mồm vẽ ra cái mánh tuyệt vời này, để trước vui, thích sau, lợi ích bản thân.   Kiểu làm ăn có truyền thống cha truyền con nối, có quy trình khép kín là ở xã hội văn minh như Tây, như Mỹ kìa .  Còn ở xứ ta ?  Nền nếp cha ông từ muôn đời là đã hằng sản phải hằng tâm.   Không người việt chính tông nào  lại ăn chó cả lông, ăn hồng cả hột như vậy?   Vàng thau lẫn lộn , thực giả bất minh.   Đành phải hờ thôi.
 Vẫn mong đúng như lời quảng cáo đã tiếp thị.

                                                                     ***

     Về khoản café thuốc lá thì tôi vẫn là thứ gà mờ.   Thậm chí còn mù tịt tít tăm với những tên loại cafe chữ nước ngoài, nghe thấy nó nổ lốp bốp, nhìn thấy hoa cả mắt, váng cả đầu.   Tại sao người ta ưa hù nhau như thế nhỉ ?   Café đã trồng trên đất nuốc việt cả trăm năm rồi.  cafe đã việt-hóa từ khuya, đã trở thành nông sản xuất khẩu.  Lý gì ?  mắc mớ gì còn dùng chữ nghĩa lòe nhau ?  Khó đến như  Kinh Phật, Kinh Thánh còn chuyển hóa ra việt ngôn việt ngữ được mà !

    Được đi học khôn  để văn minh tiến bộ bằng người, sao tôi lại không thích lắm?  Phải chăng tôi đã lẩm cẩm, đã lạc hậu mất rồi ?   Ở thời đại công nghiệp hoá mà tôi không chịu nổi kiểu ngồi trong lồng kính ngột ngạt, mịt mù khói tỏa của tất cả các loại thuốc lá ngoại nhập, thì đúng là thứ nhà quéo hết thuốc chữa !  Nên, thắc mắc của tôi vẫn là thắc mắc.  Vẫn là cà-kê-dê-ngỗng chẳng ra cái thể thống gì !
[]

SAIGON 12/ 1999

                                                        QUÀ GIÁNG SINH 

     Không phải là tín đồ Giáo hội La Mã hay giáo phái nào của  Hội thánh Tin lành mà mùa Thiên Chúa gíáng sinh năm nay ( 1999 ), tôi cũng nhận được thiếp mừng của người bạn ở mãi Oklahoma, nước Mỹ và một khoản tiền gọi là chút quà giáng sinh của ông đàn anh mới định cư ở California gửi về.

    Lần đầu tiên  được sờ vào tờ ngân ảnh có một con số và 2 con số zéro để chuyển đổi ra đồng bạc việt sao mà khiếp quá !  Ông đàn anh dặn chia đều cho 6 mạng  đại diện 6 gia đình để mừng Thiện chúa giáng sinh.

    Càng nhìn lâu vị danh nhân trong ngân ảnh, tôi thấy ông ta đẹp quá cỡ !  hẳn là những vị ở tờ có mệnh giá 500, 1000... chắc là đức cao vọng trọng hơn nhiều.

    Hai chữ ngân ảnh lả của đàn chị  Cao Mỵ Nhân xài trong mục Chốn bụi hồng mà tôi đọc ké ở một mảnh báo cũ; tự tôi không biết và cũng chẳng có tài cán gì nghĩ  ra được.   Xin đàn chị bỏ qua, nếu ngữ vựng do đàn chịtác  thiệt. 

     Chả biết 5 anh em khác, khi nhận quà có cái kỳ vọng như tôi ?   Là cứ mỗi năm, hay hơn nữa, là mỗi tháng, có vài vị xấp xỉ cỡ Jesus Christ  giáng thế, cho tôi  thường được ngắm nghía dung nhan kỳ tuyệt của các vị danh nhân nước ngoài, thì sướng biết mấy !
    []

THANH ĐA, 12/ 12/ 1999

                                                                   CÁI RỐN

    Ngày xưa còn bé tôi có đi coi một tuồng cải lương.  Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nhớ như in một chi tiết nhỏ về Cái Rốn.  Tuồng tích thì tôi quên hết.   Quên tên đoàn hát , rạp hát, cũng quên cả tên 2 anh kép hề đối luận nhau về Cái Rốn.   Đại loại,   ngũ quan tứ chi đều có công dụng, có chức năng hẳn hòi.   Duy
 Cái Rốn thì mâu qua  thuẫn lại vẫn chỉ là Cái Rốn.  Cuối cùng, một bé  gái   bực mình, nhảy lên sân khấu mách nước.

