một mình một ngựa / nguyên sa 18 - 5
một mình một ngựa 18 - 5
nguyên sa
8
Ông [ Nguyễn nhật ] Duật,
Thư trước ông đã sai lầm nhiều. Thư này cáng sai lầm nhiều hơn, lố bịch trong
những cố gắng bào chữa ngoan cố và hy vọng. Tôi muốn bỏ bớt đi một số sai lầm của ông, quên đi không nói tới, cho ông bớt xấu hổ để có thể còn tiếp tục cười nói với bạn bè . Nhất là sai lầm của ông về Pháp ngữ; một khi tôi nói hết, sẽ trở thành một giai thoại trong lịch sử văn chương, tện của ông sẽ trở thành một trò cười kỳ lạ.
Tôi không muốn nói nữa, thực tình không muốn nói * ...
------
* bản tôi đang sử dụng thiếu mất 6 trang ( từ trang 139 - 146 ) ( BT )
b) Bôi lọ đạo đức; Nếu có kẻ nào bảo ông Duật cờ bác, rượu chè, trong khi ông không làm những việc đó [ thì kẻ đó đã bội lọ [ ông ].
c) Bôi lọ thẩm mỹ : nếu có kẻ bảo ông Duật thối tai, lác mắt, ghẻ tầu; trong khi ông đẹp trai, thơm tho, sạch sẽ thì kẻ đó đã bội lọ ông. Còn nhiều hình thức của bôi lọ. Nếu trong khi bàn chuyện văn chương mà tôi nói đến một trong những điều đó, tôi sẽ phạm lỗi lấm đáng [ bị ] mắng là đã bôi lọ ông. Còn nhiều hình thức của bôi lọ. Nếu trong khi bàn chuyện văn chương mà tôi nói đến một trong những điều đó, tôi sẽ phạm tội lỗi lầm đang
[ bị ]mắng là đã ' bôi lọ đối phương'.
Còn như đã vạch ra sai lầm của ông Duật về lịch sử triết học, về sự sử dụng sai tiếng Pháp, về thái độ hạch hỏi văn bằng, sức học của một người viết sách chối lỗi quanh co càng làm sai nặng hơn, đó là những lỗi lầm về văn chương, vạch ra trong 1 cuộc đối thoại- chính là mục tiêu của cuộc đốt thoại , hay trong một trong những mục tiệu.
Hãy tưởng tựong một tác giả bị nhà phê bình vạch ra những khuyết điểm cất tiếng la lối là nhàphê bình đã ' bôi lọ' ông ta. Sự la lối đó sẽ làm nhà phê bình mỉm cười. Cũng vậy, khi 1 người nhận mình là phê bình bị vách ra những dai lầm lại kêu là bị ' bôi lọ' , sự la lối này chỉ làm mỉm cười, vì ' sự la làng lố bịch' còn gây ra hậu quả nào khác hơn được nữa.
2) Giới phê bình ông Duật [ là ] :
để cho sự' la làng ' đó có một tác dụng lớn hơn, trong T.T., ông Duật kêu gọi giới phê bị đả kích, bởi 1 chiến dịch ' chống phê bình'.
chứng cớ; Nguyễn nhật Duật bị vạch ra những sai lầm. Chiến dịch đó dường như do 1 người ' duy nhất ' làm. Một người làm sao tài thế ?
a) một người mà làm một' chiến dịch' , thi e rằng hơi ít. Chiến dịch to lắm, do nhiều người làm. Một người làm, sao tài thế ?
b) ông Duật, tôi phải nói thật để ông rõ rằng : ông không phải là' giới phê bình' , càng không phải là' giới phê bình nghiêm chỉnh '.
Một tác giả bị phê bình không có quyền nói :' giới sáng tác đang bị đe dọa bởi 1 chiến dịch chống sáng tạo'. Một giới gồm nhiều người . Nay chỉ có 1 mình ông và theo ông, có bạn ông là ông [ Nguyễn quốc ] Trụ nữa, bị chê là nhà phê bình sai, làm sao lại hóa ra ' giới phê bình' , làm sao lại thành ra có' chiến dịch' chống giới phê bình nghiêm chỉnh' được .
Giới phê bình nghiêm chỉnh mà chỉ có ông và bạn ông, e rằng hơi ít.
c) Ngay tước hiệu một nhà phê bình nghiêm chỉnh, ông cũng chưa xứng đáng, làm sao ông nhận mình là ' cả giới ' được ? Những sai lầm mà ông đã vi phạm, sai lầm sơ đẳng mà tôi nghiêm khắc vạch ra, làm cho Nguyễn nhật Duật và' nhà phê bình nghiêm chỉnh'
trở thành 2 ' thực thể hoàn toàn khác biệt.'
