Chủ Nhật, 19 tháng 6, 2016

'phụ nư việtnam viết hồi ký, có gì xuất sắc?'/ bài viết: nhị linh / http://nhilinh.blogspot.jp/

tựa chính:   'phụ nữ việtnam viết hồi ký?'
nhilinh.blohspot.jp/ 


                       'ph n vitnam viết hi ký, có gì xut sc?
                                                          bài viết: nhị linh

                                                           nhị linh [i.e. cao việt dũng 1980-    ]
                                                             học phổ thông trung học tại trường Hà nội Amsterdam
                                                             - tốt nghiệp đại học Ngoại thương năm 2002 
                                                             - từ 2002 theo học tại École Normale Supérieure
                                                                                  +  Sorbonne (Paris)
                                                                  (ngành văn học hiện đại+ chuyên ngành phê bình)
                                                             - từ 2006, làm việc tại viện Văn học Hànội.
                                                                                (theo phạm xuân nguyên)

Tại sao người ta lại nghĩ [ca sĩ] Khánh Ly có môt câu chuyện để kể nhỉ?

Tất nhiên Khánh Ly chẳng có một câu chuyện nào hết; thế, nên cuốn sách Đằng sau những nụ cười  là một mớ hẩu lốn; thật là hết sức vô vị.

Khánh Ly có phải là người đặc biệt hạnh phúc không?  - Không, Khánh Ly ó sở hữu một ký ức lung linh huyền ảo; hay, rất nhiều ngóc ngách bí ẩn không ?  - Không, Khánh Ly có dằn vặt nội tâm không? - Cũng không nốt.

Và, nhất là Khánh Ly không hề biết viết.  Cuốn sách Đằng sau những nụ cười là một đóng góp của Khánh Ly: đóng góp cho một mảng sách hổ lốn [gồm] những du ký, hồi ký, tản văn; đang ê hề hiện nay; phần lớn của những người không hề biết viết.  Một người như Hà quang Minh mà cũng trở thành tác giả được; thì, tôi thấy mọi thứ bắt đầu quá nực cười rồi.

Khánh Ly không hề biết viết nhưng lại nghĩ; và, được nhiều nguồi làm cho nghĩ rằng có biết viết, thậm chí còn viết hay.  Là một ca sĩ nổi tiếng, nếu muốn có hồi ký; Khành Ly có thể nhờ một ai đó viết cho.

 Cuốn hồi ký hay nhất của phụ nữ Việtnam, trong 15 năm vừa qua, là môt cuốn sách được viết như vậy:  Hồi ký của Lê Vân.  Nhưng Lê Vân thì đích xác là có câu chuyện để kể; chứ Khánh Ly thì không? Đó là một nhầm lẫn lớn; không phải ai cũng có chuyện để kể. Tôn nữ Thị Ninh cũng đâu có câu chuyện nào. Kết quả là Khánh Ly tạo ra một cái gì hỗn loạn; giữa tản văn và hồi ký có chất lượng viết cực thấp; đi kèm những ảnh chất lượng cũng cực thấp nốt.

Ta hãy đề phòng với những tác giả, chưa gì đã tuyên xưng cho 'sự thật'. 'Sự thật' từng có một ý nghĩa đảo chiều dần trong lịch sử, như thế này; ở các tác phẩm văn chương cổ điển; ta thường thấy cam đoan ở đầu sách là mọi điều được kể trong sách là thật-- còn ở tác phẩm văn chương hiện nay, ở đầu sách thường có dòng chữ 'mọi nhân vật và sự kiện trong sách là hư cấu' . 'Sự thật bốc hơi dần theo cách ấy. 

cho nên, cuốn sách Bên thắng cuộc / Huy Đức fail ngay từ đầu; vì nó cứ cả quyết là 'chỉ nói sự thật'.  Một người lõi đời như Huy Đức cũng có thể phạm một điều sơ đẳng như vậy; thật là kỳ cục.  Nguyên nhân cũng chính vì Huy Đức quá lõi đời đó thôi.  Đọc cuốn sách ấy, tôi thực sự tiếc; Huy Đức đã có một cơ hội cực kỳ lớn, để đi vào lịch sử một cách đàng hoàng

 Cuối cùng, chỉ một thời gian sau, Trần mai Hạnh đã nhẹ nhàng gạt Huy Đức sang một bên; với một bản lỉnh kỉnh người, dẫu là xuất phát từ một cái nhìn của 'bên thua cuộc'.

Ta càng phải đề phòng những cuốn sách, thỉnh thoảng lại bỗng nhiên có những từ, những dòng chữ in chữ hoa hết cả lên.  (như trong cuốn sách của Khánh Ly).  Trên đời có cái gì xứng đáng được viết hoa ư ?