    "  Cái rốn để bôi dầu cù-là.  Dễ ợt ! Lớn rồi mà không biết   Lêu lêu ! "
    " Sao cháu biết ?" , một anh hỏi.
    " Má cháu  thương bôi dầu cù-là vào rốn cho cháu.   Không tin chú về hỏi má chú coi."

    Khán thính giả vừa ngơ ngác như bị chọc quê, vừa cười nghiêng ngả cho cái sự dí dỏm của 2 nghệ sĩ có đặc tài bỡn cợt cái chuyện rất đời thường mà có ai thèm để ý tới, để đến bây giờ phải ngỡ ngàng tí chút .

    Rồi sau đó nghe, nhìn trên sách vở , báo chí,  trong các câu chuyện thường đàm của người lớn mới thấy các cụ đức độ thấu trời ở sự khen, chê:

                                                     Thương cho roi cho vọt 
                                                    Ghét cho ngọt cho bùi 

     Ở cái  thời chữ nghĩa còn được tôn quí, còn cao giá ấy, nếu không muốn bị liệt vào hàng học phiệt hay hạng khuyển nho, người ta buộc phải cân nhắc khi khai khẩu, vì :

                                                    Nhất ngôn ký xuất
                                                     Tứ mã nan truy

       văn chương bình dân cũng dạy:

                                                    Lời nói không mất tiền mua
                                                   Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

        Lời nói gió bay  ( khẩu thiệt vô bằng ) đã nguy nan như thế, huống chi là giấy bút, văn tự.  Nên i được khen một tí là phải cố gắng gấp trăm gấp nghìn để xứng với lời khen.  Ai bị chê một tí là đau đớn, nhục nhã, phải hối  quá vạn triệu lần để trở thành người tốt.

    Cái thời  Nho hủ lạc hậu đã qua đi.   Bây giờ  là thời mới.   Búa rìu dư luận không còn nhẹ nhàng đấy văn chất :

                                               Trăm năm bia đá thì mòn 
                                              Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ

    Báo cứ  bổ thẳng, rìu cứ chặt ngay, cứ phạng vào mặt nhau hùng hục, không cần suy xét.   Khi thấy mình trên cơ : ' Bộ anh là Cái Rốn của vũ trụ sao ?' Chắc  chị là cái Rốn của nhân loại ?'

    Còn thường  thường phê bình vắng mặt bằng lới nói, hay viết lách là thương xác hoặc góp ý người nào  ưa khuếch tán một sự việc gì quá mức hiểu biết, quá mức bình thường, thậm chí đến phi lý; nhưng vẫn ngon cố bảo lưu ý kiến.

    Cái Rốn của người ta nằm ở giữa bụng , là chỗ sâu hoăm hoắm của người dư thịt thừa mỡ.   Cái Rốn  cũng lồi  ra như quả quít ở những người suy dinh dưỡng hay ưa kiêng khem  mong thành người mẫu Nao Mi bên trời tây.

    Trong ca dao việt ta có  kiểu ghi nhận thiếu đứng đắn về Cái Rốn.   Hẳn là tác giả xa xứ ấy đã bị người đẹp đá đít một cách tàn nhẫn ở chân núi Tản, ở bờ sông Đà, nên đã cay đắng lại quả  Cô gái Sơn tây :
             