Ông cứ việc kêu lớn : ' Duật là một nhà phê bình nghiêm chỉnh'. Như ông có thói quen tự xác nhận nhiều lần. Nếu cứ ngồi trong bóng tối của sự lầm lẫn mà la lớn 1 ngàn lần :
' ta là nhà phê bình nghiêm chỉnh' mà trở thành nhà phê bình nghiêm chỉnh thật, thì tôi cũng mừng cho ông. Nếu cứ viết :' giới phê bình là ta ' lập tức 1 người trở thành' một giới' thì cũng [ đã là ] may mắn lắm !.
Khi nào thành công trong ảo thuật này, xin ông cho tôi biết. Trong hiện tại, tôi vẫn nghĩ rằng :
' nhà phê bình được coi là nhà phê bình nghiêm chỉnh ' một khi nó biết tách ra khỏi vòng ảnh hưởng của các nhóm văn nghệ hiện tại . Nó không 'xưng tụng' người của ta ' , không chủ tâm ' đánh' và ' hạ ' những nhà văn độc lập '. Không cần phải phê bình đến 2 nơi để xưng tụng 1 cuốn sách chỉ gây ra' ngộ nhận '. '
Điều gì biết thì nói là biết. Đừng xác nhận bừa bãi. Tốt nhất là đừng mắng nhiếc, hạ nhục người bị phê bình, đừng nhổ răng, lóc thịt người ta, đừng hỏi sức học và văn bằng, dù kẻ đó viết kém và không thuộc phe nhóm nào. Và trên tất cả, đừng mỗi ngày viết đậm nét nhiều lần để tự xưng lá :' ta là nhà phê bình nghiêm chỉnh '' [ hoặc ] ' giới phê bình là ta '. Ông khen ông nhiều thế, tôi còn chỗ nào để khen ông nữa. Mà không khen, ông lại bảo đó là' chiến dịch chống phê bình' .
Khổ quá !
***
Có người nói :' Ở miền Nam không có bút chiến. Chỉ có những hòn đá vụt ném ra. Rồi mặt nước ao từ từ khép kín. Lặng lẽ '.
Người đó nói đúng. Làm sao có đối thoại nghiêm chỉnh ở nơi đây được. Làm sao có bút chiến được, khi bài viết đi , chỉ có môt lá thư phản ứng đáp lại, có tới 4 thứ.
Tôi viết cho ông Kiều Phong một lá thư, nói lên những điều mà tôi nghĩ là sai lầm của ông Duật. ( Nguyễn nhật ) không hơn không kém. Dường như không có thói quen đối thoại, không có thói quen,. nghe kẻ khác hỏi đến những sai lầm của mình, mà chỉ biết hạch hỏi kẻ khác một cách tàn nhẫn - ông Duật và bạn hũu đã biểu lộ nóng giận qua những phản ứng ồ ạt.
1) ông Duật viết ngay 1 bài đăng trên báo T.T. kết án ai dám hỏi về những sai lầm của ông là những kẻ ' chống lại giới phê bình nghiêm chỉnh '.
2) ông Duật viết một lá thư đăng trên K.H. [ Khởi Hành ]
3) ông Viên Linh trong K.H. số 50, đã viết vài dòng trong' Nhật ký ' .
Chỉ 1 lá thư mà tiếp nhận được tới 4 phản ứng, ở những nơi khác nhau, rải rác trong những khoảng thời gian khác nhau.
Trong đời sống hàng ngày khi 1 người được hân hạnh tiếp nhận phản ứng tới 4 lần, người ta gọi là bị đánh đòn ' hội chợ'.
Trong văn chương, tôi không biết sự việc đó nân gọi bằng từ ngữ nào. Nhưng chắc chắn, đó không phải là ai. Sự đùa cợt ở mỗi lời văn đã để lại dấu vết, ông ta phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm đó càng lớn, nếu tác phẩm dĩ vãng càng nhiều. Lịch sử văn chương, những người đến sau, sẽ nói với ông ta, rằng :
' tại sao anh lại ký 1 tên khác để viết điều sằng bậy . Tại sao trong những cuộc thảo luận văn chương anh đã quá lời, đã làm điều này hay điều kia thất thố ? tại sao áp dụng' hạ sách' , đánh' đòn ma giáo '. '
Nó sẽ phải trả lời và cắt nghĩa mỗi sai lầm- dù với 1 tên khác - dù viết trên những cột báo, tin văn , nhật ký, sổ tay, phê bình hay bút chiến - sẽ là 1 vết đen trong đời[ làm ] văn. Khoan khóai thu được, sau khi nói được người khác 1 câu, coi như 1` chiến thắng, sẽ trở thành 1 thất bại lớn, dưới mắt những người của 10, 12 năm sau, hoặc lâu hơn nữa.
