'madam nhu trần lệ xuân, rồng cái ngày xưa / monique brinson demery (bản việt ngữ: mai sơn) (blog kontumquetoi)
chương 7 : ' madame nhu trần lệ xuân ...'
monique brinson / mai sơn dịch
\
madam nhu trần lệ xuân,
rồng cái ngày xưa
monique brinson demery/ mai sơn dịch
(ảnh kèm bài)
(nxb hội nhà văn vn)
(...)
Ông bà Nhu dọn lên Đà lạt, một biệt thự đẹp như tranh, náu giữ ngàn thông + những ngọn núi vùng cao nguyên trung phần Việt nam. Và, mặc kệ chiến tranh, bà Nhu đã gọi những năm tháng đó , là
' quãng thời gian hạnh phúc nhất' của đời bà.
Đà lạt được dựng lên từ hư không, đặc biệt cho mục đích hưởng lạc. Người Pháp đã quyết định từ đầu thế kỷ 20, là xây một thành phố nghỉ mát trên vùng núi; như một nơi trốn tránh cái nóng, [tránh xa] sự dơ bẩn cuả những thành phố. Đà lạt được xây dựng một cách rất cô lập; điều, mà các nhà sáng lập tin là sẽ làm cho trải nghiệm ở Đà lạt càng thêm thích thú.
Người Pháp đã tạo ra một địa điểm để giúp họ quên hoàn toàn là đang ở xứ Đông dương -- một 'hòn đảo da trắng' ở vùng nhiệt đới. Họ xây dựng những ngôi nhà như những biệt thự nghỉ trượt tuyết; và, ga tàu lửa trông như một sân ga ở Deauville, một thành phố ven biển Normandie. Họ cho trồng những cây cho các loại thực phẩm mà họ thiếu. Đến hôm nay, những ngôi chợ Đà lạt có đầy đủ các thành phần; để nấu món xúp đúng kiểu Pháp: tỏi tây, cần tây, cà-rốt, hành, rau xanh; và khoai tây.
Gia đình bà Nhu đến với Đà lạt ... ; yêu Đà lạt như người Pháp đã yêu . ... * Ở đó, có những khách sạn đẹp kỳ lạ, những sân gôn, và những nhà hàng Pháp + Trung hoa. Ở đó cò những hộp đêm, nhà hát, nhạc jazz. Người anh họ của bà Nhu, hoàng đế Bảo Đại có một cung điện ở Đà lạt, giống hệt tư dinh viên toàn quyền Pháp, [Đông dương].
---
* ... những chỗ tạm lược, có thể ngắn, dài. (Bt)
Đà lạt vẫn nổi danh về sự thư nhàn, xa hoa; giờ đây là điểm đến 'trăng mật', dành cho những cặp vợ chồng Việt mới cưới. Đà lạt gợi tôi nhớ đến thác Niagara, với hơi ít ánh đèn nê-ông; và thật nhiều quán karaoke. ... Những ngọn nến đèn Nô-en thắp sáng quanh năm lung linh trên những cành cây, Những chiếc thuyền đạp nước, hình con thiên nga, cho thuê dọc bờ hồ ... Nổi danh với ngàn hoa, thành phố này giống như một gian hàng Valentine tại cửa hàng CVS, vào giữa tháng 2. ...
Ông bà Nhu đến [đây]vào mùa xuân 1947. ... ngụ trong ngôi nhà tại số 10 đường Hoa Hồng. Căn nhà này không phải là biệt thự lớn, của một ông bác sĩ; bạn cha bà Nhu để lại cho cha mẹ bà ở; rồi cả ông Ngô đình Diệm, anh trai ông Nhu nữa ...
Cuộc chiến tranh mới, người Pháp gọi là Guerre d'Indochine; với người Việt nam, đó là cuộc kháng chiến chống Pháp ... Người Pháp đã lao bổ trực diện vào Việt Minh. Pháp có một quân đội hiện đại, vũ khí tối tân; cũng như sự tài trợ lớn hơn bao giờ hết của Mỹ. ... Chiến cuộc diễn ra ác liệt trong 8 năm. Sự ước tính có khác nhau, sử gia thì ước lượng VM có khoảng 250,000 quân tới 300.000. Phía Pháp thiệt hại hơn 75.000 người ...
Trận đánh quyết liệt cuộc chiến diễn ra ,ngày 7/5/1954 -- trong một thung lũng xa về phái tây bắc Việtnam, gọi là Điện biên phủ. Việt Minh đã bao vây quân Pháp bằng trọng pháo + quân số. Người Pháp đã mất hết ý chí chiến đấu; sau 100 năm, cuối cùng, họ đã cuốn khăn gói trở về nhà. ... Giá mà người Mỹ đã biết, để chú ý hơn.