                                               ...  Tóc rễ tre cô chải bồ cào
                                                    Xù xì da cóc hắc lào tứ tung 
                                                    Trên đầu chấy rụng như xung 
                                                    Rốn lồi quả quít má hồng trôn niêu 
                                                   Cô tưởng mình cô ái ố mỹ miều
                                                   Chồng con chẳng lấy để liều thân ra  * ...
----
*    Khi tôi còn nhỏ ( năm 1942 ) , đọc  Học báo, Tứ   dân văn uyển của ba tôi mua, vì ông làm hiệu trưởng  trường  tiểu học   ở Đại Lịch, huyện Trấn Yên, tỉnh  Yên Bái - tôi học thuộc lòng đoạn dài về Cô gái Sơn tây.  Tôi thích  bài này, bởi mẹ tôi là người Sơn tây, không còn nhớ rỏ phủ Quốc, phủ Quảng, chỉ biết rằng qua bến Trung Hà sang đấy, nơi ba tôi thường dạy học và lấy mẹ tôi  làm vợ.  Năm 1946 hay 1947, V.M  bắt ba tôi đi  mất tích,  họ nghi ngờ khi đoàn quân  Pháp trốn chạy Nhật năm 1944, 45, đi qua  Làng Bữu ( xã Thượng bằng la, huyện Văn Chấn, tỉnhYên Bái )  sang Vân Nam- thì,   ba tôi có nói chuyện với tướng Alexandrie, VM biết chuyện này, nên khi Pháp  trở lại Việtnam qua ngả Phù Yên, họ  bắt ba tôi rút lui  theo họ.  Tôi ở lại với mẹ tôi , người chị nuôi và   em  gái nuôi -   sau  viên thiếu tá thấy tôi biết tiếng Pháp, buộc tôi làm thông ngôn.   Rồi tôi dính líu  vào một vụ  chim chuột vợ một lính partisan, anh chồng định giết tôi,  mẹ tôi gửi về Nghĩa Lộ nhờ ông giáo Nguyễn quốc Bảo  đang làm thông ngôn cho viên đồn trưởng Nghĩa Lộ.  Ông Bảo xin cho tôi về Hanoi học, sau 1952 Sau chiến dịch thu đông ,VM  thắng trận, cả gia đình ông Nguyễn quốc Bảo  di tản về Hanoi, rồi được  đổi lên Dalat dạy học.   Ông bà giáo Bảo có  3 cô con gái,  tôi gặp lại cô thứ hai  ở Dalat vào 1965,  xin cưới cô Khê  làm vợ.   Mẹ tôi  và người chị nuôi  tên Bích, em gái nuôi tên Ni ở  lại Nghĩa Lộ, sau ,   mẹ tôi qua đời vào cuối 1952.  Tôi không còn nhớ rõ nét mặt mẹ, ba tôi, ảnh gia đình bị mất hết cả, tôi chỉ còn nhớ mang mang, cô gái Sơn Tây tóc đuôi gà, da trắng, khuôn mặt trái soan, nhất thanh nhì sắc, hình như mẹ  có đủ.  

       Bây giờ  , gợi trí nhớ xa xưa,  từ năm 1942,  tôi  đi thi  Cerftificat d'Étude primaire  complémentaire tại Nghiã Lộ, đỗ thủ khoa năm 10 tuổi  - quan kiểm học Nguyễn đình Thường khen , trao giải thưởng. cho Đổ mạnh Tường sinh  1932 -    học trường giỏi trường tiểu học Đại Lịch mà thầy hiệu trưởng là ông Đỗ văn Đức.  

       Tôi  chỉ còn  nhớ lõm bõm  Cô gái Sơn tây,  bởi tôi rất yêu thương mẹ, bà Phùng thị Mùi . 

                                              Cô gái Sơn tây yếm thủng tày giần 
                                  Răng đen hạt nhót má gồng chôn niêu
                                  Cô nghĩ  rằng cô ái ố mỹ miều 
                                  Chồng con chẳng lấy quyết liều đi tu
                                  Nách cô hôi như ổ chuột  chù....   

           hoặc;

                                   Con  rận bằng con ba ba
                                   Đêm về nó ngáy cả thất kinh
                                  Tường rằng  kẻ trộm đi rình 
                                  Ai ngờ con rận nóng mình bò ra .
                                  Cô nằm một cái
                                                        gẫy ba thanh giường ....

     cảm anh anh  Hoàng Vũ Đông Sơn  cho biết đó là ca dao, khiến tôi nhớ lại Cô gái Sơn tây mà tôi thuộc lõm bõm và càng hơn , nhớ  mẹ tôi   cô gái Sơn tây  - và  riêng tôi chỉ biết một điều chắc chắn, bài này in trong tạp chí Tứ dân văn uyển, Emile Vayrac chủ biên thì phải?
  ( BT
------

     Oan  hay ưng thì ca dao đã có đấy.  Đại luận  về  Cái Rốn   như ở trên sân khấu  cải lương thuở nọ, như giải trình một thực tế, thực dụng để dâng hiến cho mọi người một  niềm vui nho nhỏ kiểu chuyện bác Ba Phi miệt đồng bằng Nam Bộ.

