Thứ Hai, 15 tháng 7, 2013

một mình một ngựa / nguyên sa 18- 5

                                   một mình một ngựa    
                                                                   nguyên sa

                                                                        
                 Ông [ Nguyễn nhật ] Duật, 

     Sai lầm của ông còn nhiều.  Còn hơn một chục cái nữa.  Nhưng thôi,  tôi để ông tìm lấy.  bấy giờ, nếu không nhận được những thiếu sói nặng nề  đó, lâu dần với thời gian, ông sẽ nhận ra.   Tôi không thể giúp ông hơn được.  Lá  thư đã quá dài, cần kết thúc.

    1) Đứng trước cuốn sách 260 trang của ông [ Nguyễn quang ] Lục, ông đã nhận thấy :
     a) ông Lục không thuộc lịch sử triết học.  Và ông kết luận : ' ông Lục ngu và dốt'.
    b) Kẻ ngu dốt đó càng đáng mắng nhiếc hơn. vì dốt tiêng tây .
     c)  Và ông đã lớn tiếng mắng nhiếc, hạ nhục người ta, dìm người ta xuống đáy nhục nhã, bằng cách hỏi sức học;' Ông Lục: ông học hết bậc trung học chưa ?'
     d)  Từ trường  hợp Nguyễn quang Lục học dốt thế này, ông đã tổng quát hóa, chửi mắng trùng lấp tất cả những người [ có ] trình độ trung học mà dám viết văn :
        ' Hỡi ông Nguyễn quang Lục và hạng người học vấn lăng nhăng, dở thầy, dở thợ, ậm ọe,  chẳng nên lời đo, độc giả đã chán ngấy cái lối lòe con nít của các ộng rồi ...'
     e) Sợ mức độ tàn nhẫn chưa đủ, ông còn gọi ông Lục là quái thai, bằng cách mai mỉa ông Lục :
' Người ta không thể sinh ra  quái thai mãi ...'

    2) đọc xong, bài ông Duật, tôi đã tìm thấy :
    a) ông Duật không thuộc lịch sử triết học mà dám phê bình.
    b) ông Duật sai lầm  nặng nề về tiếng tây.
    c) ông  [ Duật ] dùng  những chữ ' nham nhở'  trong việc phê bình đáng lẽ phải nghiêm chỉnh.
    d)  ông [ Duật] mắng nhiếc. miệt thị một cách quá đáng như gọi người ta là ngu dốt, quái thai.
    e) ông Duật mắng trùng lấp luôn toàn thể những người không có trình độ học vấn cao, hạng
' dở thầy dở thợ' mà dám viết văn.
     
    3) ông[ Nguyễn nhật] Duật sau đó viết một thư trả lời; thư này càng sai nặng.
    a) sai lầm  về lịch sử triết học ( đã chứng minh).
    b) càng sai nặng hơn về tiếng tây ( đã chứng minh).
    c) tỏ ra dối trá một cách đáng thương hại : sách chưa đọc mà nói là đọc rồi.   Nói dối về sách việt            ( đã chứng minh).
    
  4)   Với tất cả lầm lẫn  mới cũ nói lên đầy đủ khả  năng và tư cách của ông Duật, tôi nghĩ có quyền nói với ông Duật, như : ' dốt, ngu, quái thai, trình độ học đến đâu, dở thấy, dở thợ, ậm ọe'

    Những chữ quá nặng nề đó, con người không nên dùng để nói với nhau.   Huống hồ [ ] người cầm bút, ông Duật đã nói như thế với ông Lục.   Tôi có thể dùng những chữ chính của ông Duật để gởi trả về cho ông ta, mà không ai có thể phiền trách tôi đã quá nặng nề, đã viết ra để ' hạ' nhau '.  Ví đó là sự '  lại quả ' đúng phép.

    Dù vậy, lần này cũng như lần trước, tôi chỉ nói với ông Duật một câu:

                    ' ông  [ Nguyễn nhật  ] Duật đã sai lầm nặng' 


    Tôi biết, với thói quen  hống hách, trịch thượng, đao to búa lớn, mắng nhiếc người ta của ông, ông sẽ thấy câu văn nhẹ nhàng này đã quá nặng.  Ông sẽ tiếp tục dùng ' đòn hội chợ'  để nói lên những lời xằng bậy.   Tìm kiếm những lời xằng bậy.  Tìm kiếm những ' kế hoạch đen tối'  để trả đũa.  Ông cứ tự nhiên, ông sẽ có dịp học được kinh nghệm' ngậm máu phun người' , máu sẽ rọi vào đâu ?  Ông sẽ biết văn chương luôn luôn có những đối đáp lý thú  và bất ngờ như thế nảo.   Ở trường hợp của ông, người tha thết với văn nghệ, sẽ đóng cửa phóng, trở về vời sự suy tư cô đơn.   Nó sẽ đọc sách.  Sẽ suy gẫm.  Suy gẫm thật nhiều về vũ trụ, về cuộc đời và nhất là về chính mình.   Sự suy nghĩ cô đơn sẽ cho phép nó sáng tạo. Có thể nó sẽ viết truyện.  Làm thơ.  Hay tiếp tục phê bình, thì sẽ tránh được sự chi phối của phe phái, như những ràng buộc vào cổ người tập bơi, sẽ căn cứ trên những hiểu biết chính xác hơn, sẽ bỏ được tác phong trịch thượng, sẽ tìm được cái nhìn của sự hiểu biết và đức  độ. 

    Thứ bất tận ngôn .[]

    Thân ái, 
   lê hải vân
     (nguyên sa )


( Một mình một ngưa / Nguyên Sa   - Nhân văn xuất bản, Saigon 1970  -  tr. 157- 59 



                                                                           HẾT 
     

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