'một đoạn đời rất oan nghiệt của Nguyễn Bính ' / bài viết: Hoàng Tấn -- trích từ ' Nguyễn Bính, một vì sao sáng" ( nxb Đồng Nai 1999)
"một đoạn đời rất oan nghiệt
của Nguyễn Bính"
HOÀNG TẤN
" ...Thôi cha cầu chúc cho con gái
Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son ...
Bảy nổi ba chìm với nước non
Đắng cay cố chịu đừng mơ tưởng
Gái lẳng lơ kia mắt chẳng mòn
Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ
Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con !"
(Oan nghiệt)
... Bài thơ sau đây đăng trên Trăm Hoa số ra ngày 09. 12. 1956 là một điển hình. Bài thơ hay thì có hay, nhưng nó mất đi ít nhiều chất Nguyễn Bính, không được nhiều người đọc tán thưởng; vì họ cho có ấn ý không lành mạnh:
Chín năm đốt đuốc soi rừng
Về đây ánh điện ngập ngừng bước chân
Cửa xưa rèm trúc ván ngăn
Góc tường vẫn đọng trăng xuân thuở nào
Làng xa, bản nhỏ, đèo cao
Gió bay tà áo chiêm bao nửa chừng
Anh về luyến núi thương rừng
Nhớ em đêm dáng một vùng thủ đô
Bồi hồi chuyện cũ năm xưa
Gặp nhau lần cuối trang thư lệ nhoà
Thư rằng: thôi nhé đôi ta
Tình sao không phụ mà ra phụ tình
Lửa sàn nét chữ chênh chênh
Nếp thư đến rách chưa lành vết thương
Đằm đằm hoa sữa lên hương
Chân anh một bước giữa đường cái đây!
Nẻo về, song cửa lá bay
Sáng trưng bóng dáng bao ngày yêu xưa
Trăm năm đã lỡ hẹn hò
Cây đa bến cũ con đò còn không ?
Tình cờ gặp giữa phố đông
Em đi ríu rít tay chồng, tay con
Áo bay nhắc buổi trăng tròn sánh vai !
Chín năm bảo tối mưa ngày
Nước non để có hôm nay sáng trời
Em đi hạnh phúc hồng tươi
Anh nhìn tận mắt cuộc đời đẹp sao !
Sắc hương muôn thuở tuôn trào
Tiếc mà chi giấc chiêm bao một mình
Anh về viết lại thơ anh
Để cho bến nối cây xanh đôi bờ
Cho sông cho nước tự giờ
Chẳng còn lỡ chuyến con đò sang ngang !
Lứa đôi những bức thơ vàng
Chẳng còn chữ chữ hàng ngàn lệ rơi
Chim hồng, chim nhạn em ơi
Trên nền gối cuối đời đời yêu nhau !
(Tỉnh giấc chiêm bao )
Những cái mà Trăm Hoa ngỡ rằng uốn nắn lệch lạc thì chính Trăm Hoa, do mơ hồ về chính trị và không vững lập trường, đã rơi vào những lệch lạc cần được uốn nắn. Được Trung Ương uốn nắn kịp thời, Trăm Hoa không đi xa hơn nữa. Vốn nhạy cảm thông minh và nhận thức với tư duy mới, Nguyễn Bính đã nhanh chóng cho đình bản Trăm Hoa.
Để đấu tranh ' Trăm Hoa Đua Nở ' ban Tuyên Giáo triệu tập một lớp học dài ngày tại Thái Hà (*) quy tụ đại bộ phận văn nghệ sĩ của tất cả các bộ môn văn học nghệ thuật. Lớp học thành công mỹ mãn.
-----
(*) - Thái Hà Ấp ngày trước. (BT)
Sau khi Trăm Hoa đình bản, nợ nần chồng chất khiến Nguyễn Bính không thể trụ nổi ở đường Lê văn Hưu, phải bán hết đồ đạc vật dụng mới đủ tiền thanh toán các món nợ nhà in, công nhân; nhà thơ có ý định trở về Nam Định cố hương. Cái cô thư lý xinh đẹp yêu thơ Nguyễn Bính đến điên cuồng ấy, trước mắt " nói nói, thề thề" ; thì bây giờ đã " bẻ chìa khoá trao chìa cho ai, trả đứa con mới hơn 13 tháng, cô nàng đã :
Bây giờ tiền hết bạc không
Thì anh ở lại mà trông lấy hòm
(Ca dao )
Một tối, hơi khuya người ướt sũng nuốc mưa, Nguyễn Bính đến tìm tôi ở gác Duy Liên ( cái tên do Bính đặt) , với một nét buồn đăm đắm không sao tả nổi.
