Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014

tưởng nhớ nhạc sĩ thanh bình-nguyễn ngọc Minh qua đời trong khốn khó, bơ vơ ở saigon ( 1932- 5/ 2014) / bài viết : đinh bạch dân



                        tưởng nhớ văn sĩ-nhạc sĩ Thanh Bình 
               qua đời trong khốn khó , bơ vơ, ở saigon 
                                                   bài viết: đinh bạch dân

Saigon, 3g.sáng  24/5/2014

 Ngồi vào bàn phím, xem qua tin hình thời sự thế giới, trong nước. Rất xúc động qua tin một nữ phất tử Tuyết Mai ( thuộc giáo hội Phật giáo VNCH )  với 5 lít xăng tự thiêu trước dinh Thống Nhất, phản đối Trung quốc xâm lăng chủ quyền hải đảo Việt nam.  Liên tưởng ngay đến một phật tử Morisson ở Mỹ, cách đây mấy chục năm ,  lấy thân mình làm đuốc phản đối chiến tranh Mỹ đưa quân vào Việt nam .

 tiếp theo,  tin nhạc sĩ Thanh Bình qua đời,  nhìn chân dung ảnh không thể nhận ra bạn văn cũ Thanh Bình-Nguyễn ngọc Minh , mà, báo chí bây giờ chỉ biết anh ta là tác giả  các ca khúc Tình lỡ, Những nẻo đường Việt nam  ... của Saigon trước 1975.

"... Ca sĩ Ánh Tuyết cũng cho biết gia cảnh nhạc sĩ Thanh Bình rất nghèo khó, lại không có con cái bên cạnh,  nên, đã quyên góp được khoảng 10 triệu đồng của khán giả, giúp đỡ gia đình lo hậu sự. Hơn 40 năm sống trong cảnh gà sống nuôi con ..., nhạc sĩ Thanh Bình lâm vào cảnh bơ vơ - khi  người con gái duy nhất vướng vào vòng lao lý. Tuổi già lại mắc bệnh tim + cao huyết áp, ông được người cháu gái đưa về ở chung, từ nhiều năm nay.    Đầu năm [2014], ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức một đêm nhạc sĩ (  không lấy thù lao)  nhằm giúp đỡ nhạc sĩ Thanh Bình.   Mới đây,  khi về nước, ca sĩ Khánh Ly tới thăm tác giả [ ca khúc] " Tình lỡ."

 "Nhạc sĩ Thanh Bình tên thật Nguyễn ngọc Minh, sinh 1932 tại Bắc Ninh [Bắc bộ], ông nổi tiếng với những ca khúc, như "Những nẻo đường Việt Nam ", "Lá thư về làng ", "Tiếc một người"," Một kỷ niệm ", "Chiều về trên sông ", " Mai chị về em gửi gì không ?"
[ phổ thơ thi sĩ Quang Dũng], và, đặc biệt là "Tình lỡ ", ca khúc ghi dấu ấn sâu đậm và từng được nhiều ca sĩ thể hiện ."    THIÊN HƯƠNG - báo Thanh niên phát  hành tại tp.HCM.

   Chẳng có mấy ai biết tác giả ca khúc Tình lỡ, nhạc sĩ Thanh Bình- Nguyễn ngọc Minh còn là văn sĩ , tác giả  2 cuốn tiểu thuyết Gió dập mưa vùi ( Hà nội, 1953), Mình còn trẻ lắm ( Tia sáng xuất bản,  Hà nội 1953).  Bản thân tôi đọc tin về nhạc sĩ Thanh Bình, ngờ ngợ không biết có phải là tác giả  Gió dập mưa vùi + Mình con trẻ lắm, xuất bản ở Hà nội trước 1954 ?

 Bởi, rất nhiều văn nghệ sĩ lấy trùng tên nhau , trước 75 ở Sài gòn, là ca sĩ vũ sư Ánh  Tuyết, đã có một thời lừng danh ở Saigon ( mẹ ca sĩ hải ngoại Nguyễn Hưng bây giờ.)  Tới khi  báo  Thanh niên,tiết lộ Thanh Bình có  tên thật Nguyễn ngọc Minh, tác gỉa Những nẻo đường việt nam.., thì tôi  mới tin chính là chàng  .   Sau 1975 , một ít tháng, tôi có gặp một đôi lần, chàng tiết lộ sẽ ra nước ngoài , quen một  nữ nhân, người Mỹ, bảo  lãnh.  Từ đó, tôi không biết tin tức về chàng nữa -  và nghĩ thầm , thế ra tiếng anh của  chàng có tác dụng tốt .-  sau biến cố 1975 ờ miền Nam . 