Tuyến đầu khốc liệt ở rất xa nơi ẩn cư của gia đình bà Nhu; bà đã gọi nó 'une guerre bizadouille', cuộc chiến kỳ lạ. Bà miêu tả cuộc sống ở Đà lạt an toàn; và. dơn giản, hoàn toàn vắng bóng chính trị. Bà nấu ăn, chăm sóc gia đình, sinh con cái, chỉ huy hơn 20 người hầu, đi chợ búa hàng ngày, và đưa con đến trường học. Ông Ngô đình Nhu , chồng bà say sưa với thú trồng hoa phong lan. ...
" Tôi cô đơn trong hầu hết thời gian", bà Nhu viết về cuộc hôn nhân của bà ; còn ông Nhu, chồng bà thì đang xây dựng đảng cần lao nhân vị (Personlist Labor Party); mà chính bà không biết nơi chồng ở.
" Chồng tôi , đơn giản biến mất mà không nói một lời"; nhưng bà có một ý niệm đại thể về những gì ông đang làm. ...
Bà không hoàn toàn cô độc khi chồng vắng bóng; [vì] bà có một người anh họ ở Đà lạt. [Đó là] hoàng đế Bảo Đại, một người làm bầu bạn dễ chịu. Về mặt ngữ nghĩa, ông là em họ của mẹ bà. ... Hai anh em họ, xa lạ với phần lại của đất nước trong thời chiến; đã chỉ vừa vặn hình dung được mức độ đảo điên của cuộc chiến.
Ở Đà lạt, 2 anh em hoàng gia được sống trong môi trường âu hoá quen thuộc. Bà Nhu đã tháp tùng người anh họ, trong những chuyến đi câu cá; hoặc, đánh cặp với anh họ trong các ván bài bridge. ... Tử đằng sau những bức tường màu hoàng thổ cung điện, được trang trí theo phong cách chiết trung (art deco)-- bà Nhu và người anh họ có thể nhìn xuống thung lũng, đang khi vẫn ngồi thu lu trong thế giới riêng.
Bà Nhu nói chồng bà biết tất cả về 'những buổi dạ hội ban đêm + du ngoạn ban ngày' đó. Có lẽ, ông chồng bà còn khuyến khích [nên làm vậy] nữa.Mặc dù tai tiếng, thì ngôi vị 'quốc vương Bảo Đại vẫn có một ý nghĩa chính trị nào đó.' Nếu ông Nhu muốn xây dựng một phong trào chống Pháp+ chống Cộng, ông ta cũng cần mọi sự giúp đở có thể có được. [Chỉ] một cái gật đầu của hoàng đế sẽ mang lại ngay tính cách hợp pháp ...
Nếu tình bạn giữa vợ ông và ông anh họ hoàng đế của bà [Nhu] là điều thuận tiện; nó cũng chỉ tỏ ra nhất thời mà thôi. Bảo Đại là một trong những nạn nhân chính trị đầu tiên chế độ Ngô đình Diệm; ông vua này đã trải qua phần đời còn lại trong một lâu đài xiêu vẹo ở miền nam nước Pháp. (gần Cannes).
Trong hồi ký của mình, bà Nhu Trần lệ Xuân đã nhắc đến 'ông anh họ' một cách cay đắng, không còn lại chút hơi ấm nào ... [ mà lên án] Bảo Đải là 'thằng bù nhìn của nước Pháp'. ...
Ngay cả khi bà Nhu Trần lệ Xuân trở thành đệ nhất phu nhân, bà và gia đình vẫn tiếp tục sử dụng nơi ẩn dật trên Đà lạt, như một chỗ sum họp đặc biệt... cả nhà quây quần trong ngày nghỉ lễ; và xa cách cuôc sống ở cung điện. Lúc bấy giờ, vợ chồng ông Nhu sử dụng nhà của toàn quyền Đông dương làm nơi nghỉ cuối tuần.
Năm 1962, bà Nhu Trần lệ Xuân mời nhiếp ảnh gia Larry Burrows (tạp chí Time-Life) làm một chuyến du ngoạn cuối tuần ờ Đà lạt. Bà muốn anh ta chụp ảnh một nơi rất quan trọng đối với gia đình bà là như thế nào.; nhất mực muốn gia đình thể hiện trước phóng viên 'họ là những người bình dân rất mực'. Bà đã trút bỏ bộ y phục thường mặc trong cung điện dịp cuối tuần [(áo dài lụa may rất vừa vặn + tóc vấn cao đài các); thì lần này bà diện 'một chiếc áo len dài tay+ quần lửng thoải mái + mái tóc 1/2 đuôi ngựa đong đưa'.
phong cách khiến một đệ nhất phu nhân 38 tuổi; rất trẻ trung giống hệt lần đầu đến sống ở Đà lạt, năm 23 tuổi. Bà Nhu đan tay vào khuỷu tay chồng, dựa sát vào người chồng. Nhìn bọn trẻ con chơi đùa trên bãi cỏ, người ta ngỡ họ đang sống ở vùng ngoại ô New Jersey nào đó -- cho tới khi bà Nhu quỳ xuống, chỉ đậy đứa con gái 2 tuổi của mình, 'cách nhắm bắn súng lục đúng mục tiêu'.
