Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2016

có một nhà báo+ nhà văn chu tử ... rất chu tử / bài viết: trần bảo định (source: MienThaoNguyen's 'phây búc')

có một nhà báo, nhà văn chu từ ...
(source: MienThaoNguyen's 'phây búc'


                         có một nhà bá+ nhà văn chu t ... rt chu t
                                                                   trần bảo định

                                                         chu tử [ i.e. chu văn bình 1917- 30/ 4/ 1975)
                                                                                                                      (ảnh kèm bài)

  (...)
Thầy giáo Chu văn Bình nghỉ nghề gõ đầu trẻ trường trung tiểu học Lê văn Trung [Cao đài] ở Tây ninh' về Saigon làm báo, viết văn với [bút danh] Chu Tử, dấn thân vào chỗ 'gió tanh mưa máu' của 'trường văn trận bú't miển Nam, trong thời kỳ hỗn loạn.

Rồi, y như rằng, tòa soạn báo Sống được 'dàn chào' bời một số đông người cuồng nộ đập phá; đốt tòa soạn ở 116 Gia Long, cháy phưng phừng giữa ban ngày-- mà chính quyền Saigon im re, không một động thái nào can thiệp. Chu Tử bơ vơ, cô đơn giữa bộ máy 'chạy hết công suất' chiến tranh của các tướng.

Chu Tử thân hình gầy gò, cao dong dỏng. Mỉm cười, xắn tay áo cùng 'ê-kíp' cật lực làm lại [từ đầu]. , Có lẽ đó là khí chất con người Chu Tử; mỗi lần té ngã là mỗi lần đứng dậy. Ngàycủa tột cùng đau thương đời ông: ấy là ngày đứa con út Chu trọng Ly đã dùng súng carbine bắn vào đầu tự sát. Chu Tử ôm xác con không khóc thành tiếng, nước mắt người cha đẫm ướt mặt đứa con mà ông yêu thương. Ngày đó, Chu Tử ở nhờ người bạn, thẩm phán Phạm hải Hồ, ở phía sau chợ bà Chiểu. Chu Tử gần như hoảng loạn, mất hồn; mấy người bạn thân cận kề động viên, an ủi.

Rồi, một Chu Tử kiên cường lại đứng dậy, từ tai nạn đau đớn tận cùng để sống, để làm báo, để viết văn; mợt nghị lực phi thường hiếm có, ở trong một thể xác gầy gò... nhưng rất hào sảng, [can đảm đối đầu với  nghịch cảnh bao vây.] Khi phải đối đầu với thế lực nhà cầm quyền, Chu Tử chẳng hề nao núng, sợ hãi.

Ấy là cuối  năm1969, đầu năm 70 (thế kỷ trước), báo Sống viết một loạt bài phóng sự, điều tra nẩy lửa về chính quyền Nguyễn văn Thiệu buộc dân chúng phải dời đi, để giao cho quân đội Mỹ được toàn quyền sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nhà đương cuộc lúc ấy đề nghị Chu Tử ngưng loạt bài phóng sỰ làm 'chết chế độ'; nhưng Chu Tử không đáp ứng; khiến nhà cầm quyền 'bóp CHẾT báo SỐNG'.


                                                                      ***

Thế rồi, tin chủ báo Chu Tử bị ám sát lúc 8 giờ sáng ngày 16 tháng 4, năm 1966, được loan tin khắp miền Nam , và cả thế giới, Saigon như đang trong cơn địa chấn, "tại sao Chu Tử bị ám sát?"

