Thứ Bảy, 13 tháng 7, 2013

nhớ nơi kỳ ngộ / lãng nhân 7

                                     nhớ nơi kỳ ngộ
                                                                 lãng nhân 


                                                             khái hưng 

   Là bút anh Trần khánh Giư  ( mẫu tự của KHÁNH GIƯ xếp lại thành KHÁI HƯNG )  trước theo học  trường Lycée Albert Sarraut , đậu tú tài phần 1, hỏng phần 2 nên chán không tiếp tục.   Nhân thân phụ ở chức  tuần phủ mới về hưu trí ở quê nhà, anh lui về  để phụng dưỡng.  Sau khi cụ mất, anh nổi hứng lên Hànội viết báo.   Đầu tiên viết báo Duy Tân , sau  gia nhập văn đoàn Tự lực, nổi tiếng về những tác phẩm Nửa chừng xuân, Hồn bướm mơ tiên, Chàng đẹp trai ( ghi những chuyện vui về Đỗ Văn )  ... Khi  [ VM ] cầm quyền, anh cộng  tác với báo Việtnam của phe quốc gia ,  giữ mục phiếm luận đưới tên Chàng Lẩn Thẩn  ( đả kích
 CS :  19 tháng 5, hiệp định sơ bộ 6 tháng 3- 1946,   Ôn như Hầu  v.v...   * ]  Viết những bài chỉ trích  bằng lối văn cay cú  và đanh thép, biết thế nào .. [ . mình cũng bị hại  *  ]  Khái Hưng  không dám về quê nhà, chỉ lẩn quất 
-----
* [.... ]  : chữ của  BT   thay thế cho một số chữ tạm bỏ   ở bản chính .

 ở Hànội.  Giá cứ ở luôn được Hànội thì sẽ thoát, vì Pháp đến,  vì [ họ ] sẽ rút ra hết.   Không hiểu vì sao anh lại lần chần, tìm đường về quê vợ ở  Cổ Lễ được ít lâu thì bị bắt.

    Hồi ấy ở Nam Định  , trước ngày 10- 12- 1946, dân chúng bị lùa ra khỏi thành phố, gia đình tôi di cư về Ninh  Cường, một làng Công giáo thuộc phủ Trực ninh.   Một hôm, khoảng 3, 4 giờ chiều ( tháng 6 hay 7 năm 1947 ) thấy ( ... ) công an  áp giải một toàn người trên dưới 30 người, xếp hàng 3, đi qua trước cửa, nhìn trong hàng người đi giữa, tôi giật mình nhận ra Khái Hưng.    Tia mắt 2 chúng tôi [ đều ] chớp chớp, cùng khẽ gật đầu.   Trông theo cho đến khi khuất dạng, tôi đoán chừng họ sẽ bọ giam ở một nơi nào đó.

    Vài hôm sau, linh mục xứ đến báo cho hay : cả toán đẽ bị trói chân tay, nhốt vào bao bố ném xuống sông Cựa Gà ở Lạc quần.

                                                              ch. mau's

      Ch. Mau's là  bảng hiệu nhà may âu phục của ông Chu Mậu, hai chữ Chu Mậu anh-ngữ-hóa cho lạ tai để đánh vào thị hiếu giới trẻ hồi ấy đang náo nức về âu-hóa.   Tên  này rồi có người đọc là Charles Mậu, là Xạc Mốt, là  Sì-Mấu-Xịt, gọi sao  cũng được, miễn là  tỏ sự hữu hiệu của khoa quảng cáo là mục đích của nhà buôn.

    Chu Hương Mậu  quê làng Phù  lưu, phủ Từ sơn, theo học trường Lycée Albert Sarraut, nửa chừng sang du học bên Pháp, có óc thực tế, nên không học văn mà quay sang học nghề, lại có khiếu thẩm mỹ nên chuyên chú về ngành may.   Lãnh bằng cấp của trường may Napolitano, ông trở về nước, mở cửa hiệu trong hành lang trọng của Địa  ốc Ngân hàng [] phố Tràng tiền.   Tuy giá cả đắt gấp 2 nơi khác, nhưng được hạng phong lưu mã  thượng ưa chuộng, vì dùng hàng dệt Ăng-lê và nhất là vì ve áo cắt hình chữ B lạ mắt.

