Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

nhà văn tác phẩm cuộc đời / thế phong - 18 - 2

                        nhà văn tác phẩm cuộc đời 
                                            tự-sự-kể : thế phong

                                                       6

     Tôi cũng kể cho anh Thức nghe chuyện này.  Sau ngày cách mạng thành công, đại úy văn sĩ Tô kiều Ngân có  một nhận xét về anh Phan văn Thức (  bản thân anh  Thức không biết anh Ngân và ngược lại )  ngay thời kỳ chính phủ Diệm còn trị vì- Ngân bảo;  chẳng cần bắt  một nhà văn độc lập rất nghèo tiến bạc,  tốt nhất không cho anh ta xuất bản sách rộ-nê-ô đều đặn,  hãy bắt  ai đã cung cấp giấy xtăng-sin và giấy duplicateur cho anh ta.   Quả  anh Thức không chỉ cấp giấy xtăng -sin  khá nhiều cho xuất bản cục Đại Nam văn hiến, còn chu cấp tiền nong ấn loát nữa.

   Dạo ấy, tôi in rô-nê-ô cuốn sách nhỏ bàn về chủ soái nhóm  Hàn Thuyên tiền chiến , văn sĩ Nguyễn đức Quỳnh * đã  làm trấn động dư luận văn giới - và trước đó tôi làm một động  tác giả , là  đem bản thảo lên Hội đồng kiểm duyệt xin cấp phép,   Ộng Hoàng văn Nguyên chủ tịch Hội đồng rất khôn khéo, sảo quyệt, đầy thủ đoạn, nếu đem so sánh chẳng kém một bí thư huyện ủy  .  Khi cần, thì hạ mình , nhũn như con chi chi,. lúc không,  bèn  xù lông nhím nghênh ngang  như cột đèn ngoài đại lộ.   Hoàng văn Nguyên bèn đề cử một tay kiểm duyệt viên   khoảng 5 chục  tuổi, từng  viết báo thời tiền chiến, lập trường chính trị vững chắc - đó là  ông Nguyễn đăng Minh, có bà con họ hàng xe với bác sĩ Trần kim Tuyến, giám đốc Sở Nghiên cứu xã hội chính trị ( mật vụ trá hình) - ai  từng  sống dưới thời đệ ! Cộng hòa không thể không biết.   Chủ tịch Hội đồng kiểm duyệt Hoàng văn  Nguyên  tin chắc khả năng kiểm duyệt  cứ khôi như ông Minh - hơn nữa - có ông Minh bên cạnh,  chân ghế ông ta vững như thành. 

     Nhưng ở đất quốc gia này, như tôi từng viết ở đâu đó,  sự ghen ăn,  tức ở phá phách lẫn nhau là chuyện nguy hiểm hơn  cả chuyện chống CS.   Chẳng hạn ông Nguyễn đức Quỳnh làm cố vấn cho bỗ trưởng Công dân vụ Ngô trọng Hiếu, đề xuất đổi danh hiệu các  tổng, nha - Nha Thông tin tuyên truyển đổi thành Tổng vụ thông tin & Kế hoạch, Nha tổng giám đốc thanh niên trở thành Tổng vụ thanh niên & công tác , Văn  hóa vụ suýt trở thành Văn tác vụ ...  Thì đó, là một bằng chứng hiển nhiên để các bộ khác có cớ báo cáo lên cố vấn chính trị tổng thống, ông Ngô  đình  Nhu
------
* Nhận diện vóc dáng nguyễn đức Quỳnh / Thế Phong, sách đã dẫn   .   