về vấn đề này, Du Tử Lê viết,

"...ông đã không ngừng thổi một luồng sinh khí mới cho sinh hoạt báo chí miền Nam thời đó, vốn hiền lành; ngại đương đầu với chính quyền, hoặc, những nhân vật có quyền thế về tôn giáo, chính 
trị, cũng như tệ nạn xã hội ...Cũng chính vì chủ trương làm một cuộc cách mạng đầy nguy nan cho xã hội miền Nam; mà, nhà báo Chu Tử đã có không ít kẻ thù. 
Kẻ thù của ông đủ loại: từ một ông tướng quyền uy nghiêng đất, lệch trời, tới một vị lãnh đạo tôn giáo ... Từ nhân vật số 1, số 2 của miền Nam; tới quý vị tổng, bộ trưởng trong chính phủ... ông đều không tha một ai; nếu [trong tay]ông có tài liệu . Cụ thể : chủ nhiệm báo 'Sống' từng bị ám sát hụt vào tháng 4/ 1966; sau loạt bài ông viết trong mục' Ao thả vịt' về một vị lãnh đạo tôn giáo thời đó.  lại nữa, trước đấy là loạt bài ông viết trong mục'phiếm luận' hàng ngày; có tên rong' Ao thả vịt'-- về một ông tướng 'trấn nhậm' một vùng ở miền Trung -- mà ông gọi là ' Quế tướng công' -- và nhiều nhân vật hét ra lửa khác. Nhưng giới chức hữu trách thời đó đã kho6ngf điều tra ra phe phái; hay, cá nhân nào đứng đằng sau những vụ ám sát ấy !!"  ( trích ' Báo 'Sống' và những lần nhà văn Chu Tử bị ám sát'/ Du Tử Lê).

Chu Tử tạo ân oán giang hồ, từ mục 'Ao thả vịt' trên báo Sống, với bút danh Kha Trấn Ác, một tay nghĩa hiệp giang hồ, đầu đàn 'Giang nam bát quái' trong truyện kiếm hiệp 'Anh hùng xạ điêu'/ Kim Dung.  Lắm bạn bè trong văn giới, báo giới khuyên ông 'nương tay'; hoặc, ngưng lùa 'bọn người dơ dáy' đầy quyền lực, thế lực vào 'Ao thả vịt' để tắm rửa, kỳ cọ kỹ lưỡng.  Bởi, hậu quả khó lường; trong thời chiến, chúng có thể giết người tựa hút điếu thuốc lá; rồi liệng tàn thuốc vào ai đó.  Những lần nghe bạn bè khuyên vậy; Chu Tử cười, phán,

" ..thì có sức chơi, sức chịu, liêu sức mà chơi .'Thằng Chu Tử này 'cóc cần', vẫn cứ' liệu sức chơi', thế thôi! ..."

Tin tức các báo Saigon thời bấy giờ, giật tít lớn , trang 1,

" Khoảng 8 giờ sáng ngày 18/ 4/  1966, chủ nhiệm báo'Sống'-- Chu Tử bị bắn 4 phát đạn, hiện đang rrong cơn nguy kịch.  Tin cho biết:  chủ nhiệm Chu Tử rời nhà, ở cư xá Trương tấn Bửu ( Phú nhuận)  ra xe hơi đến tòa báo 'Sống'.  Kẻ giết người bắn 4 phát súng Colt 9 vào ông, có một phát trúng sau ót, trổ ra cửa miệng.  Nhưng ông không chết ..."

theo nữ nhà văn Trùng Dương,

"..Số ông Chu Tử còn cao, nên dù trúng đạn gãy xương quai hàm, mất mấy cái răng cửa; song không có viên đạn nào đi vào chỗ 'phạm'. Và, ông đã thoát chết, nhờ sự chữa trị tận tâm cỉa các y bác sĩ+ nhân viên tại bệnh viện Cơ đốc, gần nhà ông, ở vùng Phú nhuận. ... -- rồi Trùng Dương cho biết thêm: "... chưa đầy 1 tuần sau ngày ông Chu Tử bị ám sát hụt, toàn thể làng báo miền Nam đồng loạt nghỉ  ra báo 1 ngày-- đó là ngày thứ năm 21/4/ 1966. "    ( trích' Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giỗ Chu Tử/ Trùng Dương').


                                                                      ***

Trong lúc một số người quyết đoán+ tin đồn VC bắn Chu Tử; thì ngược lại, Chu Tử khẳng định,
 " Kẻ bắn 4 phát đạn súng Colt 9 vào tôi, không thể là Việt Cộng." 