     Tính tình dễ dãi, thích hoạt động, ưa hội họp bạn bè, ông thường đến gặp chúng tôi ở nhà Đỗ Văn để bàn tính một chương trình hoạt động nhằm cải cách nếp sống xã hội.

     Chương trình ấy sau khi họp bàn với anh em, được mệnh  danh là Dân Mới.

     Hồi ấy, bạn trẻ du học ở Pháp  về đã nhiều, sống quen lề lối tây phương, nên không ưa thói tục cũ, cho là lỗi thời, và nóng lòng muốn tham gia vào một cuộc đổi mới.    Lại được chính đám thanh niên Pháp hưởng ứng nữa : một ít tây đặc thực dân muốn đề huề, vì nhận thấy  sự hách dịch vô lối của tây thực dân, lại một ít tây lai bực mình, vì bị thực dân khinh là tây hạng nhì : hai thứ tây này cùng cổ võ cho phong trào Dân Mới.

     Chương trình Dân Mới được phác họa ra, gồm việc xuất bản Dân Mới, cổ động cho bar, quán cơmban kịch Dân Mới.

     Bar Dân Mới  đặt  trụ sở ở góc phố hàng Gai và ngõ Tô Tịch, trong một ngôi nhà được trang trí đúng như quán rượu Pháp.

    Để chuẩn bị ngày khai trương và dịp phát hành tập san Dân Mới, một bích chương khổng lồ đã được đem dán ở những nơi đông đảo, tóm tắt cương  lĩnh nhóm- bích chương này là một kỳ công của Đỗ Văn - bằng những máy móc cũ kỹ của nhà in Trung Bắc, anh đã in được một tờ cỡ 2  thước, dọc 1 thước ngang, 2 màu đen đỏ cân đối thật ngoạn mục.

     Hôm khai trương  ồ ạt, tập san chỉ trong mấy giờ đã bán hết, nhà in phải cho làm đêm để sớm hôm sau kịp bán.   Thanh niên việt, pháp tấp nập, thân mật, quang cảnh chưa từng thấy diễn ra ở Hà thành, đến nỗi chính quyền phải để ý, và rồi Chu Mậu được giấy mời ra đốc lý và được yêu cầu bóc hết những bích chương dán ở các  nơi, vì bản văn trong đó không đưa kiểm duyệt trước là vi phạm pháp luật thành phố.

     Sau đó, báo Dân Mới ra đến số 3  thì có lệnh cấm và báo bị tịch thu.

    Trước sự đàn áp , nhóm Dân Mới họp bàn kế hoạch chống cự sự khe khắt của tây thuộc địa.

    Bước đầu, sẽ là xuất bản 1 tờ báo  pháp ngữ, để tránh sự xin phép phiền hà và sự xét nét của sở Kiểm duyệt, nếu là báo việt.    Và nhất là để bày tò lập trường quốc gia cùng để cho các bạn trí thức pháp có diễn đàn chống tây thuộc địa.

    Tôi đề nghị lấy tên Le Cri de Hanoi  - Nguyễn bỉnh Nam  * góp ý , nên rập theo loại tuần báo châm biếm, hí họa kiểu Le Canard Enchainé, với phương thức lập luận  : có như không, không như có, giả như thật, thật như giả.   Nhưng [ Nguyễn bỉnh ] Nam e không ai  viết nổi lối này xuất sắc được ?  Anh em đồng ý, song, lại cho rằng, hễ có lý tưởng đấu tranh, có lửa sẽ bốc lên, và  tiến tới thành công - nay là bước đầu, cần phải hăng say  tiến tới thành công, nay [ mới] là bước đầu cần phải hăng say đã.
-----
* NGUYỄN BÍNH NAM,   thân phụ là ông Phán Vi, khét tiếng ở tòa lãnh sự pháp ở Hương Cảng (  Hong Kong ) . Nam du học  lâu năm ở Pháp, có vợ là Grimeauve, gốc Nga.   Về Việtnam ít lâu, sau lại đi Pháp, và cuối cùng trở về, xuống tóc đi tu trong một ngôi chùa ở miền trung du .
 ( Lãng Nhân chú thích )

