le sixième jour du sixième mois ( 6.6./ 2014) nhật ký thế phong - đinh bạch dân ghi
le sixième jour du sixième mois...
(6.6.2014) nhật ký thế phong
đinh bạch dân ghi
chiều thứ sáu 6.6 2014
... Giấc ngủ trưa thường nhật xong, tôi bật dậy lúc 14 giờ 30 - mặc quần soọc jean , mình trần, lên sân thượng chăm sóc 5 chú chim bồ câu + đôi yến phụng + 1 chim sẻ tù binh (dính bẫy, nhảy nhót tứ tung liên hồi, không biết mệt ! ) - hít thở, tưới cây, quét sân xong rồi, nằm võng, nhìn ra ngoài kia, tai lắng ghe nhạc thính phòng giải trí tâm hồn,
Cứ mỗi thứ sáu hàng tuần, gia đình rể , cặp vợ chồng Hà + Như + 2 cháu ngoại: Bảo Nghi+ Tố Nghi về chơi suốt ngày, thăm ông bà ngoại, thực ra là để an ủi . Gần 1 năm nay, căn nhà này chỉ còn vợ chồng già ( một 82 tuổi, nửa kia 77) , cảnh vắng tanh như cách đây 48 năm, khởi đầu 1966, 2 người lập gia đình, và, bây giờ 2014, giai đoạn cuối đời, lại vẫn chỉ là 2.
Mỗi sáng thức dậy, tôi cúi đầu cầu nguyện,
" Ngợi danh đức chúa Trời toàn năng, đức chúa Giê-xu hay thương sót, và làm ơn cho con. Giờ tinh khôi một ngày mới , ngồi dưới bệ chân Ngài, con dâng lời cầu nguyện. Nguyện lời cầu nguyện thấu đến trước mặt Ngài, và tin chắc được Ngài nhậm lời. Xin nhớ tới 5 con trai, gái , rể, 9 cháu nội ngoại : 2 ở xa , gần 7- trước hết- biết tìm nước đức chuá Trời, Ngài sẽ gia thêm mọi nhu cần đời sống tâm linh cũng như thuộc thể. Ngài thêm sức khỏe cho chúng con , bởi lẽ, tuổi đã già, làm được mọi điều, nhờ sức Ngài ban cho. Ngài hãy phán với con, điều cần phải làm, điều phải tránh, để ,con thực hiện đúng theo đường lối Ngài, như con nhận được . Ngài nhớ tới vợ con, hầu việc Ngài ở hội thánh Tin lành, suốt tuần về khuya, xin Ngài dõi mắt theo, đưa đường về nhà bình yên. Và, cũng thương xót , Ngài sức dầu trên thực phẩm chức năng vợ con đang uống, hỗ trợ mắt trái còn lại đọc chữ được rõ hơn. Con xin giao đời sống tâm linh, thuộc thể nơi tay Ngài tể trị, cúi đầu chúc tôn Ngài, và lấy tâm thần lẽ thật cầu nguyện với Cha bấy nhiêu điều. Amen ! "
Tôi muốn cầu nguyện thêm một nan đề nữa: đứa cháu nội trai, tên Thanh, 16 tuổi , sang năm tới, lên lớp 11 THPT Trưng Vương - đã từ 1 năm nay- sống khép kín. (ba nó ra trường, làm cho các hãng nước ngoài, từ khi tốt nghiệp y khoa 1994, chỉ vì ,không đủ 1, 2 cây vàng để chạy vào bệnh viện công ) . Xin việc, thử tay nghề, tiếng anh lưu loát, ba nó được nhận làm 'visiteur médical' nước ngoài, kiếm tiền như nước, chiều 2 con hết mức, muốn gì là có, ăn uống, sài tiền thoả thuê.
