Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

về kinh bắc/ hoàng cầm - cứ tạm cho là " thơ tân tượng trưng? đi "- bài viết: hoàng hưng


              về kinh bắc/ hoàng cầm  
         cứ tạm cho là 'thơ tân'tượng trưng' đi?
               hoàng hưng

Có một bài thơ Về Kinh Bắc, không nổi tiếng với công chúng rộng, nhưng được đánh giá cao trọng, trong giới bạn thơ của tác giả , và, cũng là một trong những bài tâm đắc nhất của ông. Tôi nghĩ bài này chứa đựng những gì là Hoàng Cầm nhất, trong giai đoạn trở Về Kinh Bắc,  của hoài niệm bằng con mắt mộng-thơ [ở]cuối thập kỷ 1950

         Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh, 
         đi mãi tìm sim chẳng chín 
         Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô
          gặm cỏ mưa phùn
          Dòng dã gọi về đồng sương
          Đôi ba người lận đận
          Đêm nay mẹ chẳng về chuồng
          Ta, con chào mào khát nước
          về vườn xưa hạt nhãn đã đâm mầm
          Cây ổi giơ xương
          chống đỡ mưa dông sập và đánh úp
          Ô này tám đỏ ra hoa       
          Ta con chim cu về gù rặng tre
          đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
          đưa mộng lành những phương trời lạ
          về tụ nóc cây rơm
          Ta ru em
           lớn lên em đứng tìm mẹ phía cơn mưa
           Ta con phù du của trời chật chội
           Đứng canh bèo đo gió lặng tìm sao
           Uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
           vừa rụng chiều nay
           dềnh mặt nước hương sen
           Ta soi
           chỉ còn ta đạp lùi tinh tú
           Ngủ say rồi đôi cá đòng đong

Bài thơ kết thúc Về Kinh Bắc.  Bài thơ làm nên tất cả Nhịp cuối trong cuộc tuần du 8 nhịp. Tôi qua 7 nhịp, từ những kim môn thủy hỏa thổ , qua những trang kiếp trước, giũ bụi gia phả, qua những hội hè Kinh Bắc -- cuối là trở lại Về với Ta.

Về với Ta, là , về với những tiền kiếp chăng ?  Kiếp con bê vàng, con chào mào, con chim cu, con phù du- đều là những con vật bé bỏng, yếu đuối của lang quê Bắc bộ.

Mở đầu,  gặp lại chủ âm bơ vơ vô vọng của kẻ đi tìm, nhưng không bao giờ gặp cái mình tìm, chủ âm day dưa qua nhiều bài 'chị-em' ( lá diêu bông tưởng rằng tìm thấy, thì, chị bào không phải, xin chị một quả (ổi) chín , thì, quả chín  quá tầm tay, xin chị một quả xanh, thì, quả xanh chim khoét thủng.

Bây giờ là con bê vàng đi tìm sim chẳng chín.  Con bê đi lạc, con bê đi tìm vô vọng, rồi đành nằm xuống gặm cỏ mưa phùn ( ai từng sống ở miền bắc, mới thấm thía với cái lạnh triền miên, tê tái ,thấm xương của mưa phùn tiết đông xuân.) - cuối cùng cất tiếng gọi một cách tuyệt vọng, gọi, đã biết, sẽ chẳng có lời đáp, vì, mẹ cũng đã lạc bước đâu đó mất rồi," Đêm nay mẹ chẳng về chuồng".  Nỗi ám ảnh thiếu mẹ, lạc mẹ,  mất mẹ- là chủ âm của khổ thơ đầu, lãng đi, qua 2 khổ thơ tiếp, lại chỗi lên trong mấy câu thơ, như ở đâu rơi vào giữa chừng bài thơ :

       Ta ru em 
       Lớn lên em đừng tìm mẹ
       Phía cơn mưa

cho đến bây giờ, sự bí ẩn của khổ thơ vẫn còn nguyên, không ai giải thích được, tại sao em lại đi tìm mẹ phía cơn mưa. Không giải thích được, chỉ biết câu thơ làm ta não hết cả lòng, ta lập tức hình dung,[vào] một buổi chiểu trên canh đồng mênh mông, cả một phía  trời, cơn mưa đen ngòm, có một con bê, hay một thằng bé, con bé, lủi thủi đi tìm mẹ, mà không biết tìm ở đâu?    Tất cả chúng ta, ai mà chẳng có  một con bê, một đứa bé như thế ở sâu thẳm trong lòng.  Thơ Hoàng Cầm ở giai đoạn này, thường vẽ ra, gợi ra những nỗi bơ vơ tội nghiệp như thế đấy. 

Rồi, những liên tưởng không thể không phát động.  Có phải một thời người ta cứ đi tìm cái thứ lá diêu bông nào đó ( diêu bông :phiêu diêu+ bông lông) không ai biết rõ,  không bao giờ thấy, người ta lầm lạc, cố nhào ra phía cơn mưa ,mà, đi tìm mẹ.  Và, nhà thơ có kinh nghiệm cay đắng  đời mình, phải thốt lời nhắc nhở, " Lớn lên em đùng tìm mẹ phía cơn mưa" .  Nhắc em, nhưng hình như, đúng hơn, tự nhắc mình, tự nhủ  phải lớn lên nhanh, khỏi cái thời bê vàng ngơ ngác.  Lời nhắc là một lời tổng kết nhân sinh.