Sau khi ông bình phục, cơ thể yếu; đặc biệt bàn tay ông run. Tuy vậy, để xác tín điếu ông khẳng định,
" Kẻ bắn tôi không thể là VC' ; ông viết bài đăng nhiều kỳ trên báo 'Sống'; sau ban biên tập báo 'Sống' cho in lại' Chu Tử không hận thù'  -- trong đó, ông viết,

"... trong vụ ám sát, tôi nhận thấy kẻ sát nhân của tôi, không chỉ là một tay 'non' khờ khạo, chưa có kinh nghiệm gì; tôi còn nhận diện được rõ sát nhân của tôi là một 'anh em Quốc gia'. Ở điểm: hắn còn lúng túng, vương vấn đôi chút lương tâm; nên đi ngang mặt tôi mà không dám bắn; chỉ đủ can đảm bắn vào sau xe, vào cổ, vào gáy tôi, chứ không dám nhìn thẳng vào mặt tôi, để bắn..."

Nên biết thêm, hồi nhỏ,ở quê nhà, Chu Tử từng theo Việt nm quốc dân đảng/ Nguyễn thái Học, từng là 'đệ tử của Nguyễn khắc Nhu 'trong đội Ám sát, còn tham gia đánh đồn Hưng hóa'. Những nhận xét của ông là có cơ sở.

Thê nhưng, nhà cầm quyền Saigon thuở ấy, không tích cực mở cuộc điều tra, cứ phớt lờ chiếu lệ cho qua chuyện.  Thời cuộc rôi như tơ vò, Mỹ ồ ạt đổ quân, Saigon tràn ngập Snack-bar ... chiến sự mỗi ngày một ác liệt...  'đại bác ru đêm,  Saigon  run, bởi dư chấn bom rải thảm B52...' -- tâm trí đâu nghĩ đến chuyện Chu Tử bị ám sát hụt?



                                                                      ***

Điều tôi muốn viết về Chu Tử là  'có một Chu Tử ... rất Chu Tử', vừa bao dung vô lượng, vừa hào sảng, chí tình, lãng mạn; và, rất Người... hồ dễ mấy ai trong cõ trần gian này đạt được. Có lẽ, vốn là nhà giáo, với trái tim sư phạm; ông hiểu rõ mọi tai họa khổ đau, xuất phát từ tham lam vô độ, say quyền lực, ham danh vọng; biến mọi thứ thành cực đoan, cuồng tín... Đã sa vào chốn đó, là sa vào cõi mê ; ắt sinh thù hận và giết người. Với ông, sau lần đứng giữa đôi bờ sinh tử, nhận ra thấy  rõ bất cứ sự cực đoan nào; dù nhân danh thứ mỹ từ cao siêu , cũng vẫn chứa cái ác, cái ngu muội -- trước hết làm cho người cực đoan thành kẻ ác, kẻ thù  của mọi kẻ thù. Nguy hại hơn, nó làm công đồng bị phân liệt, xã hội chia rẽ, lòng người ly tán... (...)  

Chu Tử vừa là nguyên nhân, vừa là hậu quả cuộc chơi, tự mình chơi, không 'liệu sức mà chơi' --  từ cõi chết trở về, ông vẫn tươi cười; trong mục 'Ao thả vịt' lại còn lạc quan ra câu đố: ' Chu Bình sứt miệng Bình' . Rất là  'có một Chu Tử rất Chu Tử'. (...)

Chu Tử không quên xin lỗi; ' những ai đã từng bị ông lùa vào cái'Ao thả vịt'... -- vì tận đáy lòng, rất tha thiết muốn cái xã hội đang sống tốt hơn, đáng sống hơn;  dù có là 'Biển thả vịt' cũng chẳng ăn thua, huống hồ là 'Ao thả vịt'?

Bốn viên đạn oan nghiệt bắn  vào ông; giúp ông tỉnh ngộ; và, có đủ thời gian nhìn lại chính mình. Ông liệng thù hận ra khỏi tâm, buông thị phi miệng đời thiên hạ, thong thả rước sự bình an về trú ngụ ở tâm hồn.  Ông để lạ cho đới 'một tấm gương biết sống'.

Chu Tử đích thực là con người như thế,' Có một Chu Tử rất Chu Tử'. []

trần bảo định

  trích lại từ: (https://kontumquetoi/2015/12/01/59856 



       nhật báo Sống/ chủ nhiệm Chu Tử, 116  Gia Long 
(Saigon 1)
  (ành kèm bài)

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