(Và, nó trách cứ bố mẹ, thời bao cấp không nuôi cho 5 đứa con đầy đủ , đau không thuốc, đói ăn bo bo, mặc rách rưới, hàng ngày cùng anh Hai đẩy xe cho mẹ , lang thang trên đường bán nón. Bố đi làm lơ xe, 4 giờ sáng đạp xe đạp lên bến ở Thủ đức, khoảng 7, 8 giờ sáng , mẹ đến trạm ở cầu Phan thanh Giản Dakao, nhận lại chiếc xe đạp mi-ni về để chạy chợ. Ngày chủ nhật , anh Hai chở mẹ và 4 em( chở làm 2 lần) đi thờ phượng ở hội thánh Tin lành Trần cao Vân , cũng trên chiếc xe đạp mi-ni ấy . Có một buồi trời mưa, công an đuổi không cho bán nón trên đường, tới 4 giờ chiều chưa bán được một cái nào. Gạo đủ 1 nắm, chỉ còn đủ nấu cháo bữa trưa, bo bo cũng cạn, tối nay không biết làm sao? Bẩy giờ tối, bố về nơi bán nón, đưa tiền đong gạo nấu cơm tối . Nó vừa canh xe bán nón, tay luôn cầm sách học, đọc vài lần là nhớ. Anh Hai ham học, so với nó không bằng, lấy bóng đá làm thú giải trí, đôi khi quên bụng đói cồn cào. Bố phải giữ chân phụ xe, an ninh phường thấy có việc làm, không tống đi giãn dân- đã có lúc anh Hai thấy cảnh nhà quá eo hẹp, 2 anh em định bỏ học, lên Đà lạt thăm ông bà ngoại, dò đường đi Tà- Inh đào vàng. Bố mẹ không đồng ý, buộc chúng trở về Saigon, ngày ngày phụ bán nón với mẹ, và đi học. Nó thi vào trường Y đậu, dư điểm. Tốt nghiệp y khoa, vài năm đầu kiếm ra tiền, lên mình, khoe tự học đậu bác sĩ, có cần ai giúp gì đâu. Nó quên phắt, mẹ từng bấm bụng , rút vốn bán hàng mũ, đưa tiền cho nó mua sách vở, em gái thứ (cô Năm) từng nhịn quà sáng, tích cóp mua mì gói, đãi bạn bè tới nhà học ngủ lại .( nay cũng tốt nghiệp bác sĩ, kỹ
sư ). Khi nó bị tai nạn giao thông , em gái kế (cô Tư) thức suốt nhiều đêm ở bệnh viện Chợ Rẫy đọc bài- anh Ba dựa lưng vào thành giường, mắt lim dim, tai lắng nghe bài, sửa soạn thi học kỳ 2, năm thứ 4 . Và, niên khóa sau, nó vẫn lên học năm thứ 5 Trường Y ngon lành. Xoa đầu 2 em gái, nó hứa , " sau này ra trường, tao sẽ trả công khó cho 2 đứa mày hậu hĩnh" ).
Tốt nghiệp y khoa năm 1994, nó làm cho một tổ hợp, trời xui đất khiến làm sao, gặp cô tổ trưởng rất hắc búa, nó bị chinh phục thình lình cuốn hút, yêu cô nàng, đòi cưới , vào ngày 9 -3- 1997. ( bỏ một cô bé khác, vừa theo gia đình sang Huê Kỳ định cư) . Tiệc cưới được tổ chức dềnh dang, khách rất đông, trong số đó , nghệ sĩ nhiếp ảnh nổi danh M.Đ , bạn thân bố nó, đã bỏ phong bì mừng 600.000 Vnđ - bình quân bỏ phong bì thời ấy chỉ 2, 3, 50, 100 ngàn tối đa . Khách khứa ra về, không còn bàn dành cho nhà trai, bố mẹ, anh Hai, và các em ăn tối ở tiệm phở.
Bố nó, cựu lính Không quân miền Nam gượng vui, đưa xiết tay ' ông thông gia xã trưởng', từng là du kích Năm Căn, tập kết ra bắc- nay xã trưởng một xã thuộc huyện Thuận An/ Bình dương.
