Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

hoa trắng thôi cài trên áo tím- kiên giang viết về người tình ngoan đạo ở nhà thờ cần thơ/ bài viết: nguyễn việt (saigon)

Blog <Một thời Sàigòn>

                hoa trắng thôi cài trên áo tím -  
                kiên giang viết về người tình ngoan                      đạo ở nhà thờ Cần thơ ...
                              bài viết: nguyễn việt


- ...  đây là tâm tình người trai ngoại đạo [thi sĩ kiên giang] đối với  một cô gái có đạo [ở nhà thơ Cần thơ]- mối tình tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần.

- "... năm 1944, tôi  ở Cần thơ, học trương tư thục Nam Hưng- dốt toán nhưng giỏi luận  văn, chuyên làm bài giùm cho ngươi bạn cùng lớp- trong đó có NH - cô bạn dễ...

-  rồi tôi  đi kháng chiến, gặp người quen nhắn tin:  " con Tám NH vẫn chờ mày". 

- năm 1955, tôi [thi sĩ kiên giang] ghé ngang Cần thơ, tôi xin phép má của NH. để cùng nàng tâm tình suốt ...- rồi, tôi nghe tin như sét đánh bên tai : 'NH đi lấy chồng."

" Lạy Chúa con là người ngoại đạo / Nhưng tin có Chúa ở trời cao/  Trong lòng con giữ màu hoa trắng/  Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi!"           



Nhà thơ Kiên Giang có lúc từng là anh em kết nghĩa với thi sĩ [tiền chiến] Nguyễn Bính- nên nhiều người nhận xét về thơ ông đã [chịu] ảnh hưởng thơ Nguyễn Bính khá nhiều. Nhưng nhiều người [lại] cho rằng : cái chật 'rặt ròng Nam bộ' trong thơ Kiên Giang  là gia bảo riêng của tác giả- và, không thể không [chịu] ảnh hưởng phong trào tho 'áo bào gốc liễu'  Nguyễn Bính, Thâm Tâm, Trần huyền Trân được.  

Ta hãy cảm nhận ít vần thơ rặt chất Nam bộ của Kiên Giang :

                                       Từ khi cô giáo tập em đồ
                                       Không kẻ giấy chậm em vô ý 
                                       Để dấu tay lem vở học trò  (đồng xu giấy chậm)
                                       Phạt anh ngâm nước vô lu
                                       Bẻ tàu chuối che dù cho em.
                                                     THƠ  KIÊN GIANG 

Lời lẽ mộc mạc Nam bộ đến thế-  bây giờ hiếm hoi gặp lại các chất đó trong thơ của các thi sĩ miền Nam.  Nhà văn Sơn Nam lúc sinh thời từng bàn về thơ Kiên Giang:

" Kiên Giang là một thi sĩ thành công, một soạn giả [bút danh Hà huy Hà] đã đưa thi ca vào sân khấu, để lại cho đởi những vở tuồng đậm  chất thơ như 'Áo cưới trước sân chùa'--'Người đẹp bán tơ'--'Ngưu Lang chúc nữ' -- 'Sơn nữ Phà ca' . Còn trong thơ, Kiên Giang viết những câu thơ. mà nhiều nhà nghiên cứu ngỡ là ca dao. " Ong bầu vờn đọt mu u/  Lấy chồng càng sớm tiếng ru càng buồn." - Ngoài ra, nhà văn Sơn Nam còn  bình thơ đưa vào tuồng của Kiên Giang.  :"  Có người cho ông [Kiên Giang] làm thơ dẽ dãi đến mức :  có lẽ là không đọc lại bản thảo (?).  Cũng có thể như vậy, hoặc, không như vậy -- nhưng dễ dãi mà để lại cho đời những bài thơ, như 'Hoa trắng thôi cài trên áo tím' --'Khói trắng'--'Tiền và lá`- những bài thơ sống dai dẳng trong lòng người dân miền Nam suốt một thời gian [dài], thật nên trân trọng." *  THƠ   KIÊN GIANG
-----
* không thấy tác giả Nguyễn Việt ghi xuất sứ trích dẫn. (BT) 