     (...)  Đến đây, anh em đồng ý phải làm một cái gì bí mật với sự cộng tác của nhóm bạn tây.   Thí lúc ấy, Hànội đang có 2 việc quan  trọng :

      1.- Hội nghị kinh tế  giữa đại  diện ngoại quốc và chính quyền bảo hộ sắp khai mạc.
      2.- Chợ phiên Bạch Yến sắp khai mạc.

     Được biết,  nhân dịp quốc khách đến thăm, hội đồng thành phố bàn việc tổ chức một cuộc vui cho thật ồ ạt để tỏ  lòng hiếu khách.   Thỉ con diệu kế nào hơn là mở một chợ phiên vừa mua vui lại vừa gây quỹ!.

     Muốn tô điểm cho cuộc vui thêm hương sắc, hôi đồng tán thành ý kiến mời cô đầm lai Bạch Yến tham gia ban tổ  chức ,   đại diện cho giới phụ nữ.   Ban tổ chức lăng xăng rộn rịp lắm, nhưng vẫn lo không được hấp dẫn, vì bao lâu  rồi trò chợ phiên đã trở nên nhàm chán.  

    " Không sao "  !  Đỗ Văn xoa tay nói thêm  ; " hội đồng không nhờ mình, nhưng mình sẽ có cách làm cho hào hứng, để ... mượn gió bẻ măng, ta phát hành Le Cri de Hanoi. ' 

     Họa sĩ Jordan *  mới ở Pháp mới ở Pháp phiêu lưu sang ta, dân chúng chưa mấy quen mặt, nhận đóng vài mật thám, đàng hoàng đến báo cho ban tổ chức chợ phiên .
-----
*   họa sĩ Jordan vừa thăm Haiti  rồi sang Hànội, được nhà Bia Ziteck mướn vẽ 1 quảng cáo cho Bière Royale - anh ta lấy ngay quân bài tây ra phóng thật to, được trả 500 đồng bạc Đông dương ( số tiền hồi đó rất lớn ).
( Lãng Nhân chú thích )

     Một ông hoàng người Ấn độ cùng phu nhân vi hành sang Việtnam, ngỏ ý muốn xem chợ phiên vào lúc 15 giờ chiều nay.   Có nhiều nhân vật Pháp và ngoại quốc cũng đến.   Ông hoàng Ấn độ có  sĩ quan người Xiêm ( Thái Lan ) tháp tùng ... 

     Tin này làm cho chợ phiên vừa khai mạc, chưa mấy dập dìu, bỗng trở nên tấp nập, vì thiên hạ rỉ tai nhau, nhiều người háo hức tới xem.

    Rộn rịp nhất là quang cảnh ban tổ chức : trông trước nhìn sau, gắt gỏng, xô đẩy, mãi sắp đến giờ mới đâu vào đó.   Cô Bạch Yến tôi son điểm phấn  lần chót, cầm sổ vàng, đứng túc trực ở giữa đám 6 cô thiếu nữ hai tay nâng bó hoa to.   Còn các em nhỏ nữ sinh đứng thành 2 hàng dọc ra đến cửa.   Số cảnh binh được tăng cường cho oai nghiêm.   Đặc biệt là 2 ông nghị sĩ, một bác sĩ, một kỹ sư, trịnh trọng trong dáng điệu chỉ huy.

     15 giờ!  Rồi 15 giờ 25 ...

    Một chiếc xe hơi tới, dừng ngoài cửa.   Viên thanh tra mật thám ngồi trong, nói ra : " ông hoàng cáo lỗi, sẽ tới hồi 16 giờ, rất có thể phu nhân không đến được, vì đi xa còn mệt ".