" Âu đó cũng là một hình thức : Quốc Cộng hòa giải dân tộc "?!
Đại gia đình tôi, chỉ còn gia đình nó ở lại thờ phượng tại Hội thánh Báp-tít Ân điển. Từ một thiếu niên tin Chúa , bạn thiếu thời mục sư A, nay đương kim chủ tọa , nó được mọi người nhìn, một cách thèm muốn.
Nhưng, lại một chữ nhưng, - có một người nữ trẻ gia nhập hội thánh Báp- tít- dường như coi Chúa là "cái bụng của mình'" - mục đích vào hội thánh, để quăng lưới chài 'trai giàu, có vợ" .dễ kiếm chác. Cô nàng không cùng mục đích như tay đánh cá Phie-rơ ( Peter), sau trở thành đệ tử chuá Giê-xu, " tay đánh lưới người tuyệt chiêu, giảng 1 lần, 5000 người tin , Chúa cứu rỗi linh hồn tội nhân." Nhưng , nàng ta rất giỏi, giang 2 tay quăng lưới, túm chài, kéo lưới lên, vớ ngay được con mồi mọng, bác sĩ Y..., 1 vợ, 2 con, chủ tọa giao nhiệm vụ " đặc trách Thanh niên Báp- tít ".
Nó, vốn được mệnh danh, " sắc vóc giới hạn, thủ đoạn vô biên" ( sắc vóc giới hạn : một mắt do tên bạn cùng lớp, học chuyên khoa mắt ở Pháp về, mổ, một mắt trai lơ , có như không). Công việc cố vấn y khoa cho một hãng thuốc tây X.... nó thường xuyên đi công tác- đôi ba lần rủ nàng theo, 2 đứa dung giăng, ầu ơ, bá vai,kề cổ. nằm đu, trong khách sạn 5 sao, trên đại lộ sang trọng bậc nhất, Orchard Road/Singapore, Nó thường ngâm, " Văn chương chữ nghĩa bề bề ( nghề của bố nó ) / Thần lờ ám ảnh cũng mê mẩn đời " (nghiệp chướng vây bủa nó, bây giờ). Ôi chao, cái mùi mồ hôi mằn mặn, của xứ Quảng kia, đã làm ngất ngây, tim nó đập tán loạn, ngất ngây với "cái lỗ mới toanh " ( không trừ " cũ người mới ta " !!!)- cái bẫy chông đánh gục "chàng dê Tam bố " - (sước danh ở nhà, nó sinh 9-1-1968, trước tết âm lịch Mậu thân, cầm tinh con Dê , năm Đinh mùi) - bởi lúc nhỏ, nó lên Đà lạt cùng bồ và anh Hai , thấy một đàn vật, con lớn cao, to, có sừng , kêu' be be đang nhẩy lên lưng một con khác, ở Tam bố ( đường lên Đà lạt ) - vừa thích thú, vừa ngạc nhiên, hỏi bố, con kia là con gì, bố nó trả lời, " đàn dê này của người dân Tam bố nuôi ."
Hơi gái mới toanh, không thèo lèo như gái gặp trai, nay 'trai dinh chấu' '. thèo lèo như trai gặp gái - ý nghĩ đầu tiên hé lộ trong đầu nó, " hãy bỏ con khủng long vợ cũ, nộp đơn xin ly dị nó là "phải đạo".
Các cụ dạy," đồng tiến xe toạc mảnh giấy " - đâu đó chỉ 3 ngày, không cần 3 lần hòa giải, v.v... - "chàng dê Tam bố " cầm " quyết định ly dị " cấp tốc" - " từ này ta tự do cùng " người nữ tà dâm hành lạc ".