    Còn nữa, danh  xưng  cố vấn thường chi dùng riêng cho ông Nhu, nay lại  thêm  ông Quỳnh, cố vấn nữa- khiến một số văn sĩ lằng nhằng cùng trạc tuổi ông Quỳnh ghen tức- nên khi tôi  đưa  xin số kiểm duyệt Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh , thì, ông  kiểm duyệt viên  Minh định ký  duyệt đệ trình chủ tịch Hội đồng KD  Hoàng Nguyên.   Nhưng tôi biết trước  rằng, dầu  có giấy phép  , in ra sẽ bị tịch thu ngay, và tất nhiên kiểm duyệt viên Minh sẽ bị  đuổi việc, lấy tiền đâu nuôi thân và  ả phù dung * .  Thà gia ơn cho họ, bằng  cách chỉ đường cho hươu chạy, cuốn này nên  làm báo cáo  trình Tổng giám đốc thông tin Trần văn Thọ  ** và xin ý kiến Bộ trưởng Công dân vụ Ngô trọn g Hiếu .   Ông Minh cảm ơn tôi về chuyện n ày, quả như rằng , được sao làm nhiều bản, đệ trình 2, 3 chỗ.  Kết cuộc, cuốn này bị cấm vào khoảng tháng 4- năm 1962 .
------ 
 *      nghiện thuốc phiện .
 **    ông Trần văn Thọ,  em vợ  bộ trưởng  CDV Ngô trọng Hiếu.

     Tôi cho in rô-nê-ô thành 100 bản, không  giấy phép , ghi trên sách phổ biến hẹp. lưu hành trong bạn bè, rặng báo chí và mọi người quan tâm thi nhau  tìm đọc.  Cả trong và ngoài nước gửi thư về xuất bản cục xin mua, riêng  nhà phê bình văn học tiền chiến Thượng Sỹ xin  1 cuốn để gửi cho 1 người bạn, giáo sư Nguyễn-trần Huân  ở Paris.  
     Mấy bữa sau, trên nhật báo Mới, Phan Nghị phụ trách trang văn nghệ đăng ngay tin này:

   "... Cuốn Nhận diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh chỉ là 1 bản thảo  in ronéo như tất cả tác phẩm   từ trước tới nay do Thế Phong tự xuất bản- dạy học được đồng nào bỏ ra in sách  hết.   Đọc  ' Nhận  diện vóc dáng Nguyễn đức Quỳnh ', người ta cóp cái khoái là biết được rật nhiều cái sự bí mật về nhóm Hàn Thuyên, và tên trùm mật thám Cút-Xô 
[Cousseau ] , về ông Nguyễn đức Quỳnh, người đã được mệnh danh là  tay phù thủy văn nghệ và nhiều thứ vân vân khác.   Đó là sự tương quan giữa ông [ Nguyễn đức ] Quỳnh và các tay tổ văn nghệ ở Saigon.   Cuồn N.D.V.D.N.Đ.Q.  chỉ in  có 100 số.  Thiên hạ thi nhau đọc và hỏi mượn nhau đọc loạn cả lên ..."
    PHAN NGHỊ / BÁO MỚI 

    Mặc Thu văn sĩ ,  khi  ấy là  thiếu úy đồng hóa, làm việc tại Nha Chiến tranh tâm lý, gặp, tâm sự với tôi , đại để: anh ta hèn không dám làm, hoặc vì cơm áo, hoặc vì  gia đình, bó buộc con người tròn trặn quá, nên anh ta đành làm lơ  hết tất cả mọi chuyện gai mắt.   Sau ngày  đảo chính Ngô đình Diệm cuối 1963, năm sau anh ra khỏi quân đội, đứng tên  chủ nhiệm tạp chí Người Việt tự do, đăng ủng hộ khá nhiều quảng cáo sách cho Đại nam văn hiến xuất bản cục .

    Trở lại chuyện ông Minh và vấn đề kiểm duyệt sách của tôi.  Từ đấy trở đi, mỗi khi tôi đưa sách kiểm duyệt, ông ta ký duyệt  trình ngay, sách  gần như không bị xóa.   Tôi tâm sự với ông Minh,  cuốn nào có nội dung hiền lành ra được, tôi mới xin số kiểm duyệt, còn cảm thấy đưa là bị cấm thì tôi in  lậu không giấy phép, phổ biến hẹp.   