Ông bà Ngô đình Nhu nói; 'khi nghỉ hưu ,sẽ dọn về Đà lạt ở trọn thời gian' -- còn bà Nhu thì không có ý định ở mãi trong căn nhà toàn quyền Đông dương. [Bởi vậy] bà đã cho xây một cụm biệt thự tại số 2 đường Yết Kiêu, từ trên đồi nhìn xuống thung lũng dưới kia, tuyệt đẹp.
bà xây một ngôi nhà cho mình , một dành cho cha; còn một ngôi dành cho khách -- các ngôi nhà biệt thự được xây quây xung quanh một khoảnh sân, trong một bể bơi nước nóng+ một khu vườn kiểu Nhật+ một hồ sen. Biệt thự của bà đặt tên Lâm Ngọc, Poresh Jewel;được canh gác cẩn mật. Một tháp canh khổng lồ màu xám ành cho [vệ sĩ], đứng sừng dững ngay ở cổng vào.
Ngay cả trong lúc cụm biệt thự đang xây; giả thử ; nếu có một con chim bay lạc vào vườn, sẽ bị bắn hạ tức khắc. Ngôi biệt thự có 5 lò sưởi, được trang trí với những bộ da+ đầu những con thú hoang... Còn có một phòng bếp bằng thép sáng loáng với những tiện nghi hiện đại; thậm chí cả một lò nướng hồng ngoại. Tất cả phòng đều được trang bị cửa sập bí mật; nó sẽ dẫn đến đường hầm thoát thân, chạy ngầm dưới bể bơi; và, dẫn vào một ngôi nhà an toàn kế bên. Một chiếc thang bí mật dưới giường có thể đưa bà Nhu xuống một phòng ngầm dưới đất -- và một vòm khổng lồ được gia cố thép chắc chắn, đủ sức chống chịu hỏa lực. ...
Một trong 50 người làm vườn của bà Nhu Trần lệ Xuân, ông Phạm văn Mỹ kể,
" bà Ngô đình Nhu, một phu nhận rất khó phục vụ".
bà cố vấn hay quát tháo khi ra lệnh, đe dọa người làm -- nhưng, bà lại rất sợ 'những con sâu, con bọ'.
Người phụ nữ 'đệ nhất phu nhân ' mà ông ta mô tả,' có những sở thích rất sa hoa, tính tình rất thất thường; ngôi nhà thật là xứng đáng với người chủ đã cho xây.'
Nhưng bà Nhu lại nói với tôi, (tác giả?) ' bà không bao giờ đặt chân vào nơi đó, khi nó được xây xong. '
Đến thời điểm mà ngôi nhà mơ ước của bà Nhu Trần lệ Xuân cuối cùng đã hoàn tất; sự thích thú mà bà dành cho nó đã không còn ...
monique brinson demery
BẢN VIỆT NGỮ: MAI SƠN
http://kontumquetoi.com/2016/06/05madame-nhu-tran-le-xuan-rong-cái-ngay-xua-chuong-7-monique-brison-demery/
vài dòng tiểu sử.
Gia đình bà Ngô đình Nhu- Trần lệ Xuân:
- cha: luật sư Trần văn Chương, cựu đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ
- chồng: Ngô đình Nhu, cựucố vấn tổng thống Ngô đình Diệm
các con:
- Ngô đình Trác, 57 tuổi, kỹ sư canh nông-- vợ là người Ý, có 4 con. (3 trai+ 1 gái)
- Ngô đình Quỳnh, tốt nghiệp trường Kinh tế thương mại Pháp (ESSEC), hiện
làm cho một công ty Mỹ tại Bruxelles (Bỉ).
- Ngô đình Lệ Thủy [1946- Paris 1968].
- Ngô đình Lệ Quyên, tiến sĩ luật đại học Roma, không nhập quốc tịch Ý --
-- con trai 9 tuổi mang họ mẹ. (Ngô đình Sơn).
" tôi không thể định cư ở Mỹ, lý do đơn giản; chính phủ của họ đã đâm sau lưng chúng tôi"
lời Madam Nhu tuyên bố với giới báo chí, ngày 15/ 1/ 1963.
(tư liệu : internet)
madam nhu [ i.e. trần lệ xuân 1924- roma 2011)
(ảnh; internet)
(ảnh: tạp chí life)
biệt thự Lâm Ngọc... của ' đệ nhất phu nhân'
Madame Nhu Trần lệ Xuân, 2 đường Yết Kiêu, Dalat
(ảnh: internet)
' giấy phút êm ấm tình chồng vợ' của ông bà cố vấn
ngô đình nhu
(ảnh; internet)
01 Nov.1963, Saigon South Vietnam -- The South
Vietnamese presidential family's Ngô đình Diệm.
(Image by c. Bettmann CORBIS)
- 01/11/1963 saigon, nam việt nam--
đại gia đình tổng thồng ngô đình diệm.
(ảnh bettmann CORBIS)
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