    Ộng kỹ sư  quay lại nói với ông bác sĩ : " L' exactitude est la politesse des rois ".   Rất đắc ý  câu này, ông giải thích : Vua Louis XIV khi xưa đến dự một buổi lễ, lúc đã quá giờ chính thức lâu rồi, lại hỏi quần thần"  -Các khanh đợi đã lậu chưa ?"  Các quan đồng thanh " - Muôn tâu, chúng thần vừa mới tới ".  Vua liền quay lại lẩm bẩm với quan hầu " - Thế mà trẫm lại tưởng phải chờ họ ! Đúng hẹn là lễ độ của quân vương !".

    Lối chơi chữ  của nghị sĩ quá tế nhị, tây quá, chẳng ai hưởng ứng.
    Mọi người đứng đợi đã thấy mệt, thì một xe hơi to tướng bóng loáng tới, đậu ngay cửa chợ phiên.   Cầm lái là 1  người pháp, ngồi trên là  2 vị sĩ quan Xiêm (Thái Lan ).   Phái sau, ông hoàng Ấn độ ngồi giữa, đầu đội mũ đỏ trùm như cái đấu, 2 bên là 2 người pháp hay ngoại quốc.   Nhóm cảnh binh xếp hàng trật tự chào theo đúng quân cách.

     Cô Bạch Yến bảo các em nữ sinh: " Bà hoàng mệt không đến , vậy đợi chị ra hiệu, các em hãy dâng hoa ".

    Người pháp cầm lái bước xuống, mở cửa và đứng thẳng như gỗ.   Ông hoàng và 2 bạn lẩn lượt nghiêm chỉnh xuống xe.   Các em dâng hoa, ông hoàng đón nhận, trao lại cho tùy tùng.

    Ông nghị trưởng ban tiến tới, trịnh trọng cúi đầu chào rồi hướng dẫn ông hoàng đi thẳng vào trong dự tiệc sâm-banh.   Lúc đó,  mặt trời phía tây chiếu lóa mắt mọi người.   Sâm-banh nổ, kẹo, bánh, hao đầy bàn.   Cô bạch yến tay cầm sổ vàng, lăm le đợi lệnh ông trưởng ban để tiến lên xin chữ ký, cho ông hoàng có dịp chiêm ngưỡng sắc đẹp của đầm.

    Thế rồi, ông kỹ sư trưởng ban nãy giờ đứng cạnh ông hoàng, bỗng lùi ra 1 bước, dang tay ra chỉ vào vị khách quí, hét lớn : " Thằng Chu Mậu đây mà ! "  Ộng hoàng ông hiếc gì đâu! Lại là cái nhóm Dân Mới hỗn láo.  Cảnh sát đâu, bắt hết chúng nó đưa vào bót ".

    Việc xảy ra đột ngột, lạ lùng.  công chúng cỏn đang ngơ ngác, thì mấy người giớ máy chụp hình lia lịa, một tràng pháo nổ đinh tai, một toán thanh niên vừa việt lẫn pháp ùa vào vây quanh ông hoàng.  Đến lúc ông trưởng ban đi với cảnh sát tới, thì Maharadja điện hạ đã biến đấu mất...  Quay lại, gặp ông cảnh sát trưởng mới tới, ông này nhìn quanh một lượt, rồi nhỏ nhẹ nói với ông trưởng ban: " Đây là một trò hí lộng.  Ông kỹ sư đã từng sống bên Pháp, hẳn đã chứng kiến những cuộc đùa dai ( canular) của sinh viện rồi chứ ! Thiết tưởng  ta không nên làm to chuyện,  e rắc rối đến ngoại giao, vì cớ sự hiện diện của  sĩ quan Xiêm... "   

    Ông kỹ sư trưởng ban  vụt tỉnh ngộ, nuốt giận làm lành, việc kể như huề: ai nấy  đều vui vẻ được xem một màn hài kịch  sống ! ...

    Sau  hỏi ra, mới rõ vì sao lại có 2 ông [ người ]  Xiêm trong cuộc ... hai ông nguyên là nhân viên tháp tùng bộ trưởng Thái Lan sang dự hội đồng kinh tế, nhân đến thử áo tại tiệm Ch. Mau's, nghe Mậu rủ đi chơi, thi cao hứng diện cho thật oai để góp vui.