    Thế nên, ông Nguyễn đang Minh cũng như nhân viện kiểm duyệt, mỗi khi thấy mặt tôi tới  Sở Kiểm duyệt, họ nhìn tôi như  gặp hung thần.  Lấy 1 thí dụ, kiểm duyệt viên
 Đoàn thế Nhơn (  bút danh Võ Phiến )    thời Phạm xuân Thái làm chủ tịch  Sở phối hợp kiểm duyệt ( Hội  đồng kiểm duyệt sách  thay danh xưng ), đã nhận được 1 bài học đích đáng , khi ông  ta đề nghị cấm cuốn ký -sự-lịch- sử Việtnam bi thảm Đông dương / Louis Roubaud-    đã  báo cáo :  dich giả  đã lăng mạ anh hùng cách mạng ViệtnamTôi  đã viết ngay một  vào đề   * cho cuốn kia phổ biến hẹp trong anh em Đại nam văn hiến, trả lời về quan điểm 1 chiều của kiểm duyệt viên chưa có  căn bản Pháp ngữ về sử + chính  trị học . 
 Tôi còn nhớ câu nói của kiểm duyệt viên Nguyễn đăng Minh, vào thời  kỳ ộng Nguyên làm  chủ tịch hội đồng KD   : 
       "... nước này có 100 Thế Phong, thì 1 chính phủ muốn thành lập quả là 1 điều nan giải ".
------
*    ...Cách đây 32 năm, 2 tiếng Việtnam còn xa lạ đối với chính chúng ta là dân tộc Việtnam.  Thì 1 ký giả phương tây  , ông Louis  Roubaud đã viết 1 ký-sự lịch-sử về dân tộc  An-Nam.  Như văn sĩ André Gide viết về Tchad, Congo, hoặc gần hơn, thi sĩ trữ tình só 1 Pháp quốc, Jacques Prévert viết 1 bài thơ
 kêu gọi : ' người Việtnam có nghe không ?'  (  theo  báo Ngàn khơi, Saigon 7- 1963)   .  Họ là những ký giả, thi nhận đặt công lý lên trên quyền lợi chính trị nhất thời.  Chính thế, chúng ta mới ph6n biệt được đâu là dân tộc Pháp tiến bộ và đâu là  thực dân  .    Bản dịch của Đường bá Bổn đây,  chỉ là góp vào sự đào sới  dư âm nào tiến bộ đã  nói  đến xứ sở  chúng ta.   Nhất  là quyển  Việtnam bi thảm Đông dương xuất hiện vào lúc Việtnam quốc dân đảng bị  xử tử, chính quyền Pháp tại Đông dương cấm lưu hành, tàng trữ.  Cũng nên nói thẳng ra,  hôm nay đã có nhiều cuốn sử nói về Việtnam như   tác phẩm P. Devillers
J. Chesnaux,  hoặc người  Pháp gốc việt Lê thành Khôi chẳng hạn.   Sự kiện này rất đáng trân trọng, nhưng nói về thái độ can đảm có 1 một không hai của Louis Roubaud, chúng ta vẫn quí bước tiên phong kia hơn  , hoặc André Gide với thiên nhật ký nói về đời sống người-vật của dân tộc Á Phi trong những ngày nô lệ.

     Trở lại cuốn Vietnam, la tragédie indochoise / Louis Roubaud, phải xác định ngay với bạn đọc. Rằng ,  có 2 điều cần lưu ý.  Những đoạn nói về  Nguyễn thái HọcNguyễn Le Patriot  ở đây - dưới mắt tác giả khi ấy - phán xét về thái độ  của ông Hồ chí Minh khi đó đang chống thực dân Pháp.   Với chúng ta, miền Nam Tự Do bây giờ, chủ nghỉa mác xít không chỉ đe dọa riêng  xứ sở mà cả thế giới dân  chủ phương tây nữa. (... ) . Thứ 2, những đoạn văn Roubaud viết về những nhà cách mạng quốc gia, như Nguyễn thái Học, Phó đức Chính, Ký Con ... thì  Roubaud diễn ý nghĩa tên theo cách hiểu riêng   người Pháp.  Như Nguyễn thái Học được diễn ý thành le Grand Professeur, Phó đức ChínhDroit & VertuKý Con , Le Petit Sécrétaire... thì kiếm duyệt viên Đoàn thế Nhơn không thể  lập luận ấu trĩ rằng:  đó là mạt sát anh hùng d6n tộc Việtnam được ?!-  Vậy là,   ông văn sĩ kiểm duyệt viên kia , hình như, chỉ có trình độ sinh ngữ Pháp chưa mấy  hoàn thiện. đề nghị cấm xuất bản bản dịch việt ngữ cuốn  Vietnam, la tragédie indochinoise. 

