Thứ Hai, 26 tháng 1, 2015

nhà văn hậu chiến 1950- 1956 / thế phong - 42 -

nhà văn hậu chiến 1950 - 1856 - kỳ thứ 42 -
thế phong - đai nam văn hiến, saigon 1959


                         nhà văn hậu chiến 1950- 1956
                                                          thế phong


                                                             Tiết 4
                                                                      TiỂU MỤC:

    1. NGUYỄN DUY CẤN (1907- 1854)
                                                      
Sinh năm 1907 ở Mỹ tho.   Tác phẩm biên khảo viết về triết lý nhân sinh Á đông, làm nổi bật vai trò của ông: Thuật xử thế người xưa ( Phạm văn Tuôi xb, Saigon 1953, tái bản nhiều lần) -- Trang Tử ( 1856) -- Cái dũng thánh nhân  -- Óc sáng suốt -- Thuật tư tưởng -- Văn minh Đông phương và Tây phương -- (Saigon 1957)  v.v ... - cuốn sau này xuất bản, khi tôi viết về ông.

Trong Thuật xử thê người xưa, gồm 6 chương. 
Chương 1 đề cập lòng tự ái. 
Chương 2 : Chữ lể Á đông.
Chương 3 : Có tài mà cậy chi tài 
Chương 4: Ân và  oán .
Chương 5 : Đạo cương nhu.
Chương 6 : Biết sống.
 Phụ Lục :  Nói về Khuất Nguyên.

Ông đề cao nếp sống, xử thế của người xưa, cũng như Đào trinh Nhất, Nhượng Tống từng làm trước ông.   Cai khác giữa ông và người đi trước -  ở ông,  bi quan thuần triết, nhưng thiếu tinh thần tranh đấu, lạo nhiều mặc cảm tự ti,  muốn vượt mình trong những trang sách viết về Trang Tử. Sự mở rộng nghệ thuật xử thế của người xưa thâm nhập,  gom góp, tích lũy cho ông thêm  phần lý luận trải nghiệm là cần thiết, nhưng phải là  người viết có tinh thần thoát khỏi cái tôi ích kỷ, nhỏ nhen- và cũng đừng nên đầu độc cái nhỏ nhen riêng như để hướng dẫn cho người  đến sau  làm trang bị cấn thiết đi vào đời. 

Qua những sách biên khảo của tác giả Thu Giang-Nguyễn duy Cần, thái độ của người viết:  duy tâm ảo tưởng, bi quan thuần triết vô cớ, dễ dẫn người đọc chán nản, tự tiêu diệt bản thân- đành rằng  bi quan, yếm thế, bất mãn còn là  thái độ dẫn đến tiến bộ.


   2.  TRIẾU SƠN (1921- 1954)

Tên thật Bùi văn Huy. Sinh 1821, mất ở Paris ngày 12. 5. 1954. Ttác phẩm đã xuất bản : Cờ đen ( kịch thơ - ký bút danh Ninh  Huy -- Con đường văn nghệ mới  ( tiểu luận , Minh T6an xb, Paris 1951)-- Nuôi sẹo  ( truyện dài)  ...Về kịch,  Ninh Huy không vượt hơn người đã viết kịch thơ đồng loại. Truyện dài Nuôi sẹo chưa viết xong, tác giả đã từ trần.  Buổi sinh thời, tự bạch ,  tác giả cho là  tác phẩm lớn.  
Con đường văn nghệ mới  được chia làm 4 phần , một phụ lục, 2 tiểu mục- kể lại việc thảo luận về luận thuyết văn nghệ, bàn về tả chân tự nhiên, hiện thực, siêu thực ... Riêng Phần lý luận đại cương, ông giải thích  sự liên hệ giửa văn nghệ phẩm với bối cảnh xã hội ra sao.  Tóm lại, xem ra cách  viết luận thuyết về văn nghệ, Triều Sơn chống văn nghệ tháp ngà, văn nghệ vị nghệ thuật, văn nghệ vị nhân sinh... - xem ra, chỉ lý luẫn suông, thiếu  phần suy luận trải nghiệm .   Qua tác phẩm tiểu luận này, tôi nhớ một nhà văn viết lý luận văn nghệ là Hoàng công Khanh với  Quan điểm văn nghệ nhân dân - , tác phẩm viết để phục vụ cho một đường hướng chính trị mà tác giả  hướng tới -  không có giá trị về trết luận văn chương thuần túy.    Với Triều Sơn, ông đề cao tả chân hiện thực mới, lại,  rặt lý thuật suông, chưa đua ra một đề tài thực tiễn , làm sao có thể thuyết phục văn nghệ sĩ  trở về với đại chúng, khi chính tác giả chưa đưa ra một cách để tự thuyết phục bản thân ?