***
Thanh, con trai lớn sinh 9-2-1998 -(, ba nó sinh 9-1-1968, ngày cưới của ba mẹ nó vào 9-3-1997- ngày tam đa hiếm có , sau, trở thành bất hạnh : đủ 3 số 9, tháng 1, 2, 3 !) nó về ở với mẹ và em gái, nó chiếm phòng lớn nhất, giường lớn 1 m, 6 - sài máy lạnh 24/24 - xưa kia, tháng tháng ba nó xùy tiền trả - nay mẹ nó kêu ca, lấy tiền đâu chi tiền điện, hơn 1 triệu đồng . Mẹ và em ngủ giường 1 thước 2 ( em gái nặng hơn 60 ký) . Nó quen với lối sống, xưa, được ba chiều chuộng,nay, bị dứt bỏ nửa chứng, thằng bé bị sốc, mỗi ngày, chỉ nói với mẹ một câu, " đói rồi, mẹ cho ăn đi". Lương mẹ khoảng 9 triệu- không như ba, gấp 2, 3- mẹ không thể chiều, khi con đòi thay điện thoại mới, đâu đó trên 10 triệu . Không thỏa mãn, nó như bị trầm cảm, đòi vừa đi làm vừa học- và, tập boxing không còn chuyên cần như trước, năm 2013, lên đài tỉ thí, được huy chương bạc, đội thể thao boxing thành phố trao tặng.
Mới đây, ông ngoại 86 tuổi, qua đời ờ Thuận An/ Bình dương, mẹ giục về chịu tang, nó lắc đầu. Còn, ba nó được báo tin, trả lời," nó lớn rồi, có xe gắn máy, muốn về chịu tang thì về, việc gì phải ai đưa ... ! ".
Mẹ nó phán, " thời bao cấp, bố mẹ nghèo, nuôi con học, tốt nghiệp bác sĩ, bây giờ nó nuôi con nó, để xem sẽ đi tới đâu... ? "
Xưa kia , nó thuộc kinh thánh sô 1 trong gia đình thiếu niên , mấy anh hướng dẫn ở hội thánh Tin lành Trần cao Vân, chẳng hạn , như anh Võ văn Phước (nay, mục sư nhiệm chức ) từng khen nó thông minh, giỏi kinh thánh, ngoan ngoãn, hiếu kính cha mẹ
( thay anh Hai, chở mẹ đến Trần cao Vân bằng chiếc đạp mi-ni) - nay bỏ Chúa, bỏ thờ phượng, bất hiếu với mẹ, " chém em gái không bằng' dọng 'dao', mà bằng lưỡi". 'Chàng dê Tam bố' "hạ" đòn độc, đánh chí tử em gái (không còn nhớ cô Năm xưa kia, nhịn quà sáng, mua mì gói cho anh Ba ăn tối , để học thi ) , dọa nạt mẹ, đập bàn ầm ầm ) - bởi lẽ, mẹ nó và cô Năm sang nhà thuê , mắng khéo mẹ của " người nữ tà dâm" không biết dạy con, để con gái dụ dỗ chồng người, bỏ bê vợ cái con cột v.v... --" con gái tôi không dụ dỗ ai, chính tay bác sĩ mới là thủ phạm, ba nó thiếu ta trong quân đội rầy la , nó trả lời, "anh ấy đã ly dị vợ ( thực tế " tiền dâm [chưa] hậu thú" ) , chứ không, con đâu thèm lấy ' thằng cha già khằng, lùn tịt, mắt lé, dầu có là bác sĩ đi nữa ".v.v...
Nằm võng, tôi lim dim ngủ- bỗng, cháu Tố Nghi lay vai ," Ông ngoại ơi, dậy đi, xuống nhà, có 3 khách đang đợi ông ngoại ở phòng khách!".
***
Ba vị khách trẻ tuổi (so với tôi) - 1 người tới đôi lần,còn 2 vị kia , tôi chưa từng gặp. Một vị khách quen, tự giời thiệu, " cháu Vũ hà Tuệ, lần mới nhất tới thăm bác, đi cùng Nguyễn văn Sâm ( nhà viết sách biên khảo ở Mỹ- riêng tôi lầm lẫn , 2 anh Vũ hà Tuệ và Hoàng Minh là một.) - đây là anh Hoài ( Công ty sách Nhã Nam), còn đây là anh Lam Điền , báo Tuổi trẻ ".