    Nhưng không gian vô tận, vũ trụ báo la, biết đâu là bến là bờ.  Muốn biết thì phải học, phải hành.  bài học thuộc lòng ở  một lớp bậc tiểu học ngày xưa, có mấy câu tôi nhớ có tên là  Biển học :

                                        Kìa biển học  mênh mông bát ngát 
                                        Khôn đem tài xê xích mảy may
                                        Hết đêm kế tiếp lại ngày
                                        Trăng tròn lại khuyết sông đầy lại vơi  

    Không học  mà cái gì cũng biết thì chỉ có bậc thánh nhân.  Còn ngoài ra, sự học, sự hiểu chỉ giới hạn trong phạm vi bộ môn được đào luyện.  Thậm chí, khi được tôn vinh là bác học, cũng chỉ bác học ở bộ môn học hiểu, ở một thời điểm nhất định, chứ không thể đúng với tất cả một thời đại như kiểu: Trời tròn đất vuông
( Thiên viên địa phương) hay mặt trời quay chung quanh trái đất ... '

    Hình như vũ trụ có nhiều Cái Rốn?  Nếu cứ bằng vào ngôn từ, vào văn tự đời nay mà luận,  thì  'Cái Rốn của vũ trụ mỗi ngày mỗi lớn, mỗi ngày mỗi nhiều ở đây đó, ở khắp  mọi nơi trong sự phô diễn kến thức. '

   Thực tế thì Cái Rốn bằng da bằng thịt  , thực dụng, chỉ là bôi dầu cù-là hoặc bất kỳ một thứ dầu nóng nào trong tầm tay, mỗi khi quá khẩu thành tàn mà lại không tàn , vì đồ ăn không hợp với thể tạng, hoặc giả là nhập quá tễ, nên bị phản ứng nghịch làm cho đau đớn, thì Cái Rốn lãnh đủ !

    Tội nghiệp Cái Rốn,  vì nó không biết nói.  Nó muốn   van xin hay  phản đối cũng không được ở cái khoản bôi dầu cù-là.

    Cái Rốn của cơ thể học  ngành y khoa và Cái Rốn của cái niềm gọi là Nhân- tướng-học là 2 phương trời khắc biệt.   Một bên là biết để chữa đau cứu khổ cho người khi bĩ thương, bị loét, bị ghẻ gúng ... Một bên kích thích trí tưởng tượng về sự sống lâu, giàu bền, thắng quan tiến tước, khi Cái Rốn có vành như miệng cái giếng khơi, hay có màu sắc đặc biệt, hoặc giả là Cái Rốn sâu thẳm, tựa hang cắc cớ mịt mùng mà nam sĩ hay nữ sĩ tiền bối Hồ xuân Hương đã vịnh.

    Cái Rốn đẹp bây giờ là núi của.  Chả thế mà đầy đường, ngập chợ, người ta phô phang  Cái Rốn cùng với eo, với lườn và cả khoảng da bụng đen đen trăng trắng cứ như ở hồ tắm hay bãi tắm đấy thôi.


    Phương ngôn việt ta có câu :  Đẹp tốt phô ra xấu xa đậy lại - đúng quá xá đi ấy chứ !

    Về phần ngoa ngôn, chỉ mới có một ông Kim Dung người Tàu viết truyện kiếm hiệp đặc tả tay Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh tức Đệ Nhất Ác Nhân có cái  món phúc ngữ nghĩa là nói bằng bụng.  Chẳng lẽ thanh âm của tay họ Đoàn này thoát ra ngả Cái Rốn ?  Chẳng lẽ ông Kim Dung  cũng chỉ là hạng người cái gì cũng biết, biết cả cái không biết, như phần đông các Cái Rốn của Vũ Trụ ?

    Cái Rốn bỡn cợt với mọi sắc thái nhất định còn nhiều, những giấy khan, mực hiếm; hơi đâu mà phiếm mãi. Cái Rốn  còn có  phần, có nghĩa thiêng liêng, là ý chỉ nơi sinh quán, tức  quê cha đất tổ.   Người nào vạn bất đắc dĩ phải xa, xa càng lâu, tì ngậm ngùi càng nhiều, thôi thúc tìm về Nơi Chôn Nhau Cắt Rún cũng lắm.
 SAIGON, 30-4- 1998.
                                                                                                                      ( còn tiếp )

 hoàng vũ đông sơn 

      ( tr. 21 - 31 sđd.   )


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