    Vì lý do khốn nạn  kia, chúng tôi phải bóp bụng sao bản dịch này thành vài ba chục bản in rô-nê-ô lưu hành giới hạn trong bạn bè như một cách giữ hộ bản thào.    Xuất-bản-cục chỉ xin dẫn chứng một câu nói của tác giả Roubaud ở chương chót , kết luận cuốn sách kia, là đủ trả lời  viên kiểm duyệt viên  tiếng việt đã  từng vu oan , giáo họa :

"... Liệu tôi có thể  so sánh truyện ngụ ngôn  lâu đời Jean de la Fontaine của chúng ta với thảm kịch hiển hiện ở Yên Bái, hẳn không thể quên  một Nguyễn Thái Học, từ 1  diễn giả bước sang nhà hành động.   Tôi chưa  biết rằng bức tượng nhà cách mệnh kia  sau này có được dựng ở vườn hoa Hànội không ?  Vậy, tôi cầu mong những người An-nam tương lai  hãy ngả nón  để chào mừng sớm  nhà cách mệnh ấy ..."

   Những lời rào đón này  thực ra chẳng có ích gì đối với những người tiến bộ, thấm hiểu ý nghĩa nhân sinh.  Nhưng, nó lại rất cần biện hộ cho sự ấu trĩ kiến thức, chủ quan thiển cận,  anh hùng tính ưa huênh hoang + mặc cảm tự ti + tự tôn lẩn lộn, bảo vệ cơm áo đã buông xuôi trách nhiệm đúng đắn của một kiềm duyệt viên - và chính điều đó  đã không nề hà báo cáo cấm xuất bản một ký sự lịch sử giá trị,  bằng sự xu ngu xuẩn của  ộng ta.  Sự cố ý hại   địch thủ là việc còn có thể chấp nhận, nhưng không thể tha thứ cái loại  kiền duyệt viên như Đoàn thế Nhơn :"   giết người bằng môi mép láo khoát mà  như  không có định ý
 ( tuer involontairement )
    (....)

    Lời vào đề xuất-bản-cục này, xét ra, là cái khóa canh chừng những tên gian ác bất lương, chuyên sống an phận và dùng cái an phận để chặn bước tiến bộ chung - kể cả kẻ gần nhất như tôi đây -  chịu thiệt hại về  tinh thần với chúng ( sách dịch tốt không được cấp phép)   Những kẻ chuyên sống bằng nghề vu 
khoát , chính là kẻ thù văn-học-mới  hôm nay : " các ngươi hãy ngửng mặt lên để ru bỏ dĩ vãng bùn nhơ ma thực dân, phong kiến, thư lại nuôi dưỡ ng  - rồi lên đường cùng chúng tôi, tuy hơi muộn còn hơn là  ngồi xệp ù lì "  
SAIGON, THÁNG 7 NĂM 1963. 

Lời của dịch giả qua ấn bản thứ 2.

    sau ngày 1-11- 1963, Hội đồng Quân  dân đảo chính, đạp đổ chế độ cũ ( Ngô đình Diệm),  bản dịch cuốn lý sự lịch sử của Louis Roubaud được phép xuất bản.   Một số ký hiệu (....) ở những trang sau, vì ly do riêng, dịch giả tạm thời bỏ.  Xin cáo lỗi cùng tác giả và bạn đọc Việtnam.
  
 SAIGON THÁNG 8- 1965. 
 ĐƯỜNG BÁ BỔN

(  trang 7-9  Việtnam bi thảm Đông dương / Louis Roubaud / bản việt ngữ Đường bá Bổn - Đại Nam văn hiến xuất bản, Saigon  tháng 8- 1965.  - Su 1975, cuốn sách này được tái bản nhiều lần :  Nxb Công an nhân dân, Nxb Thanh niên  ..)

                                                                                        ( kỳ sau tiếp )

      thế phong

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