Nhất là đàn ông, văn nhân; mà, cứ suốt ngày viết hoa, cả câu, thậm chí cả đoạn; thì có thể biết đích thị đó chính là phường đốn mạt, đê tiện. Dấu hiệu nhận biết quá đơn giản. 

Tất nhiện, xưa nay tôi vốn ác cảm với âm nhạc Trịnh công Sơn; điều này có thể gây ảnh hưởng đến cái nhìn của tôi đối với cuốn sách Đằng sau những nụ cười. 

Nhưng không hẳn: mối ác cảm của tôi với Trịnh công Sơn phức tạp hơn rất nhiều. Tôi ác cảm với chính nó; vì nó từng rất máu thịt với tôi suốt một thời -- và; không chỉ là Sơn ca 7 hay Ca khúc da vàng.  Nó từng là thứ âm nhạc chạm rất mạnh vào tôi; và, ngay cả bây giờ , tôi vẫn thấy có những câu của Trịnh công Sơn hết sức tuyệt đối:

- đường phượng bay mù không lối vào
- chiều chủ nhật buồn năm trong gác đìu hiu
- từng người tình đã bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ.

tất nhiên là âm nhạc ấy cách rất xa thứ âm nhạc rặt một mùi giả dối của Dương Thụ.

Quya trở lại chủ đề 'Phụ nữ Việt nam viết hồi ký'; có gì xuất sắc không?  Có chứ. Như hồi ký Lê Vân trên đây tôi đã nhắc đến; hay khi Đặng thị Hạnh viết hồi ký; tôi đã lập tức viết ngay một bài review .

Trước đó, còn có nữa; dưới đây là 2 cuốn rất ít được biết đến, nhưng là tuyệt vời.

Cả 2 đều được xuất bản vào năm 1972 [ở Sài gòn]. 

thứ nhất là cuốn của bà Nguyễn thị Thế (em gái của Nguyễn tường Tam- Nhất Linh, Hoàng Đạo), chị gái của Thạch Lam, Nguyễn tường Bách-- và là thân mẫu [các nhà văn] Duy Lam + Thế Uyên. 

                                         hồi ký về gia đình nguyễn tường .../ nguyễn thị thế
                                                            tái bản ở Huê Kỳ,  bạt của cựu đại tá quân lực VNCH
                                                                       kiêm phê bình gia nguyễn đình tuyến.
                                                                                  (bìa sách kèm bài)

Người phụ nữ gần như thất học ấy; khi gia cảnh đã khá hơn, Nguyễn tường Tam- Nhất Linh định  chi em gái đi học; nhưng khi ấy bà Thế đã khá lớn, [bèn] đi học thêu, thay vì học chữ -- lại viết được những dòng hay nhất về các nhân vật trụ cột Tự lực văn đoàn * (...) Cuốn sách này được viết cực kỳ gọn gàng, văn phong mẫu mực., Và, nhất là không đọc cuốn sách này; thì ta vô phu7o07ng hướng nắm bắt con người Thạch Lam ( trong gia đình, bà Thế thân thiết với Thạch Lam nhất; đặc biệt hồi bé ở Cẩm giàng, [rồi] khi Thạch Lam sắp qua đời tại cái nhà ven hồ Tây [đúng hơn là ở đê Yên phụ] -- và chính là nguyên mẫu người chị trong truyện ngắn Hai đứa trẻ/ Thạch Lam ). 
---
*  ấn bản đầu tiên  in ở Saigon trước 30/41975, sách tuy đề tên  tác giả là Nguyễn thị Thế--  giới văn học Saigon đều biết tỏng, , sách do các con bà chấp bút, nếu không  là trưởng nam Nguyễn kim Tuấn [1933-   ]  ( Duy Lam) thì Nguyễn kim Dũng (Thế Uyên) . (Bt)

                                                   ngược gió/ thiếu mai-vũ bá hùng
                                                                           nxb đồng nai, saigon 1972
                                                                                  (tư liệu ảnh kèm bài)

Thứ 2 là quyển Ngược gió/ Thiếu Mai [  bút danh đầy đủ: Vũ bá Hùng tự Thiếu Mai], mở đầu sự miêu tả vô cùng đậm hương vị hoài nhớ khu Hànội, quanh bờ hồ [Hoàn kiếm] đầuthế kỷ XX; bọn trẻ con ở Bảo khánh đi học như thế nào, nơi này có những cái làng đặc biệt ra sao v.v ... Cuốn sách này theo tôi; về nhiều phương diện còn vượt xa Tuấn chàng trai nước Việt/ Nguyễn Vỹ. []

    nhị linh

     http://nhilinhblogspot.jp/2015/06/phu-nu-viet-nam-viet-hoi-ky.html/

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