Gật đầu đáp lễ, "anh Lam Điền, đầu tiên , chúng ta cùng có 'đầu đinh' , vậy, anh là phóng viên văn hóa báo Tuổi trẻ ?" - còn anh Hoài," Công ty sách Nhã Nam "- tôi nhấn mạnh " --" anh Hoài này, có phải ông giám đốc Công ty cổ phần Nhã Nam , là rể của cựu thứ trưởng Nguyễn việt Tiến , nổi tiếng một thời trên báo chí, truyền thông hồi nào ? " --" Thưa, không sai " . Còn phóng viên Lam Điền, báo Tuổi trẻ, "người tiếp nối công việc cô Thúy Nga, trang sinh hoạt văn học nghệ thuật ? "--" Rất chính xác, sếp trưởng ban biên tập của tôi đấy !--" tôi tiếp, "... nhà cô họ Đinh, xưa kia ở Huỳnh khương Ninh, thì phải ." -- "...nay chuyển sang quận 2 rồi " - lời Lam Diền.
Vợ tôi bưng khay nước ra mơi khách - anh Hoài ( qua danh thiếp, phó giám đốc, kiêm trưởng chí nhánh Công ty văn hoá & truyền thông Nhã nam tại tp. HCM) lên tiếng, muốn tôi cho biết, hiện nay ai là người thân của gia đình cố văn sĩ Tam Lang- Vũ đình Chí - ( mấy ngày nay, đang ồn ào tin tức , cựu huấn luyện viên bóng đá Tam Lang( Phạm Huỳnh ?), từng là chồng một thời nữ nghệ sĩ cải lương Bạch Tuyết, mới qua đời, ở tuổi 72- phương danh vị Tam Lang (Phạm Huỳnh) này, làm át danh cố văn sĩ Tam Lang- Vũ đình Chí " hơi bị nhiều "!).
-
Mọi người lắng nghe chuyện kể, vào 1967, báo" Sinh hoạt nghệ thuật " ở Sài gòn đăng một bức hí họa, có lời bình, " Tam Lang sút bóng vào gôn, chỉ một Bạch Tuyết "thủ gôn lao ra ôm trọn bóng vào lòng."( mọi người cười ồ ).
Anh Hoài lại tiếp lời, " ...muốn trả tiền bản quyền cho ai đấy , một khi Nhã Nam tái bản " Tôi kéo xe/ Tam Lang "-- Tôi đáp, " Còn 1 cô con gái của cố văn sĩ Tam Lang, nhà ở bến Chương dương, quận 1. Tuy tôi chưa gặp mặt cô ta , nhưng, anh có thể liên hệ với cô Hàm Anh ( con gái cố nhà văn Thượng Sỹ) , nhà ở số 350/ 15 bến Chương dương, quận 1, có ấy sẽ đưa anh tới gặp con gái của cố văn sĩ Tam Lang . --" Bác cho biết số điện thoại cũa cô gì... ấy" --" Từ lâu, tôi không còn lưu số điện thoại của họ nữa. Anh cứ tới đó, từ Cầu Muối đi xuống, tới ngõ 350 Chương dương, rẽ tay phải, vào ngõ chừng dăm ba thước , tới nhà cô Hàm Anh , số 15. "
Anh Dương thanh Hoài đưa tặng tôi 2 cuốn sách, một " Vang bóng một thời ", cuốn kía của tác giả Vũ Bằng. Nhìn ảnh Vũ Bằng in ở cánh gà 1, tôi vân còn ức anh chàng này. Chẳng biết có phải anh ta từng làm 'đặc tình, địch hậu, điệp báo '' không, nhưng, sau 30-4.75, nhà văn cũ Saigon còn ở lại, chạy tứ tung, tìm kiếm " pít-tông" để có chỗ dựa. Với Vũ Bằng, thì kiếm nhà văn " gạo cội CS " Lý văn Sâm để làm quen , tìm chỗ dựa
hơi . Bởi, Vũ Bằng, khi làm thư ký tòa soạn tạp chí' Tiểu thuyết thứ bảy' ( chủ nhiệm Vũ đình Long) đã đăng truyện ngắn đầu tiên của Lý văn Sâm. Nhà văn "gạo cội CS" khác, Anh Đức, đảng đoàn Hội văn nghệ thành phố, thấy Vũ Bằng xun xoe bên Lý văn Sâm, thì, không mấy bằng lòng, có ý trách khéo Lý văn Sâm, không nên giao du với nhà văn ngụy Sài gòn bụi bặm này làm gì ? . Lý văn Sâm trả lời, " nếu không có Vũ Bằng thì hôm nay không có nhà văn" cách mạng" Lý văn Sâm. Ông ta đăng bài đầu tiên của tôi trên báo 'Tiểu thuyết thứ bảy' đấy. Còn ông ta có nợ máu với nhân dân, hay gì gì đó, chuyện ấy là của nhà nước, tôi không cần biết tới ".