         3. NGUYỄN NĂNG AN 

Một Trúc Chi kh3o cứu về kinh tế học, một Nguyễn hiến Lê về văn học sử Trung hoa ( cùng với Giản Chi=Nguyễn hữu Văn), một Nguyễn bảo Hóa viết về lịch sử Việt nam, hoặc một Trần minh Tiết biên dịch tài liệu quân sự lịch sử thế chiến thứ Hai- thì Nguyễn năng An góp phần dịch thuật về chính trị  Art de commander de psychologie de l' autorité - qua bản việt ngữ Nghệ thuật cầm quyền. ( 2 tập, xuất bản vào năm 1950).   Bản việt ngữ rất thoát, hành văn nhẹ nhàng, giản dị, lột tả được nguyên tác. 


       4. HOÀNG TRỌNG MIÊN.(1918 - 198 x) 

Sinh 1918 ở Huế., qua đời ở Sài gòn năm 198x . Viết văn , viết báo từ tiền chiến. Bắt đầu là một truyện ngắn đăng trên báo Tinh hoa.  tác phẩm Một giấc mơ ghê gớm ( tiểu thuyết, Saigon 1939) -- Việt nam văn học toàn thư  ( Saigon ,1959)  -- Thơ xanh ký Hoàng trọng Miên.  Còn là tác giả một vở kịch có tựa Dưới bóng thánh giá  v.v... Hồi cư về thành, làm  chủ bút tuần báo Đời mới ( Trần văn Ân chủ nhiệm) , Nguồn sống mơi, Thời Trân, Thời báo, Cải tạo loại mới  ... Tác phẩm xuất bản tiếp theo Chỉ vì yêu ( truyện dịch, ký bút danh Hoàng thu Đông) , dịch  Les mains sales của Jean-Paul Sartre, đăng dở dang trên tuần báo Bông lúa -- Nghệ thuật sống dịch tác phẩmAndré Maurois ( Pham văn Tươi xuất bản, tái bản nhiều lần ở Saigon) .   Riêng bộ  Việt nam văn học toàn thư ( Nha Văn hóa Vụ/ Bộ Thông tin Việt nam tài trợ, ấn hành) được giải thưởng Văn chương Toàn quốc(  thời  Đệ II Cộng hòa) - được coi là  một vụ  đạo văn  lớn nhất ở thủ đô miền Nam, Hoàng trọng Miên đã sao chép gần như nguyên bản sách Lược khảo về thần thoại/ Nguyển đổng Chi xuất bản truốc đó ở Hà nội, bị tạp chí Văn hóa Á châu +  nguyệt san Sinh lực phanh phui .*