Lịch sử của bài thơ 'Hoa trắng thôi cài trện áo tím'-  có lẽ là bài thơ nổi tiếng nhất của nhà thơ Kiên Giang, đã được nhạc sĩ Huỳnh Anh phổ nhạc, và được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện rất thành công.  Tác giả Kiên Giang [tự bạch]:

"... Đây là tâm tình  một người trai ngoại đạo đối với cô gái theo đạo [Thiên chúa]..  Mối tình học trò tinh khiết, ngây thơ, không nhuốm bụi trần.   Năm 1944, tôi  ở Cần thơ, học tại trường tưt hục Nam Hưng- dốt toán lại giỏi luận [văn], chuyên làm bài giùm cho bạn cùng lớp, trong đó có NH, cô bạn dễ thương. [Cô] thường mặc áo bà ba trắng, quần đen, mang guốc mộc.  Có những buổi tan học, [tôi] lẽo đẽo theo sau, đến tận nhà cô, ở xóm nhà thờ.  Cách mạng nổ ra, [tôi] không có tiền đi đò về quê- NH biết ý, gửi cho.  Rồi tôi đi theo kháng chiến, gặp người quen trong đội quân nhạc, nhắn: " Còn Tám NH vẫn chờ mày."  Năm 1955, ghé ngang Cần thơ, tôi xin phép mẹ má của NH, để tâm tình suốt đêm với NH,  bên ánh đèn dầu.  Sau đó, tôi nghe tin NH lấy chồng, có con đầu lòng - đặt tên con bằng tên ghép của tôi và N.H. Vì thế, chồng cô biết, rất ghen tức.  Chính vì lý do này, tôi đổi 4 câu kết bài thơ [Hoa trăng thôi cài trên áo tím] giống như tống tiễn mối tình trinh trắng.  Câu kết trước, là:

                                    Xe tang đã khuất nẻo đời
                                    Chuông nhà thờ khóc tiễn người ngàn thu
                                    Từ nay tôi rũ khăn sô
                                    Em còn hoa tím trên mộ người xưa

thành câu  kết thúc:

                                    Lạy Chúa con là người ngoại đạo
                                    Nhưng tin có Chúa ở trên trời
                                    Trong lòng con, giữa màu hoa trắng
                                    Cứu rỗi linh hồn con Chúa ơi.
                                             T  KIÊN GIANG

Năm 1999, hãng phim TFS đài Truyền hình thành phố [HCM] có làm phim 'Chiếc giỏ đời người'  về sự nghiệp văn [chương] của tôi.  Khi trở về Cần thơ, quay lại mấy cảnh trường cũ, và, hay tin NH mất rồi, năm 1998.  Tôi mua bó huệ trắng, ra thăm mộ NH ở Nghĩa trang Cái Su.  Đúng là:

                                     Anh kết vòng hoa màu trắng lạnh
                                     Từng cài trên áo tím ngây thơ
                                     Hôm nay vẫn đóa hoa màu trắng 
                                     Anh kết tình tang gởi xuống mồ."
                                                           THƠ KIÊN GIANG

Nhà thơ Kiên Giang-Hà huy Hà và tâm sự, khi sáng tác 'Hoa trắng thôi cài trên áo tím' đã để lại nỗi buồn man mác trong lòng mọi người, qua bài thơ đầy lãng mạn ấy.
[]

    nguyễn việt

    <   tựa bài chính:  Nói về thơ Kiên Giang/  Blog Một thời Sàigòn
       - trích "TÁC GIẢ TA!C PHẨM VĂN, THƠ, NHẠC TRỮ TÌNH/ NGUYỄN VIỆT" sắp xuất              bản.>

      -----

         TẠM NGHỈ MỘT THỜI GIAN, TRƯỞNG TRANG ĐI MỔ CƯỜM MẮT.
         MONG TÁI NGỘ BẠN ĐỌC MỘT NGÀY RẤT GẦN.  ĐA TẠ.
         THẾ PHONG
         SAIGON, 3rd  NOV. 2014
                             


0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