Nhà phê bình vô danh mới vào nghề, thường nghĩ rằng
: ' viết xong được bài này là' hạ' được nhà văn này,, là nhà thơ kia [hải chết'. Thật ra, chẳng có ai bị hạ, chẳng có ai chết cả. '
Chỉ có anh nói điều xằng bậy kia chết trong tăm tối.
Tôi nói thật với ông [ Nguyễn nhật Duật ] rằng :
' ý thức trách nhiệm về loạt bài thắc mắc của tôi rất rõ rệt.' Trong 1 thời gian nữa, để nhận lấy sự phán xét mai hậu - bài này với 1 số bài khác sẽ được in đầy đủ trong 1 cuốn sách - ghi lại những cố công, những quyết tâm chống lại tinh thần độc tôn, phe nhóm, bênh vực những nhà văn độc lập cô đơn, lật tẩy những kẻ mạo nhận phê bình - mà thật ra chỉ là những quảng cáo viên cho 1 số người khác, lật tẩy bọn hống hách mắng nhiếc, hạch hỏi văn bằng các nhà văn , chống lại bọn mà tôi gọi là ' văn nghệ nhà nước'.
Công việc này không dễ. Người nhận làm việc đó, dĩ nhiên phải nhận lấy những sự phỉ báng, bôi lọ ' đòn hội chợ' , bị đội đủ loại mũ ' chế độ cũ' * , nhân viên bác sĩ Tuyến, ' nhân vật thân Phật giáo',' trốn lính' , đi với nhòm ' Đất Nước' * chủ hòa'.
Thời nào, cái mũ nào bất tiện nhất, có thể mất mạng dễ nhất :' ta cứ đội cho nó '.
-------
* ám chỉ Đệ 1 Cộng hòa / Ngô đình Diệm .
* * tạp chí do Nguyễn văn Trung làm chủ nhiệm, Thế Nguyên chủ bút - dưới mắt chính phủ VNCH là chủ hòa, thân tả. (BT)
Nếu có ai nghĩ rằng: phải tìm tên 1 nhà văn, nhà thơ để ' đội mũ' cho nó mới có tác dụng, chớ đội cho Lê hải Vân * thì không kiến hiệu, vì ai nghĩ rằng đã tỉm ra, xin cứ tự nhiên .
-----
* bút danh khác của Nguyên Sa. (BT) .
Đe dọa và ve vuốt đều vô ích. Chướng ngại vật, tảng đá, dù trọng lượng hèn hạ bao nhiêu đi nữa, cũng không ngăn cản được những sự thật sẽ được nói ra. Tôi đã nói hống hách và sai lầm của Nguyễn nhật Duật. Tôi đã nòi về những giả trá của Phạm công Thiện và của vài người khác.
Cũng như tội sẽ lần lượt đề cập những bài xưng tụng một số tác phẩm. Để cho thấy rằng, đó chỉ là phe nhóm khen nhau. Để cho thấy rằng, đó là những thần tượng giả, sản phẩm cúa guồng máy quảng cáo tinh vi. Để cho thấy rằng kịch đó không phải là kịch, thơ đó là sự sao chép vụng về, truyện đó chỉ là những truyện phim được viết thành
tiểu thuyết *.
-------:
* không biết có phải Nguyên Sa muốn ám chỉ truyện phỏng dịch phim Phi luật Tân ( Philippines ) được Sở Thông tin Hoa Kỳ ( USIS ) hợp đồng với nhà văn Mai Thảo để viết thành tiểu thuyết Ánh sáng miền Nam ?
( xem thêm trong Nhà văn hậu chiền 1950 - 1956 / Thế Phong / Mai Thảo ) ..
Để những người làm văn nghệ của những năm tháng kế tiếp khỏi nhìn ngắm những người đi trước, như những kẻ mù lòa hay khiếp nhược ?
( kỳ sau tiếp )
lê hải vân
bút danh khác nguyên sa.
( Một mình một ngựa / Nguyên Sa / Nhân văn xuất bản, Saigon 1970 - tr. 138 - 156 )
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