Tôi kinh hoàng không hỏi nguyên do, mà Bính cũng không nói . Hỏi ăn cơm chưa, Bính gật đầu
. " Uống cà phê nhé"-- Bính lắc. Tôi pha trà mời Bính, trong khi chờ nước sôi, Bính thay quần áo, rửa mặt. Ngồi vào bàn, Bính đột ngột hỏi: " Tôi ở đây với ông vài bữa được không ?" Tôi đáp liến :" Ở cả tháng, ở bao lâu cũng được; sao hỏi kỳ ;ạ vậy?"
Mãi về sau, vừa lau nước mắt, Bính nói:
- Giờ đây tôi bị bà con, bè bạn; thậm chí anh em ruột thịt cũng xa lánh, chỉ còn ông.
(ấy là, chúng tôi từ lúc mới quen đến giờ, bao giờ cũng xưng hô " ông ông, tôi tôi" , kể cả lúc tranh luận gay gắt, vì ý kiến bất đồng; cũng như khi tình hình lên cao như lúc này, chẳng hạn vậy. "
Lấy trong túi áo ra vé xe lửa Hà Nội- Nam Định, Bính cho biết đã lấy vé xe rồi mà đành chưa huỷ chưa về Sơn Nam Hạ Trấn được. Rồi Bính lại im lặng không cho biết gì thêm nữa . Tôn trọng sự dằn vặt đau khổ của bạn,tôi cũng im lặng. Bầu không khí trở nên hết sức căng thẳng, nặng nề. Hai giờ khuya hôm đó, Bính vừa nức nở tâm sự với tôi :
- Nhảm, thật là nhảm, không ngờ tôi lại liên tục vấp sai lầm. Nhưng tưởng sai lầm ơ Hang Mai là sai lầm lần cuối ùng, ngờ đâu 'Trăm Hoa' , ngờ đâu ... ngờ đâu lại ... cô ấy ngờ đâu lại ... đứa con. Rồi Bính chuyển giọng nói to: Ông có tin tôi không ?
Tôi chậm rãi đáp ( thật ra là nhắc lại nguyên văn lời Nguyễn Bính viết để tặng tôi trên trang đầu cuốn "Lỡ bước sang ngang", do Lê Cường xuất bản từ năm 1940 xa xưa ) : " Còn ai tin nhau hơn chúng ta tin nhau lú này ? " . (rước khi tôi chia tay Bính vào Sài Gòn lần thứ nhất).
Nguyễn Bính cảm động: " Tôi tâm sự với ông điều này, lẽ ra phải sống để dạ chết mang đi. Ông là người duy nhất được nghe kể chuyện này -- ông có hứa là sẽ không kể lại cho ai nghe không ? ".
Thế rồi tấn bi kịch ấy đã được Bính kể lại. Bính hối hận vô cùng cũng vì đứa con. Bính gào thét như một kẻ tâm thần, trước sự ngạc nhiên của mọi người. Rồi Bính một mạch chạy thẳng đến gác Duy Liên tìm tôi, dầu trời mưa nặng hạt.
Bính lại khóc. " Con tôi! Giờ đây con con tôi ở đâu? Phú Thọ hay Yên Bái? " .
Với chủ nghĩa nhân văn , thơ Nguyễn Bính chan chứa tình yêu quê hương đất nước, chứa chan tình người. Tình phụ tử mang trong Nguyễn Bính thật là mãnh liệt , ngay cả đối với đứa con rơi với cô đào , tên Dung ở Ngã Tư Sở, Nguyễn Bính cũng đã từng khuyên thiết tha :
Giờ đây cha khóc mà thương nhớ
Gửi vọng về con một chiếc hôn
Tiền cha không đủ hoàn lưng mẹ
Thôi cha cầu chúc cho con gái
Mắt chớ lưu cầu, môi chớ son
Ngu đần xấu xí hay tàn tật
Yên phận chồng con, yên phận con ! Càng tài sắc lắm càng oan nghiệt
" Bảy nổi ba chìm với nước non "
Đắng cay cố chịu đừng mơ tưởng
Gái lẳng lơ kia mắt chẳng mòn
Nhất kiêng đứng lấy chồng thi sĩ
Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con !
( Oan nghiệt)
(...)
HOÀNG TẤN
[ 1920 Hà Nội - 2005 Saigon]
(trích từ trang 120 - 124 " Nguyễn Bính Một vì sao sáng/ Hoàng Tấn
- bìa: tranh Tạ Tỵ
- sách dày 146 trang, khổ 13 x 19 cm., in lần thứ 1 : 1000 cuốn
nxb Đồng Nai năm 1999
Tựa /Thế Phong
Bạt / Bùi Quang Huy .
[]
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