-----
*  Nguyễn  mạnh Côn, chủ bút tạp chí Văn hữu bênh vực Hoàng trọng Miên (HTM),  tố  cáo  Đường bá Bổn ( Thế Phong)  ở Saigon " tại sao  Đường bá Bổn có sách của  Cộng sản in ở Hà nội, để tố cáo Hoàng trọng Miên  đạo văn? "  Như là kiểu chỉ điểm cho  mật vụ an ninh thời Ngô đình Diệm bắt  người viết bài lên án vụ dạo văn.   Sau này, vào năm 1964, trên tạp chí Bách Khoa, Nguyễn mạnh Côn trả lời phỏng vấn văn chương của Nguiễn -Ngu- Í-   Nguyễn MạnhCôn đã có lời xin lỗi Thế Phong ( vì không biết bút danh Đường bá Bổn là Thế Phong), và tự lên án bản thân (NMCôn) đã viết  bài vu cáo xấu xa đó,  nay xác nhận  Hoàng trọng Miẹn đã  đạo sách Lược khảo về thân thoại /  Nguyễn đổng Chi  xuất bản 1956 ở Hà nội , là  sự thật không thể chối cãi.

 Cho tới năm 2002,   Nguyễn huệ Chi trả lời phỏng vấn báo Văn (California) , khi N HC sang công tác ở Hoa Kỳ, " một học giả Sài gòn là Hoàng trọng Miên [bị]  tờ Văn hóa Á châu nguyệt san, [và] một học giả khác [Đường bá Bổn] viết một bài đối chiếu [ về vụ đạo sách Lược khảo về thần thoại/ Nguyễn đổng chi] là thân phụ Nguyễn huệ Chi]. " 

Phản hồi tức thì, trên báo Người Việt ở California xuất bản ngày 19 tháng 1 năm  2002. tay viết báo   ký tên Công tử Hà đông ( Hoàng hải Thủy)  có bài viết kiểu' đòn sóc 2 đầu'  lên án   Đường  bá  Bổn và Hoàng trọng  Miên' , không phải là học giả như Nguyễn huệ Chi xưng tụng, " ông  Hoàng trọng Miên  là" học giả ( giả)  " ,[còn]  ông Thế Phong là 'học giở [sic)..." 
[  hàm nghĩ chê giáo sư Nguyễn huệ Chi  đến từ Hà nội ' dốt', không biết gì  về hiện trạng văn nghệ miền Nam." 

Với tôi ( Thế Phong), ,rất  bất ngờ, khi  được  biết Nguyễn huệ Chi phong mình  là' học giả'- kể cả, có  là 'học giả 'giả'- đi nữa - mà có  khi là  học giả thật  không chừng?" ' ( bởi báo Journal d' Extre^mr Orient  đã khen  hết lời ,khi Nhà văn tiền chiến 1950- 1945 xuất bản ở Saigon vào 1959). 
   ( CHÚ THÍCH SAU).


   5. DIÊN HƯƠNG (1898- 1963) Tên thật Trần ngọc Án, tác giả Thành ngữ điển tích ( tấp và 2) -- Thi pháp ( Saigon, 1950) . Sách biên khảo rất công phu,  bàn về  thi pháp kèm dẫn chứng, giúp cho người đọc hiểu rõ thâm các thể loại thơ, góp vào loại sách tìm hiểu văn học thêm phong phú. 

     6. BỬU KẾ ( 1913 - 1981).  Nhà biên khảo này viết khá nhiều truyện ngắn. Từ 1948, ông cho đăng sáng tác trên Tiểu thuyết thứ bảy ở Hà nội-  cùng thời với văn sĩ Nguyễn minh Lang, Quốc Ấn..  Các truyện ngắn của Bửu Kế: Cái nhà của ông chủ tịch -- Sức mạnh loài người-  Mê sách -- Xuyên tạc -- Cái nạn Rắp-pen  -- Đổi thay -- Ngọn đèn khuya ...  Truyện ngắn viết không đặc sắc, nặng  duy lý, có tinh thầm châm biếm hoạt cảnh xã hội thời ấy. ( chỉ là  một thứ phóng sự họat kê hơn là truyện ngắn ) Sau này Bửu kế còn cho xuất bản  truyện dịch Thằng người gỗ -- Tầm nguyên từ điển  há công phu dày công khảo cứu.