    Coi vậy  kế hoạch Đỗ Văn đã diễn biến lớp lang chót lọt, mạo hiểm là vụ đóng giả mật thám.   Và kết quả nhiệm màu không chỉ ở 1 trò cười bể bụng, mà còn ở sự thành công tong việc phá thành tờ báo Le Cri de Hanoi vài hôm sau.

    Trang bìa,  một hí họa đen đỏ vẽ hình Mậu đội mũ chà và đỏ, tay cầm bút viết 4 câu :

                                         Délaissant mètre et ciseaux 
                                         Fier de la tâche qui l 'assume
                                        Contre les femmes et les sots 
                                        Mau's  aujourd' hui prend la plume *
-----
* Kéo, cắt thước đo, tạm nghỉ dùng /  Ngang nhiên đề xướng việc kiêu hùng / Gái hư trai ngốc bao nhiêu chuyện /   Ngọn bút Mậu - vạch tứ tung .
   ( Lãng Nhân chú thích )  

     Những trang  trong,  toàn là chuyện tai tiếng trong giới doanh  thương, giới quan lại, chuyện kệch cỡm của cô gái tân thời, không nêu tên  ai  mà ai cũng biết là ai.  Nhưng hấp dẫn nhất  là mang hình cô  Bạch Yến  dâng hoa cho ông hoàng , trong đó có cả hình ông kỹ sư trưởng ban.   Báo  bán đắt như  tôm tươi, phải in thêm cả đêm mới đủ cung ứng.

    Đến số 2 thì bị tịch thu.   Ngoài bìa in ông Phạm Quỳnh kính trắng ngồi cáng có 4 lọng che và 2 lính khiêng mặc y phục lính lệ thời xưa...

    Nguyên  là bấy giờ , ( 1931- 1932 )  chúng tôi  đã biết tin chính quyền Pháp thế nào cũng đưa họ Phạm vào Huế, nên diễu chơi, không ngờ nhà học phiệt thù dai, cứ nhè chúng tôi mà ném đá; nhưng lúc nào  cũng lẳng lặng dấu kín bàn tay.   Trước đã  [ là báo ] Đông tây, nay lại le Cri de Hanoi.

   Tiếp theo Le Cri de Hanoi, tôi  lại xuất bản báo tiếng pháp khác, lấy tên là Fléchettes để trả lời báo 
L' Ami du Peuple đã công kích nhóm Dân Mới là ngông nghênh và trác táng.   Và cũng để  xét lại cái danh hiệu học phiệt  mà ông Phan   Khôi  gán cho ông Phạm  Quỳnh -[nên  ]  Đặng Phục Thông *  đã dành cả 10 cột báo  để nêu lên những sai lầm về văn phạm Pháp của họ Phạm,  rồi đóng lại bằng 1 câu rất hóm hỉnh:
"  ... với  cái văn tài danh vang trong nước này, không ai còn ngạc nhiên, khi thấy ông Phạm Quỳnh ngụ tại phố hàng Da ! "
             Chợ Hàng Da tiếng Pháp gọi là Rue des Cuirs, thì cuir nghĩa đen là da, mà nghĩ bóng lại là 
viết  sai  mẹo [ ngữ pháp ]
-----
*  ĐĂNG PHỤC THÔNG  tốt nghiệp Trường Mỏ, không những là tay toán học có biệt tài, còn là tay văn chương lỗi lạc.   Qua đời trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ở ngoài khu.
( Lãng Nhân chú thích ). 

     Báo Fléchettes cũng nửa chừng xuân, được vài số lại bị làm khó dễ, và rồi cũng vấp phải trở ngại lớn nhấ [ ]  hết tiền.  Liền sau đó, cũng vì trở ngại ấy, nhóm Dân Mới không tồn tại được.

    Chu Hương Mậu rời vào  Nam làm xuất nhập cảng, tạ thế năm 1947.
     [] 
                                                                                    (còn tiếp

        lãng nhân 

             ( Nhớ nơi kỳ ngộ  / Lãng Nhân  -  Ziên Hồng xb,  USA, 1997  - tr.  66 - 74 )



    

    

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