Nhớ lại, khoảng thời gian 1954- 55,  ở Sài gòn,  nhạc  sĩ Y Vân  mới  khởi đấu sự nghiệp ca nhạc, thì ,Thanh Bình vẫn chỉ là một tiểu thuyết gia, nay, anh ta viết báo kiếm sống . Bỗng một hôm, Y Vân kể, " thằng  hanh Bình mới đưa tao xem một ca khúc nó mới viết,  hay thì chưa biết, nhưng  "Những nẻo đường Việt nam "rất lạ, ấy là về  lời, có câu ," những nẻo đường Việt nam,  từ  Nam quan thẳng tới Cà mau '- nó là văn sĩ , lời rất mướt. tao chỉ buồn cười, ở nốt nhạc  "thẵng " tới Cà Mau , nghe lạ tai. Cũng hay !"

 Dạo ấy, tôi thuê căn gác ở xóm chùa Tân định, ngày ngày Y Vân, và vợ chồng ca sĩ Tuấn Linh lui tới .(  Tuấn Linh là bạn Y  Vân - sau , Y Vân gợi ý,  căn nhà nhõ, gác rộng thế này, liệu có thể cho vợ chồng "nó " đến ở nhờ không? ). Tôi  bằng lòng, vì có người  chung  góp tiền nhà , thuê 150 đồng/ tháng, và,  vợ Tuấn Linh nấu cơm ăn, tôi có thể ăn nhở, hoặc, góp gạo nấu chung, cũng đỡ phải " ăn xôi trừ cơm để miệt mài viết bộ sách "Lược sử văn nghệ Việt nam ").   Và từ đó, Thanh Bình hay lui tới nhà tôi ,để nhờ 'cố vấn  âm nhạc Y Vân xem giúp ca khúc  mới sáng tác. Thanh Bình không tốt nghiệp trường nhạc , không biết đã thụ giáo nhạc sĩ nào , hệt trường hợp văn -thi -sĩ Nguyễn đình Thi ngoài Bắc - không biết nhạc lý mà sáng tác ca khúc hay. 

 Riêng,  Y Vân khi ấy,  thì  lại thúc tôi, " mày đưa giùm tao mấy ca khúc của tao đến nhà số 6 Bà huyện Thanh quan , ban Thăng Long, nhờ  ca sĩ Thái Thanh hát,  thì chẳng mấy hồi  tao nổi tiếng?" .( sau này, bài Mẹ tôi, Đò nghèo nổi như cồn).   Còn Thanh Bình , lúc  này ,  rất  chăm chú  tới cách ăn mặc, quần áo luôn' bỏ thùng'  sơ -mi trắng, tóc bồng bềnh chải mướt, chát đầy brillantine  trên mái tóc, tựa hồ nhà báo tập sự Duyên Anh, mới từ Ban mê thuột về Sài gòn lập nghiệp.  Thanh Bình có nụ  cười rất duyên, tán tỉnh người nữ rất bắt mồi.  Và, đôi khi cũng biết bốc phét , "... tiếng anh, thì mày biết đấy, khi làm ỡ bộ Thông tin  , tao đâu có phải  bút đàm với cố vấn Mỷ' như thằng  Tú? "  
(  Nguyễn ngọc Tú,  khi ấy là công cán ủy viên tổng trưởng thông tin Pham xuân Thài, sau này lấy bút hiệu Ngọc thứ Lang, dịch giả  nổi danh chuyển ngữ The Godfather). À, mày biết đấy ,em Ng.  công chức , nhà riêng ở cuối đường Phan đình Phùng ( nay Nguyễn đình Chiểu) mết tao, cứ  mời  đến nhà nàng , tao tới, gặp ngay mặt thằng " bố láo H.N  "( ký gỉa Vương Tân)  có mặt ở đó, tán gái mà nói lắp la lắp bắp  như nó , thì  ăn cái giải gì, làm sao đấu lại với tao ? " (  tin đồn, cô N.  sinh đưa con trai - Thanh Bình và ký giả Vương Tân   giành phần  nhận ai mới là bố,  Thanh Bình  khua mép,  "  tao  mới chính là bố đứa trẻ kháu khỉnh ấy đấy, chúng mày có biết vậy không hả !". 

Sau này, gặp lại  ký giả Vương Tân, chúng tôi thường đùa, " mày có phải  là bố đừa con  của cô Ng., nếu đúng vậy , thì mày thấy nó có cái gì giống mày? Còn thằng  Thanh Bình bảo, " bé đẹp trai giống bố Bình,  sau này nó ăn nói lắp bắp thì nhất định giống bố  Vương Tân". 

 Sau ngày tôi rời bỏ xóm chùa  Tân định( khoảng cuối 1956) vợ chồng Tuấn  Linh rã đám, tôi ít khi gặp lại Y Vân , Thanh Bình, và , chỉ  còn gặp  nhà báo  Vương Tân- Hồ Nam nhiều lần, vì  anh ta  thường xuyên có mặt  ngồi đồng nghe thầy Quỳnh thuyết giảng về  văn chương viễn kiến . Một lần tôi đến, bắt gặp anh ta đang  phét lác,  lắp bắp  " biết cả cái không biết "   ở  Đàm trường viễn kiến Nguyễn đức Quỳnh.

 Và  hôm này 24- 5-2014, tôi mới biết  đích xác,   văn sĩ-nhạc sĩ Thanh Bình -Nguyễn ngọc Minh, sinh 1932 ở Bắc Ninh ( Bắc bộ )  vẫn sống lây lất ở  Sài gòn bao năm , nay, chết trong nghèo túng, ở một căn nhà thuê ở Gò vấp , mà, đứa cháu gái thương xót, đưa về nuôi từ mấy năm nay.  Nữ ca sĩ Ánh Tuyết, một ca sĩ tài danh , hát hay, thương bạn như thương thân,  đi hát từ Vũng tàu về, vội đến thăm ngay nhạc sĩ Thanh Bình, thấy tình cảnh ngặt nghèo,  lót tay 500.000 đồng trao tay tác giả Tình lỡ - tôi thấy chàng nhạc sĩ cầm tiền,  rất thân thiện( qua ảnh đăng báo) - chứ không như xưa, thời ở tuổi 30, rất nghênh ngang, " tao vay tiền chỉ là nhất thời , sẽ trả ngay  + tiền lời , đừng lo mất 
nhé !". 

Tôi không thể ngở  số phận thẳng bạn cùng tuổi Thân, hay " mượn oai hùm rung cây nhát khỉ ",  lại có số phận hẩm hiu như thế, chứ không như tử vi  mách bảo, đa số nam nhân cầm tinh con khỉ   đều  thông minh, tháo vát, tài năng - nhưng , đời sống khốn đốn về vật chất, kể cả vướng mắc vào đường tình ái đào hoa, thời trẻ ; nhưng khi về già,  thường ra  hậu vấn tốt, an nhàn.   Nhưng  " Thanh Bình ơi, sao  riêng mảy hẩm hiu, qua đời trong khốn khó, bơ vơ  thế !  Cầu cho linh hồn mày chóng siêu thoát !"

và, dưới đây là một tiểu sử sơ lược , viết rất sớm về tiểu thuyết gia Thanh Bình- Nguyễn ngọc Minh .

3.THANH BÌNH .
 "Tên thật Nguyễn ngọc Minh. Sinh 1931 ở Bắc việt. Tác phẩm xuất bản :  Gió dập mưa vùi ( Hà nội 1953), Mình còn trẻ lắm ( Tia sáng, Hà nội 1953). Sau 1954, ở Sài gòn, ông còn là tác gia những ca khúc Những nẻo đường Việt nam ( đã in), Tiếng hát bên ni, Cung đàn tự do,  Gặp gỡ duyên nhau.. Nội dung truyện của Thanh Bình, cùng trong loại tiểu thuyết tâm tình xã hội, văn chương vô hại, mục đích giải trí cho độc giả trung lưu thành thị."   ( Nhà văn hậu chiến 1950-1956 / Thế Phong, Đại năm văn hiến xb,  Sài gòn 1959).

đinh bạch dân
SAIGON, MAY 24, 2014.



0 Nhận xét:

Đăng nhận xét

Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]

<< Trang chủ