Ở bài này, ta cũng cũng gặp lại những thi-ảnh đẹp, và, là nhìn thấy ở khâu nhập (Nhịp Một) của một quê hương khắc nghiệt, mà vẫn hiền hòa, thơ mộng, đầy mầu sắc cổ tích :

            Cây ổi giơ xương
            chống đỡ mưa dông sập và đánh úp
            Ô này tám đỏ ra hoa
            Ta con chim cu về gù rặng tre
            đưa nắng ấu thơ về sân đất trắng
            đưa mộng lành những phương trời lạ
            về tụ nóc cây  rơm

Rồi,  như thế để bộc lộ sự đa dạng của con người tác giả, và, lại hòa mình trong con
phù du ( xin thưa ngay rằng" ở đây có sự lầm lẫn về tên gọi, có thể có gốc từ vùng quê tác giả, con phù du mà tác giả nói đến chính là con nhện nước.)  Điều này, người viết
[Hoàng Hưng] đã hỏi kỹ tác giả, và, được ông minh định :

            Ta con phù du ao trời chật chội
            Đứng cánh bèo đo gió lặng tìm sao
            Uống nước mắt con vành khuyên nhớ tổ
            Vào rừng chiếu nay 
            Dềnh mặt nước hương sen 
            Ta soi
            chỉ còn ta đập lùi tinh tú.

Chú nhện nước bé bỏng, mong manh, bỗng làm ngay một thế đứng giữa trời, khát vọng tầm vũ trụ, đồng thời cúi xuống những giọt nước mắt.  Câu thơ bi-hùng một cách tội nghiệp.  Để ... cuối cùng, chìm theo vào giấc ngủ lờ đờ của đôi cá đòng đong!

           Ngủ say rồi đôi cá đòng đong

Nhạc điệu , và, thơ Hoàng  Cầm [ở đây biểu hiện] một cách điển hình, dan díu, đón đưa buông bắt, có thể hiện ra tất cả hồn quan họ về tiết tấu, và, sự hòa hợp các âm chữ trong thể thơ tự do không vần.  Tôi hình dung một hình thức âm nhạc,  [chẳng hạn điển hình ở] bài  này, làm bè chủ phối với khí nhạc  (chứ không  phổ nhạc)- đó,  mới  là 'Hoàng Cầm ca'.

 Sức quyến dụ của nhạc thơ hòa với sự mờ mờ, tỏ tỏ- đôi khí bí ẩn của ý thơ -  nhất là của một số thi-ảnh gần như là biểu tượng, đã tạo nên sự ám ảnh, khêu gợi của những bài thơ thành công - nhất là Về Kinh  Bắc [chẳng hạn]- ( riêng bài này, ta có một Hoàng cầm của thi pháp' tượng trưng 'thời mới- tôi [Hoàng Hưng] tạm  đặt tên 'thơ tân tượng trưng'. []

      hoàng hưng

< văn chuongviet.org> - tựa chính của tác giả " Về với Ta ". 


VÀI HÀNG TIỂU SỬ

- tên thật Hoàng thụy Hưng.
- sinh 24-11- 1942 tại Bắc ninh (Bắc bộ)
- năm 1960-61, tình nguyện lên Tây bắc phục vụ
  trong quân đội( dạy học cho sĩ quan,trình độ cấp 1).
- tốt nghiệp khoa Văn, đại học Sư phạm Hà nội 1965.
- dạy học cấp III ở Hải phòng ( 1965- 1972)
- phóng viên các bào 'Người giáo viên' 1973-82).
- bị bắt giam và tập trung cải tạo tù, vì tội trạng'lưu truyền     văn hóa phản động"- từ 7 tháng 8 năm 1982 tới 29 tháng 10 năm     1985).
- phóng viên văn học báo'Lao động', từ 1990- 2003- nghỉ hưu). 

   tác phẩm :

- Đất năng ( chung với Trang Nghị, nxb Văn học,Hà nội 1970)
- Ngựa biển ( thơ - nxb tp. HCM, 1988)
- Người đi tìm mặt ( nxb Văn hóa-thông tin, Hà nội 1999)
- Hành trình( nxb Hội Nhà văn, Hà nội 2005)

- một số bài thơ được chuyển ngữ qua tiếng Pháp, Mỹ, Đức,
  Canada, Hungary, Hà lan.

- dịch giả một số tác phẩm văn chương ra việt ngữ.
- năm 2003, được mời sang Pháp, Mỹ v.v...,  nói chuyện văn         chương.

- tự bạch,

  "... tôi bị [bắt], vì khi tôi cầm trong tay tập thơ  bản thảo 'Về Kinh bắc'/ Hoàng  Cầm ( 1982), từ tp. HCM ra Hà nội, ( Hoàng Cầm [ký] tặng tôi bài thơ ( bản thảo
  viết tay) 'Về Kinh bắc.')  -  bị kết án lưu truyền văn hóa phản động".
   [] 

              
                

0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