   7 THANH NGHỊ ( 1917-  1989) . Tên thật Hoàng trọng Quy, anh ruột của Hoàng trọng Miên. Sinh 1917 ở Huế, Học ở Huế, đậu tú tài 1, nghỉ học,  tự học.  Từ 1936, dùng bút danh Thanh Nghị, từng chủ bút báo  Trong khuê phòng, trợ bút cho báo Asie Nouvelle. Năm 1952, cho xuất bản Việt nam tân từ điển, nói tới các nhà làm từ điển công phu, phải nhắc tới Đào đăng Vỹ, Đào văn Tập, Đào Duy Anh và  nay là  Thanh Nghị.  Sau này,  ông cho xuất bản tiếp từ điển  Pháp Việt -- Việt Pháp --  Anh-Pháp-Việt -- v.v ...

   8  KIÊM ĐẠT.  Tên thật Trần kiêm Đạt, anh ruột thi sĩ Kiêm Thêm. Sinh 1933 ở Huế.  Rời khỏi Trung học Khãi Định, ông đi dạy học,  viết báo Đời mới, Việt chính, Thời đại ( Sài gòn) .  Tác phẩm biên khảo: Nếp sống Việt ( Saigon 1955) -- Tiếng Việt mến yêu ( Sài gòn 1956) -- Khái luận về Thơ mới (Sài gòn, 1956) -- Tìm hiểu thơ tự do ( Sài gòn 1956, viết chung với 3 tác giả khác) -- Tản Đà- Nguyễn khắc Hiếu ( Người Việt Tự Do xb, Saigon 1956) .Sách biên khảo xuất bản mang tựa  đề lớn,  nhưng, viết giản lược, sơ sài,  mổ xẻ nội dung qua quýt..  Chẳng  hạn,  viết về Khái luận về thơ mới ( tập 1) chưa xong, lại quay sang cộng tác với tác giả khác đề bàn về Thơ tự do. ( sách in ra rất mỏng, đâu đó chưa vượt 100 trang).  Tác phẩm kiêm Đạt lượng thì khá nhiều, về lượng ít, giá trị mỏng tanh. 

     9. HỒ NAM=LÊ NGUYÊN NGƯ . Tên thật Lê nguyên Ngư, sính ở Bắc Ninh (Bắc bộ)  Học  Trung học chuyên khoa tư thục Hàn Thuyên ( Hà nội), sau ghi danh  học Năng lực Luật (Đại học Luật Hà nội)  Lúc đầu viết các  bài nho nhỏ đăng trên các giai phẩm báo Hồng Hà, Lứa mới,  sau  gửi bài đăng trên các nhật báo Tia sáng (Hà nội - chủ nhiệm: Ngô Vân) --  nguyệt san Quê Hương (Hà nội, chủ nhiệm Bùi đức Thịnh) -- Đời Mới ( Saigon, chủ nhiệm Trần văn Ân) -- Văn nghệ tập san ( chủ nhiệm: Nguyễn đăng Thục ) -- tạp chí Sáng tạo ( chủ nhiệm: Mai Thảo ) v.v...  Một Kiêm Đạt  ham hoạt động văn học,, in khá nhiều sách  biên khảo , nhưng chẳng đâu vào đâu ; thì  Hồ Nam cũng vậy.   Rất ham hoạt động trên báo chí, viết nhiều mục Tin văn nghệ, bài điểm sách nho nhỏ, gọi là phê bình văn chương, làm thơ ký Vương Tân. Về phê bình văn nghệ, lập trường chưa xác định, trình độ thấp, nông cạn,  kiến thức ảo.  Tuy nhiên, Hồ Nam rất nhiều thiện chí phục vụ văn chương,  đặt hẳn mình vào  nghề viết văn. làm báo-  nhưng - thơ chưa có bản sắc riêng, chắp vá, mượn rung cảm, ít sống thực vối  bản thân.  Bước đầu vao nghề văn, nghể báo chỉ là thử nghiệm, sau 50 năm ,vẫn chưa thể là nhà văn có bản sắc, người viết phê bình văn học  đúng đắn, tiếng tăm.  Có thể   chỉ coi ông như  một nhà thơ được biết đến  ở bộ môn thơ-  vì chỉ ở bộ môn này, Vương Tân ( Hồ Nam) có khả năng hơn hết.  


                                                        Tiết 4
                                 KẾT LUẬN VỀ NHÀ VĂN BIÊN KHẢO

Tiết mở đầu bàn về nhà văn biên khảo : tôi chắp tay nguyện cầu có một lớp nhà văn biên khảo mới, có tinh thần mới, kiến thức sâu, co tri thức, tâm hồn, đủ tài năng giải tỏa tình trạng bế tắc về  biên khảo văn học.   Nào là Duy Sinh-Nguyễn-dức Phúc Khôi -- Hồ Nam- Lê nguyên Ngư -- Kiêm Đạt -- ...mong có  nhiều Duy Sinh, Hồ Nam nữa.. mới có thể hoàn thành công việc phê bình văn học ở tương lai.  Thí dụ,  có một bạn ngoại quốc đến nước  ta, giả dụ anh ta đật một câu hỏi cắc-cớ: " Lịch sử văn  nghệ nước anh, căn cứ vào tác phẩm, thì là tác giả nào ?"  Vây thì, liệu có thể từ chối rằng không có ? hoặc bạn sẽ trả lời sao ?   Một khi, chưa thể căn cứ vào việc phê bình văn học của một tập hợp ăn ý , đánh giá đúng mức của một số anh em văn nghệ, đồng ý  với nhau trên bút mực được.   Với chính tôi , rất ít tham vọng, càng không dám kiêu căng,  kể cả tự đánh giá bản thân, không hoàn toàn dốt nát , hèn nhát-  vậy thì- tôi chờ mong chờ nhiều lời phê người đi trước, người đồng hành và kể cả người  đến  sau... về bộ sách phê bình văn học này . 

( Lược sử văn nghệ Việt nam 1900- 1956   gồm 4 tập: Nhà văn tiền chiến 1930- 1945 - - Nhà văn kháng chiến chủ lực 1845- 1950 - - Nhà văn miền Nam 1945- 1950 -- Tổng luận 60 năm văn  nghệ Việt nam !900-19569   -  bản anh ngữ A Glimpse at the Vietnmaese literary , from 1900 to 1956, translated by
Dam xuân Cận,  Dai Nam Van Hien Books, Saigon 1968.)

Kết luận về nhà văn biên khảo, và dịch thuật-  có Trương bảo Sơn  dịch Tình nghĩa vợ chồng/ Leon Tolstou-- Đào đăng vỹ  dịch Khúc nhạc đồng quê/ André Gide, và trước đó là  Cửa hẹp/ La Porte Étroite, Thanh ngọc Tuyền qua Tạp văn/ Ba Kim -- đến Mặc Đỗ dịch tiểu thuyết tác giả Mỹ  ,S. Fitzerald -- Đỗ khánh Hoan dịch văn chương Anh-- Giản Chi-Nguyễn hữu Văn dịch  triết văn Trung quốc. 

 Và viết về lịch sử Việt nam, ngoài Trần trọng Kim ,là Nghiêm Tổ với Việt nam máu lửa, một tư liệu sự dồi dào. Tuy nhiên,  Nghiêm kế Tổ  còn đôi chút chủ quan, đề cao quá mức Việt nam quốc dân đảng- điều này khiến tác phẩm mất đi một phần gía trị  cần thiết, để Nghiêm kế Tổ  là một sử giả trung thực, không thiên vị.

  Chẳng lẽ, chuyện văn học, chuyện viết về lịch sử nước nhà thì ta  không biết chinh xác-  phải nhờ các văn gia, sử học ngoại quốc,  cách xa ta  biển rộng, sông dài viết lại,  thì mới chịu tin là hay, là đúng,  sao ? 

SAIGON-CHỢ LỚN,CUỐI THÁNG 9. 1057.
thế phong

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