Sau này , " nhà văn ngụy chống CS trong lòng địch Vũ Bằng", được thừa nhận là " cán bộ địch hậu, có công với CM "- hình như lúc này Vũ Bằng đã qua đời Cái công lao tiến cử, sắm hồ sơ xác nhận" Vũ Bằng , cán bộ đich hậu cốt cán, được Đảng giao phó công tác địch vận ở miền Nam, v.v. ", công lao trời biển dựng thành", bởi bàn tay đầy chai, lam lũ, vất vả của tiến sĩ văn học Văn Giá ( 1959- ) .
Riêng tôi, chỉ giao du với Vũ Bằng một đôi lần, ở nhà xuất bản Thê giới nổi tiếng ở Hà nội trước 1954 ( 112 phố Huế), sau di cư, 1954 , chuyển vào Saigon . Anh Nguyễn văn Hợi giám đốc. in 2 cuốn biên khảo " Muốn hiểu chính trị "( có bài tựa Hà việt Phương
( tức Nguyễn đức Quỳnh) + " Sinh họat chính trị Nhật bản " ( Thế giới, Saigon 1955) - sau đó, tôi giao tiếp bản thảo tiểu thuyết " Hình ảnh một đám cưới" để xuất bản . Trở lại hỏi kết quả, anh Hợi cho biết, " ...anh Vũ Bằng đang đọc " . TÌm kiếm mỏi mắt dăm lần, lần sau cùng, gặp, anh này tự thú, " đã làm mất bản thảo, xin lỗi" -- nổi cáu, tôi mắng như tát nước, " thế mà anh cũng được gọi là nhà văn, nhà báo sao ?" ( đã từng có tác giả đưa bản thảo, nhà xuất bản kêu đã đánh mất- sau đó, bản thảo đội tên người khác được xuất bản - mà, chẳng có cách nào biện minh, dầu "tình ngay, lý gian " ). Từ đó, tôi không muốn lần nào còn gặp mặt tay này, và rất bực bội, nên viết đôi dòng ' sỉ vả anh ta', trong "Hồi ký ngoải văn chương" (Văn nghệ + Đồng văn xuất bản, phát hành, Cali, 1996).
Anh Vũ hà Tuệ đưa tập thơ , in rô nê ô từ năm 1961 để xin chữ ký - đó là thi tập
" Vương miện Mai- A " - lật bìa trang 4- cuốn thơ từ 50 năm xưa, thi tập " Vương miện Mai A " ( ruột in rô-nê-ô, bìa in ty-pô )- thoạt tiên, họa sĩ Thái Tuấn (cộng tác với tạp chí Sáng tạo/ Mai Thảo) trình bày bìa, sau tôi không ưng, đưa cho họa sĩ Vị Ý trình bày lại. Cuốn thơ này được Sở phối hợp nghệ thuật ( Bộ Thông tin) cấp giấy phép, còn đa số những cuốn khác thì không, bày bán công khai ở các hiệu sách lớn, như Khai trí chẳng hạn. Có một lần Thái Tuấn gặp tôi ờ nhà sách này, mớm ý, hỏi " bìa không in, sao vậy?' - lại thêm một lần nói dối, " xin lỗi anh, tôi đánh rơi mất nên không dám nhớ anh vẽ lại".
Cầm bút ký đề tặng anh Vũ hà Tuệ, như đôi lần khác, khi mang sách lại, tôi ký tên - thì lần này- cũng với dòng chữ, " tặng anh Vũ hà Tuệ một chữ ký " - hệt như lần nhà làm phim Lawrence Johnson ở Mỹ, phỏng vấn tôi , anh đưa " I was an American militiaman (translated by Đàm xuân Cận) xin chữ ký, tôi ghi, " with my signature only "- bởi, sách các vị tự bỏ tiền mua.
Anh Hoài nhìn máy điện thoại bàn, liền hỏi số, tôi đọc số Mobile, 09137541 xx- và ,anh mới bữa nào tới thăm chi nhánh Nhã Nam , ở đường Hồ văn Huê, " dưới nhà có mớ quán cà -phê đấy, anh".
Tiễn 3 vị ra về, tôi quay vào nhà. Đài VTV1 đang loan tin," ngày 6 tháng 6 là" ngày của người cao tuổi . Vậy ra hôm nay " ngày của người cao tuổi" , tôi tuổi cao ,mà ,chẳng hề hay biết ? Chỉ bật nhớ phim " Le sixième jour du sixième mois , le jour le plus long ", một phim hay tuyệt vời- chiếu ở rạp Eden Saigon- Đồng minh toàn thắng Phát xít Đức+ Nhật .
Và, ngày này của 40 năm trước, 6 tháng 6 năm 1974 - văn sĩ Nguyễn đức Quỳnh
( 1909- 1974 Saigon) , chủ soái nhóm Hàn Thuyên tiền chiến qua đời, ở hẻm sâu, đường Phan Thanh Giản (nay đường Điện biên phủ) hẻm nhà thờ họ tổng đốc Phương, họ Đỗ- mà- anh Vũ hà Tuệ (và, còn một ai khác nữa) đã tung lên mạng một số bìa sách biên khảo, và 1 bộ tiểu thuyết gồm 3 tập:" Thằng Phượng- " Thằng Cu So" " Thằng Kình", hơn 1000 trang ( Hàn Thuyên , Hà nội ) của tiểu thuyết gia Nguyễn đức Quỳnh. Ông là đầu tầu 'Đàm trường viễn kiến', mở ra một đàm trường' độc nhất vô nhị' , để thảo luận văn chương hiện sinh, văn chương phi nhân bản mác-xít, đặt nặng văn chương' chủ quan viễn kiến..., giúp cho một số nhà văn trẻ Saigon ( di cư từ Hà nội vào Saigon) trở thành những văn sĩ , nhà biên luận tài ba sau này : các văn sĩ Mai Thảo- Nguyễn đăng Qúy ( 1927- 1998 Cali)- Doãn quốc Sỹ( 1923- ) - Thanh Tâm Tuyền -
Dzư văn Tâm ( 1936- 2006 Hoa Kỳ) , Dương nghiễm Mậu- Phí ích Nghiễm ( 1936- ) - nhà biên luận chinh trị Lý đại Nguyên( 1930 - ) v.v...
Chỉ riêng đối với văn sĩ Thanh Tâm Tuyền, thì, bộ tiểu thuyết của Nguyễn đức Quỳnh , là những trang tiểu thuyết bất tử của văn học Việt nam .( thời tiền chiến) []
đinh bạch dân
Saigon , june 8, 2014
0 Nhận xét:
Đăng nhận xét
Đăng ký Đăng Nhận xét [Atom]
<< Trang chủ